- 1Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 222/QĐ-CT năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành từ tháng 10/1991 đến hết ngày 31/12/2013
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 22 tháng 02 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2008-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Tỉnh ủy khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng các xã đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2007/NQ-HĐND, ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IX, kỳ họp thứ 9 về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2008-2010;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 138/TC-QLNS, ngày 25 tháng 01 năm 2008 về việc ban hành quy định một số cơ chế chính sách đặc thù các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2008-2010.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện: Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
(Ban hành kèm theo quyết định số: 07/2008/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Kon Tum)
Thực hiện Nghị quyết số 33/2007/NQ-HĐND, ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Quyết nghị về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008- 2010. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum quy định một số cơ chế chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2010 như sau:
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này áp dụng cho 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo danh mục tại Nghị quyết số 33/2007/NQ-HĐND, ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum, bao gồm:
- Huyện Kon Plông: xã Ngọc Tem, xã Đăk Ring, xã Măng Bút, xã Đăk Tăng và xã Đăk Nên.
- Huyện Kon Rẫy: xã Đăk Pne và xã Đăk Kôi.
- Huyện Tu Mơ Rông: xã Ngọc Lây, xã Ngọc Yêu và xã Đăk Na.
- Huyện Đăk Glei: xã Ngọc Linh, xã Mường Hoong, xã Xốp và xã Đăk Blô.
Điều 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện: Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông và Đăk Glei có trách nhiệm lồng ghép ưu tiên các nguồn lực trên địa bàn để phân bổ kinh phí cho các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn; Các Sở, ban, ngành quản lý chương trình, dự án và các đơn vị kết nghĩa, giúp đỡ xã theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, các xã thực hiện tốt quy định này.
Điều 3. Thời gian thực hiện cơ chế chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành đến hết năm 2010.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Huy động các nguồn lực cùng với Chương trình 135 giai đoạn II đảm bảo đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mỗi xã ít nhất 1,4 tỷ đồng /xã/năm.
Các nguồn lực trên địa bàn các huyện bao gồm: Chi đầu tư trên địa bàn, chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển Trung ương và địa phương bổ sung có mục tiêu, các nguồn vốn huy động hợp pháp khác do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư xây dựng các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn.
Nguồn ngân sách tỉnh hàng năm qua rà soát sẽ ưu tiên hỗ trợ các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn (nếu có).
Điều 5: Bù, hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn theo dự án.
1. Ngân sách tỉnh cấp bù lãi suất 0,3%/tháng cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn khi có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh.
2. Số tiền vay được cấp bù, tối đa mỗi hộ 5 triệu đồng/hộ, nếu các hộ vay số tiền trên 5 triệu đồng thì phần chêch lệch giữa tổng số tiền được vay và số tiền vay được cấp bù, các hộ phải trả lãi suất cho ngân hàng.
3. Lãi suất cho vay: Áp dụng theo mức lãi suất cho vay cho từng chương trình do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ - (trừ) mức bù, hỗ trợ lãi suất của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Cơ chế đặc thù để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh tại các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn.
1. Thực hiện miễn thuế, các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước với mức tối đa theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chính quyền các cấp địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút, giúp đỡ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
3. Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm tiền ở cho người đi học theo đề án tự tổ chức dạy nghề theo hình thưc truyền nghề, vừa học vừa làm và nhận người nghèo vào làm việc ổn định tại doanh nghiệp tối thiểu là 24 tháng. Mức hỗ trợ là 200.000 đồng/người, thời gian hỗ trợ tuỳ thuộc thời gian dạy nghề của doanh nghiệp và theo hợp đồng ký kết với cơ quan lao động thương binh xã hội.
Điều 7. Hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho hộ nông dân
1. Ngân sách tỉnh hàng năm ưu tiên bố trí kinh phí khuyến công, khuyến nông để thực hiện hỗ trợ khuyến công cho đồng bào 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn của tỉnh như xây dựng làng nghề, đào tạo nghề; xây dựng các mô hình khuyến nông ở các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn như: tăng vụ trên đất ruộng (khoai tây, đậu tương, ngô lai ...); khuyến trồng cây cao su trên đất trồng sắn; trồng cây cà phê; khuyến lâm dưới tán rừng; trồng bời lời theo phương thức nông lâm kết hợp; hỗ trợ bò cái sinh sản và trình diễn kỹ thuật trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
2. Hàng năm, phân bổ kinh phí đầy đủ và kịp thời để thực hiện các mặt hàng trợ giá, trợ cước theo quy định của Uỷ ban Dân tộc.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Huy động các nguồn lực cùng với Chương trình 135 giai đoạn II đảm bảo đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mỗi xã ít nhất 1,4 tỷ đồng /xã/năm.
1. Uỷ ban nhân dân các huyện có trách nhiệm:
- Lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện mình; xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm và đến năm 2010; lập danh mục các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng (theo thứ tự ưu tiên) để có cơ sở bố trí vốn đầu tư hàng năm.
- Lập kế hoạch huy động, tổ chức triển khai huy động, lồng ghép và đề xuất lồng ghép các chương trình mục tiêu, các dự án và ưu tiên các nguồn lực tại địa bàn để thực hiện bố trí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, đảm bảo mỗi xã ít nhất 1,4 tỷ đồng /xã/năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, cân đối các nguồn vốn để đảm bảo đầu tư theo nhu cầu của từng xã.
Điều 9: Bù, hỗ trợ lãi xuất 0,3%/tháng cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn theo dự án.
1. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn quy trình và thủ tục cho vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; thực hiện cho vay vốn, thu hồi nợ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp xử lý rủi ro.
2. Sở Tài chính hàng quí có trách nhiệm phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tính toán kinh phí cấp bù lãi xuất, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thực hiện cấp bù lãi xuất trực tiếp qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện cho vay và thu hồi nợ tại huyện, cụ thể:
- Chỉ đạo lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chính sách khác trên địa bàn (chương trình 135, chương trình 134, chính sách trợ giá, trợ cước, khuyến nông, khuyến lâm…) nhằm tăng hiệu quả việc sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro.
- Phân công trách nhiệm cho các cơ quan đơn vị (phòng, ban các tổ chức đoàn thể...) của huyện thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức hướng dẫn cho các hộ vay vốn, cách sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả được nợ cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách Xã hội.
- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện việc cho vay và sử dụng vốn vay tại huyện.
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã và hỗ trợ Chi nhánh Ngân hàng chính sách Xã hội tổ chức việc thực hiện cho vay và thu hồi nợ.
Điều 10. Cơ chế đặc thù để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh tại các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Sở: Tài chính, Ban Dân tộc và các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện có liên quan triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc, theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện: Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Đăk Glei có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn các huyện, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, trong phạm vi 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, để phục vụ cho nhiệm vụ của doanh nghiệp; tổng hợp phần kinh phí do ngân sách tỉnh hỗ trợ, gửi Sở Tài chính tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn quy trình hồ sơ thủ tục thực hiện dự án dạy nghề cho người nghèo theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Điều 11. Hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho hộ nông dân.
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Khuyến công và các ngành khác có liên quan hàng năm ưu tiên phân bổ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công cho 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn, trước khi phân bổ cho các địa bàn còn lại.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện có trách nhiệm chỉ đạo các ngành liên quan thuộc cấp mình quản lý triển khai xây dựng các đề án khuyến công; chương trình, mô hình khuyến nông cho 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn; tổng hợp gửi Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét theo quy định hiện hành.
3. Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Khuyến công, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện kiểm tra đánh giá tình hình triển khai, thực hiện các đề án khuyến công; chương trình, mô hình khuyến nông tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn và định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Ban Dân tộc phối hợp các ngành có liên quan hàng năm tính toán ưu tiên phân bổ kinh phí trợ cước, trợ giá cho các huyện có các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trước khi phân bổ cho các huyện còn lại.
Điều 12. Công tác báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm
1. Uỷ ban nhân dân các huyện lập báo cáo việc triển khai thực hiện Quyết định này về Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Ban Dân tộc, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo.
2. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện cho vay và kinh phí cấp bù lãi suất gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban dân tộc, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương liên quan báo cáo về Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh để bổ sung, sửa đổi kịp thời./.
- 1Nghị quyết 38/2011/NQ-HĐND về chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND sửa đổi cơ chế chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2010
- 3Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 17/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về chính sách đặc thù đối với các trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 222/QĐ-CT năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành từ tháng 10/1991 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 48/2009/QĐ-UBND về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008-2010 (sửa đổi, bổ sung)
- 3Quyết định 222/QĐ-CT năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành từ tháng 10/1991 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 33/2007/NQ-HĐND về cơ chế chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008-2010
- 3Nghị quyết 38/2011/NQ-HĐND về chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND sửa đổi cơ chế chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2010
- 5Quyết định 17/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về chính sách đặc thù đối với các trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 07/2008/QĐ-UBND về Quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2008-2010
- Số hiệu: 07/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/02/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Hà Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/03/2008
- Ngày hết hiệu lực: 16/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực