Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2008/QĐ-UBND | Cần Giờ, ngày 08 tháng 4 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 ngày 11 tháng 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cư Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Chương trình Cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ năm 2007;
Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
Trình tự thực hiện | Cơ quan thực hiện | Thời gian tối đa hoàn thành | Tóm tắt nội dung công việc thực hiện | Các biện pháp chế tài trong thực hiện |
I. Tổng hợp, đề xuất danh mục dự án đầu tư | P. Tài chính - Kế hoạch | Đầu năm, phát sinh trong năm. | - Chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổng hợp nhu cầu và đăng ký danh mục dự án đầu tư cho Phòng Tài chính - Kế hoạch. - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp nhu cầu vào đầu tháng 10 hàng năm để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện vào thời điểm đầu tháng 11 về kế hoạch đầu tư xây dựng và danh mục các dự án thực hiện trong năm sau để Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. |
|
II. Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập hồ sơ dự án, tư vấn đo đạc địa chính về ranh mốc xây dựng công trình | Chủ đầu tư | Ngay khi có danh mục, chủ trương đầu tư. | - Chủ đầu tư có trách nhiệm chọn đơn vị tư vấn đủ điều kiện năng lực, ngành nghề phù hợp với dự án để khảo sát lập dự án, đồng thời thực hiện chọn đơn vị tư vấn đo đạc địa chính về ranh mốc xây dựng công trình. - Chủ đầu tư có trách nhiệm duyệt nhiệm vụ khảo sát và dự toán khảo sát. (Nội dung nhiệm vụ khảo sát thực hiện theo khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và khoản 1 Điều 6 của Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20/10/2007 quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh). |
|
Đối với các công trình lập dự án đầu tư được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau: | ||||
1. Lập dự án đầu tư | Đơn vị tư vấn | - Từ khi có quyết định giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư. - Không quá 6 tháng đối với dự án nhóm C. - Không quá 10 tháng đối với dự án nhóm B. | - Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 6 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; khoản 3 điều 1 của Nghị định số 112/2006/ND-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và theo Điều 6 của Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20/10/2007 quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh; Hồ sơ gồm 09 bộ | Theo Điều 19 Mục 3 Chương II Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà; Theo Điều 8 Mục 2 Chương II Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư |
2. Trình thẩm định thiết kế cơ sở, chia thành 02 trường hợp |
|
|
|
|
2.1. Trường hợp thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của các Sở - ngành thành phố | Chủ đầu tư | 6 ngày, kể từ khi hồ sơ thiết kế cơ sở hoàn chỉnh, được chủ đầu tư chấp thuận và thông qua ý kiến của cơ quan thụ hưởng. | - Chủ đầu tư trước khi trình duyệt dự án đầu tư phải trình thiết kế cơ sở cho các Sở, ngành thành phố xem xét thẩm định. - Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở; Hồ sơ pháp lý về việc hành nghề của đơn vị; Thuyết minh thiết kế và các bản vẽ thiết kế cơ sở (theo Điều 7 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP). Lưu ý: Chủ đầu tư phải kèm theo văn bản góp ý thống nhất quy mô đầu tư của đơn vị thụ hưởng) |
|
2.2. Trường hợp thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của huyện | Chủ đầu tư | 6 ngày kể từ khi hồ sơ dự án đầu tư cùng thiết kế cơ sở hoàn chỉnh, được chủ đầu tư chấp thuận và thông qua ý kiến của đơn vị thụ hưởng. | - Chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cùng thiết kế cơ sở tại Phòng Tài chính - Kế hoạch theo quy trình cải cách hành chính “1 cửa, 1 dấu”. - Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định dự án; hồ sơ dự án; thuyết minh thiết kế và các bản vẽ thiết kế cơ sở; Hồ sơ pháp lý về việc hành nghề của đơn vị tư vấn (theo Điều 8 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP). (Lưu ý: Chủ đầu tư trước khi trình duyệt thiết kế cơ sở, phải gửi hồ sơ thiết kế sơ bộ đến cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở và đơn vị thụ hưởng để lấy ý kiến, xem xét, góp ý.) |
|
2.2.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ dự án đầu tư cùng thiết kế cơ sở | P. Tài chính -Kế hoạch | 2 ngày, kể từ khi Chủ đầu tư trình hồ sơ dự án. | - Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan đầu mối tiếp nhận các hồ sơ dự án có thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của huyện. Nếu hồ sơ của dự án không đáp ứng đủ theo yêu cầu của thủ tục hồ sơ thì phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, chỉnh sửa và chỉ yêu cầu bổ sung hồ sơ 1 lần. (Chú ý: đối với các công trình PCLB, trước khi chủ đầu tư trình phê duyệt dự án, phải gửi hồ sơ dự án lên Chi cục Thủy lợi PCLB thành phố để lấy ý kiến về mặt kỹ thuật). |
|
2.2.2. Chuyển hồ sơ thiết kế cơ sở cho Phòng chức năng thẩm định | P. Tài chính - Kế hoạch | 2 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ | - Trước khi thẩm định và trình duyệt dự án, thiết kế cơ sở của dự án phải được chuyển cho các Phòng chức năng thẩm định. - Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở; thuyết minh thiết kế, các thiết kế bản vẽ; hồ sơ pháp lý hành nghề của đơn vị tư vấn và các văn bản pháp lý liên quan. (Theo Mục III.2 của Công văn số 9462/SXD-TĐTKCS của Sở Xây dựng) |
|
2.2.3. Thẩm định thiết kế cơ sở | Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên - Môi trường hoặc Phòng Quản lý Đô thị theo tính chất dự án đầu tư. | + Đối với dự án nhóm B: < 15 ngày + Đối với dự án nhóm C: < 10 ngày (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ). | - Nội dung thẩm định phải lập thành báo cáo thẩm định và được thực hiện theo Điều 7 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Phòng Kinh tế: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thủy lợi, đê điều, kè đá, phòng, chống lụt, bão và điện công nghiệp. - Phòng Tài nguyên - Môi trường: tổ chức thẩm định dự toán của các công trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Phòng Quản lý Đô thị: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình còn lại thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. | Theo Điều 8, Mục 2, Chương II Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
2.2.4. Thẩm định và trình duyệt dự án đầu tư | P. Tài chính - Kế hoạch | Thẩm định DA: Đối với dự án nhóm B: < 10 ngày Đối với dự án nhóm C: < 10 ngày (kể từ khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.). Duyệt dự án: Đối với dự án nhóm B: < 10 ngày Đối với dự án nhóm C: < 10 ngày (kể từ khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.) | - Sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, Phòng Tài chính - Kế hoạch sẽ thẩm định (lập thành báo cáo thẩm định) và trình duyệt dự án. - Nội dung thẩm định theo Điều 10 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
| Theo Điều 8, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
2.2.5. Lập thủ tục thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng | Các đơn vị có liên quan: | Ngay sau khi có quyết định duyệt dự án đầu tư. | - Các bước tiến hành theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. |
|
- Lập thủ tục thu hồi đất | Phòng Tài nguyên - Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Trung tâm Dịch vụ hành chính nhà đất |
|
|
|
- Đền bù, giải phóng mặt bằng | Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng; Chủ đầu tư |
|
|
|
2.2.6. Lựa chọn đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán | Chủ đầu tư | Đối với chỉ định thầu: < 01 tháng Đối với đấu thầu thầu: < 03 tháng (kể từ khi có quyết định duyệt dự án đầu tư) | Chủ đầu tư có trách nhiệm chọn đơn vị tư vấn đủ điều kiện năng lực thiết kế, ngành nghề phù hợp với dự án để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán. |
|
2.2.7. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán | Đơn vị tư vấn | - Đối với dự án nhóm B: < 4 tháng - Đối với dự án nhóm C: < 3 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tư vấn. | - Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán được thực hiện theo Điều 15 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Điều 9 của Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Điều 13, 14 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. | Theo Điều 9, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư |
2.2.8. Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán | Chủ đầu tư | 30 ngày, kể từ khi hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán đã được đơn vị tư vấn lập xong (kể cả thời gian bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ và thuê tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán). | - Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án. - Nội dung thẩm định theo khoản 2, 3 Điều 16 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Điều 9 của Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM - Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. | Theo Điều 9, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư |
2.2.9. Gửi quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán | Chủ đầu tư | Không quá 7 ngày, kể từ khi thiết kế kỹ thuật - dự toán được duyệt. | Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán cho Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch và cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở. |
|
Đối với công trình lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thực hiện theo trình tự thủ tục như sau: | ||||
1. Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật | Đơn vị tư vấn | - 40 ngày đối với dự án có tổng vốn đầu tư dưới 01 tỷ đồng. - 50 ngày đối với dự án có tổng vốn đầu tư từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng. - 60 ngày đối với dự án có tổng vốn đầu tư từ 03 tỷ đồng trở lên. Thời gian tính từ khi đơn vị tư vấn được Chủ đầu tư chọn và ký kết hợp đồng. | - Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật gồm: Sự cần thiết đầu tư; mục tiêu xây dựng; hiệu quả công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, cấp công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; nguồn kinh phí xây dựng; thời gian xây dựng; phòng, chống cháy, nổ; vệ sinh môi trường, an toàn lao động; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình. (Chủ đầu tư không phải lập và phê duyệt dự toán, tổng dự toán sau khi có quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình của cơ quan chức năng). | Theo Điều 8, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư |
2. Kiểm tra và trình duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật | Chủ đầu tư | 5 ngày, kể từ khi Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoàn chỉnh, được Chủ đầu tư chấp thuận và thông qua ý kiến của đơn vị thụ hưởng. | - Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ dự án trước khi trình duyệt. - Hồ sơ gồm: Tờ trình xin duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: bao gồm phần thuyết minh, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; Báo cáo thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán của chủ đầu tư; Báo cáo thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công - dự toán đối với công trình phải được thẩm tra; hồ sơ pháp lý hành nghề của đơn vị tư vấn. (Chú ý: đối với các công trình phòng, chống lựt bảo, trước khi chủ đầu tư trình phê duyệt BCKTKT, phải gửi hồ sơ BCKTKT lên Chi cục Thủy lợi PCLB thành phố để lấy ý kiến về mặt kỹ thuật (thời gian 5 ngày)). |
|
3. Nhận và kiểm tra hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật | P. Tài chính - Kế hoạch | 2 ngày, kể từ khi chủ đầu tư trình hồ sơ dự án. | - Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan đầu mối tiếp nhận tất cả các hồ sơ của công trình phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Nếu hồ sơ của dự án không đáp ứng đủ theo yêu cầu của thủ tục hồ sơ thì phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, chỉnh sửa và chỉ yêu cầu bổ sung hồ sơ 1 lần tất cả các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung. |
|
4. Chuyển hồ sơ thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán cho Phòng chức năng thẩm định | P. Tài chính - Kế hoạch | 2 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | - Trước khi thẩm định và trình duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của dự án, phải được chuyển cho các phòng chức năng thẩm định. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; thuyết minh thiết kế, các thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; hồ sơ pháp lý hành nghề của đơn vị tư vấn và các báo cáo thẩm định, thẩm tra của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn. |
|
5. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán | Phòng Kinh tế hoặc Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Tài nguyên - Môi trường tùy theo tính chất dự án đầu tư. | 20 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | Nội dung thẩm định phải được lập thành Báo cáo thẩm định, gồm: - Sự tuân thủ quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. - Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công các phương án kiến trúc được lựa chọn. - Sự hợp lý của các giải pháp kiến trúc, cấu tạo, đánh giá mức độ an toàn của công trình. - Bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ. - Vệ sinh môi trường, an toàn lao động. - Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán. - Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật; định mức chi phí; đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định. * Phòng Kinh tế: tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của các công trình thủy lợi, đê điều, kè đá và điện công nghiệp. * Phòng Quản lý Đô thị: tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của các công trình còn lại thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. * Phòng Tài nguyên - Môi trường: tổ chức thẩm định dự toán của các công trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. | Theo Điều 9, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư |
6. Thẩm định và trình duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật | P. Tài chính - Kế hoạch | 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán. | - Sau khi có kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, Phòng Tài chính - Kế hoạch sẽ thẩm định (lập Báo cáo thẩm định) và trình duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. - Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật gồm: Sự cần thiết đầu tư; mục tiêu xây dựng; hiệu quả công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, cấp công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; nguồn kinh phí xây dựng; thời gian xây dựng; phòng, chống cháy, nổ; vệ sinh môi trường, an toàn lao động; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình. | Theo Điều 9, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
7. Lập thủ tục thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng | Các đơn vị có liên quan: | Sau khi có quyết định duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật | - Các bước tiến hành theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND , ngày 14/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. |
|
- Lập thủ tục thu hồi đất | Phòng Tài nguyên - Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Trung tâm Dịch vụ hành chính nhà đất. |
|
|
|
- Đền bù, giải phóng mặt bằng | Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng; Chủ đầu tư. |
|
|
|
B. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN: Đối với gói thầu xây lắp thì thực hiện 1 trong 2 hình thức sau: | ||||
I. Hình thức thực hiện đấu thầu | ||||
1. Lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu | Chủ đầu tư | Ngay khi có quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Trong đó: + Đối với chỉ định thầu: < 07 ngày + Đối với đấu thầu thầu: < 01 tháng | - Chủ đầu tư có trách nhiệm chọn đơn vị tư vấn đủ điều kiện năng lực, ngành nghề phù hợp với dự án để lập hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. (Nội dung quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005). |
|
2. Đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu | Đơn vị tư vấn | 20 ngày, kể từ khi được chọn. | - Hồ sơ mời thầu được lập theo nội dung quy định tại Mục 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005. | Theo Điều 20, Mục 3, Chương II, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. |
|
|
|
| Theo Điều 11 Mục 2 Chương II Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
3. Xem xét và trình duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu | Chủ đầu tư | 4 ngày, kể từ khi hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh. | - Chủ đầu tư xem xét trình duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị duyệt hồ sơ mời thầu; hồ sơ pháp lý của tư vấn; hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. (khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu). |
|
4. Thẩm định và trình duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu | P. Tài chính - Kế hoạch | 4 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ. | - Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan đầu mối nhận, thẩm định và trình duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. (Điều 11 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu). | Theo Điều 11, Mục 2, Chương II Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
5. Mời thầu | Chủ đầu tư | 12 ngày, kể từ khi có quyết định duyệt hồ sơ mời thầu. | - Chủ đầu tư: + Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi + Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế. (Nội dung quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005 và Điều 16 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu). | Theo Điều 12, Điều 16 Mục 2 Chương II Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
6. Phát hành hồ sơ mời thầu | Chủ đầu tư | 15 ngày, sau khi hết thời gian thông báo mời thầu. | - Chủ đầu tư tự xác định địa điểm và thời gian phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu tham gia dự thầu. | Theo Điều 13, Điều 16 Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
7. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu | Chủ đầu tư | Sau khi phát hành hồ sơ mời thầu. | - Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. | Theo Điều 13, Điều 16 Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
8. Tổ chức mở thầu | Chủ đầu tư | Ngay sau thời điểm đóng thầu. | - Chủ đầu tư tổ chức mở thầu, lập biên bản ghi lại những thông tin chính của từng nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự. | Theo Điều 13, Mục 2, Chương II Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
9. Đánh giá hồ sơ dự thầu | Đơn vị tư vấn | 20 ngày, kể từ khi mở thầu. | - Đơn vị tư vấn giúp chủ đầu tư đánh giá hồ sơ dự thầu để loại bỏ những hồ sơ dự thầu không đạt yêu cầu của hồ sơ mời thầu và lập báo cáo kết quả đấu thầu. (Điều 28, 29 của Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005 và Điều 17 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu). | Theo Điều 14, Điều 16 Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
10. Xem xét và trình kết quả đấu thầu | Chủ đầu tư | 4 ngày, kể từ khi có kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của đơn vị tư vấn. | - Chủ đầu tư xem xét kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và trình cho Tổ giúp việc công tác đấu thầu của huyện (đầu mối Phòng Tài chính - Kế hoạch) để thẩm định kết quả đấu thầu. - Hồ sơ gồm: Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu; Biên bản họp mở thầu; Báo cáo về kết quả đánh giá các Hồ sơ dự thầu của tư vấn; Tờ trình xin duyệt kết quả đấu thầu cùng tất cả các hồ sơ dự thầu. |
|
11. Thẩm định và trình duyệt kết quả đấu thầu | P. Tài chính - Kế hoạch | 7 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | - Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm nhận, thẩm định hồ sơ kết quả đấu thầu và lập Biên bản thẩm tra kết quả đấu thầu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. |
|
12. Thông báo kết quả đấu thầu đến nhà thầu | Chủ đầu tư | 2 ngày, kể từ khi có kết quả đấu thầu. | - Chủ đầu tư thông báo kết quả đấu thầu đến nhà thầu ngay khi có quyết định duyệt kết quả đấu thầu. |
|
13. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng thi công với nhà thầu | Chủ đầu tư | 8 ngày, kể từ khi có thông báo kết quả trúng thầu. | - Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo khoản 1 Điều 42 của Luật Đấu thầu và Điều 20 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu. - Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. | Theo Điều 15, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
II. Hình thức thực hiện chỉ định thầu | ||||
1. Xin chủ trương cho phép chỉ định thầu xây lắp | Chủ đầu tư | Ngay khi có quyết định duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế dự toán. | - Chủ đầu tư gửi văn bản xin chủ trương cho phép chỉ định thầu xây lắp đến Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch. |
|
2. Xem xét và đề xuất chủ trương chỉ định thầu xây lắp | P. Tài chính - Kế hoạch | 4 ngày, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị. | - Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan đề xuất chủ trương chỉ định thầu xây lắp trình Ủy ban nhân dân huyện. | Theo Điều 13, Mục 2, Chương II, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. |
3. Lựa chọn nhà thầu dự kiến chỉ định | Chủ đầu tư | 5 ngày, kể từ khi có văn bản cho phép. | - Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu. |
|
4. Lâp và gửi hồ sơ mời dự thầu | Chủ đầu tư | 7 ngày, kể từ khi chọn được nhà thầu. | - Chủ đầu tư lập và gửi hồ sơ mời dự thầu (hồ sơ đề xuất) cho nhà thầu đã được chọn. |
|
5. Lập hồ sơ dự thầu gửi chủ đầu tư | Đơn vị dự thầu | 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ mời dự thầu. | - Sau khi nhận hồ sơ mời thầu, đơn vị thi công có trách nhiệm lập hồ sơ dự thầu (hồ sơ quan tâm) gửi chủ đầu tư xem xét, đánh giá. |
|
6. Tổ chức họp xét giá giao thầu xây lắp | Chủ đầu tư | 4 ngày kể từ khi nhận và kiểm tra hồ sơ dự thầu của đơn vị được chọn thầu. | - Chủ đầu tư mời Tổ giúp việc đấu thầu của huyện, đơn vị nhận thầu để thương thảo giá giao thầu. (bao gồm thư mời và hồ sơ quan tâm của đơn vị được chỉ định thầu và phải gửi trước 03 ngày/4 ngày) (Tổ giúp việc đấu thầu của huyện gồm: đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Kinh tế (tùy theo tình chất công trình)). |
|
7. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu | Người quyết định đầu tư hoặc Chủ đầu tư. | 3 ngày, sau khi tổ chức họp xét giá giao thầu. | - Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp theo quy định (điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu ban hành ngày 29/11/2005 và khoản 5 Điều 35 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu); |
|
III. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị | Chủ đầu tư | Ngay khi có quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình. | Thực hiện theo Mục 1 Chương II của Luật Đầu thầu (Hình thức lựa chọn nhà thầu). |
|
I. Lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát | Chủ đầu tư | + Đối với chỉ định thầu: < 5 ngày + Đối với đấu thầu thầu: < 30 ngày (Kể từ khi ký hợp đồng thi công.) | - Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của dự án. Nếu chủ đầu tư có chức năng và đủ năng lực giám sát thì tổ chức giám sát và ra quyết định phân công giám sát. |
|
II. Ký lệnh khởi công xây dựng | Chủ đầu tư | 3 ngày kể từ khi công trình đủ điều kiện khởi công. | - Điều kiện để khởi công xây dựng công trình, thực hiện theo Điều 72 của Luật Xây dựng. | Theo Điều 9, Mục 1, Chương II, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. |
III. Lập hồ sơ hoàn công cùng phiếu yêu cầu nghiệm thu công trình hoàn thành | Đơn vị thi công | 7 ngày, kể từ khi công trình hoàn thành. | - Khi công trình hoàn thành và nhà thầu thi công đã tổ chức nghiệm thu nội bộ, đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công cùng phiếu yêu cầu nghiệm thu gửi chủ đầu tư. |
|
IV. Kiểm tra và trình nghiệm thu hồ sơ công trình hoàn thành | Chủ đầu tư | 6 ngày, kể từ khi chủ đầu tư đã tiến hành kiểm tra và nghiệm thu sơ bộ công trình tại hiện trường cùng các hồ sơ pháp lý nghiệm thu của công trình. | Chủ đầu tư kiểm tra tất cả hạng mục công trình hoàn thành và lập hồ sơ nghiệm thu gửi cho các phòng chức năng xem, kiểm tra (01 bộ, trước 03 ngày/6 ngày). - Hồ sơ gồm: Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu; Nhật ký công trình; Biên bản nghiệm thu khối lượng từng hạng mục; hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công; các kết quả thí nghiệm, kiểm định vật tư và kết cấu chịu lực (nếu có) và theo Chương V của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. | Theo Điều 11, Mục 1, chương II, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. |
V. Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình | Phòng Kinh tế hoặc Phòng Quản lý Đô thị | 5 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | - Phòng chức năng có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định chất lượng hồ sơ công trình hoàn thành. Nếu công trình đủ điều kiện nghiệm thu thì phải lập Biên bản thống nhất nghiệm thu hồ sơ; Nếu công trình không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời và yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ. Lưu ý: Chỉ yêu cầu bổ sung hồ sơ 1 lần. |
|
VI. Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình | Chủ đầu tư | 6 ngày, kể từ khi công trình đã có Biên bản thống nhất nghiệm thu hồ sơ của phòng chức năng. | - Thực hiện theo Điều 26 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP , ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. |
|
VII. Làm thủ tục thanh toán vốn với Kho Bạc Nhà nước huyện | Chủ đầu tư | 15 ngày, kể từ khi khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu. | - Lập thủ tục thanh toán cho từng khối lượng công việc hoàn thành và cho toàn bộ công trình khi được nghiệm thu bàn giao. | Theo Điều 18, Mục 1, Chương II, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. |
VIII. Thanh toán vốn cho công trình | Kho bạc Nhà nước | 7 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | - Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thanh toán vốn cho công trình theo đúng quy định. |
|
I. Lập hồ sơ và trình duyệt quyết toán công trình | Chủ đầu tư | - Nhóm B: 9 tháng - Nhóm C: 6 tháng - BCKTKT: 3 tháng (sau khi công trình nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng). | - Sau khi công trình được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư lập hồ sơ và trình duyệt quyết toán công trình. (Điều 41, 42, 43 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Phần III Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 về hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành nguồn vốn nhà nước (có biểu mẫu báo cáo đính kèm) và Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC). | Theo Điều 9, Điều 12 Mục 1, Chương II, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. |
II. Thẩm tra và trình duyệt quyết toán công trình | P. Tài chính - Kế hoạch | - Nhóm C: < 4 tháng - BCKTKT: < 3 tháng (kể từ khi nhận đủ hồ sơ quyết toán). | - Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan đầu mối tiếp nhận, thẩm tra và trình duyệt quyết toán các công trình thuộc thẩm quyền của huyện. |
|
III. Làm thủ tục thanh toán vốn lần cuối với Kho bạc Nhà nước | Chủ đầu tư | 4 ngày, kể từ khi có quyết định duyệt y quyết toán. | - Chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục thanh toán vốn lần cuối cho các đơn vị sau khi công trình được quyết toán. (Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 về hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước) |
|
IV. Thanh toán vốn lần cuối cho công trình | Kho bạc Nhà nước | 7 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | - Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thanh toán vốn cho công trình theo đúng quy định. |
|
V. Kết thúc công trình | P. Tài chính -Kế hoạch | Sau khi chủ đầu tư thanh toán vốn lần cuối cho công trình. | - Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm tất toán công trình. |
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
- 1Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện đầu tư - xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 2Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 3Quyết định 700/2010/QĐ-UBND phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện đầu tư - xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 2Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 3Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 4Nghị định 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 5Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 6Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 7Luật xây dựng 2003
- 8Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 9Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 10Quyết định 126/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 17/2008/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 700/2010/QĐ-UBND phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định 03/2008/QĐ-UBND về Quy trình thực hiện đầu tư - xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- Số hiệu: 03/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2008
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Hữu Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 15/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra