Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2012/QĐ-UBND | Củ Chi, ngày 19 tháng 11 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG Y TẾ HUYỆN CỦ CHI
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện;
Căn cứ Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế quận (huyện);
Căn cứ Quyết định số 9324/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về việc thành lập Phòng Y tế huyện Củ Chi;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Y tế huyện tại Tờ trình số 287/TTr-YT ngày 05 tháng 10 năm 2012 về việc đề nghị ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Củ Chi;
Xét Công văn số 467/TP ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Trưởng Phòng Tư pháp huyện về việc thẩm định và góp ý dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ huyện tại Tờ trình số 884/TTr-NV ngày 14 tháng 11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Củ Chi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 34/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Củ Chi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Trưởng Phòng Y tế huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG Y TẾ HUYỆN CỦ CHI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi)
1. Vị trí:
Phòng Y tế huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi.
Phòng Y tế huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chức năng:
Phòng Y tế huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện.
Phòng Y tế huyện có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm năm, hàng năm; đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện;
b) Dự thảo biện pháp huy động liên ngành trong quản lý sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; dân số - kế hoạch hóa gia đình; an toàn vệ sinh thực phẩm; khắc phục hậu quả của dịch, bệnh, tai nạn thương tích, thiên tai thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân xảy ra trên địa bàn huyện.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển y tế trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt.
3. Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
4. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
5. Về y tế dự phòng:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng huyện và Trạm Y tế các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện công tác y tế dự phòng; phòng chống HIV/AIDS, phòng, chống bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, phối hợp các Ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị y tế thực hiện biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, tai nạn thương tích và thiên tai thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân xảy ra trên địa bàn huyện;
c) Phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng huyện và các Trạm Y tế xã, thị trấn tổ chức điều tra, phát hiện và xử lý dịch bệnh; kịp thời báo cáo tình hình dịch bệnh cho ngành y tế thành phố và Ủy ban nhân dân huyện để có biện pháp xử lý;
d) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, đề xuất xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật; thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở, doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý;
e) Làm Thường trực Ban chỉ đạo về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn huyện.
6. Về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, thuốc phòng chữa bệnh:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Bệnh viện huyện và Trạm Y tế các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện lập kế hoạch, quy hoạch loại hình y tế tư nhân về các lĩnh vực khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, thuốc phòng chữa bệnh cho người trên địa bàn huyện để trình Sở Y tế thành phố xét duyệt cấp phép theo quy định;
c) Phối hợp kiểm tra, thẩm định cấp mới hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân theo yêu cầu của Sở Y tế thành phố;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề y dược tư nhân của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân theo thẩm quyền quy định.
7. Về y học cổ truyền:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển y học cổ truyền theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của ngành y tế, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Phối hợp kiểm tra, thẩm định cấp mới hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân theo yêu cầu của Sở Y tế thành phố;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề y học cổ truyền tư nhân của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hành nghề y học cổ truyền tư nhân theo thẩm quyền quy định;
d) Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Hội Đông y huyện và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực về y tế đúng theo quy định của pháp luật.
8. Về trang thiết bị và công trình y tế:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trang thiết bị và công trình y tế đối với cơ sở y tế thuộc huyện;
b) Thực hiện kiểm tra và kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện xử lý vi phạm các quy định, quy trình, quy chế chuyên môn về trang thiết bị y tế theo quy định.
9. Về bảo hiểm y tế:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
b) Tổ chức kiểm tra về bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám, chữa bệnh và việc quản lý Quỹ bảo hiểm y tế ở địa phương.
10. Về dân số - kế hoạch hóa gia đình:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch, chương trình hàng năm, 5 năm và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Tổ chức thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số để các ngành chức năng xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội;
c) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đối với cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
d) Phối hợp với các đoàn thể và tổ chức xã hội tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao và theo quy định của pháp luật.
1. Phòng Y tế huyện do Trưởng phòng phụ trách và có từ 01 đến 03 Phó Trưởng phòng và công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Phòng Y tế làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ công tác của Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế về thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm, thời gian bổ nhiệm là 5 năm.
Các Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thực hiện các công việc do Trưởng phòng phân công theo lĩnh vực và liên đới chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật những phần việc được phân công phụ trách.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ nêu trên, đặc điểm tình hình cụ thể đơn vị, trình độ, năng lực cán bộ, Phòng Y tế huyện tổ chức thành các bộ phận gồm những công chức được phân công đảm nhận các chức danh công việc trên các mặt công tác của Phòng.
Biên chế của Phòng Y tế huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trong tổng số chỉ tiêu biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân thành phố giao hàng năm.
Lãnh đạo Phòng Y tế huyện căn cứ biên chế được giao, phân công cán bộ, công chức thực hiện các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của Phòng và phụ trách những công tác trọng tâm. Các Phó Trưởng phòng phụ trách những lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công, trực tiếp giải quyết các công việc phát sinh.
2. Khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách có liên quan đến nội dung chuyên môn của Phó Trưởng phòng khác, Phó Trưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởng phòng quyết định các vấn đề chưa nhất trí với các Phó Trưởng phòng khác hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.
3. Trong trường hợp Trưởng phòng trực tiếp yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của Phó Trưởng phòng, yêu cầu đó được thực hiện nhưng cán bộ, chuyên viên phải báo cáo cho Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách biết.
Điều 6. Chế độ sinh hoạt, hội họp
1. Hàng tuần, lãnh đạo Phòng họp giao ban một lần để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và phổ biến kế hoạch công tác cho tuần sau.
2. Sau khi giao ban lãnh đạo Phòng, các bộ phận họp với Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách để đánh giá công việc, bàn phương hướng triển khai công tác và thống nhất lịch công tác.
3. Hàng tháng Phòng Y tế huyện họp cơ quan một lần để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác trong tháng và đề ra công tác cho tháng tiếp theo, đồng thời phổ biến các chủ trương, chính sách, chế độ mới của nhà nuớc và nhiệm vụ mới phải thực hiện.
4. Lịch làm việc với các cơ sở của Phòng (các tổ chức và cá nhân có liên quan) phải nêu cụ thể trong lịch công tác hàng tuần, tháng của đơn vị; nội dung làm việc được Phòng chuẩn bị chu đáo để kịp thời giải quyết có hiệu quả các yêu cầu phát sinh liên quan đến hoạt động chuyên môn của Phòng.
1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện:
Trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ đạo và nội dung công tác từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối và phải thường xuyên báo cáo với Thường trực Ủy ban nhân dân về những mặt công tác đã được phân công và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác chuyên môn trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực liên quan.
2. Đối với Sở Y tế thành phố:
Phòng Y tế huyện chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế; thực hiện việc báo cáo chuyên môn định kỳ và theo yêu cầu của Giám đốc Sở Y tế thành phố.
3. Đối với Bệnh viện và Trung tâm Y tế dự phòng huyện:
Phòng Y tế huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế đối với Bệnh viện và Trung tâm Y tế dự phòng; thực hiện mối quan hệ hợp tác, phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của huyện.
Bệnh viện và Trung tâm Y tế dự phòng huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo cho Phòng Y tế huyện về: kế hoạch hoạt động, báo cáo chuyên môn nghiệp vụ theo định kỳ và đột xuất, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình theo yêu cầu của Phòng Y tế. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Phòng Y tế huyện tổng hợp báo cáo hoặc giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện báo cáo đến các cơ quan liên quan theo quy định.
4. Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện:
Thực hiện tốt mối quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo chức năng, nhiệm vụ, dưới sự điều hành chung của Ủy ban nhân dân huyện, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của huyện. Trường hợp chủ trì phối hợp giải quyết công việc, nếu chưa nhất trí với ý kiến của các Trưởng phòng ban chuyên môn khác. Trưởng Phòng Y tế huyện chủ động tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét quyết định.
5. Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
a) Phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các nội dung quản lý nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
b) Hướng dẫn cán bộ xã, thị trấn về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công tác do Phòng quản lý.
6. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị sự nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội của huyện:
Phòng Y tế huyện phối hợp cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị sự nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội của huyện trong việc tuyên truyền giải thích các chủ trương của Đảng, pháp luật, quy định của Nhà nước các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ do Phòng quản lý.
Khi các tổ chức trên có yêu cầu, kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng, Trưởng phòng có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền.
Điều 8. Căn cứ Quy chế này, Trưởng Phòng Y tế huyện có trách nhiệm cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của Phòng, quyền hạn, trách nhiệm, chức danh, tiêu chuẩn công chức của Phòng phù hợp với đặc điểm của địa phương, nhưng không trái với nội dung Quy chế này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định để thi hành.
Điều 9. Trưởng Phòng Y tế huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện sau khi được Ủy ban nhân dân huyện quyết định ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề vượt quá thẩm quyền thì nghiên cứu đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết hoặc bổ sung và sửa đổi Quy chế cho phù hợp sau khi có sự thỏa thuận của Trưởng Phòng Nội vụ huyện./.
- 1Quyết định 137/2009/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- 3Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 06/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 3Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế quận-huyện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 137/2009/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Củ Chi
- Số hiệu: 04/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/11/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Minh Tấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 57
- Ngày hiệu lực: 26/11/2012
- Ngày hết hiệu lực: 12/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra