Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 163-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2013 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;
Bộ Chính trị quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
1- Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
2- Thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chương trình làm việc hằng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
3- Chỉ đạo, đôn đốc, điều hoà phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
4- Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.
5- Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo, đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
6- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.
7- Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.
8- Chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng uỷ Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
9- Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Điều 3. Quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1- Yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý một số vụ, việc tham nhũng; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2- Yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ các vụ, việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; chỉ đạo việc phúc tra khi cần thiết.
3- Chỉ đạo, phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Trong trường hợp cần thiết, trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ, việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
4- Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác, sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy theo phân cấp quản lý khi cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng.
5- Chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp ủy các cấp xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xử lý kỷ luật về chính quyền đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
6- Được sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức có liên quan để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng khi cần thiết.
Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Ban Chỉ đạo
1- Ủy viên Ban Chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo và Trưởng ban về những nhiệm vụ được phân công.
2- Chủ động đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban về các chủ trương, giải pháp, biện pháp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng hiệu quả, nhất là những chủ trương, giải pháp gắn với lĩnh vực, địa bàn được phân công trực tiếp phụ trách, quản lý.
3- Chịu trách nhiệm cùng với tập thể cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng và tập thể lãnh đạo nơi công tác lãnh đạo thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
4- Các thành viên Ban Chỉ đạo được sử dụng bộ máy của cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo phân công.
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng ban
1- Lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác về phòng, chống tham nhũng; quyết định kế hoạch, chương trình công tác và các vấn đề khác thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban.
3- Chủ trì, định hướng thảo luận, kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
4- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp không họp được Ban Chỉ đạo, trực tiếp quyết định và chỉ đạo thực hiện một số công việc cần thiết để đáp ứng yêu cầu công tác, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và báo cáo Ban Chỉ đạo tại phiên họp gần nhất.
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng ban thường trực
1- Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động, phân công công việc cho các thành viên; chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo theo uỷ nhiệm của Trưởng ban.
2- Giúp Trưởng ban chuẩn bị nội dung, chương trình và triệu tập các cuộc họp định kỳ, đột xuất; xử lý công việc thường xuyên; chủ trì một số cuộc họp và ký một số văn bản theo phân công của Trưởng ban.
3- Giữ mối liên hệ thường xuyên với Trưởng ban; định kỳ hoặc đột xuất trực tiếp báo cáo với Trưởng ban về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
4- Giúp Trưởng ban trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của Cơ quan Thường trực. Quyết định các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các phó trưởng ban
1- Giúp Trưởng ban điều phối hoạt động của các thành viên theo phân công của Trưởng ban.
2- Thay mặt Trưởng ban thực hiện một số công việc, chủ trì một số cuộc họp của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng ban phân công.
Điều 8. Thường trực Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo
1- Thường trực Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban và các phó trưởng ban; làm việc theo Quy chế của Ban Chỉ đạo.
2- Ban Nội chính Trung ương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo; có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo.
NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
1- Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2- Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện.
3- Tôn trọng và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
1- Ban Chỉ đạo làm việc theo chương trình làm việc hằng năm, có điều chỉnh khi cần thiết. Ban Chỉ đạo họp thường kỳ 3 tháng một lần, họp bất thường khi cần.
2- Kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo được thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để thực hiện.
3- Định kỳ 6 tháng một lần hoặc bất thường khi cần, Ban Chỉ đạo tổ chức giao ban công tác phòng, chống tham nhũng với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
4- Định kỳ 3 tháng một lần, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo bằng văn bản với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1- Ban Chỉ đạo giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, điều hòa phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
2- Chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc đề xuất, tham mưu xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng và báo cáo về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng định kỳ, đột xuất tại các kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
3- Chỉ đạo Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát các cơ quan, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4- Chủ trì điều hoà phối hợp các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương trong việc tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho định hướng xử lý đối với các vụ, việc tham nhũng nhạy cảm, phức tạp hoặc liên quan đến cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
5- Chỉ đạo các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng có liên quan đến tham nhũng.
6- Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo trực tiếp làm việc với các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng có liên quan.
7- Trao đổi thông tin cần thiết với các cơ quan, tổ chức; mời đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương tham dự các hội nghị có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
1- Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi có yêu cầu, Ban Chỉ đạo báo cáo kết quả hoạt động với Bộ Chính trị và đề xuất về định hướng công tác trong thời gian tiếp theo.
2- Định kỳ 3 tháng một lần, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo bằng văn bản về việc tổ chức thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo và các nội dung có liên quan.
3- Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
Điều 13. Con dấu, tài khoản và kinh phí hoạt động
1- Ban Chỉ đạo có con dấu để phục vụ công tác.
2- Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu và tài khoản của Ban Nội chính Trung ương.
3- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do Văn phòng Trung ương Đảng bảo đảm và cấp qua Ban Nội chính Trung ương.
Căn cứ Quy định này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
Quy định này có hiệu lực từ ngày ký. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh, bổ sung, Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị quyết định.
Nơi nhận: | T/M BỘ CHÍNH TRỊ |
- 1Quy định 211-QĐ/TW năm 2019 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Kế hoạch 1515/KH-BKHĐT hành động phòng, chống tham nhũng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020
- 3Quyết định 774/QĐ-TTg năm 2020 về danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 5659/VPCP-V.I về công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 6 tháng cuối năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
- 2Kế hoạch 1515/KH-BKHĐT hành động phòng, chống tham nhũng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020
- 3Quyết định 774/QĐ-TTg năm 2020 về danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 5659/VPCP-V.I về công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 6 tháng cuối năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quy định 163-QĐ/TW năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 163-QĐ/TW
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 01/02/2013
- Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra