Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2005/QĐ.UBNDT | Sóc Trăng, ngày 17 tháng 01 năm 2005 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quy định này có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị căn cứ Quyết định thi hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 02/2005/QĐ.UBNDT, ngày 17/01/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Điều 1. Quy định chung về hoạt động quảng cáo.
1. Hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh quảng cáo và quy định pháp luật hiện hành về quảng cáo.
2. Việc cấp phép thực hiện quảng cáo, cơ quan thẩm quyền, chức năng chỉ xem xét cấp phép dựa trên cơ sở quy hoạch quảng cáo trên địa bàn đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 2. Quy định này được áp dụng cho hình thức, phương tiện hoạt động quảng cáo như sau:
1. Quảng cáo ngoài trời: gồm panô, hộp đèn, trụ đèn, trụ điện thoại, sân vận động, màn hình điện tử và các loại hình quảng cáo ngoài trời khác.
2. Quảng cáo trên quần áo, mũ, túi xách, dù che và các hàng hóa khác.
3. Quảng cáo trên vật thể trên không, trên bộ, dưới nước, người chào hàng giới thiệu sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa. Quảng cáo cho nhà tài trợ trong các chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể thao và các cuộc thi khác. Quảng cáo trong các hoạt động triển lãm, hội chợ, tại nhà thi đấu thể thao, rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà hàng, quán ăn, quán giải khát.
4. Quảng cáo trên xuất bản phẩm, văn hóa phẩm, tặng phẩm, bao bì, băng rôn, cờ phướn.
5. Quảng cáo trên băng âm thanh, băng hình, đĩa âm thanh, đĩa hình.
6. Quảng cáo trên báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, mạng thông tin máy tính và trên các phương tiện thông tin khác.
7. Quảng cáo trên các phương tiện và hình thức khác.
Điều 3. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo phải bảo đảm:
1. Chỉ được thực hiện các loại hình quảng cáo theo Quy định tại Điều 1 khi có giấy phép thực hiện quảng cáo do một trong các cơ quan sau đây cấp:
- Bộ Văn hóa Thông tin.
- Sở Văn hóa Thông tin.
2. Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo do phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, thị và tương đương cấp, chỉ được hoạt động trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng.
Điều 4. Quy định về khu vực cấm quảng cáo
Cấm quảng cáo ở các vị trí, địa điểm, khu vực sau đây:
1. Nơi đặt tượng đài, nơi dành riêng cho việc cổ động chính trị và các mục đích kinh tế xã hội khác; nơi niêm yết các văn bản của Nhà nước, trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, cơ quan ngoại giao, lễ tân của Nhà nước, bảo tàng, di tích lịch sử, khu quân sự, khu đặt bia tưởng niệm; đình, đền, chùa, nhà thờ, thánh thất, nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa trang nhân dân.
2. Quảng cáo thương mại đặt tại trường học, bệnh viện.
3. Quảng cáo ngoài trời bằng panô bao quanh mặt tiền các công trình, trên sân thượng, nóc nhà, chợ, các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa, tại các đầu cầu, giao lộ, vòng xoay, khu vực trung tâm tỉnh, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, mỹ quan.
4. Đặt trước, đặt phía trên che khuất các quảng cáo có trước mà chưa hết hạn, che khuất mặt đứng của công trình kiến trúc, làm thay đổi cảnh quan kiến trúc công trình, ảnh hưởng mỹ quan, kiến trúc đô thị.
5. Treo, dựng, giăng, mắc ngang qua đường giao thông (ngoại trừ treo băng rôn quảng cáo cổ động chính trị) giữa các vòng xoay, trong hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; an toàn lưới điện, an toàn phòng cháy chữa cháy, hành lang an toàn đê bao và các hình thức quảng cáo vi phạm trật tự, an toàn xã hội khác; che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông.
6. Tán phát ngoài đường các loại tờ gấp, tờ rời quảng cáo.
Tờ gấp, tờ rời quảng cáo chỉ được phát tại nơi bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, treo dán tại những vị trí đã được quy hoạch.
7. Băng rôn, áp phích, cờ dây, dù, bạt, cờ, phướn, mô hình có nội dung quảng cáo khuyến mãi, giới thiệu mặt hàng, giới thiệu dịch vụ treo, dán, đặt tại các địa điểm không phải là nơi kinh doanh, hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hóa.
9. Quảng cáo trên các phương tiện vận tải, vận chuyển hành khách công cộng.
Điều 5. Quy định cấm trong nội dung, hình thức quảng cáo
Cấm thực hiện quảng cáo có nội dung, hình thức sau đây:
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội.
2. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo.
4. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Quảng cáo gian dối, quảng cáo sản phẩm hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo.
7. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
8. Đăng hoặc đóng kèm ở trang bìa 1 của báo in, phát quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của Đài Phát thanh, Đài Truyền hình.
9. Quảng cáo cho báo chí, tác phẩm, chương trình nghệ thuật chưa được phép phát hành hoặc công diễn.
10. Dùng loa phóng thanh quảng cáo trên các phương tiện di động.
11. Quảng cáo sản phẩm không phù hợp với việc học tập, giảng dạy trên tập, vở học sinh.
12. In, vẽ quảng cáo trực tiếp lên tường nhà, tường rào.
Điều 6. Quy định về kích thước, số lượng, thời gian quảng cáo
1. Các phương tiện quảng cáo cố định mà pháp luật quy định phải thẩm định về kết cấu xây dựng của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
2. Tỷ lệ quảng cáo in trên bạt, chữ đèn nê-ông ốp sát vách tường nhà không vượt quá 30% diện tích tường.
5. Băng rôn, cờ nheo, cờ phướng… có nội dung quảng cáo hội chợ, triển lãm, chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tài trợ hoạt động xã hội, từ thiện. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời, không được dùng màu cờ Tổ quốc làm nền cho quảng cáo. Đơn vị quảng cáo phải bảo đảm thực hiện đúng nội dung, địa điểm, thời gian đã quy định trong giấy phép. Trong thời gian thực hiện quảng cáo đơn vị quảng cáo có trách nhiệm theo dõi, kịp thời chỉnh sửa khi băng rôn bị đứt dây treo, xiêu ngã hoặc xảy ra rơi, rớt chữ; đồng thời phải tự tháo dỡ khi hết thời hạn quảng cáo, kích thước tối đa 1,2m x 8m.
Điều 7. Quy định về thủ tục hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo
1. Đơn xin phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu).
2. Hợp đồng giữa người kinh doanh dịch vụ quảng cáo với người cho thuê phương tiện quảng cáo.
3. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi, biểu tượng (chỉ nộp một lần).
4. Sơ đồ vị trí quảng cáo và ảnh chụp vị trí quảng cáo (chỉ nộp một lần).
5. Ma-két nội dung quảng cáo (có đóng dấu xác nhận của người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo).
6. Văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng đối với bảng, biển, pa-nô, màn hình treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời mà pháp luật về xây dựng quy định phải thẩm định về kết cấu xây dựng.
7. Giấy phép của Sở Giao thông Vận tải hoặc UBND huyện, thị nếu quảng cáo dựng trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông.
8. Giấy phép thực hiện nội dung quảng cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định.
9. Tùy theo sản phẩm và phương tiện quảng cáo, đơn vị thực hiện quảng cáo phải bổ sung vào hồ sơ các giấy tờ có liên quan khác.
Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép, trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ, thời gian thực hiện quảng cáo.
1. Sở Văn hóa Thông tin là cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép quảng cáo cho mọi đối tượng xin phép thực hiện quảng cáo.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ tại Sở Văn hóa Thông tin (Phòng Quản lý Nghiệp vụ).
- Chậm nhất 03 ngày đối với quảng cáo có thời hạn 03 tháng trở lại.
- Chậm nhất 07 ngày đối với quảng cáo có thời hạn trên 03 tháng.
3. Nếu không cấp phép thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
4. Giấy phép thực hiện quảng cáo có giá trị tối đa là 01 năm. Sau 30 ngày kể từ ngày ký, nếu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép mà không thực hiện quảng cáo thì giấy phép không còn giá trị; nếu muốn tiếp tục thực hiện phải được sự đồng ý của cơ quan cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
Điều 9. Quy định về an toàn đối với công trình quảng cáo
Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các loại phương tiện quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đảm bảo an toàn về các mặt: kết cấu xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn về điện, an toàn giao thông, chế độ bảo trì trong suốt thời gian giấy phép thực hiện quảng cáo còn hiệu lực. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi sự cố do phương tiện quảng cáo của mình gây ra.
Điều 10. Quy định về quảng cáo hàng hóa sản xuất ở nước ngoài mà người quảng cáo không phải pháp nhân Việt Nam
Hàng hóa sản xuất ở nước ngoài mà người quảng cáo không phải pháp nhân Việt Nam muốn được quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phải có các điều kiện sau:
1. Đã được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Có hợp đồng quảng cáo với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được phép hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng.
3. Hồ sơ, thủ tục xin phép thực hiện quảng cáo phải tuân theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.
Điều 11. Quy định quảng cáo trên ấn phẩm và báo chí
1. Các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động xuất bản kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên ấn phẩm thực hiện theo Luật Xuất bản, Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Các cơ quan báo chí kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo Luật báo chí, Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 12. Quy định quảng cáo bằng phương tiện màn hình điện tử.
1. Địa điểm lắp đặt màn hình điện tử phải được UBND tỉnh duyệt quy hoạch và cho phép.
2. Chỉ phát hình và thuyết minh bằng chữ, không được phát âm thanh.
3. Phải đảm bảo 20% thời lượng phát hình dành cho việc thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị và phải được Sở Văn hóa Thông tin thẩm định nội dung.
Điều 13. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo
1. Sở Văn hóa Thông tin là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo.
2. Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Y tế, Sở Thương mại Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Sở Giáo dục Đào tạo, Cục thuế, Công an tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn; phối hợp với các Ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn quản lý.
LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO
Điều 14. Lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo
1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nộp lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo theo quy định tại Thông tư số 67/TT-BTC, ngày 07/7/2004 của Bộ Tài chính.
2. Sở Văn hóa Thông tin tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo và quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 67/TT-BTC, ngày 07/7/2004 của Bộ Tài chính.
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa Thông tin, các Sở ngành có liên quan và UBND huyện, thị chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này và các quy định của các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động quảng cáo, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 16. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo và vi phạm nội dung quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 17. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về việc cấp, thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo, cản trở hoạt động quảng cáo đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; sách nhiễu hoặc có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh quảng cáo, vi phạm quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định này, các quy định của Pháp lệnh quảng cáo và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 19. Giấy phép thực hiện quảng cáo được cấp trước khi quy định này có hiệu lực thi hành, thì vẫn được sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong giấy phép.
Điều 20. Giao Sở Văn hóa Thông tin chủ trì phối hợp với các Sở ngành hướng dẫn UBND huyện, thị thực hiện quy hoạch quảng cáo tại địa phương theo hướng không được thực hiện quảng cáo ngoài trời bao quanh mặt tiền các công trình, trên nóc nhà, chợ, công trình kiến trúc lịch sử văn hóa, đầu cầu, giao lộ vòng xoay, khu vực trung tâm huyện, thị làm ảnh hưởng mỹ quan, kiến trúc đô thị, an toàn giao thông.
Điều 21. Sở Văn hóa Thông tin phối hợp với các Sở ngành có liên quan và UBND huyện, thị thực hiện tốt Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp.
- 1Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy hoạch hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 2Quyết định 215/QĐHC-CTUBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng hết hiệu lực thi hành
- 3Chỉ thị 25/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật Báo chí 1989
- 2Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 3Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001
- 4Nghị định 24/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Quảng cáo
- 5Thông tư 43/2003/TT-BVHTT hướng dẫn Nghị định 24/2003/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Quảng Cáo do Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Thông tư 67/2004/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo do Bộ Tài chính ban hành
- 8Luật Xuất bản 2004
- 9Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy hoạch hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 10Chỉ thị 25/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 11Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 02/2005/QĐ.UBNDT Quy định hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 02/2005/QĐ.UBNDT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/01/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Huỳnh Thành Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra