Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2015/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 13 tháng 02 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội;
Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 161/TTr-SVHTTDL ngày 22/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 498/1998/QĐ-UB ngày 15/5/1998 của UBND tỉnh Ninh Bình Ban hành Quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2015/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Nguyên tắc trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội
1. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan.
2. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư, dòng họ và gia đình.
3. Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng.
4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
5. Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm.
6. Không sử dụng thời gian làm việc, phương tiện và công quỹ đi đám cưới, đám tang, lễ hội khi không được cơ quan, đơn vị phân công thực hiện nhiệm vụ đó.
7. Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; không sử dụng công quỹ làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang phục vụ cho mục đích cá nhân.
8. Phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
9. Không trái với Hương ước, Quy ước của thôn, xóm, bản, tổ dân phố đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI
Mục 1. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI
Việc cưới phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, các quy định pháp luật khác có liên quan và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, của dòng họ.
1. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của một trong hai người theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 5. Trao giấy chứng nhận kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, thể hiện sự thừa nhận kết hôn hợp pháp của Nhà nước và pháp luật.
2. Tổ chức lễ trao giấy chứng nhận kết hôn phải được tiến hành tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đôi nam, nữ đăng ký kết hôn; lễ trao giấy chứng nhận kết hôn phải bảo đảm nghiêm túc, trang trọng.
Điều 6. Tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới
1. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện đúng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội (sau đây gọi là Thông tư số 04), cụ thể như sau:
a) Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình;
b) Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật;
d) Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí;
đ) Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể lịch sự, phù hợp với văn hóa dân tộc;
e) Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh phải đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định tại QCVN 26/2010/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT- BTNMT, ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.
3. Thời gian tổ chức việc cưới không quá 03 ngày.
4. Khuyến khích thực hiện các hoạt động sau trong tổ chức việc cưới:
a) Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới;
b) Tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới;
c) Cơ quan, tổ chức, đoàn thể, UBND cấp xã đứng ra tổ chức lễ cưới;
d) Tổ chức cưới ở nhà văn hóa thôn, bản, xóm, phố. đ) Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá;
e) Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử - văn hóa; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới;
g) Cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.
Mục 2. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Khi có người qua đời, gia đình hoặc thân nhân phải làm thủ tục khai tử trước khi tổ chức lễ tang theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức lễ tang
1. Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại gia đình hoặc tại Nhà tang lễ (nếu có) hoặc địa điểm công cộng. Trường hợp tổ chức lễ tang tại địa điểm công cộng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Ban lễ tang có trách nhiệm phối hợp với gia đình người qua đời thống nhất quyết định những vấn đề liên quan đến việc tổ chức tang lễ.
3. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có người qua đời phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống.
1. Lễ tang phải thực hiện các quy định sau:
a) Phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương và hoàn cảnh gia đình người qua đời;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có người qua đời có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người qua đời xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan;
c) Việc quàn, ướp thi hài, khâm liệm thực hiện theo quy định của Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/52009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của dân tộc, tôn giáo, địa phương; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;
đ) Không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang; không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó;
f) Cấm rải tiền Việt Nam, các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;
g) Việc chôn, cải táng, xây mộ phải nằm trong quy hoạch nghĩa trang. Trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền;
i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.
2. Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức.
3. Khuyến khích một số hoạt động sau trong tổ chức việc tang:
a) Sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho phường bát âm;
b) Sử dụng vòng hoa luân chuyển trong lễ viếng;
c) Thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ các nghi thức cúng ba ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết tang, cải táng và giỗ hàng năm;
d) Thực hiện hình thức hỏa táng và hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch;
đ) Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá trong việc tang;
e) Thay tang phục (quần áo, mũ tang) bằng băng vải đen đeo trên cánh tay áo hoặc miếng vải đen nhỏ hình chữ nhật gắn trên ngực áo;
g) Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
h) Xóa bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác;
i) Không rải vàng mã và các loại giấy tương tự như vàng mã trên đường đưa tang.
1. Việc xây cất mộ phải thực hiện các quy định của Bộ Xây dựng.
2. Các địa phương xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch, đảm bảo khoa học, tiện lợi cho việc chôn cất, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
3. Khuyến khích việc xây dựng nghĩa trang thành công trình văn hóa tưởng niệm tại địa phương.
Mục 3. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG LỄ HỘI
1. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội phải thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 04, cụ thể như sau:
a) Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc;
b) Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội;
c) Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban tổ chức lễ hội;
d) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội;
đ) Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục;
e) Không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
g) Bảo đảm trật tự, an ninh khi dự lễ hội; không đốt pháo, đốt và thả đèn trời;
h) Bỏ rác vào nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường;
i) Không bán vé vào dự lễ hội;
k) Nếu tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày triển lãm trong khu vực lễ hội thì được bán vé cho các hoạt động đó; giá vé thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính;
l) Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như: Xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh;
m) Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.
2. Khi tổ chức và tham gia lễ hội, tổ chức, cá nhân ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện quy định tại Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
3. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức lễ hội:
a) Tổ chức giới thiệu ý nghĩa lịch sử của lễ hội, giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;
b) Tưởng nhớ công đức của ông cha, ghi nhận công lao của các bậc tiền bối trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc;
c) Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới và các hoạt động văn hóa, thể thao có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội;
d) Thắp hương theo quy định của Ban tổ chức lễ hội.
Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức và tham gia lễ hội
1. Trách nhiệm của tổ chức khi tổ chức lễ hội
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội, chỉ đạo việc tổ chức lễ hội cho phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định.
b) Trách nhiệm của Ban tổ chức lễ hội:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trước 30 ngày diễn ra lễ hội, điều hành tổ chức các hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật và nội dung chương trình kịch bản đã được phê duyệt;
- Có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường;
- Không bán vé vào dự lễ hội;
- Không để tình trạng người lang thang, ăn xin trong khu vực lễ hội;
- Tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá công khai, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về tài chính. Cấm các hành vi thu phí, nâng giá tùy tiện; bán hàng rong, hàng giả, hàng kém chất lượng; đeo bám, chèo kéo khách và những hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi kết thúc lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội phải báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động lễ hội với chính quyền cấp tổ chức lễ hội và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
2. Trách nhiệm của cá nhân khi tham gia lễ hội:
a) Phải thực hiện đúng nội quy của di tích và quy định của Ban tổ chức lễ hội;
b) Trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; ứng xử có văn hóa, không nói tục, xúc phạm tâm linh và làm ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội.
Điều 15. Triển khai tổ chức thực hiện Quy định
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Quy định này và các quy định khác của pháp luật liên quan đến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
b) Tổng hợp, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kết quả triển khai tổ chức thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, Ban, ngành khác của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này.
4. Tổ chức, cá nhân khác khi tham gia việc cưới, việc tang và lễ hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.
Điều 16. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định này và các quy định khác liên quan đến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được biểu dương, khen thưởng theo chế độ thi đua, khen thưởng hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này và các quy định khác liên quan đến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
- 1Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 về việc đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Sơn La do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 4Quyết định 01/2007/QĐ-UBND Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 7Quyết định 120/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình hết hiệu lực năm 2021
- 1Quyết định 15/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 03/2015/QĐ-UBND
- 2Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 120/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình hết hiệu lực năm 2021
- 1Quyết định 308/2005/QĐ-TTg về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế Tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 35/2008/NĐ-CP về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang
- 5Thông tư 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng do Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Nghị định 105/2012/NĐ-CP tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức
- 9Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 về việc đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Sơn La do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 12Quyết định 01/2007/QĐ-UBND Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 03/2015/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 03/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/02/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Trần Hữu Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra