Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2021/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2205/TTr-SGTVT ngày 13/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý hoạt động, bảo trì công trình đường thủy nội địa và vùng nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2022
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ VÙNG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT | Tên đường thủy nội địa | Phạm vi | Chiều dài | |
Điểm đầu | Điểm cuối | |||
|
| 184,9 | ||
1 | Sông Bồ | Ngã ba Sình | Cầu đường sắt Hiền Sỹ | 30 |
2 | Sông Hữu Trạch | Ngã ba Tuần | Trung tâm xã Bình Điền | 12 |
3 | Sông Tả Trạch | Ngã ba Tuần | Đội 2, xã Dương Hòa | 10 |
4 | Sông Truồi | Đầm cầu hai (cửa sông Truồi) | Khe Dài, xã Lộc Hòa | 10 |
5 | Sông Ô Lâu | Đập cửa Lác xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền | Xã Phong Thu, huyện Phong Điền | 36 |
6 | Sông Đông Ba | Cầu Bãi Dâu, thành phố Huế | Cầu Gia Hội, thành phố Huế | 3 |
7 | Sông Lợi Nông (An Cựu) | Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang | Cuối cồn Dã Viên sông Hương | 26 |
8 | Tuyến rẽ Hải Dương-Tân Mỹ | Km22 300 tuyến chính | Bến đò Hải Dương | 01 |
9 | Sông Bạch Yến, Kẻ Vạn, sông Đào cửa Hậu | Cầu Bao Vinh, thành phố Huế | Cầu Kim Long và phường Hương Hồ, thành phố Huế | 10,5 |
10 | Sông Như Ý | Cầu Thống Nhất, xã Thủy Thanh | Cầu Đập Đá, thành phố Huế | 5,5 |
11 | Sông Bồ (đoạn 2 nhánh phụ) |
|
| 13 |
| - Đoạn cầu Hiền Sỹ - Chân đập thủy điện Hương Điền | Cầu Hiền Sỹ (km30) | Chân đập thủy điện Hương Điền (km36) | 6 |
| - Đoạn ngã ba Bác Vọng - Cầu tổ 1 Phú Lương B | Cầu tổ 1 Phú Lương B | Ngã ba Bác Vọng | 7 |
12 | Sông Bù Lu | Cửa biển Cảnh Dương xã Lộc Tiến | Cầu Đen xã Lộc Thủy | 9 |
13 | Tuyến du lịch Hồ Truồi |
|
| 7,35 |
| - Bến thuyền Du Lịch - Thiền Viện Trúc Lâm | Bến thuyền Du Lịch, xã Lộc Hòa | Bến Thiền Viện Trúc Lâm | 0,65 |
| - Nhánh trái Thiền Viện Trúc Lâm | Ngã ba Thiền Viện | Vũng Thùng, xã Lộc Hòa | 2,95 |
| - Nhánh phải Thiền Viện Trúc Lâm | Ngã ba Thiền Viện | Ba Trại, xã Lộc Hòa | 3,75 |
14 | Tuyến du lịch Đầm Lập An |
|
| 11,5 |
| - Cầu Lăng Cô - cuối Đầm Lập An (tuyến chính) | Cuối đầm(sát đèo Phú Gia, QL1A) | Cuối đầm(sát đèo Phú Gia, QL1A) | 7,5 |
| - Nhánh rẽ bờ trái (tuyến I) | Km3 (tuyến chính) | Câu lạc bộ bến thuyền đường Nguyễn Văn | 1,5 |
| - Nhánh rẽ bờ phải (tuyến II) | Km3 500(tuyến chính) | Câu lạc bộ bến thuyền đường Trịnh Tố Tâm | 1,5 |
| - Nhánh rẽ bờ trái (tuyến III) | Km4 200 (tuyến chính) | Câu lạc bộ bến thuyền đường Trịnh Tố Tâm | 1,0 |
|
| 67,2 | ||
1 | Sông Ngự Hà | Cầu Kinh Long, thành phố Huế | Cầu Bao Vinh thành phố Huế | 3,7 |
2 | Sông Phú Bài | Ngã ba sông Lợi Nông | Thôn 7 xã Thủy Phù huyện Hương Thủy | 7,0 |
3 | Sông Nông | Xã Lộc Bổn huyện Phú Lộc | Xã Lộc An huyện Phú Lộc | 20 |
4 | Sông Phổ Lợi | Ngã ba sông Hương (đập La ỷ), xã Phú Mậu - Phú Vang | UBND xã Phú Thanh - Phú Vang | 8 |
5 | Sông Thiệu Hóa | Ngã ba sông Lợi Nông (Tại km1), xã Vinh Thái - Phú Vang | Chợ Trường Lưu - xã Phú Đa - Phú Vang | 9 |
6 | Sông Vực | Ngã ba sông Lợi Nông (Tại km14), phường Thủy Châu - Hương Thủy | Cầu đường bộ Trưng Nữ Vương, hạ lưu Hồ Châu Sơn, p Thủy Châu - Hương Thủy | 4 |
7 | Sông Cầu Hai | Cửa sông Cầu Hai, thị trấn Phú Lộc | Phía thượng lưu bệnh viện huyện Phú Lộc | 5 |
8 | Sông Rui | Cửa sông Rui, xã Lộc Trì - Phú Lộc | Thượng lưu cầu đường bộ QL1 xã Lộc Trì - Phú Lộc | 2,5 |
9 | Sông Thừa Lưu | Ngã ba sông Bù Lu (tại km5), xã Lộc Thủy - Phú Lộc | Cầu Thừa Lưu, xã Lộc Tiến - Phú Lộc | 8 |
10 | Hồ Thủy điện Hương Điền | Xã Phong Sơn, thị xã Hương Trà | Chưa xác định |
|
11 | Hồ Thủy điện Bình Điền | Xã Bình Thành, thị xã Hương Trà |
|
|
12 | Hồ Thủy lợi Tả Trạch | Xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy |
|
|
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VÀ VÙNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy định này quy định một số nội dung về quản lý hoạt động đường thủy nội địa bao gồm: Đầu tư xây dựng; khai thác; bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; quản lý hoạt động của phương tiện tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động đường thủy nội địa địa phương và các sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá chưa công bố quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (gồm cả công tác bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường).
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý đường thủy nội địa địa phương và các vùng nước có phương tiện thủy hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các tuyến sông, kênh, rạch, hồ, đầm phá đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố quản lý được gọi là tuyến Đường thủy nội địa địa phương, kể cả đường chuyên dùng; Các tuyến sông, kênh, rạch, hồ, đầm phá chưa công bố quản lý được gọi là Vùng nước.
2. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh là Sở Giao thông Vận tải. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
3. Đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện bảo trì đường thủy nội địa theo hợp đồng với chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý đường thủy nội địa hoặc cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường thủy nội địa.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Mục 1. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA, KHU NEO ĐẬU
Điều 4. Quy định chung về đầu tư xây dựng và hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
1. Đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và quy định tại Quy định này.
2. Vùng nước cảng, bến thủy nội địa, không được chồng lấn với luồng đường thủy nội địa; chiều dài vùng nước cảng, bến thủy nội địa không vượt quá vùng đất tiếp giáp với sông, kênh, rạch được cơ quan có thẩm quyền cấp để xây dựng cảng, bến thủy nội địa.
3. Cảng, bến thủy nội địa, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động theo quy định trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Trong quá trình khai thác cảng, bến thủy nội địa, chủ đầu tư, người quản lý khai thác phải tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, pháp luật khác có liên quan và những nội dung trong quyết định công bố hoạt động; các phương tiện, thiết bị xếp, dỡ hàng hóa, phục vụ hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, phải được bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định.
4. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đã hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định công bố, nếu không được gia hạn hoạt động thì chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải tháo dỡ công trình, thiết bị có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, rà quét và thanh thải vật chướng ngại trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu (nếu có) trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát việc tháo, dỡ công trình cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, rà quét và thanh thải vật chướng ngại trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
5. Quy định về quản lý đầu tư xây dựng, hoạt động khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu tại Quy định này không áp dụng đối với cảng, bến thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 5. Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa
Trình tự, thủ tục thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng, bến thủy nội địa thực hiện theo Điều 15 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
Trình tự, thủ tục thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính thực hiện theo Điều 16 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA, VÙNG NƯỚC
Điều 7. Dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa khi lập dự án đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này và trước khi thi công công trình phải có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quy định này.
2. Các dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa bao gồm:
a) Xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm, âu tàu, bến phà, cảng, bến thủy nội địa bốc xếp hàng hóa và đón trả hành khách, điện gió, nhiệt điện, điện mặt trời, các công trình nổi, công trình ngầm trên đường thủy nội địa;
b) Xây dựng đường dây, đường ống vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
c) Xây dựng công trình kè, đập, thủy điện, thủy lợi, thủy điện kết hợp giao thông, thủy lợi kết hợp giao thông, công trình chính trị khác (trừ công trình khẩn cấp phòng, chống lụt, bão, bảo vệ đê);
d) Xây dựng cảng cá;
đ) Thi công nạo vét (trừ nạo vét bảo trì đường thủy nội địa hàng năm và nạo vét bảo đảm giao thông kết hợp tận thu sản phẩm);
e) Khai thác tài nguyên;
g) Thi công trục vớt, thanh thải vật chướng ngại;
h) Các khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, đăng đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản), khu vực vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao trên đường thủy nội địa.
1. Thẩm quyền cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương.
b) Sở Giao thông Vận tải cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình trên vùng nước thuộc địa giới hành chính địa phương quản lý.
2. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, vùng nước được quy định như sau:
a) Sở Giao thông Vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình trên vùng nước thuộc địa giới hành chính địa phương quản lý.
Trình tự hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa theo phụ lục mẫu số 26 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Sở Giao thông Vận tải quản lý hoạt động đường thủy nội địa và bảo trì hệ thống giao thông đường thủy nội địa địa phương đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động đường thủy nội địa, vùng nước đi qua ranh giới 02 xã trở lên thuộc địa giới hành chính của địa phương mình.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động vùng nước thuộc địa giới hành chính của địa phương mình.
4. Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu xây dựng công trình chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa, bảo trì công trình đường thủy nội địa đối với đường chuyên dùng.
Điều 11. Thoả thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa
Trình tự thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa thực hiện theo Điều 8 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Điều 12. Thẩm quyền, thủ tục công bố mở luồng
1. Thẩm quyền, thủ tục công bố mở luồng đường thủy nội địa thực hiện theo Điều 9 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ;
2. Quyết định công bố mở luồng theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành theo Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
Điều 13. Chuyển đổi luồng đường thủy nội địa
Trình tự, thủ tục chuyển đổi luồng đường thủy nội địa thực hiện theo Điều 10 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
Điều 14 . Công bố đóng luồng đường thủy nội địa
Trình tự, thủ tục Công bố đóng luồng đường thủy nội địa thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 15. Yêu cầu về bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Công trình đường thủy nội địa sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa được nghiệm thu, bàn giao để tổ chức quản lý và bảo trì. Thời gian thực hiện quản lý và bảo trì được tính từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
2. Bảo trì công trình đường thủy nội địa được thực hiện theo Quy định này, quy trình bảo trì, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Công trình đường thủy nội địa phải có quy trình bảo trì trước khi đưa vào khai thác, gồm: luồng đường thủy nội địa; âu tàu; công trình đưa phương tiện qua đập thác; cảng, bến thủy nội địa; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa.
4. Công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Chi phí bảo trì công trình đường thủy nội địa
Chi phí bảo trì công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 17. Bảo trì công trình đường thủy nội địa
Trình tự thực hiện bảo trì công trình đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
Điều 18. Quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa:
a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Quy trình bảo trì công trình tương tự (nếu có);
c) Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;
d) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
đ) Hồ sơ hoàn thành công trình hoặc hồ sơ khảo sát hiện trạng công trình;
e) Các tài liệu cần thiết khác.
2. Quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
Điều 19. Nội dung bảo trì công trình đường thủy nội địa
Bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau:
1. Kiểm tra công trình đường thủy nội địa thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
2. Quan trắc công trình đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 15 của Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT.
3. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
4. Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa bao gồm các công việc được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa và quy trình bảo trì.
5. Sửa chữa công trình đường thủy nội địa bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ: bao gồm hoạt động sửa chữa, khắc phục hư hỏng của công trình hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình và đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình, hạng mục công trình;
b) Sửa chữa đột xuất được thực hiện khi công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như thiên tai, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi công trình, công trình bộ phận có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình;
c) Các công việc đặc thù khác.
Điều 20. Trách nhiệm quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
1. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;
b) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của các nhà thầu quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa: Thực hiện việc quản lý và bảo trì công trình được giao theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình, nội dung hợp đồng đã ký.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường thủy nội địa tự đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức quản lý và bảo trì công trình do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, hiệu quả và bảo vệ môi trường;
b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường thủy nội địa và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và đúng quy định của pháp luật;
c) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm của mình về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.
4. Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa công trình đường thủy nội địa trong việc bảo trì đoạn luồng vừa thi công vừa khai thác:
a) Trong suốt thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý đường thủy nội địa, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp bảo trì công trình và đảm bảo an toàn giao thông;
b) Khi dự án xây dựng công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch và phối hợp thực hiện việc bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường thủy nội địa;
c) Khi bàn giao công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu bảo trì công trình và các tài liệu cần thiết khác có liên quan cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;
d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Quy định này.
Điều 21. Tài liệu phục vụ quản lý công trình đường thủy nội địa
Hồ sơ tài liệu phục vụ công tác quản lý công trình thực hiện theo Điều 7 Thông tư 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Điều 22. Nội dung quản lý công trình đường thủy nội địa
Công tác quản lý công trình thực hiện theo Điều 8 Thông tư 01/2019/TT- BGTVT.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 23. Cắm mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương.
2. Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm xác định phạm vi hành lang bảo vệ, tổ chức cắm mốc, quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới trên phạm vi luồng do mình quản lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành; khi triển khai phải phối hợp với Sở Giao thông Vận tải để được hướng dẫn thực hiện.
3. Chủ đầu tư các dự án nâng cấp, cải tạo, mở luồng, tuyến đường thủy nội địa mới khi bàn giao tuyến đường thủy nội địa đã hoàn công cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa phải bàn giao đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới.
4. Các mốc chỉ giới sau khi cắm được bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quy cách mốc chỉ giới, khoảng cách giữa các mốc chỉ giới thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT- BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Điều 24. Phạm vi cắm mốc chỉ giới
Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến luồng đường thủy nội địa và thực hiện theo Điều 33 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.
TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA, VÙNG NƯỚC
Điều 25. Trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành
1. Sở Giao thông Vận tải
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi toàn tỉnh; Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Bộ Giao thông vận tải nâng cấp, công bố các tuyến đường thủy nội địa địa phương thành tuyến đường thủy nội địa quốc gia khi đủ điều kiện; Điều tra nhu cầu vận tải thủy, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh nâng cấp, công bố các tuyến sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá thành tuyến đường thủy nội địa địa phương để đưa vào quản lý, khai thác;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa;
c) Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình đường thủy nội địa do địa phương quản lý;
d) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa;
đ) Xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hại của công trình đường thủy nội địa do sự cố thiên tai gây ra.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải xác định, cung cấp các số liệu dòng chảy hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh khi dòng chảy thay đổi đột xuất để cơ quan quản lý đường thủy nội địa điều chỉnh, bố trí luồng chạy tàu thuận lợi, an toàn;
b) Thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa các dự án xây dựng công trình kè, đập liên quan đến đường thủy nội địa và vùng nước.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải xác định, cung cấp cụ thể mép bờ tự nhiên phục vụ công tác bảo vệ công trình đường thủy nội địa.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình đường thủy nội địa, vùng nước trên địa bàn huyện;
b) Quản lý, sử dụng và bảo vệ vùng nước thuộc địa giới hành chính địa phương;
c) Điều tra nhu cầu vận tải thủy, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh nâng cấp, công bố các tuyến sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá thành tuyến đường thủy nội địa địa phương khi đủ điều kiện để đưa vào quản lý, khai thác.
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ vùng nước, xử lý lấn chiếm, cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép.
đ) Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn trong phạm vi bảo vệ vùng nước theo đúng quy định hiện hành.
1. Các nội dung khác về quản lý hoạt động, bảo trì công trình giao thông đường thủy nội địa và vùng nước không được quy định tại Quy định này, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ, Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa; Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
2. Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp, các cơ quan đơn vị phản ánh về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định 10/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ, đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định về việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang
- 4Quyết định 491/QĐ-UBND năm 2022 về điều chỉnh Khoản 2 Điều 8 Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 430/QĐ-UBND
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 6Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định 10/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 20/2012/QĐ-UBND quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 10Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ, đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh
- 11Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định về việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang
- 12Quyết định 491/QĐ-UBND năm 2022 về điều chỉnh Khoản 2 Điều 8 Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 430/QĐ-UBND
Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động, bảo trì công trình đường thủy nội địa và vùng nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 02/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Hoàng Hải Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra