Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 608/2000/QT-SGD | Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2000 |
Để thực hiện Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 85/QĐ-NHNN14 ngày 09/03/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở như sau:
I. Công nhận thành viên tham gia nghiệp vụ thị trưởng mở:
Các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quy chế nghiệp vụ thị trường mở gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở (theo phụ lục số 01/TTM của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở) cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để được cấp Giấy công nhận thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Việc xem xét thực hiện trong 15 ngày kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
Khi được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở, các tổ chức tín dụng phải chấp hành đầy đủ các quy định trong Quy chế nghiệp vụ thị trường mở và Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
II. Trình tự thực hiện nghiệp vụ thị trường mở:
Cách thức lập đơn dự thầu:
- Tổ chức tín dụng phải ghi đúng Mã số của tổ chức tín dụng, mã số chữ ký của người đại diện (bao gồm người có thẩm quyền, người kiểm soát và người giao dịch) theo đúng thông báo của Ngân hàng Nhà nước kèm theo Giấy công nhận thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở;
- Tên các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận theo Quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở;
- Hình thức, kỳ hạn, thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá phù hợp với hình thức, kỳ hạn, thời hạn thanh toán của giấy tờ có giá đã lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để tham gia nghiệp vụ thị trường mở và theo Thông báo của Ngân hàng Nhà nước về mua hoặc bán giấy tờ có giá;
- Khối lượng giấy tờ có giá tính theo giá trị đến ngày thanh toán: Đối với loại chiết khấu ghi bằng mệnh giá và đối với loại trả lãi sau ghi bằng tổng số của mệnh giá và tiền lãi được hưởng cho tới ngày đến hạn thanh toán; Giá trị tối thiểu của một đơn đặt thầu không nhỏ hơn 100 triệu đồng và tối đa không vượt quá khối lượng chào thầu trong thông báo của Ngân hàng Nhà nước. Mức đặt thầu là bội số của 10 triệu đồng.
- Lãi suất đặt thầu tính theo phần trăm trên năm và làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy:
+ Trường hợp đấu thầu khối lượng: lãi suất đặt thầu ghi đúng bằng lãi suất Ngân hàng Nhà nước đã thông báo trong thông báo đấu thầu;
+ Trường hợp đấu thầu lãi suất: lãi suất đặt thầu ghi tối đa 5 mức lãi suất và tương đương 5 mức đặt thầu cho mỗi loại giấy tờ có giá.
- Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá: Ghi đúng ngày đến hạn thanh toán do đơn vị phát hành đã thông báo hoặc ghi trên chứng chỉ giấy tờ có giá.
- Phương thức mua, bán:
+ Trường hợp mua, bán hẳn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: ghi số ngày còn lại tính từ ngày thanh toán trong nghiệp vụ thị trường mở tới ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá. Trường hợp mua hoặc bán hẳn, chỉ áp dụng đối với các loại giấy tờ có giá có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày;
+ Trường hợp bán và cam kết mua lại: Thời hạn mua bán ghi đúng như Ngân hàng Nhà nước thông báo trong thông báo mua (bán) giấy tờ có giá;
- Giá mua, giá bán được tính theo công thức trong Điều 19 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Trong trường hợp khi Thông báo mua giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước theo phụ lục số 02/TTM không thông báo chi tiết đến từng loại tín phiếu, từng kỳ hạn và không thông báo ngày đến hạn thanh toán, giá mua. Khi lập đơn dự thầu bán giấy tờ có giá các thành viên phải ghi cụ thể từng loại, hình thức, kỳ hạn của giấy tờ có giá đăng ký bán như Phụ lục số 05/TTM của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Ngân hàng Nhà nước căn cứ khối lượng đăng ký bán giấy tờ có giá của từng tổ chức tín dụng để xét thầu, phân bổ thầu và chọn giấy tờ có giá để mua.
Trường hợp khi mạng máy vi tính có sự cố chưa khắc phục được ngay, các tổ chức tín dụng báo cho Cục Công nghệ tin học ngân hàng và Sở Giao dịch NHNN (Bộ phận đấu thầu) đồng thời lập đơn dự thầu theo ký hiệu mật, fax đơn dự thầu về cho Bộ phận đấu thầu để được nhập số liệu bằng tay vào máy vi tính, sau đó giải mã và đơn dự thầu được tham gia các công đoạn tiếp theo của Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
4. Tiếp nhận thông tin về lưu giữ giấy tờ có giá:
Từ 9 giờ đến 10 giờ sáng ngày đấu thầu Bộ phận lưu giữ giấy tờ có giá thuộc Sở Giao dịch và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố truyền qua mạng máy vi tính hoặc FAX (trường hợp không truyền được qua mạng) tới Bộ phận đấu thầu về tình hình lưu giữ giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng theo Mẫu số 01/QT-TTM (đính kèm).
Từ 10 giờ sáng của ngày đấu thầu, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổ chức xét thầu dưới sự chứng kiến của đại diện Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở. Cụ thể các bước xét thầu như sau:
a. Tổng hợp số liệu:
Các đơn dự thầu của tổ chức tín dụng được tổng hợp vào Mẫu số 02/QT-TTM “Bảng kê tổng hợp đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá” (đính kèm).
b. Chọn các đơn dự thầu hợp lệ:
Bộ phận đấu thầu kiểm tra việc lập đơn dự thầu của tổ chức tín dụng, đối chiếu tên tổ chức tín dụng đăng ký bán giấy tờ có giá với tên tổ chức tín dụng lưu giữ giấy tờ có giá để tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước; đối chiếu số tiền, hình thức, tên giấy tờ có giá trong đăng ký mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với Thông báo bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước.
Các đơn dự thầu không hợp lệ khi các nội dung trong đăng ký mua hoặc đăng ký bán giấy tờ có giá vi phạm ít nhất 1 trong 7 điểm quy định tại Điều 17 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Số liệu của các đơn dự thầu không hợp lệ bị loại bỏ khỏi bảng kê tổng hợp đấu thầu. Số liệu của các đơn dự thầu hợp lệ được tổng hợp để xét thầu theo Mẫu số 03/QT-TTM “Bảng kê tổng hợp đăng ký đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá hợp lệ” (đính kèm).
c. Điều chỉnh số liệu dự thầu:
Khi có Mẫu số 03/QT-TTM, Bộ phận đấu thầu Sở Giao dịch tiến hành điều chỉnh số liệu dự thầu như sau:
- Loại bỏ phần chênh lệch: Số tiền trong đăng ký bán giấy tờ có giá nhiều hơn số dư trên tài khoản lưu giữ giấy tờ có giá để tham gia nghiệp vị thị trường mở (trường hợp tổ chức tín dụng bán giấy tờ có giá) hoặc số tiền trong đăng ký mua giấy tờ có giá nhiều hơn số tiền Ngân hàng Nhà nước thông báo bán giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá).
- Loại bỏ số tiền tương ứng với tên giấy tờ có giá trong đăng ký bán giấy tờ có giá không đúng với tên giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước (trường hợp tổ chức tín dụng bán giấy tờ có giá) hoặc số tiền tương ứng với tên giấy tờ có giá trong đăng ký mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng không đúng với tên giấy tờ có giá trong thông báo bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá).
- Loại bỏ số tiền tương ứng với hình thức giấy tờ có giá trong đăng ký bán giấy tờ có giá không đúng với hình thức giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước (Trường hợp tổ chức tín dụng bán giấy tờ có giá) hoặc số tiền tương ứng với hình thức giấy tờ có giá trong đăng ký mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng không đúng với hình thức giấy tờ có giá trong thông báo bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá).
- Loại bỏ khối lượng giấy tớ có giá có thời hạn còn lại trên 90 ngày trong đăng ký bán hẳn. Loại bỏ khối lượng giấy tờ có giá có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn bán và mua lại do Ngân hàng Nhà nước thông báo đăng ký trong giao dịch bán có kỳ hạn hoặc mua có kỳ hạn của tổ chức tín dụng.
Sau điều chỉnh máy vi tính in bảng tổng hợp theo Mẫu số 04/QT-TTM “Bảng kê tổng hợp điều chỉnh đăng ký đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá” (đính kèm).
d. Lập bảng tổng hợp xét thầu:
Sau điều chỉnh số liệu, Bộ phận đấu thầu của Sở Giao dịch lập bảng tổng hợp đấu thầu theo Mẫu số 05/QT-TTM “Bảng kê tổng hợp điều chỉnh đăng ký đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá” (đính kèm) theo từng trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua hoặc bán như sau:
Trường hợp NHNN bán giấy tờ có giá: Trong một phiên giao dịch nếu Ngân hàng Nhà nước có bán nhiều loại giấy tờ có giá thì khi xét thầu sẽ xét theo từng loại giấy tờ có giá riêng.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá: Trong một phiên giao dịch tổ chức tín dụng có thể bán nhiều loại giấy tờ có giá nhưng khi xét thầu Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ khối lượng đặt thầu để xét thầu, phân bổ thầu. Sau khi có kết quả về khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chọn mưa từng loại giấy tờ có giá trong đăng ký bán của từng tổ chức tín dụng.
Trường hợp đấu thầu lãi suất, bảng kê được xếp theo thứ tự lãi suất như tại Khoản C Điều 13 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
e. Quyết định kết quả đấu thầu.
Căn cứ vào chỉ đạo của Ban Điều hành thị Trường mở và bảng kê tổng hợp đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá theo Mẫu số 05/QT-TTM do Bộ phận đấu thầu chuyển đến Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước quyết định khối lượng trúng thầu (trường hợp đấu thầu khối lượng) và khối lượng, lãi suất trúng thầu (trường hợp đấu thầu lãi suất).
g. Phân bổ thầu:
Sau khi có Quyết định của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện phân bổ thầu tại Bộ phận đấu thầu như sau:
- Trường hợp đấu thầu khối lượng:
Thực hiện theo Khoản 1 (c,d) Điều 13 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Căn cứ và quyết định của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tại bảng tổng hợp xét thầu, Bộ phận đấu thầu tính tỷ lệ phân bổ thầu chung cho các thành viên trong trường hợp khối lượng dự thầu vượt khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán theo công thức sau:
Tỷ lệ phân bổ thầu (%) | = | Khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua (hoặc cần bán) | x 100 |
Khối lượng tổ chức tín dụng đăng ký bán (hoặc đăng ký mua) |
Khối lượng trúng thầu của từng thành viên được tính theo công thức sau:
Khối lượng trúng thầu | = | Tỷ lệ phân bổ thầu x khối lượng dự thầu hợp lệ |
100 |
Khi có kết quả về số tiền trúng thầu cho từng thành viên, Bộ phận đấu thầu chọn giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng đăng ký có giá trị tương ứng với số tiền trúng thầu để tính số tiền thanh toán cho tổ chức tín dụng.
Số tiền thanh toán bao gồm: giá mua hoặc giá bán (Gđ), giá mua lại (Gv) được tính theo các công thức tại Điều 19 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Sau khi phân bổ thầu sẽ được kết quả trúng thầu theo Mẫu số 06/QT-TTM “Bảng kê kết quả trúng thầu mua (bán) giấy tờ có giá” và Mẫu số 07/QT-TTM “Bảng kê kết quả trúng thầu mua (bán) giấy tờ có giá” (đính kèm).
- Trường hợp đấu thầu lãi suất:
Thực hiện theo Khoản 2 (c, d, e) của Điều 13 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu có khối lượng dự thầu vượt khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán giấy tờ có giá thì khối lượng trúng thầu của tổ chức tín dụng được tính như sau:
Tỷ lệ phân bổ tại mức lãi suất trúng thầu có khối lượng dự thầu vượt khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ phân bổ thầu (%) | = | Khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán còn lại | x 100 |
Khối lượng các tổ chức tín dụng đăng ký mua (bán) tại mức lãi suất trúng thầu |
Khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc cần bán tại mức lãi suất trúng thầu là tổng khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán của Ngân hàng Nhà nước trừ đi tổng cộng khối lượng trúng thầu của các mức lãi suất trúng thầu trước đó.
Khối lượng trúng thầu của từng thành viên tại mức trúng thầu được tính theo công thức sau:
Khối lượng trúng thầu | = | Tỷ lệ Phân bổ thầu x Khối lượng dự thầu của tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu |
100 |
Khối lượng và thời hạn còn lại của giấy tờ có giá ở mức lãi suất trúng thầu sẽ là cơ sở để tính giá mua hoặc giá bán giấy tờ có giá (Gđ).
Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu của tổ chức tín dụng có nhiều loại giấy tờ có giá cần bán hoặc mua thì chọn theo tự ưu tiên như phần quy định tại Khoản 2 (h) Điều 13 Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Số tiền thanh toán bao gồm giá mua hoặc giá bán (Gđ) và giá mua lại (Gv) được tính theo các công thức tại Điều 19 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Trong đó lãi suất trúng thầu áp dụng thống nhất cho tất cả các mức đặt thầu và cho tất cả các thành viên trúng thầu (đối với phương thức xét thầu theo lãi suất thống nhất) và lãi suất áp dụng riêng lẻ cho từng mức đặt thầu và cho từng thành viên trúng thầu đúng như đã đăng ký (đối với phương thức xét thầu theo lãi suất riêng biệt).
Khi có kết quả phân bổ thầu máy vi tính sẽ in kết quả trúng thầu theo Mẫu số 06/QT-TTM “Bảng kê kết quả trúng thầu mua (bán) giấy tờ có giá” và Mẫu số 07/QT-TTM “Bảng kê không trúng thầu mua (bán) giấy tờ có giá” (đính kèm).
h. Thông báo:
Bộ phận đấu thầu lập thông báo kết quả đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá ngắn hạn theo Mẫu số 08/QT-TTM (đính kèm), tổng hợp số liệu về các phiếu thầu và mức đặt thầu bị loại bỏ (nếu có) theo Mẫu số 09/QT-TTM (đính kèm) và thông báo về phiếu thầu và mức đặt thầu không hợp lệ (nếu có) theo Mẫu số 10/QT-TTM (đính kèm). Trình Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ký các Thông báo đã lập để gửi Mẫu số 08/QT-TTM và Mẫu số 10/QT-TTM cho các thành viên và các bộ phận có liên quan qua mạng vi tính hoặc fax (nếu không truyền được qua mạng).
6. Lập hợp đồng bán và mua lại:
a. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán và cam kết mua lại giấy tờ có giá: trong ngày đấu thầu, sau khi có thông báo kết quả đấu thầu, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận đấu thầu) tiến hành lập hợp đồng bán và mua lại với từng tổ chức tín dụng trúng thầu, truyền qua mạng vi tính cho tổ chức tín dụng trúng thầu Hợp đồng bán và mua lại có chữ ký điện tử của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Sau đó Bộ phận đấu thầu in 1 bản Hợp đồng, trình Giám đốc Sở Giao dịch ký (chữ ký tay) và fax cho tổ chức tín dụng trúng thầu. Tổ chức tín dụng trúng thầu nhận được Hợp đồng (bằng fax và qua truyền mạng máy vi tính), ký Hợp đồng (chữ ký tay trên bản fax và chữ ký điện tử trên máy vi tính), sau đó tổ chức tín dụng fax và truyền mạng Hợp đồng cho Bộ phận đấu thầu. Bộ phận đấu thầu fax Hợp đồng đã có đủ chữ ký tay và truyền qua mạng vi tính Hợp đồng đã có đủ chữ ký điện tử của các bên tham gia Hợp đồng cho tổ chức tín dụng trúng thầu và các bộ phận có liên quan của Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để thực hiện các công việc tiếp theo.
b. Trường hợp tổ chức tín dụng bán và mua lại giấy tờ có giá: Trong ngày đấu thầu, sau khi nhận được thông báo kết quả trúng thầu (qua mạng máy vi tính hoặc FAX), tổ chức tín dụng trúng thầu lập hợp đồng bán và mua lại với Ngân hàng Nhà nước, ký chữ ký điện tử trên máy vi tính, truyền qua mạng vi tính cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận đấu thầu) để kiểm tra. Sau khi Bộ phận đấu thầu kiểm tra các nội dung của Hợp đồng, tổ chức tín dụng trúng thầu in 1 bản Hợp đồng bán và mua lại, ký tay trên bản Hợp đồng đã in, ký chữ ký điện tử trên máy vi tính. Sau khi ký Hợp đồng, tổ chức tín dụng fax và truyền qua mạng máy vi tính cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận đấu thầu). Bộ phận đấu thầu trình Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ký tay trên bản fax, ký chữ ký điện tử trên máy vi tính và fax Hợp đồng đã có đủ chữ ký tay, truyền qua mạng máy vi tính Hợp đồng đã có đủ chữ ký điện tử của các bên tham gia Hợp đồng cho tổ chức tín dụng trúng thầu và các bộ phận có liên quan của Sở giao dịch hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện các công việc tiếp theo.
7. Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá:
a. Căn cứ thông báo kết quả trúng thầu theo Mẫu số 08/QT-TTM của Quy trình nghiệp vụ thị trường mở, vào ngày thanh toán tổ chức tín dụng trúng thầu, bộ phận thanh toán và lưu giữ giấy tờ có giá thuộc Sở Giao dịch và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện các công việc sau:
- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán hẳn giấy tờ có giá: tổ chức tín dụng trúng thầu chuyển tiền mua giấy tờ có giá (Gđ) cho Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để được chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá.
- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán và cam kết mua lại giấy tờ có giá: tổ chức tín dụng trúng thầu chuyển tiền mua giấy tờ có giá (Gđ) cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để được chuyền quyền sử dụng giấy tờ có giá trong thời hạn cam kết mua lại.
- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá: Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chuyển tiền mua giấy tờ có giá (Gđ) cho tổ chức tín dụng trúng thầu đồng thời thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá.
- Trường hợp tổ chức tín dụng bán và cam kết mua lại giấy tờ có giá: Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chuyển tiền mua giấy tờ có giá (Gđ) cho tổ chức tín dụng trúng thầu đồng thời thực hiện chuyển quyền sử dụng giấy tờ có giá trong thời hạn cam kết mua lại.
- Trường hợp tổ chức tín dụng trúng thầu mua giấy tờ có giá không đủ tiền thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước: Phần kết quả trúng thầu thiếu tiền thanh toán sẽ bị huỷ bỏ, Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận thanh toán) không chuyền quyền sử dụng giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng tương ứng với số tiền tổ chức tín dụng thanh toán thiếu. Bộ phận thanh toán thông báo bằng văn bản cho Bộ phận đấu thầu biết. Trong ngày làm việc tiếp theo ngày thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng biết về kết quả trúng thầu mua giấy tờ có giá bị huỷ bỏ. Hợp đồng bán và mua lại được lập lại theo số tiền thực tế tổ chức tín dụng thanh toán mua giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.
- Hợp đồng bán và mua lại có hiệu lực vào ngày thanh toán, sau khi bên mua thanh toán đủ tiền cho bên bán.
b. Vào ngày kết thúc thời hạn của hợp đồng bán và mua lại các bên tham gia hợp đồng thực hiện các công việc sau:
- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán và cam kết mua lại: Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền mua lại Giấy tờ có giá (Gv) cho tổ chức tín dụng trúng thầu (bên tham gia Hợp đồng bán và mua lại với Ngân hàng Nhà nước) đồng thời chuyển quyền sử dụng giấy tờ có giá.
- Trường hợp tổ chức tín dụng bán và cam kết mua lại: Tổ chức tín dụng chuyển tiền mua lại giấy tờ có giá (Gv) cho Ngân hàng Nhà nước để được nhận lại giấy tờ có giá đã giao dịch mua bán có kỳ hạn.
Vào ngày kết thúc thời hạn hợp đồng bán và mua lại, tổ chức tín dụng mua lại không chuyển tiền mua lại giấy tờ có giá hoặc chuyển thiếu, Bộ phận thanh toán thuộc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện theo Điều 22 và Điều 23 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Đồng thời Bộ phận thanh toán thông báo bằng văn bản (fax) cho Bộ phận đấu thầu về tình hình không thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá hoặc thanh toán thiếu của các tổ chức tín dụng. Vào ngày làm việc tiếp theo, Bộ phận đấu thầu tổng hợp số liệu về việc vi phạm hợp đồng bán và mua lại, trình Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước các giải pháp xử lý và thông báo (fax) cho tổ chức tín dụng vi phạm biết ý kiến quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc xử lý vi phạm hợp đồng bán và mua lại.
c. Hợp đồng bán và mua lại chấm dứt hiệu lực khi các bên tham gia Hợp đồng hoàn thành quyền và nghĩa vụ của mình.
d. Trường hợp ngày thanh toán và ngày kết thúc thời hạn Hợp đồng bán và mua lại trùng với ngày nghỉ, lễ, tết thì việc thanh toán thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
e. Trường hợp tổ chức tín dụng vi phạm các quy định tại Điều 23 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, Sở Giao dịch đình chỉ quyền giao dịch tại thị trường mở của thành viên trong 3 tháng kể từ ngày có thông báo vi phạm lần thứ 3.
Sau khi có kết quả đấu thầu, Bộ phận đấu thầu lập báo cáo kết quả đấu thầu gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở, các Vụ, Cục và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan theo Phụ lục số 07/TTM Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
III. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng Nhà nước
1. Nhiệm vụ của Phòng nghiệp vụ tín dụng và thị trường mở thuộc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
a. Nhiệm vụ của người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền:
- Vào mã khóa ký hiệu mật để bắt đầu mở thầu;
- Ký xác nhận kiểm soát trên các bảng kê tổng hợp đăng ký đấu thầu để chuyên viên của bộ phận đấu thầu tiếp tục các công việc tiếp theo.
- Trình Giám đốc Sở Giao dịch ký các bảng biểu đấu thầu và các thông báo gửi tổ chức tín dụng, Phòng kế toán của Sở Giao dịch và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan.
b. Nhiệm vụ của các chuyên viên Bộ phận đấu thầu:
- Tiếp nhận giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở của tổ chức tín dụng, lập Giấy công nhận là thành viên tham gia thị trường mở, cấp mã số thành viên và mã khóa, mã số chữ ký cho những người có trách nhiệm ký giao dịch.
- Tổng hợp số liệu đăng ký đấu thầu theo Mẫu số 02/QT-TTM (đính kèm).
- Kiểm tra điều kiện tổ chức tín dụng tham dự thầu được quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
- Kiểm tra danh mục các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đăng ký bán với quy định tại Điều 8, Điều 12 của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
- Tổng hợp số liệu đăng ký đấu thầu hợp lệ theo Mẫu số 03/QT-TTM (đính kèm).
- Đối chiếu số tiền, tên, hình thức, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá tại Đăng ký bán với số tiền trên, tên, hình thức, thời hạn của giấy tờ có giá tổ chức tín dụng đã lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước để điều chỉnh số liệu đăng ký dự thầu của các tổ chức tín dụng.
- Tổng hợp số liệu đăng ký đấu thầu đã điều chỉnh theo Mẫu số 04/QT-TTM (đính kèm).
- Sắp xếp các mức dự thầu theo thứ tự lãi suất để tổng hợp số liệu đăng ký đấu thầu theo Mẫu số 05/QT-TTM (đính kèm).
- Trình Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Mẫu số 05/QT-TTM để quyết định kết quả đấu thầu.
- Tiến hành phân bổ thầu và chọn giấy tờ có giá để mua, tổng hợp số liệu trúng thầu theo Mẫu số 06/QT-TTM và kết quả không trúng thầu theo mẫu số 07/QT-TTM (đính kèm).
- Lập, trình Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ký các thông báo theo Mẫu số 01, 02, 03/QT-TTM (đính kèm) để gửi (bằng truyền mạng hoặc fax) cho các tổ chức tín dụng tham dự thầu, Phòng kế toán thuộc Sở Giao dịch và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan.
- Kiểm tra lại hợp đồng bàn và mua lại do tổ chức tín dụng bán và mua lại lập để trình ký, gửi (bằng truyền mạng, fax) cho tổ chức tín dụng trúng thầu và Phòng kế toán thuộc Sở Giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan.
- Lập và trình giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ký Hợp đồng bán và mua lại (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán có kỳ hạn giấy tờ có giá), sau đó gửi (bằng truyền mạng và Fax) cho tổ chức tín dụng trúng thầu, Phòng kế toán thuộc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan.
- Nhận Hợp đồng bán và mua lại (bản Fax) do tổ chức tín dụng bán có kỳ hạn giấy tờ có giá lập, trình Giám đốc Sở Giao dịch ký và gửi lại (bằng truyền mạng và Fax) cho tổ chức tín dụng và Phòng kế toán thuộc Sở Giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan.
- Tiếp nhận thông báo từ Bộ phận thanh toán về việc các tổ chức tín dụng thanh toán không đủ theo kết quả trúng thầu mua hoặc mua lại giấy tờ có giá, lập thông báo huỷ bỏ kết quả trúng thầu hoặc thông báo xử lý vi phạm hợp đồng bán và mua lại, trình Giám đốc Sở Giao dịch quyết định việc huỷ bỏ kết quả trúng thầu hoặc biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng bán và mua lại, gửi thông báo cho tổ chức tín dụng (fax) về việc kết quả trúng thầu bị huỷ bỏ hoặc kết quả xử lý vi phạm hợp đồng bán và mua lại, phối hợp với tổ chức tín dụng lập lại Hợp đồng bán và mua lại (nếu có).
- Lập sổ theo dõi thống kê về diễn biến đấu thầu và theo dõi, đôn đốc tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước và các Vụ, Cục có liên quan.
2. Nhiệm vụ của Phòng Kế toán thuộc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
a. Hướng dẫn tổ chức tín dụng mở tài khoản lưu giữ giấy tờ có giá, tiếp nhận đăng ký lưu giữ giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng. Đối với giấy tờ có giá loại chứng chỉ lập và chuyển phiếu nhập giấy tờ có giá cho Phòng ngân quỹ, đối với giấy tờ có giá loại ghi sổ thực hiện hạch toán kế toán.
b. Kiểm tra, đối chiếu danh mục giấy tờ có giá trong bảng kê giao nhận giấy tờ có giá với danh mục các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại Điều 8 Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
c. Tiếp nhận tiền mua giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng trúng thầu, thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá theo số tiền tổ chức tín dụng thanh toán thực tế. Trường hợp tổ chức tín dụng chuyển tiền thiếu so với số tiền phải thanh toán, trong ngày thanh toán thông báo cho Bộ phận đấu thầu bằng văn bản (fax).
d. Thực hiện chuyển tiền thanh toán cho tổ chức tín dụng trúng thầu trong giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá.
e. Tiếp nhận tiền mua lại giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán và cam kết mua lại.
h. Lập phiếu xuất và chuyển cho Phòng Ngân quỹ giao lại giấy tờ có ggiá loại chứng chỉ (khi tổ chức tín dụng yêu cầu) hoặc thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá.
i. Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng bán và cam kết mua lại trong giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua có kỳ hạn giấy tờ có giá nếu hết thời hạn Hợp đồng tổ chức tín dụng chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa hết số tiền mua lại giấy tờ có giá. Trường hợp tổ chức tín dụng không đủ tiền thanh toán nếu sau khi trích tiền từ tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng mà vẫn chưa đủ thì thông báo cho Bộ phận đấu thầu để Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giải quyết.
k. Truyền mạng máy vi tính về tình hình lưu giữ giấy tờ có giá cho Bộ phận đấu thầu trước lúc xét thầu theo Mẫu số 01/QT-TTM.
3. Nhiệm vụ của Phòng Quản lý Ngân quỹ và thu chi tiền mặt thuộc Sở Giao dịch NHNN:
a. Tiếp nhận và bảo quản giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng đăng ký lưu giữ theo phiếu nhập của Phòng Kế toán lập.
b. Giao lại giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ có giá theo phiếu xuất của Phòng Kế toán lập.
4. Nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố:
Thực hiện các nhiệm vụ như của Phòng Kế toán và Phòng Quản lý Ngân quỹ và thu tiền mặt thuộc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Quy trình nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi có tổ chức tín dụng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước.
| TL/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
SỞ GIAO DỊCH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Bộ phận lưu giữ giấy tờ có giá | ......, ngày .... tháng .... năm..... |
BẢNG KÊ TỔNG HỢP LƯU GIỮ GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN
Kính gửi: Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước
Tên TCTD & tên GTCG ngắn hạn | Hình thức giấy tờ có giá ngắn hạn | Kỳ hạn giấy tờ có giá ngắn hạn | Ngày đến hạn của giấy tờ có giá ngắn hạn | Khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn thanh toán (Triệu đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| LẬP BẢNG KIỂM SOÁT |
Ngày mở thầu | Thời hạn mua (bán) | Số dự kiến đấu thầu |
Số chứng từ | Tên tổ chức tín dụng & GTCG ngắn hạn | Hình thức GTCG ngắn hạn | Kỳ hạn GTCG ngắn hạn | Lãi suất dự thầu (% năm) | Khối lượng GTCG ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn thanh toán (Triệu đồng) | Ngày đến hạn thanh toán của GTCG ngắn hạn | Thời hạn còn lại của GTCG ngắn hạn (ngày) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Giám đốc sở giao dịch NHNN |
BẢNG KÊ TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU MUA (BÁN) GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN HỢP LỆ
Trang 1
Ngày mở thầu | Thời hạn mua (bán) | Số dự kiến đấu thầu |
Số chứng từ | Tên tổ chức tín dụng & GTCG ngắn hạn | Hình thức GTCG ngắn hạn | Kỳ hạn GTCG ngắn hạn | Lãi suất dự thầu (% năm) | Khối lượng GTCG ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn thanh toán (Triệu đồng) | Ngày đến hạn thanh toán của GTCG ngắn hạn | Thời hạn còn lại của GTCG ngắn hạn (ngày) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Giám đốc sở giao dịch NHNN |
BẢNG KÊ TỔNG HỢP CHỈNH ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU MUA (BÁN) GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN
Trang 1
Ngày mở thầu | Thời hạn mua (bán) | Số dự kiến đấu thầu |
Số chứng từ | Tên tổ chức tín dụng & GTCG ngắn hạn | Hình thức GTCG ngắn hạn | Kỳ hạn GTCG ngắn hạn | Lãi suất dự thầu (% năm) | Khối lượng GTCG ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn (Triệu đồng) | Ngày đến hạn thanh toán của GTCG ngắn hạn | Số tiền chỉnh (Triệu đồng) | Lý do điều chỉnh | Khối lượng GTCG ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn còn lại (Triệu đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Giám đốc sở giao dịch NHNN |
BẢNG KÊ TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU MUA (BÁN) GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN THEO LÃI SUẤT
Đơn vị: Triệu đồng - Trang 1
Ngày mở thầu | Thời hạn mua (bán) | Số dự kiến đấu thầu |
Số chứng từ | Tên tổ chức tín dụng & GTCG ngắn hạn | Hình thức GTCG ngắn hạn | Kỳ hạn GTCG ngắn hạn | Lãi suất dự thầu (% năm) | Khối lượng GTCG ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn (Triệu đồng) | Ngày đến hạn thanh toán của GTCG ngắn hạn | Thời hạn còn lại của GTCG ngắn hạn (ngày) | Luỹ kế khối lượng GTCG ngắn hạn (Triệu đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Giám đốc sở giao dịch NHNN |
BẢNG KÊ KẾT QUẢ TRÚNG THẦU MUA (BÁN) GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN
Trang 1
Ngày mở thầu | Thời hạn mua (bán) | Số dự kiến đấu thầu |
Số chứng từ | Tên tổ chức tín dụng & GTCG ngắn hạn | Hình thức GTCG ngắn hạn | Kỳ hạn GTCG ngắn hạn | Lãi suất dự thầu (% năm) | Khối lượng GTCG ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn (Triệu đồng) | Luỹ kế khối lượng GTCG ngắn hạn (Triệu đồng) | Thời hạn còn lại của GTCG ngắn hạn (Ngày) | Giá mua (bán) Gđ (Đồng) | Giá mua lại Gv (Đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Giám đốc sở giao dịch NHNN |
BẢNG KÊ KẾT QUẢ KHÔNG TRÚNG THẦU MUA (BÁN) GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN
Trang 1
Ngày mở thầu | Thời hạn mua (bán) | Số dự kiến đấu thầu |
Số chứng từ | Tên tổ chức tín dụng & GTCG ngắn hạn | Kỳ hạn GTCG ngắn hạn | Hình thức GTCG ngắn hạn | Lãi suất dự thầu (% năm) | Khối lượng GTCG ngắn hạn tính theo giá trị khi đến hạn (Triệu đồng) | Luỹ kế khối lượng GTCG ngắn hạn (triệu đồng) | Ngày đến hạn thanh toán của GTCG ngắn hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Giám đốc sở giao dịch NHNN |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...../TB-SGD | Hà Nội, ngày ……tháng….. năm…… |
Kết quả đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá ngắn hạn
Kính gửi:
Ngày đấu thầu ................
Ngày thanh toán ...............
Thời hạn mua (bán) ...................
Ngày đến hạn Hợp đồng bán và mua lại .........
Theo đăng ký đấu thầu ngày ........ của Quý ........
Chúng tôi xin thông báo kết quả trúng thầu để Quý ................. thực hiện
| Hình thức GTCG ngắn hạn | Khố lượng GTCG ngắn hạn đăng ký (Triệu đồng) | Lãi suất đăng ký (% năm) | Thời hạn còn lại của GTCG ngắn hạn (ngày) | Khối lượng trúng thầu (Triệu đồng) | Lãi suất trúng thầu (% năm) | Số tiền thanh toán (đồng) | ||
Ghi sổ | Chứng chỉ | Giá mua (bán) Gđ | Giá bán lại Gv | ||||||
1. . Cộng 2. . Cộng 3. Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TL/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ MUA (BÁN) GIẤY TỜ CÓ GIÁ NGẮN HẠN BỊ LOẠI BỎ
Ngày đấu thầu ......................
Số thứ tự | Tên tổ chức tín dụng | Mã số | Phiếu và mức đăng ký bị loại bỏ | Lý do bị loại bỏ | Ghi chú | |
Lãi suất (%/năm | Số tiền (Triệu đồng) | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu | Kiểm soát | Giám đốc sở giao dịch NHNN |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...../TB-SGD | Hà Nội, ngày ……tháng….. năm…… |
Kính gửi: ............................................
Theo phiếu đăng ký đấu thầu mua (bán) giấy tờ có giá ngắn hạn số ...... ngày ...../....../........... của Quý đơn vị, Ngân hàng Nhà nước xin thông báo:
Phiếu thầu (hoặc mức đăng ký thầu) bị loại bỏ với lý do sau:
........................
.........................
....................................
| TL/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
- 1Quyết định 1439/2001/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành Quyết định 85/2000/QĐ-NHNN14 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 340/1999/QĐ-NHNN14 phê duyệt Đề án triển khai nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 85/2000/QĐ-NHNN14 về Quy chế nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quy trình 608/2000/QT-SGD về quy trình nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 608/2000/QT-SGD
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/05/2000
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Trần Trọng Độ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2000
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra