- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 46/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2022/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 01 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2009/TT- BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 2209/TTr-SGTVT ngày 13/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2022 và thay thế Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Quyết định này bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 3007/QĐ-UBND ngày 13/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thời gian hoạt động cho các loại phương tiện giao thông ra vào cửa Đông Ba và Quyết định số 02/2001/QĐ- UBND ngày 05/01/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cấm các loại xe máy kéo, xe công nông, xe lam ba bánh lưu hành trong Thành phố Huế và hạn chế xe qua cầu Trường Tiền vào giờ cao điểm”.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số: 01/2022/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng và vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Quy định này không áp dụng đối với:
a) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh thuộc biên chế lực lượng công an và quân đội;
b) Xe thô sơ ba, bốn bánh làm nhiệm vụ thu gom rác thải;
c) Xe mô tô ba bánh, xe thô sơ ba bánh của thương binh, người tàn tật dùng làm phương tiện đi lại.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác.
2. Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải đường bộ có trả tiền.
3. Xe thô sơ là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ được quy định tại khoản 3.33 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
4. Xe gắn máy là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định tại khoản 3.32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
5. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định tại khoản 3.31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
6. Đường đô thị là đường giao thông được hiểu theo quy định tại khoản 3.1 Điều 3, Phần 1 QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
7. Các loại xe tương tự là các loại xe có kết cấu, tính năng, động cơ (nếu có) tương tự xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh.
Điều 4. Những hành vi bị cấm
Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định tại Điều 6 của Quy định này. Nghiêm cấm các hành vi sau:
1. Dùng xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh kéo xe thô sơ tham gia giao thông.
2. Dùng xe thô sơ hai bánh chở vật cồng kềnh; xe ba bánh chở các vật sắc, nhọn (tôn, sắt thép xây dựng) hoặc để rơi vãi vật liệu, hàng hóa chuyên chở.
3. Thay đổi hệ thống truyền lực, truyền động của xe thô sơ hai, ba bánh.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Người điều khiển phương tiện
1. Người điều khiển phương tiện xe thô sơ phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
2. Người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
3. Người lái xe khi điều khiển xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với loại xe bắt buộc phải đăng ký và gắn biển số);
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới phù hợp với loại phương tiện điều khiển theo quy định của pháp luật;
c) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Người điều khiển, người ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh khi tham gia giao thông phải đảm bảo các quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
5. Biển hiệu, trang phục: Người điều khiển xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự khi tiến hành hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá tham gia giao thông phải có biển hiệu hoặc trang phục riêng (có sự khác biệt) để phân biệt với các đối tượng tham gia giao thông khác.
a) Biển hiệu: Bằng mica hoặc giấy bìa cứng được ép Plastic, kích thước 85mm x 50mm, được quàng dây trước ngực. Nội dung Biển hiệu thể hiện tên người điều khiển phương tiện và tổ chức kinh doanh (nếu là cá nhân thì ghi rõ địa chỉ thường trú), nơi đón khách, có dán ảnh của người điều khiển phía bên trái. Biển hiệu có nền màu xanh da trời, chữ viết màu trắng, in hoa.
Mẫu Biển hiệu được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo.
b) Trang phục áo:
- Chất liệu vải, màu: Do cá nhân, tổ chức, đơn vị tự chọn thống nhất cho tất cả người điều khiển trong tổ chức, đơn vị và đăng ký màu áo với đơn vị Quản lý đô thị thuộc UBND huyện, thành phố, thị xã;
- Phải có cổ áo;
- Phải có túi trước có nắp;
- Tùy theo mùa có thể sử dụng áo ngắn tay hoặc tay dài.
c) UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý màu áo của các tổ chức, cá nhân hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa theo lựa chọn của từng tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc không trùng màu áo của nhau và của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Điều 6. Phương tiện vận chuyển
1. Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự khi tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
2. Xe thô sơ khi tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá phải bảo đảm các điều kiện chất lượng an toàn kỹ thuật:
a) Có hệ thống hãm còn hiệu lực, cơ cấu điều khiển hệ thống hãm phải phù hợp với kết cấu của xe dễ sử dụng.
b) Có càng chuyển hướng đủ độ bền, điều khiển chính xác, kịp thời, linh hoạt.
c) Có vành và lốp xe đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và được che chắn.
d) Thùng xe phải đảm bảo độ cứng, độ bền, phải được lắp đặt chắc chắn; không được rỉ rét, rách nát. Chiều rộng của thùng xe phải thuận tiện cho người ngồi và xếp hàng hóa, không có chi tiết sắc cạnh, sắc nhọn.
đ) Phải có chuông báo kiểu cơ khí.
e) Phải có tấm phản quang phía trước, phía sau.
Điều 7. Hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa
1. Việc đón, trả khách, hàng hóa tùy thuộc vào nhu cầu của hành khách, chủ thể vận chuyển hàng hóa và theo quy định đón trả khách, hàng hóa tại các khu vực công cộng.
2. UBND phường, xã, thị trấn thống nhất quản lý việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn. Nội dung quản lý:
a) Lập hồ sơ danh sách các cá nhân, hộ, tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn (chủ thể kinh doanh) tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự theo mẫu ở Phụ lục 2 kèm theo, bao gồm cả danh sách phát sinh, định kỳ hàng quý gửi về UBND huyện, thị xã, thành phố Huế.
b) Quản lý các vị trí đón trả khách, hàng hóa trên địa bàn trên cơ sở đề xuất của chủ thể kinh doanh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn đô thị, vệ sinh môi trường.
c) Kiểm soát, hướng dẫn việc mua, bán, cho, tặng phương tiện theo đúng quy định của pháp luật.
d) Kiểm tra việc kê khai giá cước theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
đ) Thường xuyên tuyên truyền đến chủ thể kinh doanh đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và chính sách pháp luật của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn đô thị nói riêng. Biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt. Xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn đôn đốc chủ thể kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.
3. Khuyến khích ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận chuyển, nghiên cứu triển khai dịch vụ gọi xe qua ứng dụng di động; ưu tiên sử dụng hoặc tích hợp lên nền tảng dịch vụ đô thị thông minh Hue-S phục vụ công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 8. Quy định về giới hạn chiều cao, chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa lên xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.
Thực hiện theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Phạm vi, thời gian hoạt động vận chuyển
1. Phạm vi hoạt động
a) Các loại xe tại quy định này (trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này) được hoạt động trên các tuyến đường giao thông công cộng trong tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Xe cơ giới ba bánh (kể cả xe cơ giới ba bánh nhập khẩu) không được hoạt động trong đường đô thị và các Quốc lộ.
2. Thời gian hoạt động
a) Các loại xe tại quy định này (trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này) được phép hoạt động 24 giờ trong ngày.
b) Các loại xe thô sơ hai, ba bánh và các loại xe tương tự không được vào ra cửa Đông Ba (phường Đông Ba, thành phố Huế), cầu Trường Tiền (thành phố Huế) vào giờ cao điểm.
3. Trong tình trạng khẩn cấp (thiên tai, địch họa, dịch bệnh) có quy định khác thì thực hiện theo các quy định đó.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:
1. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức phổ biến, triển khai quy định này để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, chấp hành theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế cắm biển báo điểm dừng, đón trả khách và hàng hóa bảo đảm yêu cầu trật tự an toàn giao thông của địa phương.
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của chủ xe, người điều khiển xe theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy định này.
d) Triển khai tập huấn về quy tắc giao thông tối thiểu (đối với xe xích lô) và cấp bằng A3 (đối với xe mô tô ba bánh).
đ) Theo dõi tình hình thực hiện quy định này; tổ chức kiểm tra, hậu kiểm việc triển khai chấp hành Quy định này tại địa phương, tình hình hoạt động và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện; định kỳ vào ngày 30/12 hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh để chỉ đạo, giải quyết kịp thời.
2. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa biết, chấp hành theo quy định.
b) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thống kê danh sách các cá nhân, hộ, tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn mình quản lý; Lập hồ sơ theo dõi và định kỳ hàng quý báo cáo về UBND huyện, thành phố, thị xã. Tổ chức và quản lý hoạt động của các chủ thể kinh doanh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c) Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thành lập hợp tác xã, đội, tổ tự quản, nghiệp đoàn và quảng bá thương hiệu trong hoạt động vận chuyển.
d) Định kỳ vào ngày 25 tháng cuối hàng quý tổng hợp, báo cáo việc triển khai Quy định này tại địa phương và tình hình hoạt động của các đối tượng tham gia hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa về Sở giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo.
đ) Chỉ đạo Liên đoàn lao động huyện, thị xã và thành phố Huế tăng cường công tác quản lý nghiệp đoàn xích lô (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
3. Sở Du lịch: Sở Du lịch phối hợp với Sở Giao thông Vận tải xây dựng quy định để quản lý lộ trình, tuyến đường vận chuyển khách du lịch của các tour, tuyến sử dụng các loại phương tiện quy định tại quyết định này để các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện
4. Sở Tài chính: Ban hành khung giá cước theo từng loại phương tiện và hướng dẫn việc thực hiện kê khai giá cước.
5. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.
b) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê các loại phương tiện đã được đăng ký và cấp biển số (kể cả các phương tiện đã được đăng ký và cấp biển số ở các địa phương khác đang hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế) phục vụ cho công tác quản lý.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các cơ quan, địa phương, đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ triển khai các giải pháp, các ứng dụng (app), áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, vận chuyển hành khách (gọi xe qua ứng dụng di động); ưu tiên sử dụng hoặc tích hợp lên nền tảng dịch vụ đô thị thông minh Hue-S phục vụ công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ vận chuyển hành khách, hàng hoá.
7. Đài phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế, Báo Thừa Thiên Huế, các cơ quan thông tin, truyền thông: Phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn giao thông và Quy định này cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Điều 11. Điều khoản thi hành
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
PHỤ LỤC I
MẪU BẢNG TÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2022/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
PHỤ LỤC II:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (THỊ XÃ, THÀNH PHỐ HUẾ) …., QUÝ…./202…
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2022/QĐ-UBND Ngày 10 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Tên tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia | Loại hình hoạt động | Trụ sở hoạt động | Số thành viên tham gia | Số xe đăng ký hoạt động | Địa điểm đăng ký đón khách, hàng hóa | ||||
Xe thô sơ | Xe gắn máy | Xe mô tô 2 bánh | Xe mô tô 3 bánh | Có | Không | |||||
I | Xã (phường, thị trấn): |
| X | X |
|
|
|
|
|
|
1 | Nguyến Văn A |
|
|
|
|
| X | 01 | 75F1-001… |
|
2 | Tổ hợp tác… |
|
| X | X | X |
| 06 | 75B1-….; 75B1-….;, 75S1-…. | Tại điểm A, đường Nguyễn Văn C, thị trấn…; điểm B đường…. |
II | Xã (phường, thị trấn): |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trần Văn B | X |
|
|
|
| X | 01 |
| Tại Chợ A |
2 | Hoàng Văn C | X |
|
|
|
| X | 01 |
| Tại bến xe A |
III | Xã (phường, thị trấn): |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đội xe xích lô… | X |
|
|
|
| X | 10 |
| Tại chợ D…; Bến xe H… |
2 | Đội xe xích lô… | X |
|
|
|
| X | 6 |
| Tại ga… |
IV | Xã (phường, thị trấn): |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
UBND ....
- 1Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 59/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 47/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 17/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5Quyết định 22/2023/QĐ-UBND sửa đổi quy định về tổ chức quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khánh, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai kèm theo Quyết định 11/2011/QĐ-UBND
- 6Quyết định 26/2023/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 02/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Điểm d Khoản 2 Điều 7 và Khoản 4 Điều 10 Quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 01/2022/QĐ-UBND
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 46/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 59/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Quyết định 47/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 17/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10Quyết định 22/2023/QĐ-UBND sửa đổi quy định về tổ chức quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khánh, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai kèm theo Quyết định 11/2011/QĐ-UBND
- 11Quyết định 26/2023/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 01/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 01/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Hoàng Hải Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết