Hệ thống pháp luật

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 06/2000/QĐ-CHK

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ‘QUY CHẾ VỀ NHÂN VIÊN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH BẢO DƯỠNG’ (QCHK-66)

CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 25 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;
Theo đề nghị của các ông Trưởng ban An toàn hàng không và Trưởng phòng Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là ‘Quy chế về nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng’.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2000. Bãi bỏ các văn bản trước đây trái với Quy chế này.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, thủ trưởng các doanh nghiệp, các tổ chức bảo dưỡng tàu bay và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Văn phòng Chính phủ
- Lưu AT,PC, VP 20bn

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Sâm

 

QUY CHẾ

VỀ NHÂN VIÊN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH BẢO DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2000/QĐ-CHK ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam)

LỜI NÓI ĐẦU

QCHK 66 được soạn thảo dựa vào nội dung của JAR 66 của các nhà Chức trách hàng không Châu Âu.

NỘI DUNG

Phần 1 - Các yêu cầu

Phần 2 - Cách thực hiện và tài liệu giải thích (CTH và GT)

Phụ lục 1,2.

Ghi chú:

QCHK-66 được soạn thảo trên cơ sở Quy chế về nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng của các nhà Chức trách Hàng không Châu Âu (JAR-66)

 

Phần 1.

CÁC YÊU CẦU

1. Khái quát

Phần này nêu các quy định đối với nhân viên ký xác nhận hoàn thành công việc bảo dưỡng tầu bay.

2. Cách trình bày

2.1. Cuối mỗi trang có ghi ngày ban hành hoặc số thứ tự của mỗi lần thay đổi một nội dung nào đó.

2.2. Lời giải thích được thể hiện bằng khuôn chữ nhỏ hơn.

Phần 2.

CÁCH THỨC THỰC HIỆN VÀ TÀI LIỆU GIẢI THÍCH

1. Khái quát

1.1. Phần này gồm các Cách thức thực hiện (CTH) và Tài liệu giải thích (GT) đã được thống nhất đưa vào QCHK 66.

1.2. Nếu một điều khoản của QCHK không có Cách thức thực hiện hoặc Tài liệu giải thích, có nghĩa là không cần tài liệu bổ sung.

2. Cách trình bày

2.1. Mỗi trang trong Cách thức thực hiện và Tài liệu giải thích đều có ghi ngày công bố hoặc số thứ tự của mỗi lần thay đổi một nội dung nào đó.

2.2 Cách thức thực hiện và Tài liệu giải thích ở Phần II sử dụng cùng hệ thống đánh số với các điều khoản liên quan trong Phần I. Các số này đi cùng các chữ viết tắt CTH hoặc GT nhằm phân biệt với các điều khoản trong QCHK.

2.3. Cách thức thực hiện và Tài liệu giải thích được định nghĩa như sau:

Cách thức thực hiện (CTH) đưa ra một hoặc vài cách thức, tuy nhiên không nhất thiết phải là cách duy nhất để đáp ứng một yêu cầu nào đó.

Tài liệu giải thích (GT) giúp giải thích ý nghĩa của một yêu cầu.

2.4. Lời chú giải không thuộc nội dung của CTH và GT được thể hiện bằng khuôn chữ nhỏ hơn.

 

QCHK 66.1 Khái quát

Xem CTH 66.1

a. QCHK 145 quy định nhân viên thay mặt Tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn theo QCHK 145 (sau đây gọi là tổ chức bảo dưỡng) ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng (sau đây gọi là nhân viên xác nhận) cho phép tầu bay vào khai thác sau khi công việc bảo dưỡng đã hoàn thành.

b. Nhân viên xác nhận cho phép khai thác phải được đào tạo phù hợp với các yêu cầu của QCHK 66, trừ trường hợp nêu ở khoản (c), (d) và (e) dưới đây.

c. Nhân viên được phép ký xác nhận theo quy chế hàng không ban hành trước ngày hiệu lực của QCHK 66 có thể tiếp tục các quyền hạn này.

d. Nhân viên đang tham dự khoá học cơ bản hoặc khoá huấn luyện loại đã được phê chuẩn trước ngày hiệu lực của QCHK 66 theo quy chế hàng không hiện hành, có thể tiếp tục học phù hợp với các quy định này. Các văn bằng sau đợt huấn luyện nói trên sẽ được công nhận để được quyền xác nhận theo QCHK 66.1(c).

e. Nhân viên xác nhận nêu ở khoản (c) và (d) nói trên được tiếp tục quyền hạn, trường hợp bổ sung thêm các mức/tiểu mức cơ bản khác vào quyền hạn đã có, sẽ áp dụng các yêu cầu bổ sung của QCHK 66. Nhân viên xác nhận được huấn luyện phù hợp với khoản (c) và (d) có thể bổ sung phạm vi được uỷ quyền về các loại tầu bay mới phù hợp với Điều lệ kỹ thuật có hiệu lực trước ngày hiệu lực của QCHK-66.

f. Mặc dù có khoản (c), (d) và (e), các nhân viên xác nhận có thể được tiếp tục các quyền hạn đã nêu, song phải được cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK-66 trên cơ sở bằng cấp đã có mà không phải qua kiểm tra trong thời hạn nói tại QCHK-66.3(d). Trong giấy phép bảo dưỡng tầu bay này phải nêu các giới hạn kỹ thuật theo QCHK-66, song không thay đổi các quyền hạn hiện có. Các giới hạn kỹ thuật sẽ được xoá bỏ sau khi thực hiện tốt kỳ kiểm tra chuyển loại tương ứng.

QCHK 66.3 Hiệu lực

a. QCHK 66 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2000.

b. Sau 3 năm (thời kỳ chuyển tiếp) kể từ ngày hiệu lực nêu ở khoản (a) tất cả các nhân viên làm việc theo quy định tại QCHK 66.1(b) và (e) phải tuân thủ theo QCHK 66.

c. Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có thể cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 trong thời gian chuyển tiếp nói ở khoản QCHK-66.3(b)

d. Các nhân viên nói tại QCHK-66.1(f) trong khoảng thời gian 10 năm kể từ sau khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp nói tại khoản QCHK-66.3(b) phải chuyển đổi giấy phép cũ sang giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK-66.

QCHK 66.5 Định nghĩa

QCHK 66 áp dụng các định nghĩa sau đây:

1. ‘giấy phép bảo dưỡng tầu bay‘: là văn bằng khẳng định người mang văn bằng này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm của QCHK 66 đối với các tầu bay mức cơ bản và năng định loại tầu bay nêu trong văn bằng đó.

Ghi chú: Để được phép ký xác nhận cho phép khai thác sau bảo dưỡng cho tầu bay vận tải hàng không thương mại, ngoài giấy phép bảo dưỡng tầu bay còn phải có chứng chỉ do tổ chức bảo dưỡng theo QCHK-145 cấp.

2. ‘Xác nhận‘ : Ký chứng nhận cho phép tầu bay vào khai thác sau khi hoàn thành công việc bảo dưỡng.

3. ‘Quy trình nội bộ ‘ : Các quy trình và thủ tục áp dụng trong Tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn theo QCHK 145, phù hợp với Tài liệu giải trình Tổ chức bảo dưỡng trong phạm vi được phê chuẩn.

4. ‘Cục Hàng không’: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

5. ‘Chứng chỉ xác nhận’: là văn bằng do tổ chức bảo dưỡng cấp cho phép cá nhân ký xác nhận cho phép tầu bay vào khai thác sau khi công việc bảo dưỡng đã hoàn thành.

QCHK 66.10 Phạm vi áp dụng

a. QCHK 66 đưa ra các yêu cầu về kiến thức đối với các nhân viên được Tổ chức bảo dưỡng uỷ quyền xác nhận cho phép khai thác phù hợp với QCHK 145.50.

Các nhân viên xác nhận phải có giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 và chứng chỉ xác nhận còn hiệu lực. Giấy phép bảo dưỡng là chứng thực cho kiến thức và kinh nghiệm, chứng chỉ là chứng thực cho quyền hạn ký xác nhận của từng nhân viên này.

b. Để được cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo Quy chế này, người xin cấp Giấy phép bảo dưỡng tầu bay phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điều QCHK 66.15, QCHK 66.25 và QCHK 66.30, tương ứng với các mức hoặc các tiểu mức nêu tại QCHK 66.20.

Mức/các tiểu mức nêu tại QCHK 66.20 và các năng định loại tầu bay nói tại điều QCHK-66.45 (nếu có) sẽ được ghi vào Giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66.

Ghi chú: Năng định loại tầu bay không phải là điều kiện bắt buộc đối với giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK-66, song là điều kiện bắt buộc đối với chứng chỉ xác nhận theo QCHK-145.

c. Chứng chỉ xác nhận phải phù hợp với khoản (b) trên đây, với các điều QCHK 66.40, QCHK 66.45, QCHK 66.50 và QCHK 66.55.

Ghi chú: Trong QCHK-145 có nêu các yêu cầu huấn luyện bổ sung để cấp chứng chỉ xác nhận.

d. QCHK 66 chỉ áp dụng đối với các nhân viên xác nhận cho phép khai thác máy bay và trực thăng với trọng lượng cất cánh tối đa từ 5700 kg trở lên.

Ghi chú: Máy bay và trực thăng với trọng tải cất cánh tối đa dưới 5700kg, khí cầu và các thiết bị tàu bay, như động cơ, động cơ phụ và cánh quạt sẽ được xem xét sau.

QCHK 66.13 Đơn xin cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay

a. Người xin cấp hoặc bổ sung giấy phép bảo dưỡng tầu bay phải gửi cho Cục Hàng không đơn xin cấp hoặc xin bổ sung giấy phép bảo dưỡng tầu bay viết theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phần 2.

b. Người làm đơn phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại QCHK 66.10(b) và phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật.

c. Cục Hàng không cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66, hoặc Cục Hàng không cũng có thể uỷ quyền cho tổ chức bảo dưỡng thực hiện các điều kiện cần thiết đối việc cấp giấy phép đó.

Ghi chú: Việc cấp chứng chỉ xác nhận do tổ chức bảo dưỡng thực hiện sau khi kiểm tra sự phù hợp với các nội dung thích hợp trong QCHK 145 và QCHK 66.

QCHK 66.15 Tư cách pháp lý

Xem GT 66.15

a. Nhân viên xác nhận phải từ 21 tuổi trở lên.

b. Nhân viên xác nhận phải có khả năng đọc, viết và giao tiếp ở mức hiểu được bằng ngôn ngữ dùng trong tài liệu kỹ thuật, trong quy trình nội bộ hỗ trợ cho việc viết xác nhận cho phép khai thác.

QCHK 66.20 Các mức và quyền hạn xác nhận

Xem GT 66.20

a. Nhân viên xác nhận phải thực hiện đúng quy trình của Tổ chức bảo dưỡng và chỉ được xác nhận trong phạm vi được uỷ quyền.

b. Nhân viên xác nhận được huấn luyện theo QCHK 66 và có giấy phép bảo dưỡng tầu bay còn hiệu lực sẽ được tổ chức bảo dưỡng cấp chứng chỉ cho một hoặc nhiều mức sau đây:

1. Nhân viên có chứng chỉ mức A được ký cho phép khai thác sau bảo dưỡng định kỳ ngoại trường nhỏ và sửa chữa hỏng hóc đơn giản, như nêu ở QCHK 145, trong giới hạn nhiệm vụ ghi cụ thể trong chứng chỉ. Quyền hạn xác nhận chỉ trong phạm vi công việc mà người đó đã thực hiện. Mức A chia ra thành các tiểu mức phụ thuộc vào việc kết hợp của máy bay, trực thăng, động cơ tuốc bin và động cơ piston.

2. Nhân viên có chứng chỉ mức B1 được ký cho phép khai thác sau bảo dưỡng ngoại trường, bao gồm cấu trúc thân tầu bay, động cơ, hệ thống điện và hệ thống cơ giới, thay khối các thiết bị điện tử, kiểm tra đơn giản nhằm xác định khả năng làm việc của các thiết bị này. Mức B1 được chia ra thành các mức nhỏ hơn phù hợp với việc kết hợp máy bay, trực thăng, động cơ tuốc bin và động cơ piston.

3. Nhân viên có chứng chỉ mức B2 được ký cho phép khai thác sau bảo dưỡng ngoại trường đối với hệ thống điện, điện tử.

Ghi chú: Chứng chỉ mức B1 cho phép xác nhận các tiểu mức A tương ứng. Chứng chỉ mức B2 có thể xác nhận tất cả các tiểu mức A cơ giới, điện, điện tử phù hợp với các yêu cầu tiểu mức A tương ứng.

4. Nhân viên có chứng chỉ mức C được ký cho phép khai thác sau bảo dưỡng nội trường. Chứng chỉ này có hiệu lực đối với toàn bộ tầu bay và tất cả các hệ thống.

Ghi chú: QCHK 145 quy định rõ các nhân viên có nhiệm vụ hỗ trợ cho nhân viên xác nhận mức C trong bảo dưỡng nội trường và nêu yêu cầu đối với nhân viên mức B1 và B2.

QCHK 66.25 Yêu cầu về kiến thức cơ bản

Xem CTH 66.25 và GT 66.25

a. Để được cấp hoặc bổ sung quyền hạn vào giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66, người làm đơn phải đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kiến thức ở trình độ được Cục Hàng không chấp nhận về các môn học phù hợp với từng mức nêu ở QCHK 66.20

b. Các mức kiến thức liên quan trực tiếp đến tính phức tạp của việc xác nhận phù hợp với từng mức nói tại điều QCHK 66.20, có nghĩa là mức A phải chứng minh kiến thức có giới hạn nhưng đầy đủ, mức B1 và B2 phải chứng minh kiến thức hoàn chỉnh về các môn học phù hợp. Nhân viên xác nhận mức C phải đáp ứng các yêu cầu kiến thức liên quan của mức B1 và B2.

Ghi chú: Nội dung chi tiết các mức kiến thức A, B1 và B2 được nêu tại Phụ lục 1, Phần 2.

c. Cục Hàng không sẽ tính toàn bộ hoặc một phần yêu cầu về kiến thức cơ bản và tổ chức kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với tiêu chuẩn kiến thức theo QCHK 66.

QCHK 66.30 Yêu cầu về kinh nghiệm

Xem CTH 66.30

a. Nhân viên xác nhận phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về kinh nghiệm bảo dưỡng tầu bay dân dụng phù hợp với giấy phép bảo dưỡng tầu bay mà mình xin cấp. Căn cứ kết quả từng đợt huấn luyện mà người làm đơn đã tham gia, Cục Hàng không sẽ giảm các yêu cầu tối thiểu này. Đối với mức A, B1 và B2 phải là kinh nghiệm thực tế, nghĩa là kinh nghiệm trực tiếp tham gia bảo dưỡng tầu bay.

b. Kinh nghiệm bảo dưỡng tầu bay dân dụng tối thiểu nói tại khoản (a) trên đây đối với mức A là 3 năm, đối với mức B1 và B2 là 5 năm.

c. Kinh nghiệm bảo dưỡng tầu bay dân dụng mức C là ít nhất 3 năm làm nhân viên xác nhận mức B1 hoặc B2 trong bảo dưỡng ngoại trường, hoặc cộng sự cho nhân viên mức C trong bảo dưỡng nội trường, hoặc kết hợp cả hai. Kinh nghiệm bảo dưỡng tầu bay dân dụng tối thiểu của nhân viên xác nhận mức C đã có bằng tốt nghiệp về các môn kỹ thuật ở trường đại học hoặc trên đại học được Cục Hàng không công nhận là 3 năm về nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bảo dưỡng tầu bay, trong đó có 6 tháng thực tập bảo dưỡng nội trường.

d. Tất cả các nhân viên xác nhận phải có ít nhất một năm kinh nghiệm hiện tại về bảo dưỡng tầu bay của mức/ tiểu mức mà họ xin cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66.

e. Cục Hàng không sẽ chấp nhận kinh nghiệm bảo dưỡng tầu bay ngoài môi trường bảo dưỡng tầu bay dân dụng nếu chúng tương đương với kinh nghiệm quy định trong QCHK 66, nhưng phải có kinh nghiệm bổ sung về bảo dưỡng tầu bay dân dụng nhằm đảm bảo sự hiểu biết về môi trường bảo dưỡng này.

QCHK 66.40 Duy trì hiệu lực của giấy phép bảo dưỡng tầu bay

Xem CTH và GT 66.40

Nhân viên xác nhận phải có giấy phép bảo dưỡng tầu bay còn hiệu lực phù hợp với QCHK 66.

QCHK 66.45 Đào tạo và năng định loại/ nhiệm vụ

Xem CTH và GT 66.45

a. Nhân viên xác nhận mức A phải có giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 phù hợp trước khi được cấp chứng chỉ về một loại tầu bay cụ thể. Chứng chỉ này chỉ được cấp sau khi hoàn thành tốt đợt huấn luyện nhiệm vụ mức A do tổ chức bảo dưỡng theo QCHK 145 hoặc tổ chức huấn luyện được chấp nhận, thực hiện.

b. Nhân viên xác nhận mức B1 và B2 phải có giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 có năng định loại phù hợp trước khi được tổ chức bảo dưỡng cấp chứng chỉ về một loại tầu bay cụ thể. Các năng định sẽ được cấp sau khi hoàn thành tốt đợt huấn luyện loại tầu bay mức B1 hoặc B2 do Cục Hàng không hoặc tổ chức huấn luyện bảo dưỡng được chấp nhận phù hợp phê chuẩn.

c. Nhân viên xác nhận mức C phải có giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 có năng định loại phù hợp trước khi được tổ chức bảo dưỡng cấp chứng chỉ về một loại tầu bay cụ thể. Các năng định sẽ được cấp sau khi hoàn thành tốt đợt huấn luyện loại tầu bay mức C do Cục Hàng không hoặc tổ chức huấn luyện bảo dưỡng được chấp nhận phù hợp phê chuẩn, trừ trường hợp nhân viên mức C đã có bằng tốt nghiệp đại học như nói tại QCHK 66.30(c).

d. Kết thúc khoá huấn luyện nhiệm vụ hoặc huấn luyện loại tầu bay được phê chuẩn người tham gia khoá huấn luyện phải qua kiểm tra đánh giá kết quả.

QCHK 66.50 Yêu cầu về sức khoẻ

Xem GT 66.50

Nhân viên xác nhận không được thực hiện quyền hạn trong chứng chỉ nếu tình trạng sức khoẻ không tốt về thể chất và tinh thần, không đủ khả năng hoặc nghi ngờ không đủ khả năng để thực hiện các quyền hạn đó.

QCHK 66.55 Căn cứ để cấp chứng chỉ ký xác nhận cho phép tầu bay vào khai thác

Xem CTH 66.55

Nhân viên xác nhận đạt yêu cầu trong khoá huấn luyện phù hợp với QCHK 66 sẽ được Cục Hàng không cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay. Giấy phép này là một trong những căn cứ để tổ chức bảo dưỡng tầu bay cấp chứng chỉ xác nhận. Nhân viên xác nhận phải xuất trình giấy phép trong khoảng thời gian quy định khi người có thẩm quyền yêu cầu.

QCHK 66.60 Trường hợp được công nhận tương đương

Xem CTH 66.60

Cục Hàng không có thể miễn trừ một số yêu cầu cho các cá nhân khi xét thấy tình trạng hiện tại không thuộc phạm vi điều chỉnh của QCHK 66 và tuỳ thuộc vào các điều kiện bổ sung mà Cục Hàng không cho là cần thiết để đảm bảo được công nhận tương đương.

QCHK 66.65 Thu hồi, đình chỉ, hoặc giảm giới hạn bảo dưỡng và quyền hạn ký xác nhận trong giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 và trong chứng chỉ xác nhận.

Xem CTH 66.65

a. Căn cứ vào các lý do chính đáng, sau khi đã xác minh, Cục Hàng không có thể thu hồi, đình chỉ hoặc giảm quyền hạn trong giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66, hoặc chỉ thị cho tổ chức bảo dưỡng thu hồi, đình chỉ, giảm quyền hạn trong chứng chỉ xác nhận, nếu thấy người có giấy phép và chứng chỉ không đủ khả năng, không còn phù hợp để thực hiện trách nhiệm nêu trong giấy phép và chứng chỉ đó nữa. Các bước thực hiện như sau:

1. Trước khi thu hồi hoặc giảm quyền hạn trong giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66, hoặc trước khi chỉ thị cho tổ chức bảo dưỡng, Cục Hàng không sẽ thông báo bằng văn bản ít nhất trước 28 ngày cho các bên liên quan về dự định này, về lý do thu hồi/giảm. Các bên liên quan có thể giải thích và Cục Hàng không sẽ xem xét các giải thích đó.

2. Trong trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến an toàn đối với việc khai thác tàu bay, Cục Hàng không có thể tạm thời đình chỉ giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 mà không cần báo trước, sau đó mới thực hiện các bước quy định ở khoản (a) (1) trên đây.

b. Nhân viên không có đủ khả năng, không phù hợp khi có bằng chứng rõ ràng về việc cố ý vi phạm một trong các điểm sau đây:

1)Giả mạo giấy tờ để xin giấy phép bảo dưỡng tàu bay theo QCHK 66 và/ hoặc chứng chỉ xác nhận hoàn thành bảo dưỡng theo QCHK 145.

2) Không hoàn thành được công việc bảo dưỡng theo yêu cầu và không báo sự việc này cho người có trách nhiệm.

3) Không thực hiện công việc bảo dưỡng theo yêu cầu vì không phát hiện được hỏng hóc và không báo cáo sự việc này cho tổ chức bảo dưỡng.

4) Không tuân thủ quy trình bảo dưỡng.

5) Giả mạo hồ sơ bảo dưỡng.

6) Ký xác nhận cho phép khai thác khi biết công việc bảo dưỡng nêu trong giấy phép chưa được thực hiện hoặc khi chưa kiểm tra kết quả bảo dưỡng.

7) Thực hiện công việc bảo dưỡng hoặc xác nhận cho phép khai thác khi đang bị ảnh hưởng của rượu hoặc các chất kích thích khác.

 

CTH 66.1 Khái quát

Xem QCHK 66.1

1. Chứng chỉ xác nhận cho phép tầu bay vào khai thác sau bảo dưỡng hoặc các văn bằng nói tại các khoản (c), (d) hoặc (e) của QCHK 66.1 cho phép duy trì các quyền hạn ký xác nhận đã có từ trước, tuy không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của QCHK 66. Các quyền hạn này có thể tiếp tục có hiệu lực mà không thay đổi hay hạn chế phạm vi công việc đã được cho phép từ trước khi có QCHK 66. Những người có chứng chỉ hoặc các văn bằng khác do Cục Hàng không cấp có thể chuyển các quyền hạn này trong phạm vi các tổ chức bảo dưỡng, song cần lưu ý khoản (f) của QCHK 66.1 quy định chứng chỉ và các văn bằng đó phải được thay thế bằng giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 trong khoảng thời gian đã nêu.

2. Trường hợp nhân viên xác nhận làm việc theo quy định tại QCHK 66.1 (c) hoặc (d) muốn bổ sung loại tầu bay và/hoặc nhiệm vụ như cho phép tại khoản (e) của QCHK 66.1 trong phạm vi các mức hoặc tiểu mức cơ bản hiện có, sẽ tiếp tục áp dụng các yêu cầu về đào tạo loại và/hoặc nhiệm vụ trong quy chế hàng không dân dụng Việt Nam trước khi có QCHK 66.

3. Trường hợp nhân viên xác nhận làm việc theo quy định tại QCHK 66.1 (c) hoặc (d) muốn bổ sung thêm các mức/tiểu mức cơ bản vào văn bằng như cho phép tại QCHK 66.1(e), sẽ áp dụng các yêu cầu bổ sung tương ứng của QCHK 66. Các nhân viên này phải qua một khoá huấn luyện được phê chuẩn và/hoặc qua kiểm tra bổ sung một số môn.

4. Nhân viên có văn bằng được cấp trước QCHK 66 nhưng phù hợp với khoản (c) hoặc (d) của QCHK 66.1 sẽ được cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 như quy định tại QCHK 66.1(f) về mức hoặc tiểu mức tương ứng không phải qua kiểm tra, trừ trường hợp giấy phép đó có các giới hạn liên quan đến các môn kỹ thuật ngoài phạm vi kiến thức của nhân viên đó. Ví dụ, một nhân viên có giấy phép hoặc chứng chỉ cấp trước khi có QCHK 66 được phép xác nhận cho phép khai thác thân và động cơ tầu bay nhưng không được phép xác nhận hệ thống điện vì người đó không tham gia hoặc không đạt trong kỳ kiểm tra hệ thống điện. Điều này có nghĩa là nhân viên đó sẽ được cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 mức B1 với giới hạn không có hệ thống điện. Như vậy nhân viên đó vẫn còn tất cả các quyền hạn chứng nhận hiện có nhưng có giới hạn so với nội dung của QCHK 66.

5. Nhân viên có các văn bằng cấp trước khi có QCHK 66 phù hợp với QCHK 66.1(c) hoặc (d) muốn chuyển văn bằng này thành giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 không có giới hạn nêu tại khoản 4 trên đây phải qua kiểm tra các nội dung của QCHK 66 không có trong văn bằng cũ về mức hoặc tiểu mức liên quan mà mình xin cấp.

GT 66.15(b) Tư cách pháp lý

Xem QCHK 66.15(b)

1. Nhân viên xác nhận phải có kiến thức chung về ngôn ngữ sử dụng trong tổ chức bảo dưỡng, kể cả các thuật ngữ chung về hàng không của ngôn ngữ đó. Trình độ kiến thức phải ở mức:

- Đọc và hiểu các chỉ dẫn, tài liệu kỹ thuật sử dụng trong tổ chức bảo dưỡng;

- Ghi chép kỹ thuật và các tài liệu bảo dưỡng, sao cho những người có liên quan có thể hiểu được;

- Đọc & hiểu các quy trình nội bộ;

- Giao tiếp ở mức không bị hiểu nhầm khi thực hiện quyền hạn được uỷ quyền.

2. Trong tất cả mọi trường hợp mức hiểu biết phải ngang bằng với mức phê chuẩn trong chứng chỉ.

CTH 66.20(b) Các mức và quyền hạn xác nhận

Xem QCHK 66.20 (b)

1. Nhân viên xác nhận có thể được cấp chứng chỉ theo QCHK 145 về các mức hoặc tiểu mức cơ bản theo QCHK 66 đã có và các năng định loại nêu trong giấy phép bảo dưỡng tầu bay, trên cơ sở các giấy tờ tài liệu có hiệu lực khi cấp chứng chỉ và việc đáp ứng các yêu cầu về duy trì hiệu lực nói tại điều QCHK 66.40.

2. Tên gọi và chức năng của từng mức như sau:

Mức A: Nhân viên xác nhận bảo dưỡng ngoại trường.

Mức B1: Nhân viên xác nhận bảo dưỡng ngoại trường cơ giới.

Mức B2: Nhân viên xác nhận bảo dưỡng ngoại trường điện, điện tử.

Mức C: Nhân viên xác nhận bảo dưỡng nội trường.

Các tên gọi được Cục Hàng không hoặc Tổ chức bảo dưỡng theo QCHK 145 chấp nhận có thể khác với các tên gọi nêu trên, nhưng quyền hạn của các mức A, B1, B2 và C phải đúng như đã nêu tại điều QCHK 66.20.

3. Mỗi nhân viên xác nhận có thể được phép ký xác nhận một mức hoặc nhiều mức, nếu đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức của từng mức đó.

4. Các công việc được phép thực hiện quy định tại QCHK 66.20(b)(1) do nhân viên có chứng chỉ mức A ký cho phép tầu bay vào khai thác sau bảo dưỡng hoặc sau khắc phục hỏng hóc đơn giản đã được quy định trong QCHK 145 và được Cục Hàng không chấp nhận, QCHK 145 đã nêu danh mục các ví dụ điển hình đối với các công việc nói trên.

5. Đối với chứng chỉ loại A, bảo dưỡng ngoại trường hạn chế được hiểu là khối lượng và mức độ các công việc kiểm tra nhỏ hơn định kỳ dạng A, ở dạng bảo dưỡng này, các việc kiểm tra chức năng có thể do tổ bay tiến hành nhằm đảm bảo khả năng khai thác của hệ thống. Trong trường hợp loại tầu bay đó không được kiểm soát bởi chương trình bảo dưỡng xây dựng trên nguyên tắc định kỳ A/B/C/D, bảo dưỡng ngoại trường hạn chế được hiểu là khối lượng và mức độ các công việc kiểm tra từ nhỏ hơn đến bằng định kỳ tuần hoặc tương đương.

6. Nhân viên có chứng chỉ mức B1 và B2 được phép xác nhận việc khắc phục hỏng hóc bất thường và kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thực hiện trong điều kiện bảo dưỡng ngoại trường. Ngoài ra các nhân viên này còn được phép xác nhận việc sửa chữa hỏng hóc phát sinh khi kiểm tra bảo dưỡng định kỳ đã nêu.

7. Nhân viên có chứng chỉ mức B1 được phép xác nhận các công việc liên quan đến hệ thống điện, điện tử, với điều kiện khả năng làm việc của hệ thống có thể được thiết lập bởi thiết bị tự kiểm tra đơn giản, bởi các hệ thống/thiết bị kiểm tra khác trên máy bay hoặc thiết bị kiểm tra đơn giản tại sân. Không được xác nhận việc khắc phục hỏng hóc các thiết bị kiểm tra đòi hỏi phải ra quyết định khi áp dụng - trừ quyết định đơn giản bay/không bay. Mức B2 còn phải được huấn luyện như mức A nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ giới đơn giản và có thể chứng nhận cho các nhiệm vụ đó.

8. Các tiểu mức của A và B1:

A1 và B1.1 Máy bay động cơ tuốc bin.

A2 và B1.2 Máy bay động cơ piston.

A3 và B1.3 Trực thăng động cơ tuốc bin.

A4 và B1.4 Trực thăng động cơ piston.

9. Nhân viên có chứng chỉ mức C được xác nhận cho phép tầu bay vào khai thác sau khi hoàn thành bảo dưỡng định kỳ nội trường. Cơ sở cửa việc xác nhận này là công việc bảo dưỡng đã kết thúc và các nhân viên mức B1, B2 đã ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng thuộc chuyên môn mà họ chịu trách nhiệm. Chức năng mang tính nguyên tắc của nhân viên xác nhận mức C là đảm bảo tất cả các công việc bảo dưỡng theo yêu cầu đã được nhân viên mức B1 và B2 chứng nhận là đầy đủ và ký hoàn thành trước khi ký xác nhận cho phép khai thác. Nhân viên mức C nếu có chứng chỉ mức B1 và B2 có thể thực hiện cả hai chức năng này trong bảo dưỡng nội trường.

GT 66.25(a) Các yêu cầu về kiến thức cơ bản.

Xem QCHK 66.25(a)

Các kỳ kiểm tra kiến thức cơ bản có thể do Cục Hàng không hoặc do tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp thực hiện, trừ trường hợp Cục uỷ quyền cho tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp thực hiện tất cả các đợt kiểm tra này.

CTH 66.25(c) Yêu cầu về kiến thức cơ bản.

Xem QCHK 66.25(c)

1. Đối với người đã có bằng tốt nghiệp đại học về các môn hàng không, cơ khí hoặc điện ở các trường đại học hoặc trên đại học được công nhận, nhu cầu kiểm tra phù thuộc vào các môn học nêu tại Phụ lục 1. Các trường đại học hoặc trên đại học được công nhận là các trường được Cục Hàng không công nhận có chất lượng giáo dục đào tạo cao và đúng chuẩn mực.

2. Kiến thức và các kỳ kiểm tra đã qua, ví dụ về hàng không quân sự và trong thời gian học nghề, sẽ được tính nếu chúng tương đương với kiến thức nêu tại Phụ lục 1.

CTH 66.30 (a),(b), (c) Yêu cầu về kinh nghiệm.

Xem QCHK 66.30(a),(b),(c)

1. Người làm đơn phải đáp ứng các yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu sau đây:

a) Đối với nhân viên xác nhận mức A:

(i) có một năm kinh nghiệm thực tế bảo dưỡng hiện tại về tầu bay và kết thúc khoá huấn luyện cơ bản được phê chuẩn; hoặc

(ii) có hai năm kinh nghiệm thực tế bảo dưỡng hiện tại về tầu bay và kết thúc khoá huấn luyện công nhân lành nghề phù hợp về kỹ thuật phi hàng không; hoặc

(iii) ba năm kinh nghiệm thực tế bảo dưỡng hiện tại về tầu bay đối với người trước đó không qua khoá huấn luyện kỹ thuật phù hợp.

b) Đối với nhân viên xác nhận mức B1 hoặc B2:

(i) có hai năm kinh nghiệm thực hành bảo dưỡng hiện tại về tầu bay và kết thúc khoá huấn luyện cơ bản được phê chuẩn; hoặc

(ii) có ba năm kinh nghiệm thực hành bảo dưỡng hiện tại về tầu bay và kết thúc khoá huấn luyện công nhân lành nghề phù hợp về kỹ thuật phi hàng không; hoặc

(iii) có năm năm kinh nghiệm thực tế bảo dưỡng hiện tại về tầu bay đối với người trước đó không qua khoá huấn luyện kỹ thuật phù hợp.

c) Đối với nhân viên xác nhận mức C:

(i) có 3 năm kinh nghiệm với tư cách nhân viên xác nhận mức B1 hoặc B2, nghĩa là kinh nghiệm xác nhận bảo dưỡng ngoại trường với chức năng nhân viên xác nhận mức B1 hoặc B2, hoặc với tư cách mức B1, B2 cộng sự cho nhân viên xác nhận mức C trong bảo dưỡng nội trường, hoặc kết hợp cả hai; hoặc

(ii) 3 năm kinh nghiệm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học về các môn khoa học hàng không, cơ khí hoặc điện, của các trường đại học hoặctrên đại học được Cục Hàng không công nhận, nghĩa là làm việc trong môi trường bảo dưỡng tầu bay dân dụng với các nhiệm vụ tiêu biểu, gồm giám sát bảo dưỡng, lập kế hoạch bảo dưỡng, đảm bảo chất lượng, lưu giữ hồ sơ, kiểm soát các phụ tùng dự trữ và phát triển kỹ thuật.

2. Kinh nghiệm bảo dưỡng tầu bay đang khai thác là kinh nghiệm có liên quan đến nhiệm vụ bảo dưỡng các tầu bay đang được khai thác trong hãng, trong các tổ chức vận tải hàng không.

3. Thời gian huấn luyện bổ sung ở lớp học có thể được tính vào thời gian kinh nghiệm thực tế.

4. Công nhân lành nghề là người kết thúc tốt khoá huấn luyện được Cục Hàng không chấp nhận, về chế tạo, sửa chữa, đại tu hoặc kiểm tra thiết bị cơ giới, điện, điện tử. Khoá huấn luyện này phải bao gồm huấn luyện cách sử dụng dụng cụ và thiết bị đo.

CTH 66.30(d) Yêu cầu về kinh nghiệm

Xem QCHK 66.30(d)

1. Để được coi là có kinh nghiệm hiện tại, ít nhất 50% thời gian kinh nghiệm theo yêu cầu phải có được trong 12 tháng ngay trước ngày làm đơn xin giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66. Phần kinh nghiệm còn lại phải có được trong vòng 7 năm trước khi làm đơn.

2. Các loại tầu bay khác nhau có thể được coi là đặc thù khi cấu trúc và hoạt động của thân, động cơ, các hệ thống, kể cả hệ thống điện, điện tử của tầu bay có cùng công nghệ.

CTH 66.30(e) Yêu cầu về kinh nghiệm

Xem QCHK 66.30(e)

1. Nhân viên xác nhận mức A phải có tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm bổ sung về bảo dưỡng tầu bay dân dụng. Nhân viên xác nhận mức B1 và B2 phải có tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm bổ sung về bảo dưỡng tầu bay dân dụng.

2. Kinh nghiệm bảo dưỡng tầu bay ở ngoài môi trường bảo dưỡng tầu bay dân dụng có thể gồm kinh nghiệm về bảo dưỡng tàu bay trong ngành hàng không quân sự, bảo vệ bờ biển, cảnh sát... hoặc sản xuất tầu bay.

CTH 66.40 Duy trì hiệu lực giấy phép bảo dưỡng tầu bay

Xem QCHK 66.40

Cục Hàng không chỉ công nhận giấy phép bảo dưỡng tầu bay do Cục Hàng không cấp, thay đổi hoặc gia hạn và người có giấy phép đã ký bằng bút mực vào giấy phép sau khi kiểm tra tính chính xác các nội dung ghi trong giấy phép.

GT 66.40 Duy trì hiệu lực của giấy phép bảo dưỡng tầu bay

Xem QCHK 66.40

1. Giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 có thời hạn hiệu lực 5 năm. Sau 5 năm người có giấy phép phải làm đơn xin Cục Hàng không xem xét gia hạn hiệu lực giấy phép theo Mẫu 19, Phụ lục 2.

2. Tổ chức bảo dưỡng cấp chứng chỉ xác nhận theo QCHK 145 khi thấy đã phù hợp với các mục tương ứng trong QCHK 145 và QCHK 66. Khi cấp chứng chỉ, tổ chức bảo dưỡng phải đảm bảo người được cấp đã có giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 còn hiệu lực. Về việc tiếp tục hiệu lực của chứng chỉ cần quan tâm đúng mức đến thời gian kinh nghiệm bảo dưỡng và huấn luyện phù hợp với QCHK 145.

3. Nơi nào Cục Hàng không cho phép sử dụng giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 làm cơ sở để cho phép tầu bay không yêu cầu phải bảo dưỡng tại tổ chức bảo dưỡng theo QCHK 145 vào khai thác, cần chứng minh 6 tháng kinh nghiệm bảo dưỡng trong thời hạn 2 năm để đảm bảo hiệu lực của giấy phép đó. Trong trường hợp không thể chứng minh được kinh nghiệm bảo dưỡng này, Cục Hàng không sẽ quy định các điều kiện để thiết lập lại hiệu lực của giấy phép.

CTH 66.45 (a) Huấn luyện và năng định loại / nhiệm vụ.

Xem QCHK 66.45(a)

Đối với nhân viên xác nhận mức A yêu cầu phải qua huấn luyện từng loại tầu bay cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ được uỷ quyền nêu ở QCHK 66.20 (b) (1). Phải huấn luyện về thực hành và lý thuyết phù hợp với nhiệm vụ được giao. Cuối đợt huấn luyện phải có kiểm tra và / hoặc đánh giá nhận xét của tổ chức huấn luyện được phê chuẩn.

CTH 66.45(b) Huấn luyện và năng định loại / nhiệm vụ.

Xem QCHK 66.45(b)

1. Khoá huấn luyện loại cho nhân viên xác nhận mức B1 và B2, và nhân viên bảo dưỡng nội trường được đào tạo tương đương, sẽ được phê chuẩn nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu dưới đây. Khoá huấn luyện thông thường chia thành lớp cơ giới (thân tầu bay và động cơ) cho nhân viên xác nhận mức B1, và lớp điện, điện tử cho nhân viên xác nhận mức B2. Phải tổ chức huấn luyện về hệ thống điện, điện tử có giới hạn cho nhân viên xác nhận mức B1, nếu các nhân viên này sẽ được uỷ quyền thay thế cả khối các thiết bị điện, điện tử ở ngoại trường. Nhân viên xác nhận ở cả hai mức đều phải qua huấn luyện về hệ thống điện. Huấn luyện loại tầu bay tối thiểu phải tương ứng với mức 3 của ATA 104, nếu áp dụng.

2. Khoá huấn luyện phải cung cấp đầy đủ, chi tiết kiến thức về tầu bay, các bộ phận chính, các hệ thống (tất cả các hệ thống hiện có phù hợp với ATA 100, nếu áp dụng), các thiết bị bên trong, kể cả các vấn đề liên quan khi làm việc, các thông báo và chỉ dẫn kỹ thuật, huấn luyện khi hệ thống đang làm việc nhằm hiểu được tài liệu kỹ thuật và các quy trình bảo dưỡng.

3. Phải có kiến thức về việc kiểm tra và hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như khí hậu nóng lạnh, gió, độ ẩm,. v. v.

4. Huấn luyện thực tế phải gồm huấn luyện thực hành bảo dưỡng tầu bay, lắp đặt thiết bị, điều chỉnh, thay thế các thiết bị cả khối ở ngoại trường, xử lý sự cố, sửa chữa hỏng hóc nhỏ và kiểm tra chức năng các hệ thống. Thời gian huấn luyện thực hành là 4 tháng đối với nhân viên xác nhận chưa có kinh nghiệm thực tế về cấu trúc và hệ thống tầu bay tương ứng, kể cả động cơ, song cũng có thể giảm xuống mức tối thiểu là 2 tuần đối với nhân viên xác nhận đã có những kinh nghiệm đã nêu. Chương trình vừa huấn luyện vừa làm việc cũng có thể đáp ứng yêu cầu huấn luyện thực hành này. Huấn luyện thực hành có thể thực hiện tại tổ chức bảo dưỡng hoặc tại nơi chế tạo tầu bay, hoặc kết hợp cả hai, nhưng việc huấn luyện phải là một phần trong chương trình huấn luyện một loại tầu bay cụ thể đã được Cục Hàng không trực tiếp phê chuẩn hoặc phê chuẩn qua tổ chức bảo dưỡng đã được phê chuẩn.

5. Để được cấp năng định loại tầu bay người làm đơn phải có khả năng:

a. Thông qua kiểm tra trình bày chi tiết kiến thức về các hệ thống áp dụng (phù hợp với ATA 100), cách vận hành và bảo dưỡng các hệ thống đó.

b. Đảm bảo xác nhận một cách an toàn cho bảo dưỡng ngoại trường, kiểm tra công việc hàng ngày phù hợp với tài liệu bảo dưỡng và các hướng dẫn liên quan, các nhiệm vụ phù hợp với loại tầu bay, ví dụ như xử lý sự cố, sửa chữa, điều chỉnh, thay thế, lắp đặt thiết bị và kiểm tra chức năng.

c. Sử dụng đúng tất cả các tài liệu kỹ thuật tầu bay.

GT 66.45 (b),(c) Huấn luyện và năng định loại/ nhiệm vụ

Xem QCHK 66.45 (b),(c)

Trong năng định loại cấp cho nhân viên xác nhận thường có danh mục loại hoặc loạt tàu bay (kể cả động cơ) như trong năng định loại của tổ chức bảo dưỡng, và trong các khoá huấn luyện loại.

CTH 66.45 (c) Huấn luyện và năng định loại/ nhiệm vụ.

Xem QCHK 66.45 (c)

Huấn luyện loại cho nhân viên xác nhận mức C có thể ở mức tổng quát, tối thiểu tương đương với mức I của ATA 104, nếu áp dụng, với điều kiện người làm đơn trước đó đã tham gia một khoá huấn luyện đầy đủ theo mức III của ATA 104 về loại tầu bay có cùng công nghệ. Thông thường không phải qua huấn luyện thực hành. Nhân viên xác nhận mức C có thể không thực hiện nhiệm vụ của mức B1 và B2, hoặc tương đương ở cơ sở bảo dưỡng nội trường, trừ khi họ có bằng cấp phù hợp và đã qua huấn luyện loại phù hợp với mức III của ATA104.

GT 66.45(d) Huấn luyện và năng định loại/ nhiệm vụ.

Xem QCHK 66.45 (d)

Việc kiểm tra năng định loại tầu bay mức B1, B2 hoặc mức C có thể do tổ chức huấn luyện được phê chuẩn hoặc do Cục Hàng không thực hiện, trừ khi Cục Hàng không uỷ quyền hoàn toàn cho tổ chức huấn luyện thực hiện.

GT 66.50 Yêu cầu về sức khoẻ

Xem QCHK 66.50

1. Quan điểm của y tế cho rằng rượu có trong máu với bất cứ số lượng nào cũng ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định. Trách nhiệm của tất cả các nhân viên xác nhận là đảm bảo họ không bị ảnh hưởng bất lợi.

2. Việc sử dụng bất cứ loại tân dược hợp pháp nào, kể cả thuốc chữa bệnh và chữa rối loạn, có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng ra quyết định của người sử dụng, đều phải có hướng dẫn của y tế. Không được sử dụng bất cứ loại thuốc kích thích nào.

3. Nhân viên xác nhận có trách nhiệm đảm bảo tình trạng sức khoẻ của họ không ảnh hưởng bất lợi đến khả năng chứng nhận công việc của mình. Thị lực, kể cả khả năng phân biệt màu sắc, nếu áp dụng, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực này.

4. Trong phạm vi văn bản QCHK 66, điều kiện tinh thần có nghĩa là phẩm chất tâm lý, đặc biệt trong khi làm việc, hoặc mọi yếu tố về tính cách liên quan.

GT 66.55 Căn cứ để cấp chứng chỉ xác nhận cho phép tầu bay vào khai thác

Xem QCHK 66.55

Người có thẩm quyền là người có trách nhiệm làm rõ nhân viên xác nhận đã có giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 cùng với phạm vi công việc ghi trong giấy phép hay chưa. Người có thẩm quyền bao gồm cả tổ chức bảo dưỡng với mục đích huấn luyện để cấp/sửa đổi chứng chỉ xác nhận theo QCHK 145 và nhân viên kiểm tra của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

Thời gian quy định là 5 ngày làm việc.

CTH 66.60 Trường hợp được công nhận tương đương

Xem QCHK 66.60

Mọi trường hợp được công nhân tương đương đều phải được Cục Hàng không chấp nhận về nguyên tắc.

CTH 66.65 Thu hồi, đình chỉ hoặc giảm giới hạn bảo dưỡng và quyền hạn ký xác nhận trong giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 và trong chứng chỉ xác nhận.

Xem QCHK 66.65

Các quy trình về thu hồi, đình chỉ hoặc giảm giới hạn bảo dưỡng trong giấy phép bảo dưỡng và quyền hạn ký xác nhận trong chứng chỉ xác nhận được nêu trong tài liệu quản lý/ hướng dẫn của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

 

PHỤ LỤC 1

CTH 66.25 CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN - GIỚI THIỆU.

1. Các mức kiến thức - Nhân viên xác nhận mức A, B1, và B2.

Mức kiến thức cơ bản cho nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng mức A, B1, B2 được quy định bằng các chỉ số 1,2 và 3 dựa vào phạm vi áp dụng của từng bộ môn trong Phụ lục 1 này. Nhân viên xác nhận mức C có kiến thức nền về cơ giới phải đáp ứng kiến thức cơ bản của mức B1. Nhân viên xác nhận mức C với kiến thức nền về điện, điện tử phải đáp ứng kiến thức cơ bản mức B2.

Nội dung các mức kiến thức như sau:

MỨC 1:

Làm quen với các nguyên lý cơ bản của bộ môn.

Mục tiêu:

Học viên phải biết rõ và hiểu các nguyên lý cơ bản của bộ môn.

Học viên phải có khả năng mô tả sơ lược toàn bộ môn học, sử dụng từ ngữ và ví dụ phổ biến, dễ hiểu.

Học viên phải hiểu và sử dụng được các thuật ngữ đặc thù.

MỨC 2:

kiến thức tổng hợp về lý thuyết và thực hành của bộ môn.

Khả năng áp dụng các kiến thức đó.

Mục tiêu:

Học viên phải hiểu nguyên tắc lý thuyết cơ bản của bộ môn.

Học viên phải có khả năng miêu tả bộ môn một cách tổng quát, sử dụng các ví dụ đặc trưng.

Học viên phải sử dụng được các công thức toán học kết hợp với các định luật vật lý khi miêu tả bộ môn.

Học viên phải có khả năng đọc và hiểu các bản tóm tắt, các bản vẽ và các sơ đồ khi miêu tả môn học.

Học viên phải có khả năng áp dụng kiến thức của mình vào thực tế, sử dụng các quy trình chi tiết.

MỨC 3:

Kiến thức chi tiết về lý thuyết và thực hành của bộ môn.

Khả năng giảng giải môn học bằng lời, viết hoặc biểu đồ và tính toán.

Khả năng kết hợp và áp dụng các nguyên lý riêng rẽ của kiến thức một cách logic và toàn diện.

Mục tiêu:

Học viên phải biết lý thuyết của bộ môn và mối tương quan với các bộ môn khác.

Học viên phải có khả năng miêu tả môn học một cách chi tiết, sử dụng nguyên tắc lý thuyết cơ bản và ví dụ cụ thể.

Học viên phải hiểu và có khả năng sử dụng các công thức toán liên quan đến môn học.

Học viên phải có khả năng đọc, hiểu và chuẩn bị các bản tóm tắt, các bản vẽ đơn giản và biểu đồ khi miêu tả môn học.

Học viên phải có khả năng áp dụng kiến thức của mình vào thực tế dựa trên chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Học viên phải có khả năng giải thích kết quả từ các nguồn tài liệu và các biện pháp khác nhau và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.

2. Các môn học cơ bản

Việc đào tạo các môn cơ bản cho từng mức/tiểu mức của giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 phải phù hợp với bảng sau đây. Các môn học áp dụng được đánh dấu ‘X’.

Môn học

Máy bay hạng A hoặc B1

Trực thăng hạng A hoặc B1

B2

Động cơ tuốc bin

Động cơ piston

Động cơ tuốc bin

Động cơ piston

Điện tử

1

X

X

X

X

X

2

X

X

X

X

X

3

X

X

X

X

X

4

X

X

X

X

X

5

X

X

X

X

X

6

X

X

X

X

X

7

X

X

X

X

X

8

X

X

X

X

X

9

X

X

X

X

X

10

X

X

X

X

X

11

X

X

 

 

 

12

 

 

X

X

 

13

 

 

 

 

X

14

 

 

 

 

X

15

X

 

X

 

 

16

 

X

 

X

 

17

X

X

 

 

 

 

CTH 66.25 - CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC

1. Toán học

2. Vật lý

3. Điện cơ bản

4. Điện tử cơ bản

5. Kỹ thuật số/ hệ thống đồng hồ điện tử.

6. Vật liệu và chi tiết ghép nối tiêu chuẩn

7. Thực hành bảo dưỡng

8. Khí động học cơ bản

9. Nhân tố con người

10. Luật hàng không

11. Khí động học máy bay, cấu trúc và các hệ thống máy bay

12. Khí động học trực thăng, cấu trúc và các hệ thống trực thăng.

13. Khí động học tầu bay, cấu trúc và các hệ thống tầu bay.

14. Hệ thống tạo lực đẩy.

15. Động cơ tuốc bin khí.

16. Động cơ piston.

17. Cánh quạt.

 

1. TOÁN HỌC

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

1.1

Số học

1

2

2

 

Thuật ngữ và ký hiệu số học, phép nhân và chia, phân số và số thập phân, thừa số và bội số, trọng số, ước số và hệ số chuyển đổi, tỷ số và tỷ lệ thức, số trung bình và tỷ lệ phần trăm, diện tích và thể tích, bình phương, lập phương, căn bậc hai và căn bậc ba.

 

 

 

1.2

Đại số

 

 

 

a)

Phân tích các biểu thức đại số đơn giản, phép cộng, trừ, nhân, chia, sử dụng các dấu ngoặc, phân số đại số đơn giản.

1

2

2

b)

 

-

1

1

 

Phương trình tuyến tính và cách giải;

Số mũ và luỹ thừa, số mũ phân số và số mũ âm;

Hệ đếm nhị phân và các hệ đếm khác;

Hệ phương trình, phương trình bậc hai một ẩn số, lô ga rit;

 

 

 

1.3

Hình học

 

 

 

a)

 

-

1

1

 

Phép dựng hình đơn giản

 

 

 

b)

 

2

2

2

 

Biểu diễn bằng đồ thị, các loại đồ thị và cách sử dụng, toạ độ vuông góc và toạ độ cực, đồ thị phương trình/ hàm số;

 

 

 

c)

Lượng giác cơ bản; các công thức lượng giác, cách sử dụng bảng biểu và toạ độ cực, toạ độ vuông góc

-

2

2

2. VẬT LÝ HỌC

Học viên phải nắm được các đơn vị và phép đo theo hệ Mét, hệ Anh và hệ Mỹ.

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

2.1

Vật chất

1

1

1

 

Bản chất của vật chất: các nguyên tố hoá học, cấu trúc nguyên tử, phân tử;

Hợp chất hoá học;

Các trạng thái: rắn, lỏng và khí;

Sự biến đổi giữa các trạng thái.

 

 

 

2.2

Cơ học

 

 

 

2.2.1

Tĩnh học

1

2

1

 

Lực, mô men và ngẫu lực, đại lượng véc tơ;

Trọng tâm;

Các yếu tố của lý thuyết ứng suất, biến dạng và đàn hồi: kéo, nén, cắt và xoắn;

Bản chất và tính chất của chất rắn, chất lỏng và chất khí;

Áp lực và tính nổi trong chất lỏng (khí áp kế).

 

 

 

2.2.2

Động học

1

2

1

 

Chuyển động thẳng: chuyển động thẳng đều, chuyển động với gia tốc không đổi (chuyển động dưới sự tác động của trọng lực);

Chuyển động quay: chuyển động tròn đều (lực ly tâm/ lực hướng tâm);

Chuyển động theo chu kỳ: chuyển động con lắc;

Lý thuyết cơ bản về sự rung, điều hoà và cộng hưởng;

Tỷ số truyền, hệ số khuyếch đại cơ học và hiệu suất.

 

 

 

2.2.3

Động lực học

 

 

 

a)

 

1

2

1

 

Khối lượng;

Lực, quán tính, công, công suất, năng lượng (thế năng, động năng và tổng năng lượng), nhiệt, hiệu suất;

 

 

 

b)

 

1

2

2

 

Động lượng, bảo toàn động lượng;

Xung;

Nguyên lý con quay;

Ma sát: bản chất và ảnh hưởng, hệ số ma sát (sức cản lăn).

 

 

 

2.2.4

Động lực học chất lỏng

 

 

 

a)

Trọng lượng riêng và tỷ trọng;

2

2

2

b)

 

1

2

1

 

Tính nhớt, sức cản của chất lỏng, ảnh hưởng của việc tạo dòng;

Ảnh hưởng của tính chịu nén đến chất lỏng;

Áp lực tĩnh, áp lực động và tổng áp lực: định lý Bernoulli, ống Venturi.

 

 

 

2.3

Nhiệt động lực học

 

 

 

a)

 

2

2

2

 

Nhiệt độ: nhiệt kế và các thang đo nhiệt độ: thang nhiệt độ bách phân (Celsius), thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ tuyệt đối (Kevin);

Định nghĩa nhiệt

 

 

 

b)

 

-

2

2

 

Nhiệt dung, nhiệt dung riêng;

Sự truyền nhiệt: đối lưu nhiệt, bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt;

Sự nở thể tích;

Định luật thứ nhất và thứ hai của nhiệt động lực học;

Chất khí: Định luật khí lý tưởng; nhiệt dung riêng ở thể tích và áp suất không đổi, công sản sinh do khí nở;

Nở và nén đẳng nhiệt, nở và nén đoạn nhiệt, chu trình động cơ, thể tích không đổi, áp suất không đổi, thiết bị làm lạnh và bơm nhiệt;

Nhiệt ẩn nóng chảy và bay hơi, năng lượng nhiệt, nhiệt đốt cháy.

 

 

 

2.4

Quang học (ánh sáng)

-

2

2

 

Bản chất của ánh sáng, tốc độ ánh sáng;

Định luật phản xạ và khúc xạ: phản xạ trên mặt phẳng, phản xạ bằng gương cầu, khúc xạ, thấu kính;

Sợi quang.

 

 

 

2.5

Chuyển động sóng và âm thanh

-

2

2

 

Chuyển động sóng: sóng cơ học, chuyển động sóng hình sin, hiện tượng giao thoa, sóng đứng;

Âm thanh: tốc độ âm thanh, nguồn âm thanh, cường độ, độ cao và đặc tính, hiệu ứng Doppler.

 

 

 

3. ĐIỆN CƠ BẢN

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

3.1

Lý thuyết điện tử

1

1

1

 

Cấu trúc và phân bố điện tích trong nguyên tử, phân tử, ion, hợp chất;

Cấu trúc phân tử của chất dẫn, chất bán dẫn và chất cách điện.

 

 

 

3.2

Điện tĩnh và dẫn điện

1

2

2

 

Điện tĩnh và sự phân bố điện tích tĩnh điện;

Định luật lực hút và lực đẩy tĩnh điện;

Đơn vị điện tích, định luật Cu lông;

Tính dẫn điện của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.

 

 

 

3.3

Thuật ngữ

1

2

2

 

Các thuật ngữ và các đơn vị : hiệu điện thế, lực điện động, điện áp, điện trở, độ dẫn điện, điện tích, dòng quy ước, dòng điện tử.

 

 

 

3.4

Sự phát sinh dòng điện

1

1

1

 

Tạo điện bằng các phương pháp sau: ánh sáng, nhiệt, ma sát, áp suất, tác động cơ học, từ tính và chuyển động.

 

 

 

3.5

Nguồn điện một chiều

1

2

2

 

Cấu tạo và cơ sở hoạt động hoá học của pin, ắc quy, ắc quy axit chì, ắc quy cadimi kền, và các ắc quy kiềm khác;

Ắc quy mắc nối tiếp và mắc song song;

Điện trở trong và ảnh hưởng của nó đến ắc quy;

Cấu tạo, chất liệu và hoạt động của cặp nhiệt độ;

Hoạt động của tế bào quang điện.

 

 

 

3.6

Mạch điện một chiều

-

2

2

 

Định luật Ôm, định luật Kirchoff về điện áp và dòng điện;

Áp dụng các định luật trên để tìm điện trở, điện áp và dòng;

Trị số điện trở trong của nguồn;

 

 

 

3.7

Điện trở

 

 

 

a)

Điện trở và các yếu tố ảnh hưởng;

Điện trở riêng;

Mã màu điện trở, trị số và dung sai, các trị số ưu tiên, phân loại theo công suất;

Điện trở mắc nối tiếp và điện trở mắc song song;

Cách tính tổng điện trở, mắc nối tiếp, mắc song song, mắc nối tiếp và song song;

Nguyên lý hoạt động, cách sử dụng chiết áp và biến trở;

Nguyên lý hoạt động của cầu Wheatstone.

-

2

2

b)

 

-

1

1

 

Hệ số dẫn điện âm và dương theo biến thiên nhiệt độ;

Điện trở cố định, tính ổn định, dung sai và giới hạn, phương pháp chế tạo;

Điện trở biến thiên, nhiệt điện trở, điện trở phụ thuộc điện áp;

Cấu tạo của chiết áp và biến trở;

Cấu tạo cầu Wheatstone.

 

 

 

3.8

Công suất

-

2

2

 

Công suất, công và năng lượng (động năng và thế năng);

Sự tiêu tán công suất vì điện trở;

Công thức công suất;

Cách tính công suất, công và năng lượng.

 

 

 

3.9

Điện dung/ tụ điện

-

2

2

 

Nguyên lý hoạt động và chức năng của tụ điện;

Các yếu tố ảnh hưởng đến điện dung: diện tích của bản cực, khoảng cách giữa các bản cực, số lượng bản cực, điện môi và hằng số điện môi, điện áp làm việc, phân cấp điện áp;

Các loại tụ điện, cấu tạo và chức năng;

Mã màu tụ điện;

Cách tính điện dung và điện áp của mạch nối tiếp và mạch song song;

Nạp và phóng điện theohàm số mũ của tụ điện, hằng số thời gian;

Thử tụ điện.

 

 

 

3.10

Từ tính

 

 

 

a)

Lý thuyết từ tính;

-

2

2

 

Đặc tính của nam châm;

Tác động của nam châm trong trường từ trái đất;

Từ hoá và khử từ;

Chắn từ;

Các loại vật liệu từ tính;

Cấu tạo nam châm điện và nguyên lý hoạt động;

Quy tắc bàn tay phải và quy tắc bàn tay trái;

 

 

 

b)

Lực từ động, cường độ trường, mật độ từ thông, độ từ thấm, vòng từ trễ, độ cảm ứng từ dư, từ trở lực kháng từ, điểm bão hoà, dòng xoáy;

Biện pháp phòng ngừa khi cất giữ nam châm.

-

2

2

3.11

Điện cảm/ cuộn cảm

-

2

2

 

Định luật Faraday;

Hiện tượng cảm ứng điện của vật dẫn chuyển động trong trường từ;

Nguyên lý cảm ứng;

Ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến biên độ điện áp: cường độ trường từ, tốc độ biến thiên từ thông, số vòng của dây dẫn;

Hỗ cảm;

Ảnh hưỏng của tốc độ biến đổi dòng sơ cấp và độ hỗ cảm đến điện áp, cảm ứng;

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hỗ cảm: số vòng của cuộn dây, kích thước cuộn dây, độ thấm, vị trí của các cuộn dây;

Định luật Lenz và quy tắc xác định cực;

Phân điện động, tự cảm;

Điểm bão hoà;

Nguyên tắc sử dụng cuộn cảm.

 

 

 

3.12

Lý thuyết động cơ một chiều / máy phát điện

-

2

2

 

Lý thuyết động cơ đơn giản và máy phát điện;

Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong máy phát điện một chiều;

Hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến công suất phát và hướng của dòng trong máy phát điện một chiều;

Hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến công suất, mô men quay, tốc độ và chiều quay của động cơ điện một chiều;

Quấn nối tiếp, quấn mạch rẽ, động cơ hỗn hợp;

Cấu tạo bộ khởi động kiểu máy phát động cơ.

 

 

 

3.13

Lý thuyết dòng điện xoay chiều

1

2

2

 

Dạng sóng hình sin: pha, tần số, chu kì, chu trình;

Trị số tức thời, trung bình, hiệu dụng, đỉnh, toàn phần của dòng điện; cách tính giá trị toàn phần của điện áp, dòng điện và công suất;

 

 

 

 

Sóng tam giác/ sóng vuông;

Nguyên lý 1 pha/ 3 pha.

 

 

 

3.14

Mạch điện trở thuần (R), mạch dung kháng (C) và mạch cảm kháng (L)

-

2

2

 

Quan hệ về pha giữa điện áp và dòng điện trong mạch cảm kháng, mạch điện trở thuần và mạch dung kháng, song song - nối tiếp và nối tiếp - song song;

Công suất tiêu thụ trong mạch cảm kháng (L), mạch dung kháng (C) và mạch điện trở thuần (R);

Trở kháng, góc pha, hệ số công suất và cách tính dòng điện;

Cách tính công suất thực, công suất biểu kiến và công suất phản kháng.

 

 

 

3.15

Biến áp

-

2

2

 

Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của biến áp;

Tổn hao của biến áp và cách khắc phục;

Hoạt động của biến áp trong điều kiện có tải và không tải;

Truyền công suất, hiệu suất, ký hiệu cực;

Dòng sơ cấp và dòng thứ cấp, điện áp, tỷ lệ vòng cuộn, công suất, hiệu suất;

Biến áp tự ngẫu.

 

 

 

3.16

Bộ lọc

-

1

1

 

Hoạt động, ứng dụng và sử dụng các bộ lọc sau: lọc thấp tần, lọc cao tần, dải lọc, dải chặn.

 

 

 

3.17

Máy phát điện xoay chiều

-

2

2

 

Chuyển động quay của khung dây trong trường từ và dòng điện cảm ứng;

Hoạt động, cấu tạo của phần ứng và máy phát xoay chiều loại trường quay;

Máy phát xoay chiều 1 pha, 2 pha và 3 pha;

Nối tam giác, nối sao, ưu điểm và ứng dụng;

Tính dòng và điện áp dây và pha;

Tính công suất trong mạng 3 pha;

Máy phát có nam châm vĩnh cửu.

 

 

 

3.18

Động cơ xoay chiều

-

2

2

 

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của động cơ cảm ứng và động cơ xoay chiều đồng bộ một pha và đa pha;

Phương pháp điều chỉnh tốc độ và hướng quay;

Phương pháp tạo từ trường quay: tụ điện, bộ cảm ứng, cực chia hoặc cực che

 

 

 

4. ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

4.1

Chất bán dẫn

 

 

 

4.1.1

Đèn hai cực (diot)

 

 

 

a)

 

-

2

2

 

Kí hiệu diot;

Đặc điểm và tính chất của diot;

Diot mắc nối tiếp và mắc song song;

Đặc điểm cơ bản và ứng dụng bộ chỉnh lưu (thyristo) silic, diot phát sáng, diot quang, varistor, diot chỉnh lưu;

Kiểm tra diot.

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Chất liệu, cấu hình electron, tính chất điện;

Chất liệu kiểu P và N: ảnh hưởng của tạp chất đến tính dẫn điện, những đặc điểm chủ yếu và thứ yếu;

Lớp chuyển tiếp PN trong chất bán dẫn, tăng điện thế qua lớp chuyển tiếp PN trong điều kiện không lệch, lệch thuận chiều và lệch ngược chiều;

Tham số diot: điện áp ngược đỉnh, dòng thuận chiều tối đa, nhiệt độ, tần số, dòng rò, sự tiêu tán công suất;

Hoạt động và chức năng của diot trong các mạch: bộ hạn chế, mạch định mức, bộ chỉnh lưu toàn sóng và bộ chỉnh lưu bán sóng, bộ chỉnh lưu cầu, bộ nhân đôi và bộ nhân ba điện áp;

Hoạt động và các đặc điểm chi tiết của các thiết bị: bộ chỉnh lưu silic (thyristo), diot phát sáng, diot Shottky, diot quang, diot tham số, varistor, diot chỉnh lưu, diot Zener.

 

 

 

4.1.2

Transito

 

 

 

a)

 

-

1

2

 

Ký hiệu transito;

Mô tả các bộ phận và định hướng;

Đặc điểm và tính chất của transito.

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Cấu tạo và hoạt động của transito PNP và transito NPN;

Cấu hình cực gốc, cực góp và cực phát;

Kiểm tra transito.

Tính chất cơ bản của các loại transito khác và cách sử dụng;

Ứng dụng transito: : các cấp khuyếch đại (A,B,C);

Các mạch đơn giản: mạch điện áp lệch, mạch tách, mạch hồi tiếp và mạch ổn định;

Nguyên tắc mạch nhiều tầng: tầng nối tiếp, bộ đẩy kéo, bộ giao động, bộ đa hài, mạch bập bênh.

 

 

 

4.1.3

Mạch tổ hợp

 

 

 

a)

 

-

1

-

 

Miêu tả và hoạt động của mạch logic và mạch tuyến tính / bộ khuyếch đại xử lý.

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Miêu tả và hoạt động của mạch logic và mạch tuyến tính.

Giới thiệu hoạt động và chức năng của bộ khuyếch đại xử lý được sử dụng làm: mạch khối, mạch vi sai, mạch lặp điện áp, bộ so sánh;

Hoạt động và phương pháp nối các tầng khuyếch đại: trở dung, cảm (biến áp), trở cảm (IR), trực tiếp;

Ưu điểm và hạn chế của hồi tiếp âm và hồi tiếp dương.

 

 

 

4.2

Tấm mạch in

-

1

2

 

Miêu tả và cách sử dụng tấm mạch in.

 

 

 

4.3

Cơ cấu trợ động

 

 

 

a)

 

-

1

-

 

Hiểu các thuật ngữ sau: hệ thống vòng kín và hệ thống vòng mở, hồi tiếp, tuỳ động, bộ biến đổi tương tự;

Nguyên tắc hoạt động và ứng dụng các thiết bị hệ thống đồng bộ sau: thiết bị giải, bộ vi sai, điều khiển và tạo mômen, biến áp, bộ phát xung cảm ứng và bộ phát xung điện dung.

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Hiểu các thuật ngữ sau: vòng kín và vòng mở, tuỳ động, cơ cấu trợ động, tương tự, bộ chuyển đổi, hư điểm, khử dao động, hồi tiếp, vùng chết;

Cấu tạo, hoạt động và ứng dụng các thiết bị hệ thống đồng bộ sau: thiết bị giải, bộ vi sai, điều khiển và tạo mômen, biến áp E và I, bộ phát xung cảm ứng, bộ phát xung điện dung, bộ phát xung đồng bộ;

Các hỏng hóc của cơ cấu trợ động, đảo chiều đầu đồng bộ, khuynh hướng giao động.

 

 

 

5. KỸ THUẬT SỐ HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

5.1

Hệ thống đồng hồ điện tử

1

2

3

 

Bố trí hệ thống điển hình và sơ đồ bố trí hệ thống đồng hồ điện tử trong buồng lái.

 

 

 

5.2

Các hệ thống đếm

-

1

2

 

Các hệ thống: hệ nhị phân, hệ 8, hệ 16;

Chuyển đổi giữa các hệ thập phân và hệ nhị phân, hệ 8, hệ 16 ...

 

 

 

5.3

Chuyển đổi dữ liệu

-

1

2

 

Dữ liệu tương tự, dữ liệu số;

Hoạt động và ứng dụng bộ biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số, bộ biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự, tín hiệu vào, tín hiệu ra, hạn chế của các loại tín hiệu khác nhau.

 

 

 

5.4

Cáp truyền dữ liệu

-

2

2

 

Hoạt động cáp truyền dữ liệu trong các hệ thống tàu bay, kiến thức về ARINC và các tính năng kỹ thuật khác.

 

 

 

5.5

Mạch logic

 

 

 

a)

 

-

2

2

 

Nhận biết ký hiệu các mạch logic cơ bản, các bảng và mạch tương đương;

Áp dụng cho các hệ thống tàu bay, sơ đồ mạch.

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Giải thích các sơ đồ logic.

 

 

 

5.6

Cấu trúc máy tính cơ bản

 

 

 

a)

 

1

2

-

 

Thuật ngữ máy tính (bit, byte, phần mềm, phần cứng, CPU, IC và các loại thiết bị nhớ như RAM, ROM, PROM);

Công nghệ máy tính (áp dụng trong các hệ thống tàu bay);

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Thuật ngữ máy tính;

Hoạt động, cấu hình và giao diện của các thiết bị chính trong máy vi tính, bao gồm cả các hệ thống cáp truyền số liệu;

Thông tin trong từ lệnh đơn địa chỉ và đa địa chỉ;

 

 

 

 

Các thuật ngữ về bộ nhớ;

Hoạt động của các thiết bị tiêu biểu của bộ nhớ;

Hoạt động, ưu điểm và hạn chế của các hệ thống lưu trữ dữ liệu khác nhau.

 

 

 

5.7

Bộ vi xử lý

-

-

2

 

Chức năng và hoạt động tổng thể của bộ vi xử lý;

Hoạt động cơ bản của các phần tử sau trong bộ vi xử lý: thiết bị điều khiển và xử lý, đồng hồ, thiết bị ghi, thiết bị tính số học.

 

 

 

5.8

Mạch tổ hợp

-

-

2

 

Hoạt động và ứng dụng của thiết bị mã hoá và thiết bị giải mã;

Chức năng của các loại thiết bị mã hoá;

Ứng dụng của các mạch tổ hợp trung bìmh, lớn và rất lớn.

 

 

 

5.9

Bộ ghép bội (dồn kênh)

-

-

2

 

Hoạt động, ứng dụng và ký hiệu bộ ghép bội và bộ xoá ghép bội trong sơ đồ logic.

 

 

 

5.10

Sợi quang

-

1

2

 

Tính ưu việt và hạn chế của việc truyền dữ liệu bằng sợi quang so với dây điện;

Cáp quang truyền dữ liệu;

Các thuật ngữ liên quan đến sợi quang;

Thiết bị đầu cuối;

Bộ nối, kiểm soát thiết bị đầu cuối, thiết bị đầu cuối điều khiển từ xa;

Áp dụng sợi quang trong các hệ thống tàu bay.

 

 

 

5.11

Màn hình điện tử

-

2

2

 

Nguyên tắc hoạt động của các loại màn hình thông dụng trong tàu bay hiện đại, gồm ống tia catôt, diot phát quang và màn hình tinh thể lỏng.

 

 

 

5.12

Thiết bị nhạy cảm tĩnh điện

1

2

2

 

Các biện pháp an toàn khi tháo lắp, vận chuyển các thiết bị nhạy cảm với tĩnh điện;

Nhận thức về các rủi ro và hỏng hóc có thể xấy ra; các thiết bị bảo vệ chống tĩnh điện cho nhân viên kỹ thuật và thiết bị máy bay.

 

 

 

5.13

Kiểm soát điều hành phần mềm

-

2

2

 

Nhận thức về các giới hạn, các yêu cầu đủ điều kiện bay và hậu quả tai nạn có thể xẩy ra do thay đổi chương trình phần mềm không được phê chuẩn.

 

 

 

5.14

Môi trường điện từ trường

-

2

2

 

Ảnh hưởng của các hiện tượng sau đến việc bảo dưỡng hệ thống điện tử:

EMC - Tính tương thích điện từ.

EMI - Giao thoa điện từ.

HIRF - Trường bức xạ cường độ cao.

Sét / chống sét.

 

 

 

5.15

Hệ thống điện tử / số tiêu biểu của tàu bay

-

2

2

 

Cách bố trí chung hệ thống điện tử / số tiêu biểu của tàu bay và các thiết bị kiểm tra trong liên quan (BITE) như:

ACARS - Hệ thống thông tin, liên lạc và báo cáo ARINC.

ECAM - Theo dõi điện tử tập trung của tàu bay.

EFIS - Hệ thống đồng hồ chỉ huy bay điện tử.

EICAS - Hệ thống hiển thị tham số động cơ và cảnh báo

tổ lái.

FBW - Điều khiển bay bằng điện.

FMS - Hệ thống điều hành bay.

GPS - Hệ thống định vị toàn cầu.

IRS - Hệ quy chiếu quán tính.

TCAS - Hệ thống báo động tránh va chạm.

Chú ý: Các nhà chế tạo khác nhau có thể sử dụng các thuật ngữ khác nhau để chỉ cùng một hệ thống.

 

 

 

6. VẬT LIỆU VÀ CHI TIẾT GHÉP NỐI TIÊU CHUẨN

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

6.1

Vật liệu tàu bay - có chứa sắt

 

 

 

a)

 

1

2

1

 

Đặc tính, tính chất và ký hiệu thép hợp kim thông dụng dùng cho tàu bay;

Nhiệt luyện và ứng dụng thép hợp kim;

 

 

 

b)

 

-

1

1

 

Kiểm tra các vật liệu chứa sắt về độ cứng, độ bền kéo, độ bền mỏi và sức bền va đập.

 

 

 

6.2

Vật liệu tàu bay - không chứa sắt

 

 

 

a)

 

1

2

1

 

Đặc điểm, tính chất và ký hiệu vật liệu không chứa sắt thông dụng dùng cho tàu bay;

Nhiệt luyện và ứng dụng vật liệu không chứa sắt;

 

 

 

b)

 

-

1

1

 

Kiểm tra các vật liệu không chứa sắt về độ cứng, độ bền kéo, độ bền mỏi và sức bền va đập.

 

 

 

6.3

Vật liệu tàu bay - Composit và vật liệu phi kim loại.

 

 

 

a)

 

1

2

2

 

Đặc điểm, tính chất và nhận biết vật liệu phi kim loại thông dụng dùng cho tàu bay;

Chất bịt kín và chất kết dính.

 

 

 

b)

 

1

2

-

 

Thăm dò khuyếch tán trong vật liệu composit.

Sửa chữa vật liệu composit.

 

 

 

6.4

Ăn mòn

 

 

 

a)

 

1

1

1

 

Cơ sở hoá học;

Ăn mòn do quá trình điện, vi sinh vật, ứng suất;

 

 

 

b)

 

2

3

2

 

Các loại ăn mòn và cách nhận biết;

Nguyên nhân ăn mòn;

Các loại vật liệu và khả năng bị ăn mòn.

 

 

 

6.5

Các chi tiết ghép nối

 

 

 

6.5.1

Ren vít

2

2

2

 

Phân loại vít;

Các loại ren, kích thước và dung sai của ren tiêu chuẩn dùng trên tàu bay;

Đo ren vít.

 

 

 

6.5.2

Bu lông, chốt và vít

2

2

2

6.5.3

Các loại bu lông: đặc điểm kỹ thuật, ký hiệu và ghi nhãn bu lông tàu bay, tiêu chuẩn quốc tế;

Đai ốc: Loại tự khoá, loại neo, loại tiêu chuẩn;

Vít máy: các loại vít dùng cho tàu bay;

Chốt: các loại và ứng dụng, cách lắp và tháo;

Vít tự ta rô, then.

Chi tiết hãm

Vòng đệm lò xo và vòng đệm có vấu, tấm hãm, chốt chẻ, đai ốc, bảo hiểm bằng dây, khoá tháo nhanh, chìa vặn, chốt hãm.

2

2

2

6.5.4

Đinh tán tàu bay

1

2

1

 

Các loại đinh tán thân đặc và đinh tán không mũ: đặc điểm kỹ thuật và ký hiệu, nhiệt luyện.

 

 

 

 

6.6

Ống và ghép nối ống

 

 

 

a)

 

2

2

2

 

Ký hiệu các loại ống cứng, ống mềm và đầu nối dùng trên tàu bay;

 

 

 

b)

 

2

2

1

 

Ghép nối tiêu chuẩn của các hệ thống ống thuỷ lực, nhiên liệu, dầu nhờn và khí nén.

 

 

 

6.7

Lò xo

-

2

1

 

Các loại lò xo, đặc điểm và ứng dụng.

 

 

 

6.8

Ổ đỡ

1

2

2

 

Công dụng của ổ đỡ, tải trọng, vật liệu, cấu tạo;

Các loại ổ đỡ và ứng dụng.

 

 

 

6.9

Truyền động

1

2

2

 

Truyền động bánh răng và ứng dụng;

Tỷ số truyền, các bộ tăng tốc và giảm tốc, bánh răng chủ động và bánh răng bị dẫn, bánh răng trung gian, các kiểu ăn khớp;

Dây đai và bánh đai, xích và đĩa răng.

 

 

 

6.10

Cáp điều khiển

1

2

1

 

Các loại cáp;

Đầu nối cáp, cơ cấu điều chỉnh độ căng và thiết bị hiệu chỉnh;

Bánh đai và các thiết bị của hệ thống dây cáp;

Cáp mềm, các hệ thống điều khiển tàu bay sử dụng cáp mềm.

 

 

 

6.11

Cáp điện và đầu nối

1

2

2

 

Các loại cáp điện, cấu tạo và đặc điểm;

Cáp có độ bền lớn và cáp đồng trục;

Chỗ uốn;

Các loại đầu nối, chân, phích cắm, ổ cắm, vật cách điện, phân cấp dòng điện và điện áp, ống nối, mã hiệu.

 

 

 

7. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

7.1

An toàn lao động trên tàu bay và tại xưởng bảo dưỡng

3

3

3

 

An toàn lao động khi làm việc với điện, khí, đặc biệt là ôxy, dầu và hoá chất.

Chỉ dẫn các biện pháp cấp cứu khi xảy ra hoả hoạn hoặc các tai nạn khác.

 

 

 

7.2

Thực hành trong xưởng bảo dưỡng

3

3

3

 

Bảo quản dụng cụ, kiểm tra dụng cụ, sử dụng vật liệu trong xưởng bảo dưỡng;

Kích cỡ, dung sai cho phép, tiêu chuẩn tay nghề;

Hiệu nghiệm dụng cụ và thiết bị, các quy định về hiệu nghiệm.

 

 

 

7.3

Dụng cụ

3

3

3

 

Các loại dụng cụ cầm tay thông dụng;

Các loại dụng cụ điện thông dụng.

Nguyên lý làm việc sử dụng dụng cụ đo lường chính xác;

Thiết bị bôi trơn và phương pháp bôi trơn;

Nguyên lý làm việc, chức năng và sử dụng thiết bị kiểm tra điện thông dụng.

 

 

 

7.4

Thiết bị kiểm tra điện tử tổng thể

-

2

3

 

Nguyên lý làm việc, chức năng và sử dụng thiết bị kiểm tra điện tử tổng thể.

 

 

 

7.5

Bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ và tiêu chuẩn kỹ thuật

1

2

2

 

Các loại bản vẽ và sơ đồ, ký hiệu, kích cỡ, dung sai và hình chiếu;

Thông tin trong tên gọi các ô đề mục;

Microfilm, microfiche và việc giới thiệu bằng máy tính;

Bảng ký hiệu 100 của hiệp hội vận tải hàng không Mĩ (ATA);

Tiêu chuẩn hàng không và các tiêu chuẩn liên quan khác, gồm ISO, AN, MS, NAS và MIL;

Sơ đồ đấu dây và sơ đồ mạch.

 

 

 

7.6

Lắp ghép và dung sai

1

2

1

 

Kích thước mũi khoan cho lỗ bu lông, các loại mối ghép;

Các hệ thống lắp ghép và dung sai thông dụng;

Các cấp lắp ghép và dung sai của tàu bay và động cơ;

Giới hạn độ cong, độ xoắn và sự mài mòn;

 

 

 

 

Phương pháp tiêu chuẩn để kiểm tra trục, ổ trục và các phụ tùng khác.

 

 

 

7.7

Cáp điện và đầu nối

1

2

2

 

Độ thông mạch, độ cách điện, công nghệ cấu trúc giải và kiểm tra;

Cách sử dụng dụng cụ kẹp: vận hành bằng tay hoặc thuỷ lực;

Kiểm tra các chỗ nối bằng kẹp;

Tháo và lắp chân cắm;

Dây cáp đồng trục: biện pháp an toàn khi kiểm tra và lắp đặt;

Kỹ thuật bảo vệ dây điện: bọc cáp và đỡ lớp bọc, kẹp cáp, sử dụng ống bảo vệ, bao gồm cả bọc chắn nhiệt, chống nhiễu.

 

 

 

7.8

Tán đinh

1

2

-

 

Các mối ghép đinh tán, bước đinh tán ;

Dụng cụ tán đinh và đục lỗ;

Kiểm tra các mối ghép đinh tán.

 

 

 

7.9

Ống cứng và ống mềm

1

2

-

 

Uốn cong và nong ống dẫn;

Kiểm tra ống dẫn cứng, ống dẫn mềm của tàu bay;

Lắp đặt và kẹp chặt ống dẫn.

 

 

 

7.10

Lò xo

1

2

-

 

Kiểm tra và thử lò xo.

 

 

 

7.11

Ổ trục

1

2

-

 

Thử và kiểm tra, làm sạch ổ trục;

Các quy định về bôi trơn ổ trục;

Hỏng hóc trong ổ trục và nguyên nhân.

 

 

 

7.12

Truyền động

1

2

-

 

Kiểm tra bánh răng, độ rơ;

Kiểm tra dây đai và bánh đai, dây xích và đĩa răng;

Kiểm tra vít truyền động, tay đòn, hệ thống thanh kéo đẩy.

 

 

 

7.13

Cáp điều khiển

1

2

-

 

Nối cáp;

Kiểm tra và thử cáp điều khiển;

Cáp mềm;

Các hệ thống điều khiển tàu bay sử dụng cáp mềm.

 

 

 

7.14

Gia công kim loại tấm

-

2

-

 

Lấy dấu và tính dung sai uốn;

Gia công kim loại tấm, bao gồm uốn, gò;

Kiểm tra công việc gia công kim loại tấm.

 

 

 

7.15

Hàn điện, hàn hơi, hàn vẩy, dán

 

 

 

a)

Phương pháp hàn vẩy, kiểm tra các mối hàn vẩy;

-

2

2

b)

Phương pháp hàn điện và hàn hơi;

-

2

-

 

Kiểm tra mối hàn điện và hàn hơi;

Các phương pháp dán và kiểm tra mối ghép dán.

 

 

 

7.16

Trọng tâm và trọng tải tàu bay

 

 

 

a)

 

-

2

2

 

Trọng tâm, tính giới hạn của trọng tâm: sử dụng các tài liệu liên quan;

 

 

 

b)

 

-

2

-

 

Chuẩn bị cân tàu bay;

Cân tàu bay.

 

 

 

7.17

Phục vụ mặt đất và bảo quản tàu bay

2

2

2

 

Lăn / kéo tàu bay và các biện pháp an toàn ;

Kích, chèn, chằng néo và các biện pháp an toàn;

Các phương pháp bảo quản tàu bay;

Quy trình nạp / xả nhiên liệu;

Quy trình chống đóng băng, làm tan băng;

Cung cấp điện, khí nén và thuỷ lực trên mặt đất;

Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến phục vụ mặt đất và khai thác tàu bay.

 

 

 

7.18

Kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa

 

 

 

a)

Các loại hỏng hóc và kỹ thuật kiểm tra bằng mắt; Xử lý ôxy hoá, đánh giá mức độ ôxy hoá, sơn lại các lớp bảo vệ;

2

3

2

b)

 

-

2

-

 

Phương pháp sửa chữa chung, tài liệu Hướng dẫn sửa chữa cấu trúc; Chương trình kiểm soát sự lão hoá, độ mỏi và độ ô-xy hoá;

 

 

 

c)

 

-

2

1

 

Kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ, bao gồm các phương pháp thẩm thấu, chụp bằng tia bức xạ, dòng xoáy và siêu âm.

 

 

 

d)

Kỹ thuật tháo và lắp ráp lại.

2

2

2

e)

Kỹ thuật khắc phục hỏng hóc

-

2

2

7.19

Các sự cố đặc biệt

 

 

 

a)

 

2

2

2

 

Kiểm tra tàu bay sau khi bị sét đánh và thẩm thấu HIRF.

 

 

 

b)

 

2

2

-

 

Kiểm tra tàu bay sau các sự cố đặc biệt như hạ cánh thô và bay qua vùng nhiễu loạn.

 

 

 

7.20

Quy trình bảo dưỡng

1

2

2

 

Kế hoạch bảo dưỡng, quy trình cải tiến;

Quy trình bảo quản;

Quy trình cấp chứng nhận / cho phép khai thác;

Quan hệ với người khai thác;

Kiểm tra bảo dưỡng / kiểm soát chất lượng / đảm bảo chất lượng;

Quy trình bảo dưỡng bổ sung.

Kiểm soát các phụ tùng có giới hạn sử dụng.

 

 

 

8. KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC CƠ BẢN

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

8.1

Vật lý khí quyển

1

2

2

 

Khí quyển tiêu chuẩn quốc tế (ISA), áp dụng cho khí động học.

 

 

 

8.2

Khí động học

1

2

2

 

Dòng không khí xung quanh vật thể;

Lớp biên, dòng chẩy tầng và dòng chảy rối, dòng chảy tự do, dòng khí tương đối, gió ngược và gió xuôi, dòng xoáy, dòng tù đọng;

Các thuật ngữ: độ cong, dây cung, dây cung khí động trung bình, lực cản profile, lực cản cộng sinh, trọng tâm áp suất, góc tấn, dòng vào và dòng ra, hệ số chất lượng, hình dạng và tỷ lệ sải cánh;

Lực đẩy, trọng lượng, hợp lực khí động học;

Sự phát sinh lực nâng và lực cản: góc tấn, hệ số lực nâng, hệ số lực cản, đường cong cực tuyến, thất tốc;

Ảnh hưởng xấu của băng, tuyết, sương giá.

 

 

 

8.3

Lý thuyết bay

1

2

2

 

Mối quan hệ giữa lực nâng, trọng lượng, lực đẩy và lực cản;

Hệ số trượt;

Bay ổn định, tính năng;

Lý thuyết lượn vòng;

Ảnh hưởng của hệ số tải: thất tốc, vùng bay và giới hạn chịu tải của kết cấu;

Tăng cường lực nâng.

 

 

 

8.4

Tính ổn định bay và động lực học

1

2

2

 

Tính ổn định dọc, tính ổn định ngang và tính ổn định hướng.

 

 

 

9. YẾU TỐ CON NGƯỜI

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

9.1

Khái quát

1

2

2

 

Sự cần thiết phải tính đến yếu tố con người;

Các sự cố xảy ra do yếu tố con người / sai sót của con người;

Quy luật Murphy.

 

 

 

9.2

Năng lực và hạn chế của con người

1

2

2

 

Thị giác;

Thính giác;

Xử lý thông tin;

Khả năng tập trung và cảm giác;

Trí nhớ;

Trạng thái tâm lý không bình thường khi ở trong không gian khép kín.

 

 

 

9.3

Tâm lý học xã hội

1

1

1

 

Tính trách nhiệm: trách nhiệm của từng cá nhân và cả nhóm;

Động lực thúc đẩy và kìm hãm;

Vấn đề văn hoá;

Áp lực cạnh tranh;

Làm việc tập thể;

Điều hành, giám sát và lãnh đạo.

 

 

 

9.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực con người

2

2

2

 

Sức khoẻ;

Tâm trạng căng thẳng liên quan đến gia đình và công việc;

Áp lực về thời gian và thời hạn cuối cùng;

Khối lượng công việc: quá nặng và quá nhẹ;

Giấc ngủ, mệt mỏi, làm việc theo ca;

Rượu, tân dược và lạm dụng tân dược.

 

 

 

9.5

Môi trường vật lý

1

1

1

 

Tiếng ồn và mùi;

Chiếu sáng;

Khí hậu và nhiệt độ;

Chuyển động và độ rung;

Môi trường làm việc.

 

 

 

9.6

Nhiệm vụ

1

1

1

 

Công việc chân tay;

Công việc lặp đi lặp lại;

 

 

 

 

Kiểm tra bằng mắt;

Hệ thống phức tạp.

 

 

 

9.7

Giao tiếp

2

2

2

 

Bằng lời;

Bằng văn bản;

Trong đội và giữa các đội;

Ghi chép công việc hàng ngày;

Cập nhật, lưu hành;

Phổ biến thông tin.

 

 

 

9.8

Sai sót do con người

1

2

2

 

Các kiểu sai sót và lý thuyết;

Các loại sai sót khi thực hiện bảo dưỡng;

Hậu quả do sai sót (tai nạn);

Tránh và hạn chế sai sót.

 

 

 

9.9

Tai nạn lao động

1

2

2

 

Nhận thức và phòng tránh tai nạn lao động;

Xử lý cấp cứu.

 

 

 

10. LUẬT HÀNG KHÔNG

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

10.1

Luật khung

1

1

1

 

Vai trò của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);

Vai trò của các nhà chức trách hàng không châu Âu (JAA) / Cục hàng không liên bang (FAA);

Vai trò của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;

Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, mối quan hệ giữa QCHK KT, QCHK 145, QCHK 66;

Mối quan hệ với các Nhà chức trách hàng không khác.

 

 

 

10.2

QCHK 66 - Nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng.

2

2

2

 

Hiểu chi tiết nội dung của QCHK 66.

 

 

 

10.3

QCHK 145 - Tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn

Hiểu chi tiết nội dung của QCHK 145.

2

2

2

10.4

QCHK KT - Vận tải hàng không thương mại

 

 

 

a)

Giới thiệu chung

1

1

1

 

Chứng chỉ Người khai thác hàng không (AOC);

Trách nhiệm của Người khai thác;

Các tài liệu mang theo tàu bay;

Số hiệu tàu bay.

 

 

 

b)

Phần M

2

2

2

 

Trách nhiệm bảo dưỡng;

Điều hành bảo dưỡng;

Chương trình bảo dưỡng tàu bay;

Nhật ký kỹ thuật tàu bay;

Hồ sơ bảo dưỡng và lý lịch (tàu bay, động cơ, cánh quạt);

Báo cáo sự cố / tai nạn.

 

 

 

10.5

Cấp chứng chỉ tàu bay

 

 

 

a)

Giới thiệu chung

-

1

1

 

Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ: JAR 23/25/27/29;

Cấp chứng chỉ loại;

Cấp chứng chỉ bổ sung;

QCHK 21/ JAR 21: Phê chuẩn tổ chức thiết kế / chế tạo.

 

 

 

b)

Tài liệu

-

2

2

 

Chứng chỉ đủ điều kiện bay;

Chứng chỉ đăng bạ;

Chứng chỉ tiếng ồn;

 

 

 

 

Phụ trương trọng tâm, trọng tải;

Giấy phép sử dụng và phê chuẩn thiết bị vô tuyến điện.

 

 

 

10.6

QCHK - bảo dưỡng

(Chưa ban hành)

2

2

2

10.7

Áp dụng các tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tề về:

 

 

 

a)

 

1

2

2

 

Kế hoạch bảo dưỡng, các dạng định kỳ và kiểm tra;

Danh mục thiết bị tối thiểu của nhà chế tạo (MMEL), Danh mục thiết bị tối thiểu, Danh mục sai lệch cấu hình;

Thông báo kỹ thuật bắt buộc;

Thông báo kỹ thuật, thông tin dịch vụ của nhà chế tạo;

Cải tiến và sửa chữa;

Hồ sơ bảo dưỡng: Hướng dẫn bảo dưỡng, Hướng dẫn sửa chữa cấu trúc, danh mục phụ tùng có minh hoạ...

 

 

 

b)

 

-

1

1

 

Duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;

Bay kiểm tra;

Bay ETOPS: các yêu cầu về bảo dưỡng và điều kiện cất cánh;

Các yêu cầu về khai thác trong mọi điều kiện thời tiết, khai thác cấp 2/3 và thiết bị tối thiểu.

 

 

 

11. KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC MÁY BAY, CẤU TRÚC VÀ CÁC HỆ THỐNG MÁY BAY

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

11.1

Lý thuyết bay

 

 

 

11.1.1

Khí động học máy bay và điều khiển bay.

1

2

-

 

Nguyên lý hoạt động và tác dụng của:

- Điều khiển theo trục dọc: bánh lái liệng và tấm cản lưng;

- Điều khiển theo trục ngang: bánh lái độ cao, đuôi ngang, thăng bằng ngang có góc đặt thay đổi.

- Hệ thống điều khiển hướng, bộ hạn chế bánh lái hướng;

Hệ thống điều khiển sử dụng eleron, ruddervator;

Thiết bị tăng lực nâng: rãnh cánh, cánh tà trước, cánh tà sau;

Thiết bị tạo lực cản: cánh cản lưng, tấm cản lưng, phanh tốc độ;

Tác dụng của gân khí động, mép trước hình răng cưa;

Điều chỉnh lớp biên nhờ sử dụng vấu tạo xoáy, thiết bị chống thất tốc ở mép trước cánh;

Nguyên lý hoạt động và tác dụng của mảnh vi chỉnh, tấm cân bằng, mảnh trợ lực, mảnh trợ lực bằng lò xo, đối trọng, tấm cân bằng khí động.

 

 

 

11.1.2

Bay tốc độ cao

1

2

-

 

Tốc độ âm thanh, bay dưới tốc độ âm thanh, bay cận tốc độ âm thanh, bay trên tốc độ âm thanh.

Số Mach, số Mach tới hạn, sóng nén, sóng va, tăng nhiệt khí động lực, quy tắc diện tích;

Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng không khí trong miệng hút động cơ tàu bay tốc độ cao;

Tác động của góc mũi tên thuận tới số Mach tới hạn.

 

 

 

11.2

Cấu trúc thân tàu bay - Khái niệm chung.

 

 

 

a)

Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với độ bền cấu trúc thân;

2

2

-

 

Phân loại cấu trúc, cấu trúc cơ bản, cấu trúc phụ trợ;

Nguyên lý cấu trúc an toàn, thọ mệnh, khái niệm hư hỏng cho phép;

Hệ thống ký hiệu vùng và vị trí;

Ứng suất, biến dạng, uốn, nén, cắt, xoắn, kéo, ứng suất vòng, mỏi;

Lỗ xả nước đọng và thông thoáng;

Giá lắp đặt thiết bị;

Chống sét.

 

 

 

b)

Các phương pháp chế tạo: vỏ bọc chịu lực, khung tròn,

1

2

-

 

nẹp dọc, xà dọc, vách ngăn, khung, thanh chống, thanh giằng, cơ cấu đỡ sàn, phương pháp gia cường vỏ, chống ăn mòn, cố định cánh và đuôi với thân;

Công nghệ lắp ráp cấu trúc, tán đinh, lắp bu lông, dán;

Phương pháp bảo vệ bề mặt: mạ crom, xử lý anot,sơn;

Làm sạch bề mặt;

Tính đối xứng thân tàu bay: Phương pháp cân chỉnh và kiểm tra độ đối xứng.

 

 

 

 

11.3

Cấu trúc thân - Máy bay

 

 

 

 

11.3.1

Thân máy bay (ATA 52, 53, 56)

1

2

-

 

 

Kết cấu và làm kín khoang tăng áp;

Cố định cánh, thăng bằng ngang, khung treo động cơ, càng;

Lắp ghế ngồi và hệ thống tải hàng;

Cửa: kết cấu, cơ cấu đóng mở, hoạt động và thiết bị an toàn;

Kết cấu và các cơ cấu cửa sổ, kính chắn gió.

 

 

 

 

11.3.2

Cánh (ATA 57)

1

2

-

 

 

Kết cấu;

Thùng nhiên liệu;

Cố định càng, khung treo dộng cơ và các bánh lái.

 

 

 

 

11.3.3

Thăng bằng ngang (ATA 55)

1

2

-

 

 

Kết cấu;

Cố định các bánh lái.

 

 

 

 

11.3.4

Các bánh lái (ATA 55/57)

1

2

-

 

 

Kết cấu và cơ cấu cố định (với cấu trúc chính);

Cân bằng.

 

 

 

 

11.3.5

Buồng động cơ / khung treo (ATA 54)

1

2

-

 

 

Kết cấu;

Vách phòng cháy động cơ;

Giá treo động cơ.

 

 

 

 

11.4

Điều hoà không khí và tăng áp buồng khách (ATA 21)

 

 

 

 

11.4.1

Cung cấp không khí

1

2

-

 

 

Nguồn cung cấp không khí: lấy khí từ động cơ, động cơ phụ và thiết bị mặt đất.

 

 

 

 

11.4.2

Điều hoà không khí

1

3

-

 

 

Hệ thống điều hoà không khí;

 

 

 

 

 

Máy làm lạnh không khí;

Hệ thống phân phối;

Hệ thống điều khiển lưu lượng không khí, nhiệt độ và độ ẩm.

 

 

 

 

11.4.3

Tăng áp

1

3

-

 

 

Hệ thống tăng áp;

Kiểm soát và chỉ báo: van điều khiển và van an toàn;

Khối chỉ huy áp suất buồng kín.

 

 

 

 

11.4.4

Thiết bị an toàn và cảnh báo

1

3

-

 

 

Thiết bị bảo vệ và cảnh báo.

 

 

 

 

11.5

Hệ thống đồng hồ /thiết bị điện tử.

 

 

 

 

11.5.1

Hệ thống đồng hồ (ATA 31)

1

2

-

 

 

Ống tĩnh áp: đồng hồ độ cao, đồng hồ tốc độ máy bay, đồng hồ tốc độ lên xuống;

Thiết bị con quay: đồng hồ chân trời giả, đồng hồ hướng bay, đồng hồ thế bay, đồng hồ đường chân trời, đồng hồ độ lượn vòng và độ dạt;

La bàn: đọc trực tiếp, đọc gián tiếp;

Đồng hồ góc tấn, hệ thống cảnh báo thất tốc;

Các hệ thống đồng hồ khác của tàu bay.

 

 

 

 

11.5.2

Hệ thống điện tử

1

1

-

 

 

Sơ đồ nguyên lý của các hệ thống và hoạt động của:

Bay tự động (ATA 22);

Thông tin liên lạc (ATA 23);

Hệ thống dẫn đường (ATA 34).

 

 

 

 

11.6

Hệ thống điện (ATA 24)

1

3

-

 

 

Cách lắp đặt và hoạt động của ắc quy;

Nguồn điện một chiều;

Nguồn điện xoay chiều;

Nguồn điện khẩn cấp;

Điều áp;

Phân phối điện;

Biến điện, biến áp, chỉnh lưu;

Bảo vệ mạch;

Nguồn điện bên ngoài/điện mặt đất.

 

 

 

 

11.7

Trang thiết bị buồng khách (ATA 25)

 

 

 

 

a)

Các yêu cầu về thiết bị khẩn nguy;

2

2

-

 

 

Ghế khách, dây an toàn.

 

 

 

 

b)

Bố trí buồng khách;

1

1

-

 

 

Lắp đặt thiết bị;

Lắp đặt trang thiết bị buồng khách;

Thiết bị giải trí trong buồng khách;

Lắp đặt bếp;

Thiết bị xếp dỡ và chằng giữ hàng hoá;

Cầu thang.

 

 

 

 

11.8

Chống cháy (ATA 26)

1

3

-

 

 

Phát hiện khói, cháy và hệ thống cảnh báo;

Hệ thống dập lửa;

Kiểm tra hệ thống.

 

 

 

 

11.9

Điều khiển máy bay (ATA 27)

1

3

-

 

 

Điều khiển chính: bánh lái liệng, bánh lái độ cao, cánh cản lưng, bánh lái hướng;

Điều khiển vi chỉnh;

Kiểm soát lực khí động;

Thiết bị tạo lực nâng lớn;

Tấm cản lưng, phanh tốc độ;

Vận hành hệ thống: bằng tay, thuỷ lực, khí nén, điện, điều khiển bay bằng điện;

Tạo tải giả, giảm lắc, vi chỉnh số Mach, khoá bánh lái;

Cân bằng và hiệu chỉnh các bánh lái;

Hệ thống chống thất tốc.

 

 

 

 

11.10

Hệ thống nhiên liệu (ATA 28)

1

3

-

 

 

Bố trí hệ thống;

Thùng nhiên liệu;

Hệ thống cung cấp;

Xả nhiên liệu trên không, thông thoáng, giao chuyển và dồn thùng;

Hệ thống chỉ thị và cảnh báo;

Nạp và xả nhiên liệu.

 

 

 

 

11.11

Hệ thống thuỷ lực (ATA 29)

1

3

-

 

 

Bố trí hệ thống;

Chất lỏng thuỷ lực;

Thùng chứa thuỷ lực và bình tích áp;

Tạo áp suất: bằng điện, cơ học, khí nén;

 

 

 

 

 

Tạo áp suất khẩn cấp;

Điều khiển áp suất;

Phân phối năng lượng thuỷ lực;

Hệ thống chỉ thị và cảnh báo;

Tương tác với các hệ thống khác.

 

 

 

 

11.12

Phòng băng và mưa (ATA 30)

1

3

-

 

 

Sự hình thành băng, phân loại, phát hiện;

Hệ thống phá băng: điện, khí nóng và hoá chất:

Gạt nước kính buồng lái.

Sưởi ấm truyền cảm và lỗ xả cặn.

 

 

 

 

11.13

Hệ thống càng (ATA 32)

2

3

-

 

 

Kết cấu, giảm chấn;

Hệ thống thả và thu: bình thường và khẩn cấp;

Chỉ thị và cảnh báo;

Bánh, phanh, chống trượt, phanh tự động;

Lốp;

Điều khiển quay bánh mũi.

 

 

 

 

11.14

Chiếu sáng (ATA 33)

2

3

-

 

 

Bên ngoài: đèn hiệu, đèn hạ cánh, đèn lăn, đèn quan sát băng;

Bên trong: chiếu sáng khoang khách, chiếu sáng buồng lái, chiếu sáng buồng hàng;

Chiếu sáng khẩn cấp.

 

 

 

 

11.15

Oxy (ATA 35)

1

3

-

 

 

Cách bố trí hệ thống: trong khoang khách, trong buồng lái;

Nguồn, dự trữ và phân phối;

Điều chỉnh lưu lượng;

Chỉ thị và cảnh báo.

 

 

 

 

11.16

Khí nén/ chân không (ATA 36)

1

3

-

 

 

Bố trí hệ thống;

Nguồn: động cơ chính/ APU, máy nén, bình chứa, cung cấp trên mặt đất;

Điều khiển áp suất;

Phân phối;

Chỉ thị và cảnh báo;

Tương tác với các hệ thống khác;

 

 

 

 

11.17

Nước sạch và chất thải (ATA 38)

2

3

-

 

 

Bố trí hệ thống nước, cung cấp, phân phối, nạp và xả nước;

Bố trí hệ thống nhà vệ sinh, xả và rửa;

 

 

 

 

 

Vấn đề ăn mòn.

 

 

 

 

11.18

Hệ thống thông tin bảo dưỡng trên tàu bay (ATA 45)

1

2

-

 

 

Máy tính bảo dưỡng trung tâm;

Hệ thống nạp dữ liệu;

Hệ thống thư viện điện tử;

In;

Giám sát cấu trúc thân (giám sát hư hỏng cho phép).

 

 

 

 

12. KHÍ ĐỘNG HỌC TRỰC THĂNG, CẤU TRÚC VÀ CÁC HỆ THỐNG TRỰC THĂNG

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

12.1

Lý thuyết bay - Khí động học cánh quay

1

2

-

 

Thuật ngữ;

Hiệu ứng hồi chuyển con quay;

Mômen quay ngược và điều khiển hướng;

Mất cân bằng lực nâng, thất tốc đầu cánh;

Xu hướng đổi lực nâng và cách hiệu chỉnh;

Hiệu ứng Coriolis và biện pháp bù;

Trạng thái vòng xoáy, đặt công suất, quá bước lá cánh;

Tự quay;

Hiệu ứng gần mặt đất.

 

 

 

12.2

Hệ thống điều khiển

2

3

-

 

Điều khiển bước lá cánh;

Điều khiển bộ cánh quay;

Cam dẫn hướng;

Điều khiển hướng: điều khiển chống quay ngược, cánh quạt đuôi, dòng khí trích;

Đầu cánh quạt chính: đặc điểm thiết kế và hoạt động;

Bộ giảm chấn cánh quạt: chức năng và cấu trúc;

Lá cánh quay: cấu tạo lá cánh quạt chính và cánh quạt đuôi, cố định lá cánh;

Điều khiển cân bằng: tấm thang bằng ngang cố định và tấm thăng bằng ngang thay đổi góc đặt;

Vận hành hệ thống: bằng tay, thuỷ lực, điện và điều khiển bay bằng điện; Tạo tải giả;

Cân bằng và hiệu chỉnh hệ thống điều khiển.

 

 

 

12.3

Điều chỉnh cánh quạt và phân tích độ rung

1

3

-

 

Cân chỉnh cánh quạt;

Kiểm tra quỹ đạo đầu mút cánh quạt đuôi và cánh quạt chính;

Cân bằng tĩnh và cân bằng động;

Các dạng rung và phương pháp giảm rung;

Hiện tượng cộng hưởng mặt đất.

 

 

 

12.4

Bộ truyền động

1

3

-

 

Hộp giảm tốc cánh quạt chính và đuôi;

Ly hợp, bánh xe không phanh, phanh cánh quạt.

 

 

 

12.5

Cấu trúc thân

 

 

 

a)

Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với độ bền cấu trúc;

2

2

-

 

Phân loại cấu trúc, cấu trúc chính, cấu trúc phụ;

 

 

 

 

Nguyên lý cấu trúc an toàn, thọ mệnh, khái niệm hư hỏng cho phép;

Hệ thống ký hiệu vùng và vị trí;

Ứng suất, biến dạng, uốn, nén, cắt, xoắn, kéo, ứng suất vòng, mỏi;

Lỗ xả nước đọng và thông thoáng;

Giá lắp đặt thiết bị;

Chống sét.

 

 

 

b)

 

1

2

-

 

Các phương pháp chế tạo: vỏ bọc chịu lực, khung tròn, nẹp dọc, xà dọc, vách ngăn, khung, thanh chống, thanh giằng, cơ cấu đỡ sàn, phương pháp gia cường vỏ, chống ăn mòn, cố định cánh và đuôi;

Cố định khung treo động cơ, thăng bằng ngang và càng;

Lắp đặt ghế ngồi;

Cửa: kết cấu, cơ cấu đóng mở, hoạt động và thiết bị an toàn;

Kết cấu cửa sổ và kính chắn gió;

Thùng nhiên liệu;

Vách phòng cháy;

Giá treo động cơ;

kỹ thuật lắp ráp cấu trúc: tán đinh, lắp bu lông, dán;

Phương pháp bảo vệ bề mặt: mạ crom, xử lý anot, sơn;

Làm sạch bề mặt;

Tính đối xứng của thân: Phương pháp cân chỉnh và kiểm tra tính đối xứng.

 

 

 

12.6

Điều hoà không khí (ATA 21)

 

 

 

12.6.1

Cung cấp không khí

1

2

-

 

Nguồn cung cấp không khí: lấy khí trích ở động cơ và xe khí mặt đất;

 

 

 

12.6.2

Điều hoà không khí

1

3

-

 

Hệ thồng điều hoà không khí;

Hệ thống phân phối;

Hệ thống điều khiển lưu lượng và nhiệt độ;

Thiết bị bảo vệ và cảnh báo.

 

 

 

12.7

Hệ thống đồng hồ / thiết bị điện tử

 

 

 

12.7.1

Hệ thống đồng hồ (ATA 31)

1

2

-

 

Ống tĩnh áp: đồng hồ độ cao, đồng hồ tốc độ máy bay, đồng hồ tốc độ lên xuống;

Thiết bị con quay: đồng hồ chân trời giả, đồng hồ thế bay,

 

 

 

 

đồng hồ hướng bay, đồng hồ chỉ đường chân trời, đồng hồ lượn vòng và độ dạt;

La bàn: đọc trực tiếp, đọc gián tiếp;

Các hệ thống đồng hồ khác của tàu bay.

 

 

 

12.7.2

Hệ thống điện tử

1

1

-

 

Sơ đồ nguyên lý và hoạt động:

Bay tự động (ATA 22);

Thông tin liên lạc (ATA 23);

Hệ thống dẫn đường (ATA 34).

 

 

 

12.8

Hệ thống điện (ATA 24)

1

3

-

 

Lắp đặt và hoạt động của ắc quy;

Nguồn điện một chiều, nguồn điện xoay chiều;

Nguồn điện khẩn cấp;

Điều áp, bảo vệ mạch;

Phân phối điện;

Biến điện, biến áp, chỉnh lưu;

Nguồn điện từ bên ngoài / điện mặt đất.

 

 

 

12.9

Trang thiết bị buồng khách (ATA 25)

 

 

 

a)

 

2

2

-

 

Các yêu cầu về thiết bị khẩn nguy;

Ghế ngồi, dây an toàn;

Thiết bị nâng cẩu;

 

 

 

b)

 

1

1

-

 

Hệ thống phao khẩn nguy;

Bố trí khoang, thiết bị chằng giữ hàng;

Bố trí thiết bị;

Lắt đặt trang thiết bị trong buồng khách.

 

 

 

12.10

Chống cháy (ATA 26)

1

3

-

 

Hệ thống phát hiện khói, cháy và cảnh báo;

Hệ thống dập cháy;

Kiểm tra hệ thống.

 

 

 

12.11

Hệ thống nhiên liệu (ATA 28)

1

3

-

 

Bố trí hệ thống;

Thùng nhiên liệu;

Hệ thống cung cấp nhiên liệu;

Xả nhiên liệu trên không, thông thoáng;

 

 

 

 

Dao chuyển và dồn thùng;

Hệ thống chỉ thị và cảnh báo;

Nạp và xả nhiên liệu.

 

 

 

12.12

Hệ thống thuỷ lực (ATA 29)

1

3

-

 

Bố trí hệ thống;

Chất lỏng thuỷ lực;

Thùng chứa thuỷ lực và bộ tích áp;

Tạo áp suất bằng điện, cơ học, khí động;

Tạo áp khẩn cấp;

Điều khiển áp suất;

Phân phối nguồn áp lực;

Hệ thống chỉ thị và cảnh báo.

 

 

 

12.13

Chống băng và mưa (ATA 30)

1

3

-

 

Sự hình thành băng, phân loại, cách phát hiện;

Hệ thống chống băng và phá băng: điện, khí nóng, hoá chất;

Gạt nước kính buồng lái;

Sưởi ấm truyền cảm và lỗ xả cặn.

 

 

 

12.14

Càng (ATA 32)

2

3

-

 

Cấu tạo và nguyên lý giảm chấn;

Hệ thống thả và thu càng bình thường và khẩn cấp;

Hệ thống chỉ thị và cảnh báo;

Bánh, lốp, phanh;

Điều khiển quay bánh mũi;

Bàn trượt, phao.

 

 

 

12.15

Chiếu sáng (ATA 33)

2

3

-

 

Bên ngoài: đèn hiệu, đèn hạ cánh, đèn lăn, quan sát băng;

Bên trong: chiếu sáng khoang khách, chiếu sáng buồng lái, chiếu sáng buồng hàng;

Chiếu sáng khẩn cấp.

 

 

 

12.16

Khí nén/ chân không (ATA 36)

1

3

-

 

Bố trí hệ thống;

Nguồn: động cơ, máy nén, bình chứa, cung cấp mặt đất;

Điều khiển áp suất;

Phân phối;

Hệ thống chỉ thị và cảnh báo;

Tương tác với hệ thống khác.

 

 

 

13. KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC TẦU BAY, CẤU TRÚC VÀ HỆ THỐNG TẦU BAY.

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

13.1

Lý thuyết bay

 

 

 

a)

Khí động học máy bay và hệ thống điều khiển

-

-

1

 

Hoạt động và tác dụng của:

- Điều khiển theo trục dọc: bánh lái liệng và cánh cản lưng;

- Điều khiển theo trục ngang: bánh lái độ cao, đuôi ngang, thăng bằng ngang thay đổi góc đặt;

- Điều khiển hướng, bộ hạn chế bánh lái hướng;

Hệ thống điều khiển sử dụng elevon, ruddervator;

Thiết bị tăng lực nâng: rãnh cánh, cánh tà trước, cánh tà sau;

Thiết bị tạo lực cản: cánh cản lưng, tấm cản lưng, phanh tốc độ;

Hoạt động và tác dụng của mảnh vi chỉnh, mảnh trợ lực.

 

 

 

b)

Bay tốc độ cao

-

-

1

 

Tốc độ âm thanh, bay dưới tốc độ âm thanh, bay cận tốc độ âm thanh, bay trên tốc độ âm thanh ;

Số Mach, số Mach tới hạn.

 

 

 

c)

Khí động học cánh quay

-

-

1

 

Thuật ngữ;

Hoạt động và tác dụng của điều khiển bước lá cánh, điều khiển bộ cánh quay, điều khiển chống quay ngược.

 

 

 

13.2

Cấu trúc - Khái niệm chung

 

 

 

a)

 

-

-

1

 

Kiến thức cơ bản về các hệ thống cấu trúc thân.

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Hệ thống ký hiệu vùng và vị trí;

Cân bằng điện thế;

Chống sét.

 

 

 

13.3

Bay tự động (ATA 22)

-

-

3

 

Kiến thức cơ bản về bay tự động, nguyên lý hoạt động và thuật ngữ;

Xử lý tín hiệu lệnh;

Các chế độ làm việc: nghiêng, lên xuống và hướng;

Bộ giảm lắc;

Hệ thống phụ trợ ổn định trên trực thăng;

Điều khiển vi chỉnh tự động;

Tương tác giữa tự động lái và các thiết bị phụ trợ dẫn đường;

Tự động tay ga;

Hạ cánh tự động: nguyên lý hoạt động và cấp thiết bị, chế độ

 

 

 

 

làm việc, tiếp cận, đường trượt, hạ cánh, bay lại, giám sát hệ thống và trạng thái hỏng hóc.

 

 

 

13.4

Thông tin liên lạc / dẫn đường (ATA 23, 34)

-

-

3

 

Kiến thức cơ sở về lan truyền sóng vô tuyến, ăng ten, đường truyền, thông tin liên lạc, máy thu và máy phát;

Nguyên lý làm việc của các hệ thống sau:

- Đài liên lạc VHF;

- Đài liên lạc HF;

- Âm thanh;

- Máy phát định vị khẩn cấp;

- Máy ghi âm buồng lái;

- Đài VOR;

- Đài tìm hướng tự động ADF;

- Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS);

- Hệ thống hạ cánh bằng sóng đề xi (MLS);

- Hệ thống chỉ hướng bay;

- Thiết bị đo khoảng cách (DME);

- Hệ thống dẫn đường Ô me ga (VLF / Omega);

- Dẫn đường sử dụng hiệu ứng Doppler;

- Dẫn đường theo vùng RNAV;

- Hệ thống điều hành bay;

- Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống dẫn đường toàn cầu bằng vệ tinh (GNSS);

- Hệ thống dẫn đường quán tính;

- Máy hỏi đáp dẫn đường, ra đa giám sát thứ cấp;

- Hệ thống cảnh báo chống va chạm trên không (TCAS);

- Ra đa thời tiết;

- Đồng hồ đo độ cao vô tuyến;

- Thông tin liên lạc ARINC.

 

 

 

13.5

Hệ thống điện (ATA 24)

-

-

3

 

Lắp đặt và hoạt động của ăc quy;

Nguồn điện một chiều;

Nguồn điện xoay chiều;

Nguồn điện khẩn cấp;

Điều chỉnh điện áp;

Phân phối điện;

Biến điện, biến áp, chỉnh lưu;

Bảo vệ mạch;

Nguồn điện bên ngoài / điện mặt đất.

 

 

 

13.6

Trang thiết bị buồng khách (ATA 25)

-

-

3

 

Các yêu cầu về thiết bị điện tử khẩn nguy;

Thiết bị giải trí trong buồng khách.

 

 

 

13.7

Hệ thống điều khiển (ATA 27)

 

 

 

a)

Điều khiển chính: bánh lái liệng, bánh lái độ cao, bánh lái

-

-

1

 

hướng, cánh cản lưng;

Điều khiển vi chỉnh;

Kiểm soát lực khí động;

Thiết bị tăng lực nâng;

Tấm cản lưng, phanh tốc độ;

Vận hành hệ thống: bằng tay, thuỷ lực, khí nén;

Tạo tải giả, giảm lắc, vi chỉnh số Mach, hạn chế lái hướng, khoá bánh lái hướng;

Hệ thống chống thất tốc.

 

 

 

b)

Vận hành hệ thống: điện, điều khiển bay bằng điện.

-

-

2

13.8

Hệ thống đồng hồ (ATA 31)

-

-

2

 

Phân loại;

Khí quyển;

Thuật ngữ;

Đồng hồ áp suất;

Đồng hồ độ cao;

Hệ thống tĩnh áp;

Đồng hồ tốc độ lên xuống;

Đồng hồ tốc độ máy bay;

Đồng hồ số Mach;

Hệ thống báo độ cao/ hệ thống cảnh báo;

Máy tính dữ liệu không khí;

Đồng hồ của hệ thống khí nén;

Áp kế và nhiệt kế đọc trực tiếp;

Hệ thống chỉ nhiệt độ;

Hệ thống chỉ lượng nhiên liệu;

Nguyên lý con quay;

Đường chân trời giả;

Hệ thống báo trượt;

Con quay chỉ hướng;

Hệ thống cảnh báo gần đất;

Hệ thống la bàn;

Hệ thống ghi số liệu bay;

Đồng hồ chỉ huy bay điện tử;

 

 

 

 

Hệ thống cảnh báo, gồm hệ thống cảnh báo chính và bảng cảnh báo trung tâm;

Hệ thống cảnh báo thất tốc và hệ thống chỉ thị góc tấn;

Đồng hồ đo độ rung.

 

 

 

13.9

Hệ thống đèn (ATA 33)

-

-

3

 

Đèn bên ngoài: dẫn đường, hạ cánh, lăn, quan sát băng

Đèn bên trong: buồng khách, buồng lái, buồng hàng

Chiếu sáng khẩn cấp

 

 

 

13.10

Hệ thống thông tin trợ giúp bảo dưỡng (ATA 45)

-

-

2

 

Máy tính trợ giúp bảo dưỡng trung tâm;

Hệ thống nạp dữ liệu;

Hệ thống thư viện điện tử;

In;

Giám sát cấu trúc thân (giám sát hỏng hóc cho phép).

 

 

 

14. HỆ THỐNG TẠO LỰC ĐẨY

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

14.1

Động cơ tuốc bin

 

 

 

a)

 

-

-

1

 

Cấu tạo và hoạt động của động cơ tuốc bin phản lực, động cơ tuốc bin cánh quạt nén, động cơ trục tuốc bin trục dẫn và động cơ tuốc bin cánh quạt.

 

 

 

b)

 

-

-

2

 

Điều khiển động cơ điện và hệ thống điều tiết nhiên liệu (FADEC).

 

 

 

14.2

Hệ thống chỉ thị tham số động cơ

-

-

2

 

Nhiệt độ khí xả / hệ thống chỉ nhiệt độ tuốc bin giữa các tầng;

Tốc độ động cơ;

Đồng hồ chỉ lực đẩy động cơ: tỷ lệ tăng áp suất trong động cơ, áp suất giãn nở trong động cơ tuốc bin hoặc hệ thống áp lực trong ống phun;

Áp suất và nhiệt độ dầu nhờn;

Áp suất, nhiệt độ và lưu lượng nhiên liệu;

Áp suất ống góp;

Mô men quay của động cơ;

Tốc độ cánh quạt.

 

 

 

15. ĐỘNG CƠ TUỐC BIN KHÍ.

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

15.1

Kiến thức cơ sở

1

2

-

 

Thế năng, động năng, các định luật Niu tơn, chu trình Brayton;

Mối quan hệ giữa lực, công, công suất, năng lượng, vận tốc, gia tốc;

Kết cấu và hoạt động của động cơ tuốc bin phản lực, tuốc bin quạt nén, tuốc bin trục dẫn, tuốc bin cánh quạt.

 

 

 

15.2

Tính năng của động cơ

-

2

-

 

Lực đẩy toàn phần, lực đẩy hiệu quả, lực đẩy ở trạng thái ống xả ‘hóc’, phân bố lực đẩy, lực đẩy vec tơ tổng, công suất đo bằng sức ngựa, công suất tương đương, tiêu thụ nhiên liệu;

Hiệu suất của động cơ;

Hệ số phân luồng và hệ số nén động cơ;

Áp lực, nhiệt độ và vận tốc của dòng khí;

Biến thiên lực đẩy, lực đẩy tĩnh, ảnh hưởng của tốc độ, độ cao và nhiệt độ, khoảng ổn định của lực đẩy, các giới hạn.

 

 

 

15.3

Miệng hút

2

2

 

 

Ống dẫn vào máy nén;

Tác dụng của các kiểu miệng hút khác nhau.

 

 

 

 

Chống băng.

 

 

 

15.4

Máy nén

1

2

 

 

Các kiểu trục và li tâm;

Đặc điểm cấu trúc và nguyên tắc hoạt động, áp dụng.

 

 

 

 

Cân bằng quạt nén;

Hoạt động;

Nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng lốc và hóc khí trong máy nén;

Phương pháp điều khiển dòng không khí: van xả, xoay lá hướng dòng;

Hệ số nén.

 

 

 

15.5

Buồng đốt

1

2

-

 

Đặc điểm cấu trúc và nguyên tắc hoạt động.

 

 

 

15.6

Tuốc bin

2

2

-

 

Hoạt động và đặc điểm của các loại cánh tuốc bin khác nhau;

Lắp lá vào đĩa;

Cánh hướng dòng;

Nguyên nhân và ảnh hưởng của ứng suất và rão lá cánh tuốc bin.

 

 

 

15.7

Ống xả

1

2

-

 

Đặc điểm cấu trúc và nguyên tắc hoạt động;

Ống phun hội tụ, ống phun khuyếch tán và ống phun thay đổi thiết diện;

Giảm tiếng ồn động cơ.

 

 

 

 

Cơ cấu thổi ngược.

 

 

 

15.8

Ổ trục và vòng bít kín

-

2

-

 

Đặc điểm cấu trúc và nguyên tắc hoạt động.

 

 

 

15.9

Dầu bôi trơn và nhiên liệu

1

2

-

 

Tính chất và đặc tính kỹ thuật;

Chất phụ gia của nhiên liệu;

Biện pháp an toàn.

 

 

 

15.10

Hệ thống bôi trơn

1

2

-

 

Hoạt động của hệ thống / sơ đồ và các bộ phận.

 

 

 

15.11

Hệ thống nhiên liệu

1

2

-

 

Hoạt động của hệ thống điều khiển động cơ và hệ thống điều tiết nhiên liệu, hệ thống điều khiển động cơ điện tử;

Sơ đồ hệ thống và các bộ phận.

 

 

 

15.12

Hệ thống khí

1

2

-

 

Hoạt động của hệ thống phân phối khí của động cơ, hệ thống chống băng, hệ thống làm mát bên trong, làm kín và cung cấp không khí.

 

 

 

15.13

Hệ thống khởi động và đánh lửa

1

2

-

 

Hoạt động của hệ thống khởi động động cơ và các thiết bị;

Hệ thống đánh lửa và các thiết bị;

Các quy định về an toàn trong bảo dưỡng.

 

 

 

15.14

Hệ thống chỉ thị tham số động cơ

1

2

-

 

Nhiệt độ khí xả / nhiệt độ tuốc bin;

Đồng hồ chỉ lực đẩy động cơ: hệ số nén của động cơ, hệ số giãn nở của tuốc bin, hệ thống đo áp suất trong ống phun xả;

Áp suất và nhiệt độ dầu;

Áp suất và lưu lượng nhiên liệu;

Tốc độ động cơ;

Đồng hồ báo độ rung;

Mô men xoắn;

Công suất.

 

 

 

15.15

Hệ thống tăng cường công suất

-

1

-

 

Hoạt động và cách sử dụng;

Hệ thống phun nước, hỗn hợp nước methanol;

Buồng đốt tăng lực, hệ thống hâm nóng.

 

 

 

15.16

Động cơ tuốc bin cánh quạt

1

2

 

 

Tuốc bin lực và tuốc bin cao áp;

Bộ giảm tốc;

 

 

 

 

Điều khiển kép động cơ và cánh quạt;

Thiết bị an toàn khi quá tốc độ.

 

 

 

15.17

Động cơ tuốc bin trục dẫn

1

2

-

 

Cấu tạo hệ thống truyền động, bộ giảm tốc, khớp nối, hệ thống điều khiển.

 

 

 

15.18

Động cơ phụ (APUs)

1

2

-

 

Mục đích, hoạt động, hệ thống bảo vệ.

 

 

 

15.19

Lắp đặt động cơ

1

2

-

 

Cấu hình vách chắn lửa, nắp, tấm cách âm, giá treo động cơ, giá chống rung, ống dẫn mềm, ống dẫn cứng, cáp tín hiệu, đầu nối, bọc cách điện, cáp điều khiển và thanh truyền, điểm móc cẩu và điểm xả.

 

 

 

15.20

Hệ thống chống cháy

1

2

-

 

Hoạt động của hệ thống phát hiện cháy và dập cháy.

 

 

 

15.21

Giám sát động cơ và nổ thử máy ở mặt đất

1

3

-

 

Quy trình khởi động và thử máy;

Công suất đầu ra và tham số của động cơ;

Theo dõi trạng thái (kể cả độ rung);

Kiểm tra động cơ và các thiết bị theo các tiêu chuẩn của nhà chế tạo;

Làm sạch máy nén;

Hỏng hóc do vật thể lạ.

 

 

 

15.22

Bảo quản và bọc dầu

-

2

-

 

Bọc dầu và phá bọc dầu động cơ và thiết bị.

 

 

 

16. ĐỘNG CƠ PISTON

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

16.1

Kiến thức cơ sở

1

2

-

 

Hiệu suất cơ học, hiệu suất nhiệt và hiệu suất thể tích;

Chu trình hoạt động.

Hành trình của pit tông và hệ số nén;

Cấu hình động cơ và trình tự đánh lửa.

 

 

 

16.2

Tính năng động cơ

1

2

-

 

Cách tính và đo công suất;

Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất động cơ;

Tạo hỗn hợp, đánh lửa sớm.

 

 

 

16.3

Cấu tạo động cơ

1

2

 

 

Hộp trục khuỷu, trục khuỷu, trục cam, các te trục khuỷu;

Hộp truyền động.

 

 

 

 

Cụm xi lanh và pit tông;

Thanh truyền, miệng hút và ống xả;

Cơ cấu van.

 

 

 

 

Hộp giảm tốc cánh quạt.

 

 

 

16.4

Hệ thống nhiên liệu động cơ

 

 

 

16.4.1

Bộ chế hoà khí

1

2

-

 

Chủng loại, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động;

Sưởi ấm và phá băng;

 

 

 

16.4.2

Hệ thống phun nhiên liệu

1

2

-

 

Chủng loại, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động;

 

 

 

16.5

Hệ thống khởi động và đánh lửa

1

2

-

 

Hệ thống khởi động;

Các loại manheto, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động;

Dây mồi và nến đánh lửa;

Cao áp và thấp áp.

 

 

 

16.6

Hệ thống làm mát và hệ thống xả

1

2

-

 

Cấu tạo và hoạt động của hệ thống xả: các hệ thống thay khí;

Hệ thống xả và làm mát động cơ.

 

 

 

16.7

Nén tăng áp / nén tăng áp dẫn động bằng khí xả

1

2

-

 

Nguyên tắc và mục đích tăng áp suất, ảnh hưởng của việc tăng áp suất đến tham số động cơ;

Cấu tạo và hoạt động của hệ thống tăng áp suất/ cơ cấu tăng áp suất sử dụng khí xả;

Thuật ngữ;

Hệ thống điều khiển;

Bảo vệ hệ thống.

 

 

 

16.8

Dầu bôi trơn và nhiên liệu

1

2

-

 

Tính chất và đặc tính kỹ thuật;

Chất phụ gia trong nhiên liệu;

Phương pháp phòng ngừa đảm bảo an toàn.

 

 

 

16.9

Hệ thống bôi trơn

1

2

-

 

Bố trí, hoạt động của hệ thống và bộ phận.

 

 

 

16.10

Hệ thống chỉ thị động cơ

1

2

-

 

Tốc độ động cơ;

Nhiệt độ đầu xi lanh;

Áp suất và nhiệt độ dầu;

Nhiệt độ khí xả;

Áp suất và lưu lượng nhiên liệu;

Áp suất ống góp.

 

 

 

16.11

Lắp đặt động cơ

1

2

-

 

Cấu hình của vách chắn lửa, nắp buồng động cơ, tấm cách âm, giá treo động cơ, giá chống rung, ống dẫn mềm, ống dẫn cứng, cơ cấu dẫn tiếp, đầu nối, bọc cách điện, cáp điều khiển và thanh truyền, điểm móc cẩu và điểm xả.

 

 

 

16.12

Kiểm tra động cơ và nổ thử máy ở mặt đất

1

3

-

 

Quy trình khởi động và thử máy;

Công suất đầu ra và tham số động cơ;

Kiểm tra động cơ và thiết bị theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo.

 

 

 

16.13

Bảo quản và bọc dầu

-

2

-

 

Bọc dầu và phá bọc dầu động cơ và các thiết bị.

 

 

 

17. CÁNH QUẠT

 

 

Mức

 

 

A

B1

B2

17.1

Kiến thức cơ sở

1

2

-

 

Lý thuyết về các phần tử cánh quạt;

Góc cánh quạt lớn/nhỏ, góc thổi ngược, góc tấn, tốc độ quay;

Lực khí động, lực ly tâm và lực đẩy;

Độ trượt bước dịch chuyển lá cánh;

Mô men xoắn;

Tương quan giữa dòng không khí và góc tấn cánh quạt;

Độ rung và cộng hưởng.

 

 

 

17.2

Chế tạo cánh quạt

1

2

-

 

Phương pháp chế tạo và vật liệu dùng trong cánh quạt composit và cánh quạt kim loại;

Vị trí cánh quạt, mặt bụng cánh quạt, đuôi cánh quạt, mặt lưng và bầu cánh quạt

Bước cố định, bước điều chỉnh, cánh quạt có tốc độ không đổi;

Lắp cánh quạt và lắp chóp cánh quạt.

 

 

 

17.3

Điều khiển bước cánh quạt

1

2

-

 

Phương pháp thay đổi bước cánh và tốc độ;

Xuôi lá và thổi ngược;

Ngăn ngừa quá tốc độ.

 

 

 

17.4

Đồng bộ cánh quạt

-

2

-

 

Thiết bị đồng bộ tốc độ và đồng bộ pha.

 

 

 

17.5

Chống đóng băng cho cánh quạt

1

2

-

 

Thiết bị chống đống băng bằng điện và bằng chất lỏng.

 

 

 

17.6

Bảo dưỡng cánh quạt

1

3

-

 

Cân bằng tĩnh và động;

Đồng phẳng hoá lá cánh quạt;

Đánh giá mức hỏng hóc cánh quạt, độ mòn, ôxy hoá, hỏng hóc do va đập, tách lớp;

Hướng dẫn sửa chữa cánh quạt;

Nổ thử máy động cơ cánh quạt.

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP BẢO DƯỠNG TẦU BAY VÀ MẪU GIẤY PHÉP BẢO DƯỠNG TẦU BAY

Phụ lục 2 trình bày mẫu giấy phép bảo dưỡng tầu bay và mẫu đơn xin cấp giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66.

Người được quyền xác nhận hoàn thành công việc bảo dưỡng theo QCHK 145 phải có:

1. Giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 còn hiệu lực về phạm vi tương ứng;

2. Chứng chỉ xác nhận còn hiệu lực trong phạm vi tương ứng do tổ chức bảo dưỡng theo QCHK 145 cấp.

Các nội dung trong giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 do Cục Hàng không cấp có thể có thứ tự khác với mẫu.

Khi chưa có năng định loại tầu bay trong giấy phép có thể chưa có các trang dành cho nội dung này.

Mặc dù vậy, mỗi trang trong giấy phép phải theo mẫu và có các nội dung quy định cho trang đó.

Nếu không có hạn chế nào áp dụng, ở trang GIỚI HẠN ghi “Không có giới hạn”

ĐƠN XIN CẤP/THAY ĐỔI/GIA HẠN GIẤY PHÉP

BẢO DƯỠNG TẦU BAY THEO QCHK 66

MẪU 19

Các thông tin về người làm đơn:

Họ và tên:

Địa chỉ:

Ngày tháng năm sinh:

Nơi sinh:

Các thông tin về giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66 (nếu có):

Số giấy phép: Ngày cấp:

Các thông tin về cơ quan chủ quản của người làm đơn:

Tên tổ chức:

Địa chỉ:

Số Chứng chỉ Phê chuẩn theo QCHK 145:

Tel: Fax:

ĐƠN XIN:

 

Cấp lần đầu Thay đổi Gia hạn

 

Mức A B1 C B2

Máy bay turbine  

Máy bay piston 

Trực thăng turbine  

Trực thăng piston  

Điện, điện tử 

Loại tầu bay (nếu có):

Tôi làm đơn xin cấp/thay đổi/gia hạn giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66. Tôi xin cam đoan nội dung trong đơn là hoàn toàn đúng, có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

Ngày làm đơn:

Chữ ký người làm đơn (ghi rõ họ tên):

KINH NGHIỆM BẢO DƯỠNG TẦU BAY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị của Tổ chức bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 145 (nếu có):

Chứng nhận Ông :...................................................... đã đáp ứng các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm của QCHK 66. Đề nghị Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cấp/bổ sung Giấy phép bảo dưỡng tầu bay theo QCHK 66.

 

Ký:

 

 

 

Họ tên:

Chức vụ:

Ngày tháng năm:

 

 

 

 

CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

 

Điều kiện:

VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

GIẤY PHÉP

BẢO DƯỠNG TẦU BAY

THEO QCHK - 66

 

1. Giấy phép này phải có chứng minh thư và ảnh đi kèm.

2. Các mức/tiểu mức ghi tại các trang MỨC/TIỂU MỨC không cho phép người mang giấy phép ký xác nhận cho tầu bay vào khai thác sau bảo dưỡng.

3. Người mang giấy phép được phép ký chứng nhận cho vào khai thác các loại tầu bay ghi tại các trang NĂNG ĐỊNH LOẠI TẦU BAY từ ngày có hiệu lực.

4. Giấy phép bảo dưỡng theo QCHK 66 với các mức B1, B2 và C cùng chứng chỉ xác nhận loại tầu bay theo QCHK 145 đáp ứng đủ yêu cầu của ICAO, Annex 1.

5. Người mang giấy phép chỉ được ký chứng nhận cho tầu bay vào khai thác trong giới hạn cho phép theo QCHK 66 và QCHK 145, trừ trường hợp nêu tại mục 6 dưới đây.

6. Người mang giấy phép được thực hiện quyền hạn của mình ở ngoài các tổ chức theo QCHK 145, nếu nhà chức trách cho phép tại trang GIỚI HẠN.

7. Giấy phép này có hiệu lực đến ngày ghi tại trang GIỚI HẠN, trừ khi bị đình chỉ hoặc thu hồi trước thời hạn.

 

 

 

 

 

MỨC/ TIỂU MỨC THEO QCHK-66

1. Số giấy phép:

 

 

A

B1

B2

C

 

2. Họ tên:

 

3. Ngày tháng năm sinh:

 

4. Địa chỉ:

 

5. Quốc tịch

 

6. Chữ ký người được cấp

 

7. Ngày cấp:

 

8. Họ tên và chữ ký người cấp:

 

 

9. Đóng dấu:

 

 

 

 

 

Máy bay tuôc bin

 

 

Máy bay piston

 

 

Trực thăng tuốc bin

 

 

Trực thăng piston

 

 

Điện, điện tử

 

 

 

 

CÁC NĂNG ĐỊNH LOẠI TẦU BAY THEO QCHK-66

 

GIỚI HẠN THEO QCHK-66

Loại tầu bay

Mức

Ngày tháng &đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày hết hạn:

Số giấy phép

 

Số giấy phép:

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 06/2000/QĐ-CHK Quy chế về nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng (QCHK-66) do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 06/2000/QĐ-CHK
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/02/2000
  • Nơi ban hành: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
  • Người ký: Nguyễn Tiến Sâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/05/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản