- 1Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
- 7Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2021/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 28 tháng 01 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 311/TTr-SLĐTBXH ngày 31 tháng 12 năm 2020, Báo cáo thẩm định số 224/BC-STP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quyết định này quy định về việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội (tập trung, tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng) đối với người lang thang trên địa bàn thành phố Hải Phòng được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở đa chức năng của thành phố do Nhà nước quản lý.
b) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người lang thang trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Người lang thang trên địa bàn thành phố quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
- Người lang thang xin ăn.
- Người lang thang sinh sống nơi công cộng.
b) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với người lang thang.
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lang thang xin ăn: Là những người trực tiếp thực hiện hành vi xin ăn tại các nơi công cộng.
2. Người lang thang sinh sống nơi công cộng: Là những người không có nơi ở cố định và sử dụng những nơi công cộng như: Vỉa hè, đường phố, vườn hoa, công viên, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà ga, nhà bỏ hoang, chợ làm nơi ăn, ngủ, sinh hoạt.
3. Đơn vị làm công tác tập trung người lang thang: Đoàn Liên ngành tập trung người lang thang thành phố, Tổ Công tác tập trung người lang thang của quận, huyện.
4. Đơn vị tiếp nhận và nuôi dưỡng tạm thời người lang thang: Là các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở đa chức năng của thành phố gồm: Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân hoặc Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2.
5. Đơn vị phối hợp giải quyết người lang thang trên địa bàn thành phố: Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm phối hợp giải quyết tình trạng người lang thang theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.
6. Thời gian nuôi dưỡng tạm thời người lang thang: Là thời gian người lang thang được Đơn vị làm công tác tập trung người lang thang đưa về Đơn vị tiếp nhận, nuôi dưỡng tạm thời tối đa không quá 03 tháng (90 ngày).
Điều 3. Trách nhiệm tập trung và nuôi dưỡng tạm thời người lang thang
1. Đơn vị làm công tác tập trung người lang thang khi phát hiện đối tượng là người lang thang thực hiện việc tập trung những đối tượng là người lang thang đưa về Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân.
2. Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận đối tượng người lang thang từ đơn vị làm công tác tập trung người lang thang để nuôi dưỡng tạm thời tại đơn vị trong thời gian tối đa không quá 03 tháng (thời gian này không bao gồm thời gian người lang thang được điều trị hoặc chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa trong trường hợp quy định tại
b) Thực hiện phân loại và xử lý người lang thang theo quy định tại
3. Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận đối tượng người lang thang (là nam giới) có sử dụng chất ma túy từ Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân để nuôi dưỡng tạm thời tại đơn vị trong thời gian tối đa không quá 03 tháng.
b) Thực hiện phân loại và xử lý người lang thang theo quy định tại
Điều 4. Phân loại và xử lý người lang thang
Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân căn cứ vào từng trường hợp người lang thang để phân loại và đưa ra phương án xử lý đối với người lang thang:
1. Đối với người lang thang không sử dụng chất ma túy, Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân thực hiện phân loại và xử lý người lang thang như sau:
a) Trường hợp người lang thang có người thân và địa chỉ nơi cư trú rõ ràng thì thực hiện đưa về nơi cư trú theo quy định tại
b) Trường hợp người lang thang không có người thân hoặc không xác định được địa chỉ nơi cư trú, nhưng thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ thì lập hồ sơ đề nghị cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung người lang thang theo quy định tại
c) Trường hợp người lang thang có sức khỏe tốt, không có người thân hoặc không xác định được địa chỉ nơi cư trú, không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ, Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân tổ chức để đối tượng tự trở về cộng đồng tìm việc làm, tự nuôi dưỡng bản thân.
d) Trường hợp người lang thang là người tâm thần, hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, hoặc cần cấp cứu và kịp thời điều trị do ảnh hưởng đến tính mạng, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân gửi người lang thang đến các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc đa khoa phù hợp để điều trị; sau khi người lang thang được điều trị ổn định thì tiếp tục phân loại và xử lý đối tượng theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 của Điều này.
2. Đối với người lang thang có sử dụng chất ma túy, việc phân loại và xử lý người lang thang thực hiện như sau:
a) Trường hợp là nam giới, Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân có văn bản đề nghị Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 tiếp nhận nuôi dưỡng tạm thời đối tượng trong thời gian chờ xử lý theo quy định tại
b) Trường hợp là nữ giới, Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân tiếp tục nuôi dưỡng tạm thời đối tượng trong thời gian chờ xử lý theo quy định tại
c) Nuôi dưỡng tạm thời đối tượng trong thời gian chờ xử lý như sau:
- Trường hợp xác định được đối tượng người lang thang có người thân và địa chỉ nơi cư trú rõ ràng thì thực hiện đưa đối tượng về nơi cư trú theo quy định tại
- Trường hợp người lang thang không xác định được địa chỉ nơi cư trú, không có giấy tờ tuỳ thân hoặc đã xác định được địa chỉ nơi cư trú tại thành phố Hải Phòng nhưng không có người thân thì trước thời hạn hết hạn nuôi dưỡng tạm thời (tối đa không quá 03 tháng), Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đưa đối tượng vào cai nghiện bắt buộc theo quy định.
Điều 5. Đưa người lang thang vào cơ sở bảo trợ xã hội
1. Trong thời hạn 80 ngày kể từ ngày tiếp nhận nuôi dưỡng tạm thời đối với các đối tượng quy định tại
2. Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện việc tiếp nhận người lang thang theo đề nghị của Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân để nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung tại đơn vị theo các quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
Điều 6. Đưa đối tượng người lang thang về nơi cư trú
1. Trong thời hạn 70 ngày kể từ ngày tiếp nhận nuôi dưỡng tạm thời đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và tiết 1 điểm c, khoản 2 Điều 4 của Quyết định này, đơn vị đang nuôi dưỡng tạm thời người lang thang có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú đề nghị thông báo đến gia đình, người thân của đối tượng để yêu cầu gia đình, người thân đến tiếp nhận đối tượng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho gia đình, người thân của đối tượng về việc nhận và đưa đối tượng người lang thang; hướng dẫn thân nhân người lang thang thực hiện các thủ tục theo quy định và phối hợp với đơn vị đang nuôi dưỡng tạm thời người lang thang tiếp nhận đối tượng người lang thang về gia đình.
3. Sau 10 ngày kể từ khi gửi thông báo cho gia đình, thân nhân đến tiếp nhận người lang thang, nếu gia đình, thân nhân người lang thang không đến tiếp nhận, đơn vị đang nuôi dưỡng tạm thời người lang thang gửi thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lang thang cư trú về việc trực tiếp đưa dẫn người lang thang về nơi cư trú.
4. Sau khi gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị đang nuôi dưỡng tạm thời người lang thang tổ chức đưa người lang thang về địa phương nơi cư trú và lập biên bản bàn giao người lang thang cho gia đình, người thân và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Là Cơ quan Thường trực, chủ trì, phối hợp với các đơn vị giải quyết người lang thang trên địa bàn thành phố để triển khai các hoạt động tập trung, tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng đối tượng người lang thang theo quy định của Quyết định này.
b) Phối hợp với các ngành liên quan chuẩn bị phương án nhân sự, nếu cần thiết kiện toàn Đoàn Liên ngành tập trung người lang thang thành phố (thành phần gồm các thành viên của Sở, ngành, đơn vị: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố, Y tế, Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân), báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
c) Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng dự toán kinh phí chung cho công tác giải quyết tình trạng người lang thang của Đoàn Liên ngành tập trung người lang thang thành phố và các đơn vị phối hợp giải quyết đối tượng lang thang trên địa bàn thành phố.
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lang thang; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn kỹ năng tập trung đối tượng người lang thang cho cán bộ các quận, huyện.
đ) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố.
2. Công an thành phố:
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử cán bộ tham gia Đoàn Liên ngành tập trung người lang thang thành phố.
b) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương có chức năng phối hợp với Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho công tác tiếp nhận và nuôi dưỡng người lang thang tập trung.
c) Chỉ đạo tổ chức việc điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi tổ chức, xúi giục người khác đi lang thang, xin ăn; ngược đãi, đẩy người thân và người tâm thần ra đường phố.
d) Chỉ đạo tăng cường công tác đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn thành phố.
3. Sở Y tế:
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử cán bộ tham gia Đoàn Liên ngành tập trung người lang thang thành phố.
b) Xây dựng kế hoạch quản lý người tâm thần tại cộng đồng; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh cho người tâm thần và người lang thang đang nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
c) Chỉ đạo các cơ sở y tế tiếp nhận, điều trị bệnh cho người lang thang do Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân chuyển đến; phối hợp với Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân hoàn thiện thủ tục để chuyển họ trở lại Trường khi bệnh ổn định, cùng với hồ sơ bệnh án của họ để tiếp tục thực hiện việc giải quyết người lang thang theo quy định tại Quyết định này.
d) Phối hợp với Sở Tài chính để hướng dẫn chi phí điều trị cho người lang thang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần, bệnh cấp cứu ảnh hưởng đến tính mạng cần phải kịp thời điều trị tại các cơ sở y tế.
4. Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân:
a) Thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, phân loại và xử lý, nuôi dưỡng, đưa người lang thang vào cơ sở bảo trợ xã hội, về nơi cư trú theo quy định của Quyết định này.
b) Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, bố trí nhân sự trong thực hiện công tác giải quyết đối tượng người lang thang.
5. Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2:
a) Thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc người lang thang (là nam giới) có sử dụng chất ma túy khi Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân có văn bản đề nghị tiếp nhận tạm thời người lang thang.
b) Thực hiện phân loại, xử lý, chữa trị cai nghiện phục hồi cho những người lang thang có sử dụng chất ma túy; đưa người lang thang về nơi cư trú theo quy định của Quyết định này.
6. Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập của thành phố:
Thực hiện việc tiếp nhận đối tượng người lang thang vào nuôi dưỡng tập trung khi Trường Lao động Xã hội Thanh Xuân bàn giao đối tượng và hồ sơ của đối tượng theo đúng quy định.
Trong quá trình nuôi dưỡng, đơn vị có trách nhiệm quản lý, giáo dục và tiếp tục khai thác thông tin về người thân, địa chỉ của người lang thang để đưa người lang thang về nơi cư trú theo quy định của Quyết định này.
7. Sở Tài chính:
a) Cân đối, bố trí kinh phí hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách của thành phố cho công tác giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố.
b) Hướng dẫn Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan thanh toán, quyết toán chi phí điều trị cho người lang thang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần, bệnh cấp cứu ảnh hưởng đến tính mạng cần phải kịp thời điều trị tại các cơ sở y tế.
c) Phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị việc sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của Nhà nước.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
9. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền; xây dựng các chương trình, chuyên mục về công tác giải quyết tình trạng người lang thang bằng nhiều hình thức phù hợp, đảm bảo hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội, nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền kịp thời, chính xác về tình trạng người lang thang và công tác giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố.
10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
a) Kiện toàn Tổ Công tác tập trung người lang thang của quận, huyện (thành phần gồm: Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội; Công an quận, huyện; Phòng Y tế quận, huyện; Hội đoàn thể liên quan quận, huyện).
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn.
c) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là Cơ quan Thường trực giải quyết tình trạng người lang thang của các quận, huyện; công khai địa chỉ, số điện thoại để tiện liên hệ khi cần thiết.
d) Chịu trách nhiệm và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với gia đình, thân nhân người lang thang để quản lý những người lang thang sau khi được đưa về nơi cư trú, không để họ tái diễn; giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để họ ổn định cuộc sống.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai và theo dõi thực hiện việc giải quyết tình trạng người lang thang đảm bảo chặt chẽ, có hiệu quả; có biện pháp cụ thể xây dựng địa bàn lành mạnh, không có người lang thang.
e) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh về người lang thang; có văn bản trả lời đơn vị tiếp nhận và nuôi dưỡng tạm thời về kết quả xác minh người lang thang.
g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc để xảy ra tình trạng người lang thang xuất hiện nhiều tại địa bàn quản lý.
Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí đảm bảo cho các hoạt động giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố thực hiện ở cấp nào thì do cấp đó chịu trách nhiệm, cụ thể:
a) Đối với cấp thành phố: Kinh phí hoạt động giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố được ngân sách Nhà nước đảm bảo và cấp theo dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp xã hội địa phương hàng năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Đối với cấp quận, huyện: Kinh phí hoạt động của Tổ Công tác tập trung người lang thang cấp quận, huyện do ngân sách quận, huyện đảm bảo thực hiện hàng năm;
2. Mức chi và kinh phí đảm bảo cho các hoạt động giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2021.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 356/2016/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đối với người lang thang trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Công an thành phố, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 356/2016/QĐ-UBND quy định chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đối với người lang thang trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND quy định về mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND quy định về chế độ trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với đối tượng đang được nuôi dưỡng, học tập tại Trung tâm Phục hồi chức năng, giáo dục dạy nghề và tạo việc làm cho người mù thuộc Hội Người mù tỉnh Hải Dương
- 4Nghị quyết 30/2020/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 67/2016/NQ-HĐND về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 1Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
- 7Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND quy định về mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 10Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND quy định về chế độ trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với đối tượng đang được nuôi dưỡng, học tập tại Trung tâm Phục hồi chức năng, giáo dục dạy nghề và tạo việc làm cho người mù thuộc Hội Người mù tỉnh Hải Dương
- 11Nghị quyết 30/2020/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 67/2016/NQ-HĐND về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
Quyết định 03/2021/QĐ-UBND quy định về trợ giúp xã hội đối với người lang thang trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 03/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/01/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Khắc Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết