Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2007/QĐ-BCA (X13) | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng đã được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 09-12-2005;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 45 ngày 14-12-2006;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 1438/2004/QĐ-BCA (X13), ngày 14-12-2004 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cảnh sát;
Xét đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân,
QUYẾT ĐỊNH:
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng là đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trực thuộc Tổng cục Cảnh sát; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng trong cả nước tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm tham nhũng; trực tiếp điều tra các vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Nghiên cứu nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tình hình hoạt động của các loại tội phạm tham nhũng và công tác phòng ngừa đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng để tham mưu giúp Tổng cục trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và đề xuất Bộ trưởng quyết định chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, xử lý các loại tội phạm tham nhũng và tổ chức thực hiện quyết định đó.
2. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và trực tiếp tiến hành công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật, chuyên án trinh sát, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, điều tra, xử lý vi phạm và tội phạm tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3. Tiến hành điều tra các vụ án về những tội phạm, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về tham nhũng có liên quan đến nhiều địa phương hoặc với người nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần thiết trực tiếp điều tra; tiếp nhận, tham gia điều tra tố tụng những vụ án do các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành nhưng có dấu hiệu tham nhũng; tiếp nhận điều tra tố tụng những vụ án do các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra; tiếp nhận điều tra các vụ án tham nhũng từ đơn thư tố giác tội phạm, thông tin báo chí và cơ quan tổ chức xã hội, công dân cung cấp, chuyển giao theo quy định của pháp luật, của Bộ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
4. Được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt nhằm làm tốt công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm tham nhũng; phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước phòng, chống tội phạm tham nhũng có hiệu quả; được kiểm tra hành chính việc công khai minh bạch trong hoạt động tài chính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; kiểm tra việc kê khai tài sản khi có dấu hiệu bất minh; được yêu cầu các tổ chức, cá nhân báo cáo giải trình những vấn đề liên quan theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
5. Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Bộ trưởng về công tác điều tra tội phạm tham nhũng theo quy định; được quyền yêu cầu các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và công dân cung cấp tài liệu, phối hợp làm rõ các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, các tổ chức của cơ quan doanh nghiệp; yêu cầu đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, các đơn vị công an nhân dân chuyển giao các vụ án tham nhũng đang điều tra nhưng có khó khăn, vướng mắc hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
6. Trong trường hợp đặc biệt, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng được báo cáo xin ý kiến trực tiếp Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Ban Chỉ đạo chống tham nhũng của Chính phủ.
7. Tổ chức việc truy tìm, ra quyết định truy nã, truy bắt người phạm tội tham nhũng và kiểm tra, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện việc truy nã, truy tìm theo quy định.
8. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng ở địa phương, tham gia công tác quản lý đối tượng phạm tội tham nhũng bị quản chế, cấm cư trú, cư trú bắt buộc, cải tạo không giam giữ, án treo cư trú tại địa bàn dân cư; thực hiện công tác xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác theo quy định của pháp luật.
9. Thông qua công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng, phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để đề xuất, kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có kế hoạch chấn chỉnh, khắc phục kịp thời để phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả cao.
10. Sơ kết, tổng kết các chuyên đề đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng để đề xuất các chế độ chính sách, quy trình công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, góp phần xây dựng lý luận, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, chiến đấu của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng. Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, bài giảng tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
11. Phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Thủ trưởng và Điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng theo quy định.
12. Thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về công tác điều tra tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ trưởng và Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
13. Thực hiện công tác xây dựng lực lượng, công tác hậu cần của Cục theo quy định.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng do Bộ trưởng và Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát giao.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng do Cục trưởng chỉ huy, có các Phó Cục trưởng giúp việc.
Tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng gồm:
1. Phòng Tham mưu (Phòng 1);
2. Phòng Điều tra án tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản (Phòng 2);
3. Phòng Điều tra án tham nhũng trong quản lý đất đai, tài nguyên (Phòng 3);
4. Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài sản công (Phòng 4);
5. Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và trong cơ quan quản lý Nhà nước (Phòng 5);
6. Phòng Điều tra án tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế tổng hợp và quản lý các dự án chương trình trọng điểm (Phòng 6);
7. Phòng Điều tra án tham nhũng khu vực miền Trung và Tây Nguyên (Phòng 7);
8. Phòng Điều tra án tham nhũng khu vực Nam Bộ (Phòng 8).
Mỗi phòng do Trưởng phòng phụ trách, có 02 đến 03 Phó Trưởng phòng giúp việc.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Phòng do Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng đề xuất, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quyết định sau khi đã trao đổi thống nhất với Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 1816/2006/QĐ-BCA (X13) ngày 13-11-2006, của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng.
Các đồng chí: Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đồng chí Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| T/M. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
- 1Công văn số 4312/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc nhập hàng miễn thuế đối với số thuốc lá giả và thiết bị phục vụ tập huấn cho cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế
- 2Quyết định 1436/QĐ-TTg năm 2006 về việc Thiếu tướng Cảnh sát nhân dân Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nghỉ hưu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2013 tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Công văn số 4312/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc nhập hàng miễn thuế đối với số thuốc lá giả và thiết bị phục vụ tập huấn cho cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- 4Quyết định 1436/QĐ-TTg năm 2006 về việc Thiếu tướng Cảnh sát nhân dân Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nghỉ hưu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Pháp lệnh sửa đổi điều 9 pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2006
- 6Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2013 tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Quyết định 01/2007/QĐ-BCA (X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 01/2007/QĐ-BCA(X13)
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/01/2007
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Hồng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra