Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2013/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Khoản 4 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 928/TTr-SGTVT-GTT ngày 10 tháng 10 năm 2012 và Công văn số 20741/SGTVT-GTT ngày 13 tháng 12 năm 2012; Ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp (Công văn số 3851/STP-VB ngày 05 tháng 9 năm 2012),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định điều kiện an toàn, cách xác định kích thước cơ bản, xác định sức chở, cách sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người (phương tiện không thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm).
2. Quyết định này không áp dụng đối với các phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá, thể thao.
3. Hạn chế việc sử dụng bè (là phương tiện được ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác) để di chuyển trên đường thủy nội địa thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong Quyết định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện thủy nội địa thô sơ là phương tiện không có động cơ, chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
2. Điều kiện an toàn là các điều kiện tối thiểu của phương tiện để đảm bảo an toàn khi phương tiện hoạt động.
3. Các kích thước cơ bản bao gồm: Chiều dài lớn nhất (ký hiệu Lmax), chiều rộng lớn nhất (ký hiệu Bmax), chiều cao mạn (ký hiệu D).
4. Mạn khô của phương tiện khi chở hàng, chở khách là chiều cao của phần thân phương tiện từ mép nước đến mép boong (be) trên.
5. Sức chở của phương tiện là trọng tải toàn phần hoặc sức chở người của phương tiện ứng với vạch dấu mớn nước an toàn.
6. Áo phao cứu sinh là loại áo được chế tạo dùng để mặc, có tác dụng giữ người nổi trên mặt nước.
7. Dụng cụ cứu sinh cá nhân là thiết bị cứu sinh sử dụng cầm tay hoặc đeo trên người có tác dụng giữ cho người nổi trên mặt nước mà dụng cụ nổi đó vẫn giữ nguyên được hình dạng và đặc tính kỹ thuật trong suốt quá trình hoạt động ở dưới nước.
1. Xác định kích thước cơ bản của phương tiện:
a) Chiều dài lớn nhất (Lmax): Tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút lái đến mút mũi phương tiện;
b) Chiều rộng lớn nhất (Bmax): Tính bằng mét, đo theo chiều ngang trên boong ở mặt cắt rộng nhất của phương tiện;
c) Chiều cao mạn (D): Tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép boong tại vị trí giữa chiều dài lớn nhất.
2. Xác định sức chở của phương tiện:
a) Đối với phương tiện chở hàng: Sức chở là khi hàng hóa, vật dụng cần thiết, người lái phương tiện (đến dưới 1 tấn) được xếp trực tiếp và cân bằng trên phương tiện ứng mạn khô của phương tiện tính từ mép boong trên đến mép nước phải đảm bảo 100mm;
b) Đối với phương tiện chở người: Sức chở là số người (từ 01 người đến 04 người) được xếp đủ chỗ ngồi và cân bằng trên phương tiện ứng mạn khô của phương tiện tính từ mép boong trên đến mép nước phải đảm bảo 200 mm.
3. Sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện:
Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn bằng một vạch sơn có màu khác với màu sơn mạn phương tiện, vạch sơn có chiều rộng 25mm, chiều dài 250mm nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài Lmax; cách mép boong 100mm đối với phương tiện chở hàng; cách mép boong 200mm đối với phương tiện chở người.
1. Thân phương tiện phải liền, chắc chắn, không bị thủng, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn khi hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người, phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện.
2. Phương tiện thủy nội địa thô sơ di chuyển bằng sức người phải có ít nhất 2 mái chèo; mái chèo phải chắc chắn, có độ dẻo, đàn hồi chịu lực để đẩy phương tiện. Đối với phương tiện di chuyển bằng sức gió phải có bánh lái, cột buồm vững chắc, giữ được ổn định phương tiện. Phương tiện di chuyển bằng sức nước phải có bánh lái.
3. Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và không được chở người, chở hàng quá vạch mớn nước an toàn tương ứng.
Điều 5. Điều kiện, vùng hoạt động của phương tiện
Có Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện đã được xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
Vùng hoạt động: Hoạt động ven bờ, cách xa tim luồng và cách mép bờ không quá 30m, đối với trường hợp di chuyển dọc tuyến; Không chạy trên sông, kênh, rạch có bề rộng lớn hơn 100m, đối với trường hợp di chuyển ngang tuyến.
Người lái phương tiện phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, biết bơi, đã học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
Điều 6. Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Đo kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đo; cung cấp số liệu nêu trên cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
2. Có trách nhiệm duy trì và bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện theo quy định tại
3. Không giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện.
4. Thông báo với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để xóa tên trong sổ theo dõi, quản lý đối với phương tiện giải bản.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm:
a) Phổ biến, thông báo cho chủ phương tiện biết để thực hiện trách nhiệm của mình tại
b) Thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn, tình hình hoạt động của phương tiện trên địa bàn; vào sổ theo dõi, quản lý của địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1.
c) Định kỳ 06 tháng một lần, báo cáo tình hình hoạt động của các phương tiện trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân quận, huyện.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm:
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các quy định khác có liên quan trên phạm vi địa bàn quản lý. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết, cứu hộ, cứu nạn các sự cố, tai nạn giao thông đường thủy nội địa (nếu có) đối với các loại phương tiện thủy nội địa thô sơ theo thẩm quyền thuộc địa bàn quản lý.
b) Kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện các quy định tại Quyết định này. Định kỳ 06 tháng một lần, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời gửi Sở Giao thông vận tải theo dõi, tổng hợp.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn trong việc triển khai thực hiện khi có yêu cầu; tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của thành phố; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho người lái phương tiện. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho người lái phương tiện.
4. Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tùy chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm được nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 9. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN (PHƯỜNG,...)
DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
(Dùng cho loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người)
(Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm )
Số thứ tự | Họ và tên chủ phương tiện | Địa chỉ chủ phương tiện | Năm, nơi đóng | Ngày kê khai | Kích thước (Lmax, Bmax, D) | Sức chở (người, tấn) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
TÊN ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Dùng cho loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người)
(Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm )
TT | Nội dung | Chiếc | Tấn | Người | Ghi chú |
1 | Phương tiện đã có trước: |
|
|
|
|
a | Phương tiện chở hàng |
|
|
|
|
b | Phương tiện chở khách |
|
|
|
|
2 | Phương tiện mới phát sinh trong kỳ: |
|
|
|
|
a | Phương tiện chở hàng |
|
|
|
|
b | Phương tiện chở khách |
|
|
|
|
3 | Phương tiện xóa trong kỳ: |
|
|
|
|
a | Phương tiện chở hàng |
|
|
|
|
b | Phương tiện chở khách |
|
|
|
|
4 | Tổng số phương tiện hiện có tính đến thời điểm báo cáo: |
|
|
|
|
a | Phương tiện chở hàng |
|
|
|
|
b | Phương tiện chở khách |
|
|
|
|
| ĐƠN VỊ BÁO CÁO (Ký tên, đóng dấu) |
- 1Quyết định 19/2009/QĐ-UBND ban hành quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 06/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có sức chở hàng trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở người dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Quyết định 26/2011/QĐ-UBND Quy định về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 4Quyết định 30/2008/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Quyết định 51/2013/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn và phạm vi hoạt động của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc tỉnh Sóc Trăng
- 7Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 28/2013/QĐ-UBND định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Quyết định 23/2010/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới một tấn hoặc có sức chở dưới năm người hoặc bè trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 10Quyết định 837/2007/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 11Quyết định 08/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2017/QĐ-UBND quy định về đảm bảo an toàn phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Quyết định 19/2009/QĐ-UBND ban hành quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 4Quyết định 06/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có sức chở hàng trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở người dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 5Quyết định 26/2011/QĐ-UBND Quy định về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 6Nghị định 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 7Quyết định 30/2008/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Quyết định 51/2013/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn và phạm vi hoạt động của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc tỉnh Sóc Trăng
- 10Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 11Quyết định 28/2013/QĐ-UBND định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Cần Thơ ban hành
- 12Quyết định 23/2010/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới một tấn hoặc có sức chở dưới năm người hoặc bè trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 13Quyết định 837/2007/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 14Quyết định 08/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 08/2017/QĐ-UBND quy định về đảm bảo an toàn phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 02/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/01/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Hữu Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra