Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2005/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 13 tháng 01 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V: QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC LỚP BỔ TÚC VĂN HÓA THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 05/NQ-TU NGÀY 27/05/2002 CỦA TỈNH ỦY VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ, CÁN BỘ HUYỆN PHÚ QUÝ ĐẾN NĂM 2005.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 26/11/2003;
- Theo đề nghị của Liên Sở: Tài chính - Nội vụ - Giáo dục & Đào tạo - Ban Dân tộc tại công văn số 4409 LS/TC-GDĐT-NV-DT ngày 03/9/2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời chính sách, chế độ đối với các lớp Bổ túc văn hóa mở tập trung tại các huyện theo Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 27/05/2002 của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ huyện Phú Quý đến năm 2005”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Chủ tịch UBND các Huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC LỚP BỔ TÚC VĂN HÓA MỞ TẬP TRUNG TẠI CÁC HUYỆN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 05/NQ-TU NGÀY 27/05/2002 CỦA TỈNH ỦY VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ, CÁN BỘ HUYỆN PHÚ QUÝ ĐẾN NĂM 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03 /2005/QĐ-UBBT ngày 13 / 01 /2005 của UBND Tỉnh Bình Thuận)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy định này áp dụng đối với đối tượng học các lớp Bổ văn hóa mở tập trung tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn các huyện trong Tỉnh theo Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 27/05/2002 của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ huyện Phú Qúy đến năm 2005, kể cả các lớp phát sinh trước thời điểm ban hành Quy định này. Các lớp bổ túc văn hóa khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2: Cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số, cán bộ công chức huyện Phú Quý được cử đi học theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn thành chương trình học tập; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của cơ quan, đơn vị công tác trong thời gian tham gia học tập.
Điều 3: Giáo viên được phân công, hợp đồng giảng dạy có trách nhiệm hoàn thành chương trình giảng dạy theo đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các lớp tại cơ sở đào tạo. Cán bộ, công chức được phân công theo dõi, quản lý lớp học có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
CHƯƠNG II
CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HỌC VIÊN
Điều 4. Đối tượng áp dụng (chính sách trợ cấp theo quy định tại Chương này) bao gồm : cán bộ viên chức, công chức là người dân tộc thiểu số trong biên chế Nhà nước; công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số; cán bộ (chuyên trách và không chuyên trách) cấp xã; cán bộ viên chức, công chức huyện Phú Qúy.
Điều 5. Điều kiện áp dụng chính sách.
Các đối tượng quy định tại Điều 4 được hưởng chính sách trợ cấp theo quy định tại Điều 6 dưới đây khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có tên trong danh sách đề nghị học tiếp văn hóa của UBND huyện được Ban Dân tộc và Sở Nội vụ xác nhận.
2. Có Quyết định cử đi học của UBND huyện.
3. Sau khi học xong phải trở về công tác tại đơn vị cũ hoặc chịu sự phân công công tác của tổ chức.
Điều 6. Chính sách trợ cấp.
1. Trợ cấp ngày thực học: Tất cả các học viên theo học được trợ cấp 10.000 đ/người/ngày thực học.
2. Trợ cấp về tài liệu: Học viên theo học được cấp miễn phí sách giáo khoa theo chương trình giảng dạy bổ túc văn hóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
3. Trợ cấp tiền tàu xe: Học viên ở xa địa bàn mở lớp được trợ cấp tiền tàu xe đi và về (nếu có) trong những dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết Nguyên đán và Tết cổ truyền dân tộc theo mức thanh toán tiền tàu xe quy định tại chế độ công tác phí hiện hành.
4. Học phí: Học viên theo học không phải đóng học phí. Ngân sách Nhà nước thực hịên cấp phát, chi trả học phí cho cơ sở đào đạo.
Điều 7. Bồi hoàn kinh phí.
Học viên tự ý bỏ học không được sự chấp thuận của UBND huyện phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã hưởng trong thời gian theo học cho Ngân sách Nhà nước và chịu xử lý kỷ luật của tổ chức.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ CHI ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ KINH PHÍ TỔ CHỨC LỚP HỌC
Điều 8. Chế độ đối với giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý lớp học.
1. Giáo viên thỉnh giảng được chi trả thù lao theo hợp đồng ký kết với cơ sở đào tạo, mức chi cụ thể như sau:
- Dạy các lớp cấp II: 20.000 đ/tiết.
- Dạy các lớp cấp III: 25.000 đ/tiết.
2. Giáo viên công tác tại cơ sở đào tạo được phân công kiêm nhiệm giảng dạy lớp bổ túc văn hóa được thanh toán tiền thừa giờ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Cán bộ, công chức công tác tại cơ sở đào tạo được phân công theo dõi, quản lý lớp bổ túc văn hóa được thanh toán phụ cấp làm đêm, thêm giờ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Các khoản kinh phí tổ chức lớp học (bao gồm chi tổ chức lễ khai giảng, bế giảng, khen thưởng học viên và các khoản chi khác trong quá trình tổ chức lớp) được chi trả theo số phát sinh thực tế và thanh quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
CHƯƠNG IV
NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN, PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ VÀ THANH, QUYẾT TOÁN
Điều 10. Nguồn kinh phí thực hiện.
Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với các lớp Bổ túc văn hóa được chi trả từ nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết 04, 05/NQ-TU của Tỉnh ủy hàng năm.
Kể từ năm 2005, UBND các huyện dự toán nhu cầu kinh phí cả năm gởi về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh trình HĐND Tỉnh quyết định. Dự toán ngân sách hàng năm không phân bổ cho ngân sách các huyện mà giữ lại tại Ngân sách Tỉnh để thực hiện cấp phát, chi trả và thanh quyết toán theo quy định tại Điều 11 dưới dây.
Điều 11. Phương thức chi trả và thanh quyết toán.
1. Căn cứ số lượng học viên, chương trình giảng dạy, kế hoạch đào tạo và chính sách, chế độ theo Điều 6, 8, 9 Quy định này, UBND huyện dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện gởi về Sở Tài chính. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc, thẩm định, trình UBND Tỉnh quyết định.
2. Căn cứ quyết định của UBND Tỉnh về kinh phí lớp học, Sở Tài chính thực hiện trợ cấp bổ sung có mục tiêu về ngân sách huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp phát kinh phí về cơ sở đào tạo để thực hiện chế độ, chính sách đối với học viên, giáo viên, cán bộ quản lý lớp học và thanh toán các khoản chi phát sinh trong quá trình tổ chức lớp học.
3. Kết thúc lớp học, cơ quan tổ chức lớp học tập hợp hồ sơ chứng từ, số liệu quyết toán với Phòng Tài chính - Kế hoạch. Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra trình UBND huyện báo cáo về Sở Tài chính để theo dõi và tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh.
CHƯƠNG V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của các Sở, ngành.
1. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc xét duyệt danh sách cán bộ, công chức đề nghị cử đi học bổ túc văn hoá theo đề nghị của UBND huyện.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp với UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo.
- Hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và các Trường THPT về mặt chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình tổ chức lớp học.
3. Sở Tài chính:
- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện tham mưu UBND Tỉnh bố trí kinh phí tổ chức các lớp trong dự toán chi ngân sách hàng năm, bổ sung dự toán chi ngân sách Tỉnh thực hiện Nghị quyết 04, 05 của Tỉnh ủy năm 2004 (chi các lớp phát sinh trước thời điểm ban hành Quy định này và các lớp tổ chức năm 2004).
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định dự toán kinh phí, trình UBND Tỉnh quyết định kinh phí cho từng lớp học.
- Cấp phát kinh phí, hướng dẫn UBND các huyện về hồ sơ dự toán, quyết toán, tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh về kinh phí tổ chức lớp học.
- Thu hồi, nộp Ngân sách Tỉnh tiền bồi hoàn của các học viên tự ý bỏ học không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền từ ngân sách huyện (nếu có).
4. Ban Dân tộc :
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê, rà soát trình độ học vấn, xây dựng kế hoạch đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số và huyện Phú Qúy theo Nghị quyết 05/NQ-TU của Tỉnh ủy.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện xây dựng dự toán kinh phí tổ chức lớp học hàng năm (nguồn thực hiện Nghị quyết 04, 05 của Tỉnh ủy).
Điều 13. UBND huyện có trách nhiệm:
1. Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo; ban hành quyết định cử cán bộ đi học trên cơ sở danh sách đã được Sở Nội vụ và Ban Dân tộc xét duyệt.
2. Xây dựng dự toán kinh phí cho từng lớp học (kể cả các lớp phát sinh trước thời điểm ban hành Quy định này) gởi Sở Tài chính, Ban Dân tộc và Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, trình UBND Tỉnh quyết định.
3. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cơ sở đào tạo và các phòng, ban trực thuộc trong việc tổ chức lớp học; quản lý, chi trả, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách theo Quy định này.
4. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng dự toán kinh phí tổ chức lớp học hàng năm (nguồn thực hiện Nghị quyết 04, 05 của Tỉnh ủy).
5. Giải quyết các trường hợp thôi học theo nguyện vọng của cán bộ, công chức được cử đi học.
6. Chỉ đạo thực hiện thu hồi tiền bồi hoàn của học viên tự ý bỏ học (nếu có) nộp ngân sách huyện và hoàn trả Ngân sách Tỉnh.
Điều 14. Cơ sở đào tạo tổ chức lớp học có trách nhiệm:
1. Bố trí phòng học, bàn ghế, trang thiết bị để tổ chức lớp học.
2. Xây dựng và thực hiện chương trình giảng dạy, kế hoạch đào tạo; bố trí giáo viên giảng dạy, phân công cán bộ theo dõi, quản lý lớp học.
3. Cấp phát sách giáo khoa cho học viên theo chương trình dạy học và số lượng học viên theo học.
4. Xây dựng dự toán kinh phí tổ chức lớp học. Quản lý, chi trả, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với học viên, giáo viên, cán bộ quản lý lớp học; kinh phí tổ chức lớp học theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính và các quy định cụ thể tại Quy định này.
5. Thực hiện thu hồi nộp, ngân sách huyện tiền bồi hoàn của các học viên tự ý bỏ học (nếu có)./.
- 1Quyết định 200/QĐ-UB năm 1985 Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của trường bổ túc văn hóa vừa học vừa làm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 90/QĐ-UB năm 1999 về chế độ học bổng đối với học sinh sư phạm và học viên bổ túc văn hóa (BTVH) hệ tập trung của tỉnh Lào Cai
- 3Kế hoạch 4447/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 32-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 200/QĐ-UB năm 1985 Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của trường bổ túc văn hóa vừa học vừa làm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 90/QĐ-UB năm 1999 về chế độ học bổng đối với học sinh sư phạm và học viên bổ túc văn hóa (BTVH) hệ tập trung của tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 4447/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 32-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ do tỉnh Bến Tre ban hành
Quyết định 03/2005/QĐ-UBBT quy định tạm thời chính sách, chế độ đối với các lớp Bổ túc văn hóa theo Nghị quyết 05/NQ-TU về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ huyện Phú Quý đến năm 2005 do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 03/2005/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/01/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra