- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2013/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 25 tháng 01 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THI CÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông Đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ THI CÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05 /2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng)
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định này quy định công tác thi công các công trình đường bộ đang khai thác trong các trường hợp sau:
a) Thi công lắp đặt các công trình ngầm, công trình trên mặt đường bộ đang khai thác, kể cả các việc trồng cây xanh, lắp đặt biển báo, tượng, quảng cáo và các công việc tạm thời như thăm dò, khảo sát địa chất;
b) Thi công khớp nối đường ngang xây dựng mới vào đường bộ đang khai thác;
c) Thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ theo các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Xử lý sự cố đột xuất về kỹ thuật của các công trình như: thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp ga và các công trình liên quan khác;
đ) Thi công lắp đặt cấp, thoát nước cho các hộ dân;
2. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Đường chuyên dùng của lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và đường chuyên dùng của các tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng;
b) Các tuyến đường bộ do Trung ương trực tiếp quản lý thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện công tác thi công các công trình đường bộ hoặc công trình thiết yếu khác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý đường bộ thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên công trình đường bộ, khắc phục bão lũ đảm bảo giao thông bước 1không phải xin giấy phép thi công, nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ thi công.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, xây dựng các hào kỹ thuật, tuynen qua đường bộ để lắp đặt các công trình ngầm.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;
2. Công trình đường bộ gồm: đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ
5. Hào kỹ thuật, tuynen là công trình dự trữ, nhằm bố trí các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật lắp đặt ngầm dưới đường bộ;
6. Kinh phí hoàn trả nguyên trạng mặt bằng là toàn bộ chi phí cần thiết, để khôi phục lại nguyên trạng kết cấu ban đầu của đường bộ và các công trình đường bộ hoặc các công trình liên quan khác.
7. Hoàn trả nguyên trạng mặt bằng là khôi phục lại kết cấu của mặt đường, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, hành lang an toàn đường bộ có chất lượng bằng hoặc lớn hơn hiện trạng ban đầu, gồm các bước Hoàn trả tạm mặt bằng, hoàn trả hoàn chỉnh mặt bằng, bảo hành công tác hoàn trả mặt bằng nguyên trạng và hoàn thiện lần cuối cùng công tác hoàn trả nguyên trạng mặt bằng.
8. Hoàn trả tạm mặt bằng là san lấp tạm mặt đường, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, hành lang an toàn đường bộ không theo thiết kế sau khi lắp đặt công trình ngầm để đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
9. Hoàn trả hoàn chỉnh mặt bằng là việc hoàn trả lại mặt bằng như nguyên trạng ban đầu.
10. Bảo hành hoàn trả mặt bằng nguyên trạng là trách nhiệm của các đơn vị được giao nhiệm vụ hoàn trả mặt bằng nguyên trạng phải chủ động bù lún, xử lý các điểm bị bong tróc từ khi hoàn trả hoàn chỉnh mặt bằng đến hết thời gian bảo hành công trình ghi trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị được giao nhiệm vụ hoàn trả mặt bằng nguyên trạng.
11. Hoàn thiện lần cuối cùng công tác hoàn trả nguyên trạng mặt bằng là công việc sửa chữa hoàn chỉnh mặt đường, kể cả hạng mục tổ chức giao thông (nếu có) trước khi tiến hành nghiệm thu bàn giao.
12. Công trình ngầm bao gồm các công trình điện, điện thoại, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và các công trình thiết yếu khác được lắp đặt dưới mặt đường; phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; hành lang an toàn đường bộ; dải phân cách.
13. Đơn vị nhận hoàn trả mặt bằng là đơn vị, tổ chức được Chủ đầu tư công trình ngầm ký hợp đồng thực hiện công tác hoàn trả mặt bằng.
14. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống đường bộ là đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống đường bộ.
Điều 4. Các nguyên tắc thi công công trình trên phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Tất cả các công trình ngầm khi thi công lắp đặt mới phải được lắp đặt trong hệ thống tuynen, hào kỹ thuật hoặc cấu kiện đúc sẵn khi thi công dưới mặt đường bộ.
2. Việc thi công các công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi đã có giấy phép thi công của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; khi thi công xong phải hoàn trả phần đường bộ, phần hành lang an toàn đường bộ theo đúng nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý Nhà nước về đường bộ.
3. Khi Nhà nước cần giải tỏa để xây dựng công trình công cộng, mở rộng nâng cấp công trình đường bộ trong phạm vi đã lắp đặt công trình thì chủ sở hữu hoặc chủ đầu tư công trình phải có trách nhiệm di chuyển và giao trả mặt bằng đúng tiến độ, thời gian yêu cầu và chịu mọi chi phí trong việc di chuyển công trình.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi thi công các công trình trên đường bộ khai thác làm thay đổi kết cấu ban đầu của công trình đường bộ và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; để vật liệu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị; trộn bê tông, trộn vữa trực tiếp xuống lòng đường, vỉa hè.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Những yêu cầu khi đề nghị cấp giấy phép thi công
1. Đối với trường hợp đường nhánh xây dựng mới nối trực tiếp vào đường chính hiện có thì điểm nối phải được cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền thoả thuận bằng văn bản ngay từ khi lập dự án và thiết kế phải bảo đảm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn và phải có báo cáo thẩm định an toàn giao thông đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với trường hợp xây dựng các công trình ngầm trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải tuân thủ các quy định sau:
a) Lập và duyệt dự án, thiết kế hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng;
b) Phải được cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản ngay từ khi lập dự án và chấp thuận hồ sơ thiết kế trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
c) Đã đăng ký kế hoạch đào đường và được Sở GTVT thống nhất, công bố.
3. Đối với công trình thi công cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ theo các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: phải có báo cáo thẩm định an toàn giao thông đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đối với công trình quy định tại điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều 1 của Quy định này không phải tuân theo các yêu cầu nêu trên.
Điều 6. Quy định về đào ngang qua đường bộ để thi công lắp đặt công trình ngầm
1. Các công trình ngầm băng ngang qua đường bộ xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp phải được lắp đặt trong hào kỹ thuật, tuynen đã xây dựng;
2. Đối với đường bộ đã được đưa vào khai thác sử dụng, nhưng chưa bố trí xây dựng hào kỹ thuật, tuynen giải quyết cho phép khoan khô qua đường bộ;
3. Trong trường hợp áp dụng biện pháp khoan khô qua đường nhưng không đáp ứng được yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền cho phép đào ngang qua đường để lắp đặt công trình, nhưng phải tuân theo nguyên tắc sau:
a) Dùng phương pháp ép cừ Larsen để chống sạt lở nền đường đối với công trình có chiều sâu đào lớn hơn 100cm;
b) Công trình ngầm phải được lắp đặt trong cấu kiện đúc sẵn; cấu kiện đúc sẵn phải đảm bảo phần dự trữ để lắp đặt các công trình ngầm khác;
c) Dùng máy cắt bê tông nhựa để cắt phần mặt đường nhựa;
d) Chỉ được phép thi công trong thời gian từ 22 giờ đêm đến 05 giờ sáng ngày hôm sau, kể cả thời gian thi công lắp đặt cấu kiện đúc sẵn và thời gian hoàn trả tạm mặt bằng nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn;
đ) Thi công dứt điểm ½ phần đường, ½ phần đường còn lại dùng để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn;
e) Thi công tiếp phần đường còn lại sau khi đã thi công lắp đặt cấu kiện đúc sẵn và hoàn trả tạm mặt bằng để bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm lưu thông êm thuận, an toàn và thông suốt đối với phần đường đã thi công trước đó;
ê) Chậm nhất sau 7 ngày kể từ khi thi công lắp đặt cấu kiện công trình dưới mặt đường, đơn vị được cấp giấy phép thi công phải hoàn trả nguyên trạng mặt bằng. Trường hợp đặc biệt vượt quá 7 ngày phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp phép.
4. Thời hạn của giấy phép bao gồm thời gian thi công lắp đặt công trình ngầm và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng, thời gian tối đa đối với một lần cấp cụ thể như sau:
a) Đối với chiều rộng mặt đường từ 10,5m trở xuống không quá 10 ngày;
b) Đối với chiều rộng mặt đường trên 10,5m không quá 15 ngày;
5. Khi cấp phép, đơn vị cấp phép phải kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép trước đó (nếu có), nếu đơn vị được cấp giấy phép để vi phạm và bị xử lý ở đoạn trước nhưng chưa khắc phục xong vi phạm thì kiên quyết không cấp phép tiếp cho đoạn sau. Thời gian thi công được gia hạn theo giấy phép không được vượt quá 1/2 thời gian đã ghi trong giấy phép và chỉ được gia hạn một lần.
Điều 7. Quy định về đào dọc theo phần đường bộ để thi công lắp đặt công trình ngầm
Ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại điểm a, b, c, d và ê khoản 3 Điều 6 và khoản 5 Điều 6 của Quy định này, còn phải tuân thủ theo các quy định sau:
1. Thi công cuốn chiếu từng đoạn dài từ 100m trở xuống, hoàn trả tạm mặt bằng đoạn đã đào để lắp đặt cấu kiện đúc sẵn mới được tiếp tục thi công đoạn tiếp theo;
2. Thời hạn của giấy phép bao gồm thời gian thi công lắp đặt công trình ngầm và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng, thời gian tối đa đối với một lần cấp cụ thể như sau:
a) Đối với chiều dài đoạn thi công từ 500m trở xuống không quá 30 ngày;
b) Đối với chiều dài đoạn thi công trên 500m tính theo thời gian tại hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình được duyệt;
1. Đối với phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ có kết cấu bằng bê tông xi măng, bê tông nhựa và kết cấu tương tự phải dùng máy cắt bê tông để cắt phần mặt phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ cho phép thi công;
2. Đối với phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ có kết cấu bằng gạch các loại, phải có biện pháp tháo dỡ thu hồi, bảo quản và sau khi thi công phải lắp đặt lại như nguyên trạng ban đầu;
3. Đối với phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ có kết cấu đất, đá, cấp phối đồi, cấp phối đá dăm và kết cấu tương tự cho phép đào để thi công lắp đặt công trình và hoàn trả lại nguyên trạng ban đầu hoặc đầu tư có kết cấu mới tốt hơn;
4. Khi thi công trong phạm vi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ phải có biện pháp đảm bảo hoạt động bình thường của các tổ chức, đơn vị và nhân dân trong phạm vi thi công; biện pháp gia cố chống sạt lở gây ảnh hưởng tới các công trình ngầm hiện có và công trình dân dụng khác;
5. Thi công cuốn chiếu từng đoạn dài từ 100m trở xuống và tiến hành thu dọn vật liệu thừa, hoàn trả tạm mặt bằng đoạn đã đào để lắp đặt công trình ngầm; bảo đảm lưu thông thông suốt, an toàn và vệ sinh môi trường mới được tiếp tục thi công đoạn tiếp theo;
6. Thời hạn của giấy phép bao gồm thời gian thi công lắp đặt công trình ngầm và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng, thời gian tối đa đối với một lần cấp cụ thể như sau:
a) Đối với chiều dài đoạn thi công từ 500m trở xuống không quá 20 ngày;
b) Đối với chiều dài đoạn thi công trên 500m tính theo thời gian tại hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình được duyệt;
7. Khi cấp phép, đơn vị cấp phép phải kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép trước đó (nếu có), nếu đơn vị được cấp giấy phép để vi phạm và bị xử lý ở đoạn trước nhưng chưa khắc phục xong vi phạm thì kiên quyết không cấp phép tiếp cho đoạn sau. Thời gian thi công được gia hạn theo giấy phép không được vượt quá 1/4 thời gian đã ghi trong giấy phép và chỉ được gia hạn một lần.
Điều 9. Những trường hợp không cấp giấy phép thi công và không tổ chức thi công
1. Ngoài việc thi công để xử lý sự cố đột xuất về kỹ thuật của các công trình như: thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp ga và các công trình liên quan khác, nghiêm cấm thi công để đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới công trình ngầm của các ngành có liên quan trên các tuyến đường đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho đến khi thực hiện đầu tư đại tu đường bộ.
2. Không cấp giấy phép để thi công các công trình trong một số ngày Lễ, Tết hàng năm như sau (Trừ trường hợp đặc biệt cần thiết để thi công các công trình phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa, thể thao):
a) Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam và ngày Quốc tế Lao động: cấm đào đường vào các ngày 29/4, 30/4 và 01/5;
b) Lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9: cấm đào đường ngày 01/9 và ngày 02/9;
c) Tết Dương lịch: cấm đào đường ngày 31/12 và ngày 01/01;
d) Tết Nguyên đán: cấm đào đường từ ngày 15 tháng chạp đến ngày mùng 8 tháng giêng năm sau (theo âm lịch);
đ) Giỗ tổ Hùng Vương: cấm đào đường ngày 10 tháng 3 (theo âm lịch).
Trường hợp đang thi công dở dang thì phải hoàn trả tạm mặt bằng trước các ngày lễ, Tết nêu trên.
3. Cấm đào đường trên các tuyến đường kể từ khi đã thi công xong phần mặt đường (thảm bêtông nhựa) cho đến hết thời hạn bảo hành công trình.
4. Cấm đào đường trong thời gian từ 05 giờ 00 đến 22 giờ 00 hàng ngày trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng đơn vị cấp phép thi công có thể cho phép thời gian bắt đầu đào đường sớm hơn nhưng không được thực hiện trước 20 giờ 00 hoặc kết thúc trễ hơn 5 giờ 00 sáng hôm sau và phải hoàn tất công tác trả lại mặt đường trước 6 giờ 00 sáng hôm sau. Nội dung, thời gian thi công và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng trong trường hợp này phải được ghi rõ trong giấy phép thi công. Riêng các trường hợp thi công để đấu nối ống nhánh và đồng hồ nước cho khách hàng vào ống cấp nước đang khai thác nằm dưới lòng đường cách bó vỉa hè không quá 50cm thì được phép thực hiện vào ban ngày.
5. Đối với trường hợp thi công bằng biện pháp khoan khô qua đường sẽ được xem xét cụ thể từng trường hợp để cấp phép thi công vào ban ngày (nhằm tránh tiếng ồn vào ban đêm) và trên các tuyến đường đã thi công xong phần mặt đường (thảm bêtông nhựa).
6. Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư có một vụ vi phạm chưa hoàn trả kịp thời nguyên trạng mặt bằng hoặc chất lượng hoàn trả kém, bị xử lý và chưa khắc phục xong thì cơ quan cấp phép không được tiếp tục cấp phép thi công cho chủ đầu tư xin phép thi công đó cho đến khi khắc phục xong vi phạm đó.
Điều 10. Các yêu cầu về kỹ thuật khi thực hiện công tác đào đường và hoàn trả mặt đường
1. Cho phép thiết kế kỹ thuật phần hoàn trả mặt đường theo thiết kế định hình. Giao Sở GTVT xây dựng các yêu cầu về thiết kế kỹ thuật định hình khi thực hiện công tác hoàn trả mặt đường trên địa bàn thành phố.
2. Đối với thiết kế kỹ thuật phần hoàn trả mặt đường của các công trình có yêu cầu đặc biệt và phức tạp, không áp dụng được thiết kế định hình thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ thiết kế riêng cho phần hoàn trả mặt đường và được Sở Giao thông Vận tải phê duyệt trước khi cấp phép.
3. Đối với việc đào đường để lắp đặt hệ thống cấp nước sinh hoạt, lắp đặt cáp mắc điện hạ thế ngầm cho khách hàng, các doanh nghiệp cấp nước, điện lực có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thay mặt khách hàng làm các thủ tục về cấp phép đào đường, không được yêu cầu khách hàng tự đi thỏa thuận, lấy ý kiến hoặc liên hệ để xin cấp phép đào đường và phải chịu trách nhiệm về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của mình. Ngoài các yêu cầu về thủ tục trong hồ sơ xin cấp phép đào đường, bản vẽ thiết kế kỹ thuật phải thể hiện và cập nhật đầy đủ hệ thống cấp, thoát nước chính, lưới điện trung hạ thế ngầm và đường ống nhánh cấp thoát nước, cáp điện hạ thế ngầm của các hộ kế cận với đầy đủ kích cỡ ống theo đúng kỹ thuật ngành cấp, thoát nước, điện lực (thể hiện rõ ràng hệ thống nào được khai thác trực tiếp).
4. Khi thực hiện công tác hoàn trả mặt bằng đối với rãnh đào đường có chiều rộng nhỏ hơn 120cm thì khi hoàn trả lớp kết cấu đá dăm phải được thay bằng lớp bê tông xi măng đá 1x2, M.200.
Điều 11. Đảm bảo tiến độ khi thi công và hoàn trả nguyên trạng mặt bằng
1. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép phải thi công đúng thời gian được cấp phép. Chỉ được xin điều chỉnh giấy phép thi công (gia hạn, bổ sung khối lượng) trong trường hợp do các nguyên nhân sau: thiên tai, bão lụt, do vướng mặt bằng chưa giải tỏa xong, các sự cố cần xử lý kỹ thuật (khi thi công vướng phải công trình ngầm khác) và phải lập lại tiến độ công việc còn lại để xin điều chỉnh giấy phép thi công. Trong khi chờ xin điều chỉnh giấy phép thi công, đơn vị thi công phải hoàn trả tạm mặt bằng để đảm bảo giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho công trình đang thi công dở dang và các công trình lân cận. Trường hợp không có lý do chính đáng thì không được điều chỉnh giấy phép thi công để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của các ngành, các đơn vị khác.
2. Khi thi công, các đơn vị thi công phải thực hiện đúng kích thước, kết cấu hoàn trả nguyên trạng mặt đường được ghi trong giấy phép. Nếu có sự thay đổi mở rộng rãnh đào hơn 1/2 bề rộng qua mỗi bên hoặc vượt quá 30% diện tích đào so với thiết kế thì phải làm thủ tục điều chỉnh lại giấy phép. Đối với các thay đổi nhỏ hơn, cho phép đơn vị thi công được tự giải quyết trong quá trình thi công nhưng phải báo cáo bằng văn bản cho đơn vị cấp phép trước khi thực hiện.
Điều 12. Cơ chế phối hợp trong việc cấp phép thi công
1. UBND các quận (huyện) cấp giấy phép thi công trên các tuyến đường do quận (huyện) quản lý có trách nhiệm gửi về Sở GTVT để theo dõi tổng hợp;
2. Trong quý I hàng năm, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường phải gửi đăng ký về nhu cầu lắp đặt công trình ngầm (trừ việc lắp đặt nước sinh hoạt cho các hộ dân) cho Sở GTVT (trong đăng ký nêu rõ yêu cầu về vị trí đào, kỹ thuật đối với rãnh đào). Trên cơ sở đăng ký Sở GTVT sẽ tổng hợp và lập kế hoạch phối hợp cụ thể về việc đào đường và thông báo cho các tổ chức, cá nhân đã đăng ký và UBND các quận (huyện) để biết.
3. Khi đã thống nhất kế hoạch, tiến độ thi công chung mà các tổ chức, cá nhân có nhu cầu lắp đặt công trình ngầm thực hiện chậm trễ, không đúng theo kế hoạch, cơ quan cấp phép thi công sẽ thu hồi giấy phép thi công hoặc không giải quyết cấp phép thi công theo Quy định này.
4. Khi đầu tư phát triển mạng lưới công trình ngầm mới thì chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo cho chính quyền địa phương và trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân trong khu vực được biết và thiết kế chung cho toàn khu vực một lần.
5. Trường hợp không có công trình ngầm cả hai bên đường, cho phép đào băng ngang đường để lắp đặt hệ thống công trình ngầm để khai thác tiếp cho các hộ khác. Nếu đã có công trình ngầm băng ngang đường đủ điều kiện để khai thác tiếp, không được đào băng đường. Khoảng cách tối thiểu giữa hai rãnh đào băng đường là 50 mét. Các trường hợp đặc biệt cần đào băng đường nhỏ hơn khoảng cách trên phải được sự chấp thuận của Sở GTVT.
Điều 13. Các yêu cầu khi thực hiện công tác thi công
1. Đối với các công trình thi công đã được cấp giấy phép, trước khi khởi công, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp biết thời hạn thi công, ngày khởi công và hoàn thành, làm thủ tục nhận bàn giao mặt bằng. Riêng trường hợp thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường theo các dự án đầu tư đã được UBND thành phố, UBND quận (huyện) phê duyệt thì chủ đầu tư dự án phải tổ chức bàn giao mặt bằng trước và sau khi thi công với đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp.
2. Trong suốt quá trình thi công công trình, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải bố trí người hướng dẫn giao thông, lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo hiệu, rào chắn, đèn báo hiệu về ban đêm…theo đúng quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quản lý, xử lý sự cố trên đường trong phạm vi công trình.
3. Đơn vị thi công phải niêm yết giấy phép thi công (bảng photocopy) tại Văn phòng Ban chỉ huy công trường (nếu có) và tại điểm đầu, điểm cuối công trường. Nếu đơn vị thi công không thực hiện việc niêm yết giấy phép theo quy định trên thì xem như đơn vị thi công không có giấy phép thi công. Đơn vị thi công phải cử người có trách nhiệm thường xuyên có mặt tại hiện trường để chỉ huy công trường, tiếp và giải quyết các vấn đề có liên quan đến công trình khi có đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng đến làm việc tại công trường.
Đối với việc thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ theo các dự án đầu tư đã được UBND thành phố, UBND quận (huyện) phê duyệt, đơn vị thi công phải có bảng niêm yết công khai qui mô công trình để địa phương, nhân dân được biết và theo dõi, kiểm tra.
4. Đối với lòng đường, lề đường, vỉa hè có kết cấu mặt là thấm nhập nhựa, bê tông nhựa, bê tông xi măng, đơn vị thi công phải sử dụng thiết bị cắt mặt đường để thực hiện công tác cắt mép rãnh đào và trong quá trình thi công tuyệt đối tránh gây sụp lở xung quanh vách rãnh đào. Trong quá trình thi công nếu phát hiện có hiện tượng rạn nứt vách đào, phải ngưng thi công ngay và tìm biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm chống sạt lở rãnh đào.
5. Quy định đối với việc thi công để lắp đặt các hầm kiểm tra cáp điện lực, điện thoại, cấp nước thoát nước đặt ở lòng đường, tại các giao lộ như sau :
Kết cấu hầm phải được sản xuất thành cấu kiện đúc sẵn. Thời gian thi công đào đường và lắp đặt cấu kiện đúc sẵn, hoàn trả tạm thời mặt đường bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn giao thông bình thường cho các loại phương tiện phải được hoàn tất trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu đào hầm.
6. Trong quá trình đào và hoàn trả mặt đường, do ảnh hưởng của việc thi công làm cho mặt đường kế cận rãnh đào bị rạn nứt, biến dạng thì chủ đầu tư và đơn vị thi công phải sửa chữa lại toàn bộ phần đường bị biến dạng này ngay sau khi phát hiện hư hỏng để trả lại hiện trạng đúng như mặt đường cũ khi chưa đào.
7. Tại những vị trí đường hẹp hoặc có các hầm quá lớn yêu cầu vừa thi công vừa đảm bảo cho người và phương tiện lưu thông, phải bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông để đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt. Trường hợp không thể vừa thi công, vừa đảm bảo giao thông thì đơn vị thi công phải lập phương án tổ chức giao thông gửi Chủ đầu tư trình Sở GTVT phê duyệt trước khi cấp giấy phép thi công.
8. Trong thời gian thi công hoặc ngừng thi công, để đảm bảo thông thoáng đường phố và mỹ quan đô thị, không được tập kết vật tư, thiết bị, xe máy thi công tại công trường (nếu chưa thực sự cần dùng đến). Nghiêm cấm việc tập kết vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng tại những đoạn chưa thi công. Không để vật liệu rời như cát, đá, xi măng, gạch... rơi vãi trên mặt đường gây nguy hiểm hoặc cản trở giao thông. Phải dự trù vật liệu đủ sử dụng theo tiến độ thi công, thi công đến đâu thì tập kết vật tư đến đó; trường hợp vật liệu không dùng hết thì phải vận chuyển đi nơi khác ngay (không được để lại qua đêm).
9. Những công nhân tham gia thi công trên đường phải mặc áo bảo hộ lao động, ban đêm áo phải có dán giấy phản quang.
10. Tất cả khối lượng đất đào lên phải được chuyển ngay lên phương tiện vận tải để vận chuyển ra khỏi công trường, không để đất đào dọc theo rãnh đào, đồng thời thu dọn sạch sẽ lòng, lề đường, vỉa hè trong phạm vi công trường để đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Phương tiện vận tải để tập kết vật tư, vật liệu xây dựng và vận chuyển đất đào ra khỏi công trường phải sạch sẽ, phải được rửa sạch bánh xe và phương tiện khi ra khỏi công trường. Trường hợp để vật tư trôi làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước, đơn vị thi công đào đường phải tổ chức nạo vét trả lại nguyên trạng ban đầu và thông báo trước cho đơn vị quản lý hệ thống thoát nước theo phân cấp để kiểm tra, theo dõi.
11. Trong quá trình thi công đào đường mà cần phải bơm nước ra khỏi hố đào để lắp đặt công trình, nước bơm từ hố đào lên phải có ống dẫn nước thải ra hệ thống thoát nước thành phố, không được để nước tràn lan ra mặt đường gây trơn trượt, mất vệ sinh.
12. Các đơn vị thi công công trình ngầm không được trộn vữa và bê tông xi măng trong phạm vi mặt đường, cho phép thực hiện trên vỉa hè, lề đường nhưng phải có tấm lót hoặc thùng trộn, tuyệt đối không được trộn trực tiếp trên mặt vỉa hè, lề đường. Sau khi hoàn tất công trình phải tiến hành làm vệ sinh và tẩy rửa mặt đường và lề đường, vỉa hè. Nghiêm cấm việc để các loại vật liệu lỏng như nhựa đường, bê tông, .v.v... chảy hoặc văng ra mặt đường gây trơn trượt, mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường. Cấm đốt, nấu nhựa trên mặt đường, lề đường và vỉa hè trong nội thành, nội thị và trên các tuyến đường ngoại thành nhưng có hộ dân cư ngụ, buôn bán hai bên đường.
Điều 14. Các yêu cầu khi thực hiện hoàn trả mặt bằng
1. Kết cấu sau khi hoàn trả mặt bằng phải có chất lượng bằng hoặc lớn hơn hiện trạng ban đầu.
2. Cao độ mặt đường, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ sau khi hoàn trả phải bằng với cao độ hiện trạng ban đầu.
3. Phải thực hiện việc hoàn trả hoàn chỉnh mặt bằng ngay sau khi hoàn tất lắp đặt công trình ngầm. Trường hợp cá biệt, khi không đủ thời gian thực hiện ngay việc hoàn trả nguyên trạng mặt bằng, cho phép hoàn trả tạm mặt bằng. Trường hợp hoàn trả tạm mặt bằng chỉ được duy trì tối đa trong vòng 20 ngày.
4. Trường hợp qua kiểm tra, chủ đầu tư hoặc đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ hay đơn vị thanh tra chuyên ngành phát hiện việc hoàn trả mặt bằng không đảm bảo chất lượng như: hiện tượng lún sụp, bong tróc...tại vị trí đã được hoàn trả nguyên trạng mặt bằng thì đơn vị được giao nhiệm vụ hoàn trả mặt bằng nguyên trạng phải tiến hành sửa chữa khắc phục trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15. Giấy phép thi công trên đường bộ đang khai thác bao gồm
1. Thi công lắp đặt các công trình ngầm, công trình trên mặt đường bộ đang khai thác.
2. Thi công các công trình sửa chữa, cải tạo nâng cấp đường bộ.
3. Thi công đấu nối đường ngang xây dựng mới vào đường bộ đang khai thác.
4. Thi công lắp đặt cấp nước cho các hộ dân.
5. Thi công các công trình liên quan khác.
6. Xử lý sự cố đột xuất về kỹ thuật của các công trình ngầm như: thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp ga và các công trình liên quan khác.
1. Công trình thiết yếu bao gồm:
a) Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
b) Công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ.
c) Công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
d) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; công trình phải bố trí trên cùng một mặt bằng với công trình đường bộ để bảo đảm tính đồng bộ và tiết kiệm.
2. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu gửi hồ sơ đề nghị được chấp thuận việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ tuyến đường đó để được xem xét giải quyết.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình (bản chính). Nếu hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có xác nhận của Chủ công trình).
Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công
1. Đối với giấy phép thi công lắp đặt công trình, hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công của tổ chức, cá nhân thi công.
b) Văn bản cam kết về việc tháo dỡ, di chuyển hoặc cải tạo công trình đã lắp đặt trả lại mặt bằng để Nhà nước xây dựng công trình công cộng hoặc nâng cấp mở rộng nền mặt đường; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan.
c) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (đối với thi công lắp đặt công trình thiết yếu).
d) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Biện pháp đảm bảo an toàn công trình giao thông đường bộ và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác hiện có trên đường bộ.
e) Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công có xác nhận của Ban Quản lý dự án (trường hợp các công trình đơn giản, không có thiết kế tổ chức thi công).
g) Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng thẩm định (đối với công trình quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường (đối với công trình không quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).
h) Hồ sơ thiết kế - dự toán hoàn trả nguyên trạng mặt bằng do cơ quan cấp phép thẩm định và phê duyệt đối với các công trình có chiều dài mặt bằng hoàn trả lớn hơn 10,5m.
i) Hợp đồng xây lắp (Nếu chủ đầu tư là pháp nhân có chức năng thi công và tự thi công thì không cần thủ tục này).
k) Nộp tiền đặt cọc bằng 100% kinh phí hoàn trả mặt bằng nguyên trạng theo đơn giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại cơ quan cấp giấy phép thi công; khoản tiền này được hoàn trả lại sau khi đơn vị đã thi công hoàn thành công trình, nộp hồ sơ hoàn công cho cơ quan cấp phép và tự tổ chức hoàn trả sau 7 ngày kể từ khi thi công lắp đặt cấu kiện công trình dưới mặt đường, trong phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ hoàn thành. Nếu sau thời gian 7 ngày, đơn vị được cấp giấy phép thi công chưa hoàn trả nguyên trạng mặt bằng hoặc đã hoàn trả nhưng không đảm bảo theo yêu cầu thì cơ quan cấp giấy phép thi công được quyền sử dụng tiền đặt cọc trên để chỉ định đơn vị thi công hoàn trả mặt bằng theo nguyên trạng ban đầu và không chi trả lại cho đơn vị được cấp giấy phép.
Giao Sở GTVT xây dựng đơn giá hoàn trả mặt bằng mẫu để áp dụng cho các công trình có chiều dài mặt đường, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ phải hoàn trả nguyên trạng từ 10,5m trở xuống.
l) Riêng trường hợp các tuyến đường đang triển khai thi công để cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thi công phải bổ sung thêm văn bản thống nhất của chủ đầu tư quản lý dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa tuyến đường đó.
2. Đối với giấy phép thi công các công trình sửa chữa, cải tạo nâng cấp đường bộ, hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công của tổ chức, cá nhân thi công;
b) Quyết định công nhận đơn vị thi công và cho phép khởi công công trình của cơ quan có thẩm quyền;
c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn công trình giao thông đường bộ và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác hiện có trên đường bộ;
đ) Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công có xác nhận của Ban Quản lý dự án (trường hợp các công trình đơn giản, không có thiết kế tổ chức thi công);
e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng thẩm định (đối với công trình quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường (đối với công trình không quy định lập báo cáo đánh giá tác động môi trường);
ê) Báo cáo thẩm định an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình cải tạo, nâng cấp đường bộ).
3. Đối với giấy phép thi công mở đường ngang đấu nối vào đường chính đang khai thác, hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công của chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công;
b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hợp đồng xây lắp (Nếu chủ đầu tư là pháp nhân có chức năng thi công và tự thi công thì không cần thủ tục này);
d) Các văn bản thống nhất về phương án thi công, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và thời gian thi công giữa chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công và cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (Chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải lập phương án thi công, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và dự kiến thời gian thi công. Cơ quan cấp phép sau khi xem xét, nếu nhất trí thì có văn bản chấp thuận để làm căn cứ giám sát, kiểm tra);
4. Thi công lắp đặt cấp nước cho các hộ dân, hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của đơn vị cung cấp nước;
b) Sơ đồ vị trí, mặt bằng thi công;
c) Văn bản cam kết về việc tháo dỡ, di chuyển hoặc cải tạo công trình đã lắp đặt trả lại mặt bằng để Nhà nước xây dựng công trình công cộng hoặc nâng cấp mở rộng nền mặt đường của đơn vị cung cấp nước; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan.
5. Thi công các công trình liên quan khác, hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công của tổ chức, cá nhân thi công;
b) Văn bản cam kết về việc tháo dỡ,di chuyển hoặc cải tạo công trình đã lắp đặt trả lại mặt bằng để Nhà nước xây dựng công trình công cộng hoặc nâng cấp mở rộng nền mặt đường; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan.
c) Sơ đồ vị trí, mặt bằng thi công;
6. Xử lý sự cố đột xuất về kỹ thuật của các công trình ngầm như: thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp ga và các công trình liên quan khác, hồ sơ gồm có:
a) Văn bản thể hiện tình hình sự cố kỹ thuật của đơn vị quản lý công trình ngầm;
b) Văn bản cam kết hoàn trả nguyên trạng mặt bằng của đơn vị quản lý công trình ngầm;
c) Sơ đồ vị trí, mặt bằng thi công;
Riêng trường hợp cấp nước, cơ quan cấp giấy phép giải quyết tối đa không quá 04 giờ; các trường hợp còn lại tối đa không quá 08 giờ .
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hào kỹ thuật, tuynen qua đường bộ
1. Quyền:
a) Tổ chức quản lý, khai thác và thu phí các công trình ngầm lắp đặt trong hào kỹ thuật, tuynen theo phương án được duyệt;
b) Được toàn quyền sử dụng hào kỹ thuật, tuynen trong thời gian hoàn vốn theo phương án được duyệt.
2. Nghĩa vụ:
a) Liên hệ với đơn vị quản lý dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đường bộ hoặc đơn vị quản lý đường bộ có thẩm quyền để có kế hoạch xây dựng hào kỹ thuật, tuynen theo tiêu chuẩn và quy mô phù hợp với đường bộ;
b) Lập phương án quản lý, khai thác hào kỹ thuật, tuynen và lập thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán hào kỹ thuật, tuynen gửi Sở GTVT thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt;
c) Lập phương án tổ chức quản lý thu phí và mức thu phí các công trình ngầm lắp đặt trong hào kỹ thuật, tuynen gửi Sở Tài chính Đà Nẵng thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt;
d) Báo cáo định kỳ hàng tháng bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước về đường bộ có thẩm quyền kết quả công tác quản lý, khai thác hào kỹ thuật, tuynen.
1. Công tác kiểm tra việc thực hiện đào và hoàn trả mặt đường, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ do các cơ quan có chức năng quản lý và bảo vệ công trình giao thông đường bộ thực hiện, nhằm nhắc nhở, xử lý các hành vi gây tác động đến công trình giao thông đường bộ và vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị. Công tác kiểm tra được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất trong suốt quá trình thực hiện công tác thi công và hoàn trả mặt bằng;
2. Đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống đường bộ theo phân cấp, Thanh tra Sở GTVT có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định về thi công và hoàn trả mặt bằng của tổ chức, cá nhân được cấp phép trong suốt thời gian thi công;
3. Chủ đầu tư, các đơn vị thi công và hoàn trả mặt bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt sự kiểm tra và các quyết định xử lý của các cơ quan có chức năng quản lý và bảo vệ công trình giao thông đường bộ.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 20. Tổ chức, cá nhân thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
1. Nộp đủ lệ phí cấp giấy phép và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định;
2. Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép thi công;
3. Trước khi khởi công xây dựng công trình phải thông báo cho UBND xã, phường nơi có tuyến đường thi công để thực hiện việc quản lý và kiểm tra trong quá trình thi công.
Điều 21. Ban quản lý dự án (đại diện chủ đầu tư)
1. Kiểm tra đơn vị thi công trong suốt quá trình thi công về tiến độ thi công (kể cả thời gian hoàn trả mặt bằng), công tác đảm bảo an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường; trường hợp đơn vị thi công thực hiện không đạt yêu cầu thì xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên xử lý;
2. Kiểm tra và đề xuất bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thi công tại các tuyến đường đang triển khai thi công để cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao.
Điều 22. Cơ quan cấp giấy phép
1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Giám đốc Sở GTVT có thẩm quyền cấp các loại giấy phép nêu tại Quy định này đối với các tuyến đường thuộc Sở quản lý;
b) UBND quận, huyện cấp các loại giấy phép nêu Quy định này đối với các tuyến đường phân cấp cho UBND quận, huyện quản lý;
2. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép:
a) Đảm bảo đúng trình tự, thủ tục cấp phép theo Đề án Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" của cơ quan, đơn vị đã được UBND thành phố phê duyệt;
b) Trường hợp không giải quyết được phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và chủ đầu tư thi công công trình;
c) Tổ chức thu tiền hoàn trả mặt bằng và triển khai công tác hoàn trả mặt bằng theo nguyên trạng ban đầu trong trường hợp đơn vị được cấp giấy phép không thi công hoàn trả mặt bằng theo đúng thời gian quy định.
Điều 23. Cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý đường bộ:
1. Tổ chức bàn giao mặt bằng và nhận lại mặt bằng sau khi đơn vị được cấp giấy phép thi công xong công trình.
2. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tiến độ thi công của tổ chức, cá nhân thi công trong suốt quá trình thi công và báo cáo định kỳ bằng văn bản về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thi công.
Điều 24. Các đơn vị quản lý đường bộ và lực lượng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các đơn vị quản lý đường bộ và lực lượng Thanh tra Sở GTVT có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thi công trong suốt thời gian thi công.
Điều 25. UBND phường (xã) nơi có công trình thi công
Kiểm tra, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân và đơn vị vi phạm Quy định này, đồng thời khi các cơ quan quản lý và bảo vệ công trình giao thông đường bộ, quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị yêu cầu cùng phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm thì chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, cử cán bộ có thẩm quyền cùng phối hợp kiểm tra và xác nhận vào biên bản vi phạm hành chính.
Chương IV
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân thi công vi phạm các quy định ghi trong giấy phép thi công và các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ thì cơ quan quản lý đường bộ và Thanh tra Sở GTVT xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nếu tổ chức, cá nhân thi công tái phạm thì cơ quan quản lý đường bộ và Thanh tra Sở GTVT có quyền đình chỉ thi công, thu hồi giấy phép thi công và trong thời gian 24 giờ phải báo cáo về cơ quan cấp giấy phép thi công để xem xét giải quyết. Tổ chức, cá nhân thi công tự chịu trách nhiệm về việc chậm trễ và mọi phí tổn do bị ngừng thi công.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thi công công trình trên đường bộ đang khai thác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định;
2. Cán bộ, công chức, nhân viên nhà nước có hành vi vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao có liên quan đến Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định;
3. Người nào do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Quyết định 4277/2004/QĐ-UB về Quy định thi công công trình trên đường bộ đang khai thác do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về quy định thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 05/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/01/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Văn Hữu Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực