BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 60-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2022 |
VỀ TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Điều lệ Đảng và Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp,
Ban Bí thư quy định về tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước như sau:
Tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (sau đây gọi chung là tập đoàn kinh tế, tổng công ty) trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy hoặc cấp ủy cấp huyện, đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy được tổ chức theo 2 mô hình:
1. Đảng bộ toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
2. Đảng bộ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
II- ĐẢNG BỘ TOÀN TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY
Điều 2. Điều kiện thành lập đảng bộ toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty
1. Đảng bộ toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
a) Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt cho thành lập; có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
b) Hoạt động của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với nhau, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc hoặc gắn kết, phụ thuộc công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty về công nghệ, kỹ thuật, tài chính, thị trường, sản phẩm và dịch vụ chính.
c) Các đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty đóng trên nhiều địa bàn nhưng chi phối không lớn đến nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Đảng bộ toàn tổng công ty trực thuộc cấp ủy địa phương được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
a) Là tổng công ty do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc do các bộ, ngành quyết định thành lập.
b) Hoạt động của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với nhau, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc hoặc gắn kết, phụ thuộc công ty mẹ của tổng công ty về công nghệ, kỹ thuật, tài chính, thị trường, sản phẩm và dịch vụ chính.
c) Các đơn vị thành viên của tổng công ty đóng trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhưng chi phối không lớn đến nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 3. Thẩm quyền quyết định thành lập đảng bộ toàn tập đoàn, tổng công ty
1. Đảng bộ toàn tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương quyết định thành lập sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
2. Đảng bộ toàn tổng công ty trực thuộc cấp ủy địa phương do ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định thành lập.
3. Đảng bộ toàn tổng công ty trực thuộc đảng ủy khối (thuộc tỉnh ủy, thành ủy) do ban thường vụ đảng ủy khối quyết định thành lập sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy.
III- ĐẢNG BỘ CÔNG TY MẸ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY
Điều 4. Thành lập đảng bộ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty
1. Đảng bộ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty bao gồm: Tổ chức đảng các đơn vị, doanh nghiệp là thành viên của công ty mẹ theo quyết định của cấp có thẩm quyền và tổ chức đảng các chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị thành viên tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác hoặc tổ chức đảng các đơn vị, doanh nghiệp là thành viên của công ty mẹ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Các đảng bộ, chi bộ đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty còn lại trực thuộc cấp ủy địa phương (tỉnh ủy, thành ủy, cấp ủy cấp huyện, đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy).
Điều 5. Thẩm quyền quyết định thành lập đảng bộ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty
1. Đảng bộ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương quyết định thành lập sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
2. Đảng bộ công ty mẹ của tổng công ty trực thuộc cấp ủy địa phương do ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định thành lập.
3. Đảng bộ công ty mẹ của tổng công ty trực thuộc đảng ủy khối (thuộc tỉnh ủy, thành ủy) do ban thường vụ đảng ủy khối quyết định thành lập sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy.
Điều 6. Thành lập đảng bộ cơ sở tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Đảng bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty mà cấp ủy cấp trên trực tiếp là cấp ủy trực thuộc Trung ương (tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương) nhưng chưa đủ điều kiện thành lập đảng bộ cấp trên cơ sở thì ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định thành lập đảng bộ cơ sở tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
IV- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY
1. Các đảng bộ cơ sở trực thuộc đảng ủy tập đoàn kinh tế, tổng công ty mà cấp ủy cấp trên trực tiếp của đảng ủy tập đoàn kinh tế, tổng công ty là cấp ủy trực thuộc Trung ương (tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương) khi có đủ các điều kiện sau đây thì được giao quyền thực hiện hoặc thí điểm giao quyền thực hiện một số quyền cấp trên cơ sở:
a) Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng.
b) Có quy mô lớn, gồm nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong một đơn vị doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi rộng (nhiều tỉnh, thành phố).
c) Có số lượng từ 400 đảng viên trở lên.
d) Là đảng bộ có 3 năm liền kề hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
2. Đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng.
3. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương quyết định giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.
Điều 8. Việc chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng
1. Đảng bộ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt cho thành lập; có vị trí quan trọng, hoạt động trên phạm vi cả nước hiện nay đang trực thuộc đảng ủy bộ, ngành thì chuyển về trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp đang trực thuộc đảng ủy bộ, ngành không thuộc đối tượng trên có trụ sở chính ở địa phương nào thì chuyển về trực thuộc cấp ủy địa phương đó (trừ tổ chức đảng trong một số doanh nghiệp công ích phục vụ trực tiếp cho chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành).
2. Tổ chức đảng trong các công ty con, đơn vị thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện đang trực thuộc cấp ủy địa phương thì chuyển về trực thuộc đảng bộ toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc trực thuộc đảng bộ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 3, Điều 5 và Điều 6 của Quy định này.
Đảng ủy trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có nhiệm vụ phối hợp với cấp ủy địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội theo Quy chế phối hợp công tác giữa đảng ủy tập đoàn, tổng công ty nhà nước với cấp ủy địa phương do Ban Bí thư ban hành.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo Quy định này.
2. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định này; hướng dẫn đảng ủy các tập đoàn kinh tế, tổng công ty xây dựng và ban hành quy chế làm việc theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức đảng trong doanh nghiệp đang trực thuộc đảng ủy các bộ, ngành theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Quy định này.
Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy định số 196-QĐ/TW, ngày 24/11/2008 của Ban Bí thư về tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung thì các cấp ủy, tổ chức đảng phản ánh, kiến nghị để Ban Tổ chức Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.
| T/M BAN BÍ THƯ |
- 1Quy định 294-QĐ/TW năm 2010 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh, thành phố do Ban Bí thư ban hành
- 2Quy định 196-QĐ/TW năm 2008 về tổ chức đảng trong các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước do Ban Bí thư ban hành
- 3Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 28-QĐ/TW năm 2021 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1Quy định 294-QĐ/TW năm 2010 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh, thành phố do Ban Bí thư ban hành
- 2Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
- 3Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 4Luật Doanh nghiệp 2020
- 5Quyết định 28-QĐ/TW năm 2021 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quy định 60-QĐ/TW năm 2022 về tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 60-QĐ/TW
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 08/03/2022
- Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
- Người ký: Võ Văn Thưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực