Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2003/QĐ-UB

Cà Mau, ngày 29 tháng 01 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH CÀ MAU

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ;

- Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

- Căn cứ các Nghị định hướng dẫn thi hành luật giao thông đường bộ và đường thủy nội địa.

- Xét Tờ trình số 117/TT-GTVT, ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Điều 2: Thủ trưởng các sở, Ban, Ngành đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, Thành phố Cà Mau có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện qui định này. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Ban an toàn giao thông tỉnh, có trách nhiệm theo dõi việc chấp hành qui định này.

Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, Thành phố, trạm truyền thanh các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tuyên truyền toàn bộ nội dung qui định này để mọi người biết tự giác chấp hành.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải;

Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ngành đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND Huyện, Thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (thực hiện)
- VP Chính phủ (Báo cáo)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo)
- Bộ Tư pháp,
- CV-NC (Theo dõi)
- Lưu VP

TM/ UBND TỈNH CÀ MAU
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Quốc Việt

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2003/QĐ-UB, ngày 29 tháng 01 năm 2003 của UBND tỉnh Cà Mau)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng áp dụng.

Qui định này được áp dụng để xử lý đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ, đường bộ và giao thông đô thị khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông do tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân là người nước ngoài) thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ con người, tài sản của nhà nước và nhân dân khi tham gia giao thông; nhằm phòng ngừa, chống ùn tắc giao thông, kiềm chế sự gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông.

Điều 2: Phạm vi áp dụng.

Quy định này nhằm cụ thể hoá một bước để áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường thủy; đường bộ và an toàn giao thông đô thị; áp dụng các hình thức xử phạt chính, phạt bổ sung, các biện pháp ngăn chặn được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ để xử lý những trường hợp vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, đường bộ và giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Chương II

NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG

Điều 3: Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy.

Thuyền trưởng; máy trưởng khi điều khiển phương tiện thủy nội địa phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với phương tiện đang sử dụng theo quy định;

Điều 4: Phương tiện vận tải hành khách phải đăng ký bến đi, bến đến theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 5 : Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện thuỷ nội địa:

1- Các phương tiện thuỷ nội địa tham gia giao thông (trừ phương tiện gia dụng) phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật ngành và phải có các giấy tờ sau:

a- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;

b- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật;

c- Danh bạ thuyền viên;

2- Phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo trang thiết bị an toàn; số đăng ký và tên phương tiện phải được kẻ, vẽ bằng sơn theo đúng quy định.

Điều 6: Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện phải có đủ các giấy tờ sau.

a- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

b- Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;

c- Giấy chứng nhận kiểm định, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có).

d- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới.

Điều 7: Xe ô tô vận tải hành khách hoạt động theo phương thức hợp đồng thuê bao trọn gói phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

1- Hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, nơi đi, nơi đến, số lượng khách và hành trình xe chạy, hóa đơn thu tiền (phải có mã số thuế trùng với mã số thuế của chủ phương tiện đăng ký với cơ quan thuế địa phương).

2- Phải có dòng chữ “Xe hợp đồng” phía bên trái lên kính xe phía trước góc trên phía tay phải của người lái xe. Mẫu dòng chữ “Xe hợp đồng” do Sở giao thông vận tải cấp.

Điều 8: Đối với xe taxi.

1- Người lái xe taxi phải đảm bảo các điều kiện sau:

a- Có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên;

b- Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo định kỳ 6 tháng một lần do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

2- Xe Taxi phải có đồng hồ tính tiền theo km lăn bánh và hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc “Meter TAXI” gắn trên mui xe.

Điều 9: Đối với xe Buýt phải đảm bảo các điều kiện sau:

1- Phương tiện xe Buýt có từ 17 ghế trở lên phải có diện tích sàn xe dành cho khách đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 4461-87, hai bên hông phía trước, phía sau của xe phải kẻ bằng sơn dòng chữ “Xe Buýt”.

2- Xe hoạt động phải theo tuyến cố định do cơ quan có thẩm quyền quyết định; có các điểm dừng, đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành qui định.

Điều 10: Xe ô tô vận tải hành khách (trừ xe buýt), hàng hóa không được phép hoạt động ở một số tuyến đường trong nội ô thành phố vào các giờ cao điểm.

1- Sáng từ 5 giờ 30 đến 7 giờ30;

2- Trưa từ 10 giờ 30 đến 12 giờ 00 và từ 12 giờ 30 đến 13 giờ 30;

3- Chiều từ 16 giờ 30 đến 18 giờ 00.

4- Xe vận chuyển vật liệu xây dựng (đất, cát, đá, gạch, chất thải, hàng hóa độc hại, dễ gây cháy nổ) chỉ được phép hoạt động trong nội ô thành phố từ 22 giờ đêm đến 05 giờ sáng hôm sau.

Sở giao thông vận tải cấm các biển hướng dẫn trên các trục cấm giờ cao điểm theo qui định này.

Chương III

BIỆN PHÁP XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM

Điều 11: Xử lý đối với hành vi sử dụng, điều khiển phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy.

1- Người điều khiển phương tiện thiếu một trong các giấy tờ theo quy định tại điều 3 bản quy định này thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 40/CP của Chính phủ, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị đình chỉ phương tiện hoạt động 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị đình chỉ phương tiện hoạt động 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

2- Tàu vận chuyển hành khách, hàng hoá không đăng ký bến đi, bến đến đúng theo quy định thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 40/CP của Chính phủ, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị đình chỉ phương tiện hoạt động 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị đình chỉ phương tiện hoạt động 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

3- Đối với phương tiện chạy quá tốc độ, không chấp hành các biển báo cấm tạo sóng thuộc phạm vi các công trình như: cầu, bến tàu, bến phà, qua chợ, nơi tập trung đông dân cư, nơi tập kết phương tiện, điểm sông giao nhau, khúc khuỷu thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 40/CP của Chính phủ, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị đình chỉ phương tiện hoạt động 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị đình chỉ tuyến hoạt động của phương tiện 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

4- Người điều khiển phương tiện trong tình trạng có nồng độ rượu, bia hoặc các chất kích thích khác vượt quá mức cho phép thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì ngoài việc bị xử phạt theo Nghị định 40/CP của Chính phủ, còn bị tước bằng thuyền trưởng 07 ngày (kể từ ngày vi phạm).

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP của Chính phủ, còn bị đình chỉ phương tiện hoạt động 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị đình chỉ hoạt động của phương tiện 30 ngày (kể từ ngày vi phạm).

5- Các trường hợp vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều này, nếu người vi phạm có hành vi không chấp hành việc xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thì bị xử lý như sau:

a- Đối với thuyền trưởng thì bị tước bằng thuyền trưởng từ 90 đến 180 ngày (kể từ ngày vi phạm).

b- Đối với chủ phương tiện hoặc người quản lý phương tiện thì bị đình chỉ hoạt động của phương tiện 60 ngày (kể từ ngày vi phạm).

Điều 12: Đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá, hành khách vượt quá trọng tải; vượt quá số lượng hành khách cho phép hoặc quá số ghế đăng ký thì bị xử phạt như sau:

1- Phương tiện chở quá trọng tải trên 3% đến 20% thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 40/CP của Chính phủ, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị tước bằng thuyền trưởng từ 30 đến 60 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị tước bằng thuyền trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện từ 60 đến 120 ngày và đình chỉ hoạt động của phương tiện 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

2- Phương tiện vận chuyển quá trọng tải trên mức 20% thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 40/CP của Chính phủ ngoài ra còn bị tước bằng thuyền trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện từ 90 đến 180 ngày (kể từ ngày vi phạm).

b- Vi phạm từ lần 2 trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 40/CP còn bị tước bằng thuyền trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện từ 90 đến 180 ngày và đình chỉ hoạt động của phương tiện từ 20 đến 45 ngày (kể từ ngày vi phạm).

3- Đối với phương tiện vận chuyển hành khách vượt quá số lượng cho phép thì ngoài các biện pháp xử phạt nêu trên, còn bị buộc giảm tải hành khách, hàng hoá tại chỗ trước khi được tiếp tục hoạt động.

Điều 13: Xử lý đối với người điều khiển xe cơ giới vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị.

1- Xe cơ giới vi phạm ve qui tắc giao thông như tránh, vượt, đậu, dừng ở khu vực có biển báo cấm hoặc rẽ phải, rẽ trái không đúng quy định thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

2- Người điều khiển xe ô tô, mô tô không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe đã hết hạn; giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển, thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì ngoài hình thức bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, còn bị tạm giữ xe 05 ngày (kể từ ngày vi phạm).

b- Vi phạm lần 02, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 10 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

3- Xe cơ giới dừng, đậu, lấn chiếm lòng, lề đường ở các khu họp chợ thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì ngoài hình thức bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 02, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

4- Đối với xe ô tô vận tải hành khách không có lệnh xuất bến, chạy dù, chạy thả, chạy vòng vo đón khách; xe chạy không có hợp đồng hoặc hợp đồng không đúng qui định; sang, bán khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; dừng, đậu, đưa rước khách sai quy định, thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

5- Xe ô tô vận tải hàng hoá, vật liệu xây dựng như: đất, cát, gạch, đá hoặc các chất phế thải khác để rơi vãi trên đường thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

6- Xe cơ giới lưu hành thiết bị ky thuật an toàn không bảo đảm bị xư lý như sau:

a- Vi phạm lần đầu bị xử phạt theo qui định, buộc cam kết khắc phục xong mới cho lưu hành và cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt chính còn bị tạm giữ xe 7 ngày, kể từ ngày vi phạm.

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt chính còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

Điều 14: Xử lý đối với người điều khiển xe cơ giới vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

1- Người điều khiển chạy vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, chạy quá tốc độ cho phép, thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, tạm giữ xe 07 ngày.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 30 ngày (kể từ ngày vi phạm).

2- Người điều khiển phương tiện xe cơ giới chưa đủ tuổi theo qui định thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 10 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 30 ngày (kể từ ngày vi phạm).

3- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy để kéo, đẩy các xe khác; mang, vác, chở, kéo các vật cồng kềnh, vượt quá kích thước cho phép hoặc chở quá số người quy định thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 10 ngày (kể từ ngày vi phạm).

4- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi rượt đuổi nhau, chạy xe bằng một bánh trên đường; giành đường, lạng lách, đánh võng, có nồng độ rượu, bia và các chất kích thích khác vượt quá giới hạn cho phép, không chấp hành lệnh dừng xe của lực lượng thi hành nhiệm vụ, thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì ngoài hình thức bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, còn bị tạm giữ xe 10 ngày (kể từ ngày vi phạm).

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 30 ngày (kể từ ngày vi phạm) hoặc có thể tịch thu xe.

5- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở khách (Honda khách) có hành vi tranh giành khách, chèn ép khách, rượt đuổi theo xe ôtô khách nhằm mục đích giành khách làm mất trật tự an toàn giao thông đường bộ và giao thông đô thị thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm)

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 10 ngày (kể từ ngày vi phạm).

6- Đua xe trái phép hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy (chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự) thì bị xử phạt như sau:

Vi phạm lần đầu ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe chờ xử lý.

7- Tự ý thay đổi kết cấu xe, ngoài hình thức xử phạt vi phạm hành chính còn phải tạm giữ tang vật đến 15 ngày để khôi phục hiện trạng ban đầu.

8- Xe mô tô, xe gắn máy gắn còi ôtô hoặc các loại còi không đúng quy định, tháo bộ phận giảm thanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo qui định và tịch thu còi, bô xe, buộc cam kết không tái phạm, nếu vi phạm lần 2 bị xử phạt và tạm giữ phương tiện 7 ngày, lần 3 bị xử phạt và tạm giữ phương tiện 15 ngày.

9- Các trường hợp vi phạm điều này, nếu là học sinh thì báo về nhà trường; nếu là cán bộ công chức thì báo về cơ quan, đơn vị.

Điều 15: Xử lý đối với người điều khiển xe đạp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị:

1- Người điều khiển xe đạp chở người trên ghi đông, đùa giỡn với xe khác khi đang chạy, buông thả hai tay khi đang điều khiển xe, đi xe dàn ngang từ ba xe trở lên thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm;

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 2 ngày (kể từ ngày vi phạm);

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 5 ngày kể từ ngày vi phạm;

2- Chạy vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, vượt ẩu hoặc đuổi nhau trên đường phố thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 3 ngày, kể từ ngày vi phạm;

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 5 ngày, kể từ ngày vi phạm;

3- Đua xe đạp trái phép hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ- CP, còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 10 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

4- Trường hợp vi phạm các điểm a, b của các khoản 1, 2, 3 điều này, nếu là học sinh thì báo về nhà trường; nếu là cán bộ công chức thì báo về cơ quan, đơn vị.

Điều 16: Xử lý đối với người sử dụng, điều khiển phương tiện thô sơ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị:

1- Phương tiện đậu lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán hoặc đi dàn ngang từ ba xe trở lên thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 3 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

2- Xếp hàng hoá trên xe vượt quá giới hạn quy định gây cản trở, ùn tắc giao thông thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 3 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ xe 7 ngày (kể từ ngày vi phạm).

Điều 17: Đối với các hành vi lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường bộ để xây dựng nhà ở, lều quán hoặc các công trình khác; chiếm dụng lòng, lề đường giao thông, vỉa hè để làm nơi buôn bán, để hàng hoá, vật liệu xây dựng, trông giữ xe, rửa xe thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 172/1999/NĐ-CP của Chính phủ, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2 ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị thu hồi giấy phép kinh doanh thời gian 15 ngày (kể từ ngày vi phạm).

c- Vi phạm từ lần ba trở lên, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị thu hồi giấy phép kinh doanh thời gian 30 ngày (kể từ ngày vi phạm).

Điều 18: Người có hành vi để hàng hoá, phương tiện, vật dụng buôn bán ở lòng, lề đường, vỉa hè trái phép gây cản trở giao thông thì bị xử phạt như sau:

a- Vi phạm lần đầu thì bị xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP, buộc cam kết không tái phạm.

b- Vi phạm lần 2, ngoài hình thức xử phạt theo Nghị định 39/2001/NĐ-CP còn bị tạm giữ hàng hoá, phương tiện, vật dụng 5 ngày (kể từ ngày vi phạm). 

Điều 19: Các phương tiện vi phạm khi bị tạm giữ thì phải đóng tiền lưu kho, bãi giữ xe theo mức cụ thể như sau:

a- Đối với xe đạp, xe thô sơ:                               5.000đ/ngày.

b- Đốì với xe mô tô, xe gắn máy:                         15.000đ/ngày.

c- Đối với xe ô tô:                                               50.000đ/ngày.

Chương IV

QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN BỊ TẠM GIỮ

Điều 20: Trách nhiệm quản lý phương tiện bị tạm giữ:

1- Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức việc quản lý, bảo quản các phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2- Phương tiện vi phạm hành chính trong thời gian bị tạm giữ phải được lưu giữ, bảo quản cẩn thận theo chế độ bảo quản tang vật vi phạm hành chính.

3- Cơ quan, người có trách nhiệm quản lý, bảo quản các phương tiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu để phương tiện bị mất mát, hư hỏng.

Điều 21: Việc thu, quản lý và sử dụng tiền lưu kho, bãi giữ xe vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22: Giám đốc, thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ban an toàn giao thông các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai, phổ biến rộng rãi nội dung của bản quy định này để cán bộ, công chức và nhân dân biết và thực hiện.

Điều 23: Các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp, các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng nội dung bản qui định này và các qui định của pháp luật về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường thủy, đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 03/2003/QĐ-UB quy định về một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 03/2003/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/01/2003
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Nguyễn Quốc Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/02/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 20/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản