Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/QĐ-VPB1 | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2009 |
CHÁNH VĂN PHÒNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 45/2008/ QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ thuộc Bộ Y tế;
Theo đề nghị của các Ông, Bà lãnh đạo của các Phòng thuộc Văn phòng Bộ- Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các Phòng và Đơn vị thuộc Văn phòng Bộ Bộ Y tế”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và ban hành. Quyết định này thay thế Quyết định số 03/QĐ-VP ngày 2/3/2005 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng trong Văn phòng Bộ.
Điều 3. Các Ông/Bà lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHÁNH VĂN PHÒNG BỘ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VPB1 ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Chánh Văn phòng Bộ- Bộ Y tế)
Phòng Tổng hợp là một phòng trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ- Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Chánh Văn phòng Bộ tổng hợp, điều phối hoạt động và kế hoạch công tác phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.
1. Tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình hoạt động của Cơ quan Bộ và của ngành theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ về các lĩnh vực do Bộ quản lý gồm: xây dựng báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành hàng năm của Bộ trưởng; báo cáo hoạt động của Ngành theo định kỳ, đột xuất; báo cáo chuyên đề do lãnh đạo Bộ phân công. Tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng kết công tác năm của cơ quan Bộ và của Văn phòng Bộ. Chuẩn bị thông tin, tài liệu, số liệu hoạt động của Ngành phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ.
2. Tổng hợp, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện Quy chế làm việc và chương trình, kế hoạch làm việc của Cơ quan Bộ, chương trình làm việc của Lãnh đạo Bộ. Sắp xếp lịch công tác hàng tuần, lịch tiếp khách, lịch đi công tác cơ sở của lãnh đạo Bộ.
3. Soạn thảo các thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng trong giao ban Cơ quan Bộ hàng tuần, các buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương khi được phân công; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội dung các thông báo này.
4. Kiểm tra các văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ giải quyết; theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ sau khi văn bản được giải quyết. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ phục vụ Lãnh đạo Bộ theo quy định.
5. Tham mưu giúp Chánh Văn phòng Bộ điều phối hoạt động của các tổ chức thuộc Cơ quan Bộ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; Theo dõi, đôn đốc các đơn vị xây dựng các đề án của Bộ trình Chính phủ và các cấp có thẩm quyền. Giúp Chánh Văn phòng góp ý kiến vào dự thảo các chương trình, đề án và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ hoặc liên Bộ.
6. Làm đầu mối trong việc tham gia chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình và tổ chức các hội nghị lớn của Ngành khi được phân công. Chuẩn bị dự thảo các bài phát biểu của lãnh đạo Bộ, dự thảo nội dung phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại các hội nghị lớn của ngành Y tế.
7. Tổng hợp thông tin, các kiến nghị được đăng trên các báo về các lĩnh vực y tế để Lãnh đạo Văn phòng Bộ báo cáo trong giao ban hàng tuần của cơ quan Bộ.
8. Tổng hợp và chuẩn bị các văn bản giúp Bộ trưởng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, của cử tri.
9. Tham gia tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Tổng hợp và chuấn bị nội dung các dự thảo văn bản của lãnh đạo Bộ về việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân khi được phân công.
10. Làm đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ để giúp Chánh Văn phòng Bộ trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác cải cách hành chÝnh của cơ quan Bộ Y tế; Làm đầu mối chuẩn bị các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm về công tác cải cách hành chính của Bộ Y tế với Chính phủ và các cơ quan có liên quan theo quy định.
11. Thường trực Tiểu Ban tuyên truyền phòng chống cúm A (H5N1) thuộc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người và thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Văn phòng giao.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức: Phòng Tổng hợp có hai Bộ phận: Bộ phận Thư ký và Bộ phận Tổng hợp. Biên chế cán bộ, chuyên viên của Bộ phận Thư ký do Lãnh đạo Bộ quyết định. Biên chế của Bộ phận Tổng hợp ít nhất là 8 chuyên viên và cán bộ hợp đồng.
2. Lãnh đạo Phòng Tổng hợp: có Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ về mọi hoạt động của Phòng; các Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc được phân công.
3. Cơ chế hoạt động:
- Phòng Tổng hợp hoạt động theo chế độ Thủ trưởng; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Lãnh đạo Văn phòng Bộ và Trưởng phòng Tổng hợp.
- Lãnh đạo Phòng phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, chuyên viên của Phòng.
Phòng Hành chính là một phòng trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ- Bộ Y tế, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính-văn thư và công tác tổ chức-cán bộ trong phạm vi Văn phòng Bộ.
A/ Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ phận Văn thư:
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của văn thư cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
2. Căn cứ quy định của pháp luật, giúp Chánh Văn phòng Bộ xây dựng các văn bản trình Lãnh đạo Bộ hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư.
3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác văn thư; tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư cho các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ.
4. Thực hiện việc quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về công tác văn thư.
6. Thực hiện thống kê về văn thư theo quy định của Pháp luật;
7. Thực hiện việc quản lý và sử dụng phương tiện thông tin được trang bị, bảo đảm thông tin thông suốt và bảo mật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Bộ giao.
B/ Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ phận Tổ chức- cán bộ
Giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện công tác tổ chức-cán bộ của V¨n phßng Bộ:
a) Thực hiện kế hoạch tuyển dụng cán bộ về công tác tại Văn phòng Bộ.
b) Thùc hiện kế hoạch và tổ chức ký kết hợp đồng lao động cho nhân viên hợp đồng theo quy định của pháp luật.
c) Thực hiện các chế độ báo cáo, thống kê về cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng trong Văn phòng Bộ.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức: có 2 bộ phận: Bộ phận Văn thư và Bộ phận Tổ chức cán bộ. Biên chế cán bộ, nhân viên của Phòng theo quy định.
2. Lãnh đạo Phòng: có Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ về mọi hoạt động của Phòng Hành chính; Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về các công việc được phân công.
3. Cơ chế hoạt động: Phòng Hành chính hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Lãnh đạo Phòng phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, nhân viên của Phòng.
Phòng Lưu trữ là một phòng trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ- Bộ Y tế, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ, thư viện theo quy định của Nhà nước trong cơ quan Bộ.
1. Tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ:
a) Nghiên cứu, biên soạn các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ, thư viện trong ngành Y tế để Chánh Văn phòng Bộ trình Lãnh đạo Bộ ban hành.
b) Xây dựng kế hoạch lưu trữ, thư viện dài hạn, ngắn hạn, hằng năm trình Lãnh đạo phê duyệt để tổ chức thực hiện.
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác lưu trữ tại cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
d) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin về công tác lưu trữ, thư viện.
e) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về lưu trữ đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
2. Tổ chức, thực hiện nghiệp vụ lưu trữ hiện hành:
a) Thu nhận, chỉnh lý, phân loại và hệ thống hoá hồ sơ, tài liệu lưu trữ theo cơ cấu, tổ chức của cơ quan Bộ để thuận lợi cho việc quản lý hồ sơ, taì liệu.
b) Hàng năm bổ sung sách, báo, tạp chí cho thư viện và phân loại sắp xếp theo chuyên đề, thể loại và thời gian ban hành văn bản để thuận tiện cho việc tìm kiếm, tra cứu và bảo quản.
c) Xác định giá trị tài liệu lưu trữ; tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ bị hư hỏng; làm các thủ tục và tổ chức tiêu huỷ tài liệu hết giá trị theo đúng quy định.
d) Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất công tác lưu trữ, thư viện.
e) Định kỳ nộp lưu tài liệu lưu trữ cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước.
f) Thực hiện chế độ bảo mật, đối với tài liệu quý hiếm theo quy định của Nhà nước.
g) Phục vụ cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân đến khai thác, sao chụp hồ sơ, tài liệu lưu trữ, thư viện của Bộ Y tế khi được phép của cá nhân cũng như tổ chức có thẩm quyền.
3. Quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ công tác lưu trữ:
a) Lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp kho lưu trữ, thư viện và dự trù kinh phí thường xuyên bảo đảm hoạt động công tác lưu trữ, thư viện.
b) Quản lý, bảo quản tốt các trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác lưu trữ, thư viện; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác lưu trữ, thư viện.
c) Định kỳ vệ sinh kho lưu trữ sạch sẽ, thoáng, mát, đủ ánh sáng; phòng chống cháy nổ, chống ẩm và phòng chống côn trùng trong kho lưu trữ.
4. Thực hiện công tác thư viện phục vụ cán Bộ, công chức của Cơ quan Bộ Y tế và thực hiện các công tác khác do Lãnh đạo Văn phòng Bộ giao.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức: Có 2 bộ phận: Bộ phận Lưu trữ và Bộ phận Thư viện. Biên chế cán bộ, nhân viên của phòng theo quy định.
2. Lãnh đạo Phòng Lưu trữ: có Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ về mọi hoạt động của Phòng Lưu trữ; Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc được phân công.
3. Cơ chế hoạt động: Phòng Lưu trữ hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Biên chế cán bộ, nhân viên của Phòng theo quy định của Nhà nước. Lãnh đạo Phòng phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, nhân viên của Phòng.
Phòng Quản trị là một phòng trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ - Bộ Y tế, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ quản lý và tổ chức thực hiện công tác Quản trị phục vô sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ và phục vụ các điều kiện làm việc cho công tác cán bộ, công chức, viên chức và các Vụ, Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ theo quy định của Nhà nước. đảm bảo vệ sinh môi trường và trật tự, an ninh Cơ quan Bộ Y tế.
1. Quản lý trụ sở làm việc và các khu nhà tập thể do Cơ quan Bộ quản lý:
a) Theo dõi đánh giá thực trạng trụ sở làm việc, các kho, các công trình vệ sinh để đề xuất phương án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở cho thích hợp.
b) Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí trình Lãnh đạo phê duyệt và thực hiện việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc theo quy định; chống lãng phí, thất thoát kinh phí trong xây dựng cơ bản.
c) Tổ chức quản lý theo thẩm quyền các khu nhà tập thể và các tài sản giao cho Văn phòng Bộ quản lý.
2. Quản lý tài sản, mua sắm vật tư và văn phòng phẩm phục vụ cho cơ quan Bộ:
a) Theo dõi số lượng, chất lượng và các nguồn vật tư, tài sản nhà nước tại đơn vị được giao quản lý để tham mưu, kịp thời đề xuất giải pháp xử lý. Thống kê, báo cáo tình hình chất lượng trang thiết bị, vật tư, tài sản trong cơ quan.
b) Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán trong việc kiểm kê định kỳ trang thiết bị, vật tư, tài sản tại các đơn vị theo quy định và xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa, cấp phát vật tư, thiết bị văn phòng phẩm theo quy định.
3. Công tác lễ tân, bảo đảm điện, nước và vệ sinh môi trường Cơ quan Bộ:
a) Thực hiện công tác lễ tân phục vụ các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Bộ, Văn phòng và các đơn vị theo Quy chế tiếp khách Cơ quan Bộ.
b) Theo dõi và quản lý việc sử dụng điện; đảm bảo đủ ánh sáng trong các phòng làm việc, các hành lang, cổng và sân Cơ quan Bộ. Theo dõi và quản lý việc sử dụng nước máy trong cơ quan.
c) Thực hiện công tác vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài cơ quan, quản lý tốt các vườn hoa cây cảnh, cây xanh trong khuôn viên Cơ quan; bảo đảm môi trường trong cơ quan Bộ xanh - sạch - đẹp.
4. Phân công xe phục vụ công tác
a) Chấp hành sự phân công, điều động lái xe phục vụ công tác của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Văn phòng Bộ. Điều hành xe ô tô theo yêu cầu của các Vụ, Văn phòng và Thanh tra Bộ đi công tác theo lịch công tác hàng tuần và công tác đột xuất. Điều hành trực tiếp các đơn vị đăng ký xin xe đi trong khu vực nội thành Hà Nội.
b) Tuân thủ việc quản lý xe ô tô, quản lý xăng được giao theo quy định về quản lý và sử dụng xe ô tô của cơ quan Bộ (ban hành tại Quyết định số 338/QĐ-BYT ngày 16/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
5. Thực hiện công tác Y tế trong cơ quan:
a) Theo dõi tình hình sức khoẻ, mua thẻ bảo hiểm cho cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan. Hàng năm tổng hợp đăng ký khỏm chữa bệnh ban đầu cho cỏc cỏn bộ cụng chức và lao động hợp đồng của cơ quan Bộ và làm việc với cỏc cơ quan cú liờn quan.
b) Cấp thuốc xử lý các bệnh thông thường cho cán bộ, công chức viên chức; giới thiệu, chuyển bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị kịp thời.
c) Tham mưu đề xuất, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, đột xuất cho cán bộ, công chức, nhân viên Cơ quan.
d) Tổ chức thực hiện chương trình Y tế, kế hoạch hoá gia đình trong Cơ quan Bộ.
6. Công tác khác: Thực hiện công tác hậu cần cho các hội nghị, hội thảo lớn của Bộ Y tế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng Bộ phân công.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Lãnh đạo phòng Quản trị: Có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Văn phòng Bộ về mọi hoạt động của phòng Quản trị; Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các việc được phân công.
2. Cơ chế hoạt động: Phòng Quản trị hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Biên chế cán bộ, nhân viên của phòng theo quy định. Lãnh đạo phòng phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận và cho mỗi cán bộ, nhân viên của phòng.
Phòng Công nghệ thông tin là một phòng trong cơ cấu tổ chức thuộc Văn phòng Bộ- Bộ Y tế, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ tổ chức xây dựng và quản lý cổng thông tin điện tử ngành Y tế; làm đầu mối kết nối, quản lý, điều hành mạng WAN, tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu và triển khai nền hành chính y tế điện tử ngành Y tế; quản lý, điều hành mạng máy tính nội bộ (LAN), mạng điện thoại cơ quan Bộ Y tế; xây dựng kế hoạch triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Bộ Y tế.
1. Xây dựng, tổ chức và làm đầu mối quản lý điều hành Cổng thông tin, mạng WAN, trung tâm tích hợp dữ liệu ngành Y tế.
2. Tham mưu nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và chuyển giao hệ thống phần mềm dùng chung, các ứng dụng xây dựng nền hành chính y tế điện tử cho Cơ quan Bộ Y tế. Hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Y tế xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ hành chính công, ứng dụng nền hành chính y tế điện tử; tích hợp và kết nối với trung tâm cơ sở dữ liệu ngành y tế.
3. Làm đầu mối quản lý kỹ thuật về cấp phát, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị tin học và điện thoại tại cơ quan Bộ.
4. Làm đầu mối xây dựng, quản lý, đào tạo và triển khai các hoạt động ứng dụng trên mạng nội bộ, phần mềm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ y tế và phục vụ công tác quản lý, nghiệp vụ chuyên môn của các công chức cơ quan Bộ.
5. Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo mật, an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, mạng LAN Bộ Y tế và mạng WAN ngành y tế.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức: Phòng có 3 bộ phận: Cổng thông tin điện tử, Tích hợp hệ thống và Phần mềm ứng dụng. Biên chế cán bộ của Phòng theo quy định của cơ quan Bộ.
2. Lãnh đạo Phòng: có Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ về hoạt động của Phòng; Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
3. Cơ chế hoạt động: Phòng Công nghệ thông tin hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Lãnh đạo Phòng phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong Phòng.
Phòng Tài chính- Kế toán là một phòng trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ- Bộ Y tế, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ quản lý và thực hiện công tác tài chính, kế toán cấp 2 theo quy định của pháp luật đối với các nguồn kinh phí và tài sản nhà nước giao cho Văn phòng Bộ quản lý.
1. Thực hiện việc quản lý tài chính, kế toán cấp 2 đối với toàn bộ các nguồn kinh phí nhà nước (ngân sách nhà nước, và viện trợ quốc tế) được giao cho cơ quan Bộ được thực hiện qua Văn phòng Bộ Y tế. Triển khai và quản lý các khoản thu phí, lệ phí qua Văn phòng Bộ.
a) Phục vụ việc chi tiêu thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý hành chính của Cơ quan Bộ và các chi tiêu thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ từ nguồn kinh phí quản lý hành chính của Cơ quan Bộ.
b) Quản lý chi tiêu, thanh toán và quyết toán các nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu cấp Nhà nước, cấp Bộ; kinh phí đào tạo, kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ; kinh phí thi đua khen thưởng; kinh phí hoạt động công nghệ thông tin và Website Bộ Y tế và kinh phí cho hoạt động các đề tài, dự án, và các nguồn kinh phí khác thực hiện qua Văn phòng Bộ.
c) Quản lý chi tiêu và thanh toán, quyết toán các nguồn kinh phí thuộc các nguồn vốn viện trợ, các dự án viện trợ quốc tế và kinh phí vốn đối ứng được thực hiện qua Văn phòng Bộ.
2. Quản lý về giá trị tài chính đối với toàn bộ cơ sở, vật chất của Cơ quan Bộ Y tế:
a) Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu sổ sách tình hình sử dụng và chất lượng vật tư, tài sản trong cơ quan Bộ, bao gồm: đất đai, trụ sở làm việc, xe, máy và các vật tư, tài sản đang sử dụng tại các phòng làm việc, trong kho và các tài sản có nguồn gốc của Nhà nước hoặc viện trợ quốc tế giao cho Văn phòng quản lý theo quy định quản lý công sản của Nhà nước.
b) Hàng năm, phối hợp với Phòng Quản trị và các đơn vị liên quan tổ chức tổng kiểm kê và đánh giá chất lượng các loại tài sản từ các nguồn khác nhau; tham mưu cho Lãnh đạo Văn phòng Bộ về việc giao- nhận, điều chuyển tài sản giữa các đơn vị trong cơ quan và đề xuất việc thanh lý nhà cửa, tài sản của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc thanh lý nhà cửa, tài sản.
3. Tham mưu đề xuất ý kiến với với Lãnh đạo Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan thuộc Cơ quan Bộ đối với những việc có liên quan đến quản lý cơ sở làm việc, vật tư, tài sản, kinh phí, công nợ, thanh quyết toán, việc phân bổ các quỹ cơ quan (nếu có) và việc xây dựng các định mức chi tiêu, các giải pháp thực hành tiết kiệm và hỗ trợ chi tiêu trong chi tiêu quản lý hành chính.
4. Lập báo cáo tài chính, tổng hợp các nguồn kinh phí trình Lãnh đạo Văn phòng Bộ phê duyệt để nộp cơ quan tài chính cấp trên và tổng hợp, xây dựng kế hoạch ngân sách tài chính hằng năm cho các vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ theo quy định.
5. Tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các đơn vị thực hiện việc quản lý tài chính- kế toán cấp 3 theo quy định; chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra kiểm toán về nghiệp vụ tài chính-kế toán của các cơ quan chức năng và các đoàn thanh tra khi có yêu cầu. Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc quản lý các nguồn kinh phí của Nhà nước bao gồm các công việc cấp phát, chi tiêu và thanh toán, quyết toán kinh phí và giá trị tài chính đối với vật tư, tài sản của Phòng Quản trị-hành chính II tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Khi chưa tách thành cơ quan đại diện phía Nam)
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng Bộ giao.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Lãnh đạo Phòng Tài chính- Kế toán: có Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ về mọi hoạt động của Phòng; các Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc được phân công.
2. Cơ chế hoạt động:
- Phòng Tài chính- Kế toán hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện mô hình kế toán tập trung thống nhất tại đơn vị hành chính sự nghiệp theo Luật kế toán quy định.
- Biên chế cán bộ, kế toán viên của Phòng theo quy định. Lãnh đạo Phòng phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, kế toán viên của Phòng.
ĐƠN VỊ PHÒNG CHỐNG THẢM HOẠ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
Đơn vị phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ - Bộ Y tế, có chức năng thường trực giúp việc cho Ban chỉ huy Phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế. Tham mưu giúp Chánh Văn phòng Bộ - Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế chỉ huy, điều phối, tổng hợp hoạt động Phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng kế hoạch công tác về phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế hàng năm nhằm bảo vệ các cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người do ngành y tế trực tiếp quản lý.
2. Tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm, báo cáo đột xuất và báo cáo chuyên đề về công tác phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế. Làm đầu mối liên lạc với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn; các tổ chức quốc tế; kết hợp quân - dân y trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ.
3. Lập kế hoạch chi tiết và dự toán kinh phí để dự trữ thuốc, hoỏ chất, phương tiện dự phòng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế. Cung cấp kịp thời các vật tư, kỹ thuật phương tiện... do ngành quản lý để chi viện, ứng cứu kịp thời cho các tình huống đột xuất và việc khắc phục hậu quả lũ bão.
4. Tham mưu cho Ban chỉ huy Phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện lệnh điều động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm và cứu nạn. Triển khai việc điều động các lực lượng, các loại phương tiện của ngành y tế theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và tổ chức phối hợp các đơn vị trực thuộc, các địa phương, các tổ chức và cá nhân để thực hiện việc cấp cứu nạn nhân kịp thời.
5. Làm đầu mối trong việc tham gia chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình và tổ chức các hội nghị toàn ngành về công tác phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn. Tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch biên soạn tài liệu tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn.
6. Làm đầu mối hàng năm tổ chức diễn tập cấp cứu tìm kiếm, cứu nạn, đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng cấp cứu tìm kiếm, cứu nạn các ngành, địa phương.Tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới để đẩy mạnh thực hiện công tác phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực y tế;
7. Giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong cơ quan Bộ:
a) Tham mưu giúp Hội đồng Thi đua khen thưởng của Cơ quan Bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình thi đua khen thưởng trong Cơ quan Bộ.
b) Tổ chức hướng dẫn các Vụ, Cục, Tổng Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng bộ thực hiện qui trình khen thưởng theo hướng dẫn của Hội đồng khen thưởng cấp trên. Tổng hợp và hoàn thiện các thủ tục trình Hội đồng Cơ quan Bộ Y tế về việc xét tặng các danh hiệu, hình thức khen thưởng của Nhà nước, của Ngành cho cán bộ, công chức Cơ quan Bộ.
c) Tham mưu xây dựng, bồi dưỡng nhân tố điển hình, đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc qua các phong trào thi đua hoặc có thành tích đột xuất trong lĩnh vực công tác.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức: Đơn vị Phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế có biên chế cán bộ, chuyên viên của Đơn vị theo quy định của cơ quan Bộ.
2. Lãnh đạo Đơn vị: có Trưởng đơn vị và các Phó trưởng Đơn vị. Trưởng Đơn vị chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ về mọi hoạt động của Đơn vị; các Phó trưởng Đơn vị giúp việc cho Trưởng Đơn vị và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đơn vị về các công việc được phân công.
3. Cơ chế hoạt động:
- Đơn vị Phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn hoạt động theo chế độ Thủ trưởng; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Lãnh đạo Văn phòng Bộ và Trưởng Đơn vị.
- Lãnh đạo Đơn vị phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, chuyên viên của Đơn vị.
Phòng Bảo vệ là một phòng trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ- Bộ Y tế, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ quản lý và tổ chức thực hiện công tác Bảo vệ Cơ quan, dưới sự chỉ đạo và điều hành của Lãnh đạo Văn phòng, đảm bảo an toàn trật tự an ninh trong cơ quan.
1. Thực hiện công tác thường trực Cơ quan:
a) Tổ chức thường trực cơ quan 24/24 giờ vào tất cả các ngày, hướng dẫn khách đến làm việc và công tác tại Cơ quan Bộ Y tế.
b) Bảo vệ toàn bộ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong Cơ quan Bộ Y tế.
c) Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy, lực lượng dân quân tự vệ Cơ quan sẵn sàng đáp ứng xử lý các tình huống cháy, nổ trong Cơ quan.
d) Phối hợp với lực lượng công an của phường, quận đảm bảo an ninh trật tự chung của địa phương.
2. Công tác khác:
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng Bộ phân công.
III. TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
1. Lãnh đạo Phòng bảo vệ: Có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Bộ về mọi hoạt động của phòng bảo vệ; Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các việc được phân công.
2. Cơ chế hoạt động: Phòng bảo vệ hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Biên chế cán bộ, nhân viên của phòng theo quy định. Lãnh đạo phòng phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận và cho mỗi cán bộ, nhân viên của phòng.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC VĂN PHÒNG BỘ Y TẾ
1. Cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Lãnh đạo Phòng, Đơn vị thuộc Văn phòng bộ. Lãnh đạo các Phòng, đơn vị chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của đơn vị mình phụ trách trước Chánh văn phòng Bộ và trước pháp luật Nhà nước.
2. Lãnh đạo các phòng, đơn vị có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhau giải quyết các công việc được giao khi các công việc có liên quan đến nhiều bộ phận thuộc Văn phòng Bộ, hoặc các đơn vị có liên quan. Trong trường hợp, các đơn vị phối hợp với nhau nhưng chưa có sự thống nhất, đơn vị được giao làm đầu mối có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Bộ quyết định.
3. Những công việc mới nảy sinh do Lãnh đạo Bộ giao chưa thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nào, Phòng Tổng hợp -Văn phòng Bộ có trách nhiệm tham mưu trình Chánh Văn phòng Bộ xem xét, quyết định.
- 1Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư
- 2Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 3Quyết định 45/2008/QĐ-BYT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng bộ thuộc Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 4068/QĐ-BYT năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ Y tế
Quyết định 03/QĐ-VPB1 năm 2009 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các Phòng và Đơn vị thuộc Văn phòng Bộ- Bộ Y tế do Chánh văn phòng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 03/QĐ-VPB1
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2009
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Hán
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra