Chương 2 Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 về viết hoa, phiên âm trong các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIẾT HOA, PHIÊN ÂM
1. Viết hoa vì phép đặt câu
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong các trường hợp sau: Đầu dòng văn bản; đầu câu sau dấu chấm (.) khi bắt đầu một câu mới; đầu câu sau dấu chấm hỏi (?); đầu câu sau dấu chấm than (!); đầu câu trong ngoặc kép (khi trích dẫn nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm, nghị quyết, chỉ thị...); sau dấu hai chấm (:) của các đề mục/vấn đề (có thể xuống dòng hoặc không xuống dòng).
2. Viết hoa tên người
2.1. Tên người thông thường (bao gồm cả họ tên thật, tên tự, tên hiệu, chữ đệm, bí danh v.v...): Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng dấu gạch nối.
Ví dụ: Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Du (tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên), Vũ Thơ (tức Lê Vũ Can), Tráng A Pao, Lò Văn Puốn, Chamaléa Điêu, Ksor Phước, Y Vêng, Niê Thuật...
2.2. Tên người được kết hợp bởi một danh từ chung với một danh từ riêng chỉ tên gọi: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Đồ Chiểu, Tú Xương, Trạng Lường, Bác Hồ...
3. Viết hoa tên địa danh
3.1. Tên đơn vị hành chính[1]
3.1.1. Tên riêng đơn vị hành chính: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng của đơn vị hành chính đó.
Ví dụ: Việt Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Kon Plông, Ea H’leo...
3.1.2. Tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên riêng của các cơ quan, địa phương đó (theo các văn bản của Nhà nước đã ban hành), không dùng dấu gạch nối; không viết hoa danh từ chung đi liền với tên riêng của địa danh.
Ví dụ: thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, quận Hà Đông, huyện Củ Chi, phường Nghĩa Tân, xã Hòa Bình...
3.1.3. Trường hợp tên đơn vị hành chính được kết hợp giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, quận, xã, phường) với tên riêng là chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên đơn vị hành chính đó.
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1, Thành phố Điện Biên Phủ...
3.2. Tên địa danh khác
3.2.1. Tên địa danh được kết hợp bởi danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, chợ, cầu, v.v...) với danh từ riêng: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành danh từ riêng, không viết hoa danh từ chung.
Ví dụ: sông Vàm Cỏ, chợ Bến Thành, cầu Hàm Rồng...
3.2.2. Tên địa danh được kết hợp bởi danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, biển, hồ, v.v…) với danh từ riêng có 1 âm tiết: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên địa danh đó.
Ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Sông Hồng, Buôn Hồ, Buôn Đôn, Bản Keo, Hồ Tây, Hồ Gươm...
3.2.3. Tên địa danh mang tính đặc trưng, tính lịch sử và cá biệt: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ tính đặc trưng, cá biệt đó.
Ví dụ: Thủ đô Hà Nội, Kinh thành Thăng Long, Kinh đô Huế, Cố đô Hoa Lư, Tổ quốc Việt Nam...
3.2.4. Tên địa danh liên kết: Viết hoa tất cả những chữ cái đầu của âm tiết được ghép chỉ địa danh và sử dụng dấu gạch ngang giữa các địa danh đó.
Ví dụ: Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái...
3.2.5. Tên phố, tên đường phố: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên phố, đường phố đó, không viết hoa danh từ chung.
Ví dụ: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Thanh Niên, đường Giảng Võ, phố Nguyên Hồng, cao tốc Long Thành...
3.2.6. Tên địa danh được kết hợp bởi từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc từ dùng để chỉ tên địa danh một vùng, một miền, một khu vực nhất định: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng đó, không viết hoa danh từ chung.
Ví dụ: ... khu Tây Bắc, khu Đông Bắc, Bắc Kỳ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung, phía Bắc Việt Nam, Bắc Hà, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Bắc Cực, Trung Phi, Trường Sơn Đông, Tả Thanh Oai, Bắc Âu, Thượng Lào, Đông Nam Á, Bắc Mỹ...
Lưu ý: Các từ chỉ phương hướng mà không gắn với địa danh cụ thể: Viết thường tất cả các âm tiết.
Ví dụ: gió mùa đông bắc; Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh...
3.3. Tên các biển, các thiên thể: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên các biển, các thiên thể đó.
Ví dụ: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Biển Đen, Biển Đông, Sao Hỏa, Sao Thiên Vương...
4. Viết hoa tên riêng các cơ quan, tổ chức
4.1. Tên các cơ quan của Đảng
4.1.1. Tên các cơ quan lãnh đạo của Đảng: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ trong tổ hợp từ dùng làm tên của các cơ quan đó.
Ví dụ:
Ở Trung ương:
Ban Chấp hành Trung ương
Bộ Chính trị
Ban Bí thư
Ở địa phương:
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ
Tỉnh ủy Điện Biên
4.1.2. Tên các cơ quan của Đảng: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính chất, lĩnh vực hoạt động của cơ quan đó.
Ví dụ:
Ở Trung ương:
Văn phòng Trung ương Đảng
Ban Tổ chức Trung ương
Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Ban Đối ngoại Trung ương
Hội đồng Lý luận Trung ương
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
Ở địa phương:
Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
Văn phòng Quận ủy Cầu Giấy
Văn phòng Đảng ủy phường Mai Dịch
4.13. Tên các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ tên riêng của cơ quan đó.
Ví dụ:
Ở Trung ương:
Ban cán sự đảng Chính phủ
Đảng đoàn Quốc hội
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
Ở địa phương:
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn
4.2. Tên các cơ quan của Nhà nước
4.2.1. Tên các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ tên riêng của các cơ quan đó.
Ví dụ:
Ở Trung ương:
Quốc hội
Chính phủ
Ở địa phương:
Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình
Ủy ban nhân dân phường Giảng Võ
Lưu ý: Các cụm từ “Ủy ban nhân dân”, “Hội đồng nhân dân”: Theo Hiến pháp năm 2013, trong trường hợp không đi liền với tên đơn vị hành chính cụ thể thì vẫn viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: “... tổ chức chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân...”.
4.2.2. Tên các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ tạo thành tên riêng của cơ quan đó (theo đúng với Nghị quyết hiện hành được Quốc hội thông qua về việc thành lập các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ).
Ví dụ:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Công Thương
Thanh tra Chính phủ
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
4.2.3. Tên một số cơ quan, đơn vị khác
- Tên các khu, quân khu: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất; đối với khu, quân khu gắn với số đếm thì thống nhất dùng số Ả-rập. Ví dụ: Khu Tả Ngạn, Khu 1, Khu 2, Khu 3...; Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3...
- Tên các cục, tổng cục: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ, thống nhất dùng số La Mã. Ví dụ: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Tổng cục II...
- Tên các đơn vị cấp vụ, cục, cấp phòng, ban: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và âm tiết chỉ chức năng, nhiệm vụ tạo thành tên riêng của đơn vị đó. Ví dụ: Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục Lưu trữ, Vụ Địa phương I, Phòng Quản trị, Phòng Hành chính, Ban Quản lý Trụ sở Trung ương, Phòng Tổng hợp, Phòng Lưu trữ, Phòng Tổ chức...
4.3. Tên các tổ chức
4.3.1. Tên các tổ chức, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các hội: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình tổ chức và âm tiết chỉ tính chất, chức năng, nhiệm vụ tạo thành tên riêng của tổ chức đó.
Ví dụ:
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam
Hội Người mù Việt Nam
Công ty Giống cây trồng Việt Nam
Tổng Công ty Sữa Việt Nam
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam
Công ty In Tiến Bộ
4.3.2. Tên các cơ quan, tổ chức quốc tế đã dịch nghĩa sang tiếng Việt: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và các âm tiết chỉ chức năng tạo thành tên riêng của các cơ quan, tổ chức đó.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
4.3.3. Tên các trường học: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình trường, âm tiết chỉ cấp, chuyên ngành đào tạo và âm tiết chỉ tên riêng.
Ví dụ:
Trường Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An
Trường Trung học Cơ sở Phan Bội Châu
Trường Tiểu học xã Yên Phong
5. Viết hoa tên chức danh, chức vụ, học hàm, học vị
5.1. Tên chức danh, chức vụ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức, công ty, trường học, đơn vị: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong tổ hợp từ chỉ tên của chức danh, chức vụ đó.
Ví dụ:
Ở Trung ương:
Tổng Bí thư
Ủy viên Bộ Chính trị
Thường trực Ban Bí thư
Bí thư Trung ương Đảng
Ủy viên Trung ương Đảng
Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 về viết hoa, phiên âm trong các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 4148-QĐ/VPTW
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 27/09/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Nên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra