- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 28/2006/QĐ-TTg phê duyệt các đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 93/2006/QĐ-UBND về việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2007/QĐ-UBND | Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI;
Căn cứ vào Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 - 2007; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân ở xã - phường, thị trấn từ năm 2005 - 2010;
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tại Tờ trình số 4034/TTr-STP-TT ngày 18 tháng 12 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố: Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Điều 3. Giám đốc Sở Tư pháp thành phố (Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật) theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giúp Ủy ban nhân dân các quận - huyện, sở - ngành, đoàn thể thành phố trong việc tổ chức, thực hiện các nội dung của chương trình, Kế hoạch này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thành phố, Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân, từ đó tăng cường ý thức tự giác thực hiện pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
2. Việc tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và tiến hành thường xuyên, liên tục.
3. Các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật phải được lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua; gắn liền với công tác cải cách hành chính, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, đồng thời gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác hòa giải ở xóm, ấp nhân dân, khu phố, tổ dân phố.
4. Thường xuyên có sự đổi mới về phương pháp, hình thức tuyên truyền để phù hợp với các đối tượng, qua đó nâng cao chất lượng các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng qua đó đưa thông tin pháp luật đến người dân giúp họ hiểu biết pháp luật, chấp hành pháp luật góp phần đấu tranh chống các hiện tượng, hành vi tiêu cực trong xã hội.
II. NỘI DUNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỦ YẾU CẦN PHỔ BIẾN TRONG NĂM 2007:
Căn cứ vào nội dung các văn bản pháp luật đã được Quốc hội khóa XI thông qua trong kỳ họp thứ 10 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 của Quốc hội; trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, quận - huyện, sở - ngành, đoàn thể phải phổ biến đến cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân những văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
1. Luật Nhà ở;
2. Luật Bảo hiểm xã hội;
3. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
4. Luật Kinh doanh bất động sản;
5. Luật Trợ giúp pháp lý;
6. Luật Cư trú;
7. Luật Đê điều;
8. Luật Quản lý thuế;
9. Luật Công chứng;
10. Luật Chuyển giao công nghệ;
11. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội;
12. Luật Tương trợ tư pháp;
13. Luật Bình đẳng giới.
Ngoài những văn bản luật nêu trên, trong năm 2007 căn cứ vào điều kiện và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp để tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật quan trọng sau đây: Luật Đất đai; Luật Giao thông đường bộ; Bộ luật Dân sự; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp. Một số nghị định của Chính phủ và quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến thủ tục hành chính.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NĂM 2007:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp qua đó phục vụ tích cực cho công tác quản lý Nhà nước, công tác cải cách hành chính và việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng phối hợp các cấp phải xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa ngành Tư pháp và các cơ quan, đoàn thể khác như: Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các sở - ngành khác;
- Phải tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức tuyên truyền pháp luật cần thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng, sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, đoàn thể có như vậy thì hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mới được duy trì thường xuyên liên tục và đạt hiệu quả cao;
- Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc họp hàng quý, 6 tháng, năm của Hội đồng phối hợp các cấp, tăng cường việc đôn đốc, kiểm tra, báo cáo, rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để công tác này ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả;
- Tăng cường củng cố, xây dựng và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp; thường xuyên huy động được từ 70% đến 100% đội ngũ báo cáo viên pháp luật thành phố, quận - huyện, tham gia các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị và cơ sở;
- Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phải luôn hướng về cơ sở, phục vụ tích cực cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, góp phần phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương đơn vị, trực tiếp phục vụ cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương, các cấp, các ngành.
2. Các biện pháp chủ yếu trong tổ chức triển khai:
- Căn cứ vào Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng phối hợp các cấp, các ngành phải lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp mình. Việc tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có sơ kết, rút kinh nghiệm để đưa được nhiều kiến thức pháp luật đến các đối tượng;
- Thường xuyên đổi mới các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: các chương trình giới thiệu pháp luật, thi Công dân và Pháp luật trên Đài Truyền hình; các chương trình phát thanh về pháp luật trên Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các chuyên mục, chuyên trang pháp luật trên các loại hình báo chí của thành phố;
- Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý miễn phí dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, đối tượng là người nghèo, trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên… qua đó đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này;
- Biên soạn các loại đề cương tuyên truyền, tài liệu hỏi đáp pháp luật, các loại sách cẩm nang pháp luật có liên quan đến các vấn đề pháp luật thiết yếu trong đời sống nhân dân làm tài liệu tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ xã - phường, thị trấn, các cộng tác viên trợ giúp pháp lý và các tuyên truyền viên. Biên soạn các loại tờ gấp tuyên truyền pháp luật gửi đến các tổ dân phố, hộ gia đình;
- Tăng cường hình thức tuyên truyền miệng, hình thức tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước; lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị; coi việc học tập pháp luật là một trong những tiêu chuẩn để bình xét, đề bạt nâng lương, qua đó nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức trách nhiệm công chức trong thi hành công vụ, phục vụ nhân dân;
- Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn cần tích cực tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả của các tủ sách pháp luật, thường xuyên thông báo nội dung sách, tài liệu pháp luật cho nhân dân đến mượn đọc sách pháp luật. Thực hiện tốt việc luân chuyển sách về các khu phố, ấp văn hóa; bưu điện, bưu cục văn hóa nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả tủ sách pháp luật ở các xã - phường. Thực hiện việc xây dựng tủ sách pháp luật ở các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, trường học tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên nghiên cứu nâng cao hiểu biết pháp luật;
- Tập trung xây dựng, củng cố lực lượng hòa giải viên cơ sở để đảm bảo đủ số lượng, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt Quyết định số 93/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố, “về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Định kỳ hàng tháng, quý, tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật phổ thông cho hòa giải viên; thực hiện tốt các hình thức động viên khuyến khích các hoạt động hòa giải để các hoạt động này ngày càng đạt hiệu quả cao;
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả “Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã - phường, thị trấn từ năm 2005 - 2010” và thực hiện tốt Đề án: “Chỉ đạo điểm các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, từ năm 2005 - 2007”;
- Tòa án nhân dân các cấp thường xuyên tăng cường các buổi xét xử lưu động, nhất là các vụ án liên quan đến ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp giật và các vụ án vi phạm trật tự an toàn xã hội... để thông qua các phiên tòa lưu động đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật cho nhân dân.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, hàng tháng, quý các quận - huyện, sở - ngành, cơ quan, đơn vị lập kế hoạch chi tiết, chọn các chuyên đề pháp luật phù hợp để tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật cho cán bộ công chức, các tầng lớp nhân dân, người lao động trong các doanh nghiệp. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Sở Tư pháp thành phố tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình thành phố và các quận - huyện, sở - ngành duy trì việc tổ chức hình thức thi “Công dân và Pháp luật” cho đối tượng cán bộ, công chức và các đối tượng nhân dân trên địa bàn thành phố; tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về công tác hộ tịch cho các đối tượng là Hộ tịch viên cấp xã. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cuộc thi về an toàn lao động cho đối tượng là công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp; Phối hợp với Sở Y tế tổ chức thi tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ đội Biên phòng thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố tiếp tục thực hiện và tổng kết Đề án chỉ đạo điểm các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, theo Quyết định số 666/2004/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tư pháp.
3. Giao Sở Văn hóa và Thông tin, Thanh tra thành phố, Sở Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố lập kế hoạch chi tiết triển khai 4 Đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân ở phường - xã, thị trấn theo Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Giao Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với các sở - ngành, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ cho các đối tượng nhân dân, góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật về giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.
5. Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật thành phố, quận - huyện, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới được Nhà nước ban hành và bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền miệng cho đội ngũ này.
Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tổ chức quán triệt, triển khai và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng quý tổ chức đánh giá những mặt làm được, chưa làm được và có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân thành phố có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
6. Sở Tài chính thành phố căn cứ vào chương trình kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố cấp kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở quy định tại Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính “hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật.”
7. Ủy ban nhân dân các quận - huyện cấp kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên cơ sở quy định của Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính “hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” ngoài kinh phí khoán quỹ lương cho các cơ quan Tư pháp địa phương. Thực hiện việc chi ngân sách địa phương cho hoạt động hòa giải ở cơ sở theo các mức chi, loại vụ việc chi tại Quyết định số 93/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.
8. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, các thông tin, báo cáo, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị được gửi về Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố (Sở Tư pháp số 141 - 143 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh)./.
- 1Quyết định 06/2006/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2006 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 12/2005/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2005 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 02/2007/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 trên địa bàn quận Tân Phú do Ủy ban nhân dân Quận Tân Phú ban hành
- 4Quyết định 49/2009/QĐ-UBND công bố văn bản hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 249/2006/QĐ-UBND phê duyệt 04 Kế hoạch chi tiết thực hiện các Đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006 đến năm 2010 tỉnh Bình Dương
- 6Quyết định 2106/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Chỉ thị 21/2006/CT-UBND tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh An Giang ban hành
- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 06/2006/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2006 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 28/2006/QĐ-TTg phê duyệt các đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 93/2006/QĐ-UBND về việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 12/2005/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2005 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 02/2007/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 trên địa bàn quận Tân Phú do Ủy ban nhân dân Quận Tân Phú ban hành
- 9Quyết định 249/2006/QĐ-UBND phê duyệt 04 Kế hoạch chi tiết thực hiện các Đề án thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006 đến năm 2010 tỉnh Bình Dương
- 10Quyết định 2106/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 11Chỉ thị 21/2006/CT-UBND tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh An Giang ban hành
Quyết định 01/2007/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2007 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 01/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/01/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 15/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 07/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực