Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
National technical regulation on railway operation
Lời nói đầu
QCVN 08:2011/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn ngành 22TCN 340-05: Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt, giữ nguyên kết cấu và nội dung cơ bản để chuyển đổi thành QCVN, Cục Đường sắt Việt Nam trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2011
National technical regulation on railway operation
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) về khai thác đường sắt này quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với các công trình và thiết bị đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, phương pháp tổ chức chạy tàu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đường sắt trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia nhằm mục đích đảm bảo chạy tàu tuyệt đối an toàn.
1. Đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết tham gia có quy định khác với Quy chuẩn này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Để khai thác vận tải thường xuyên, hệ thống đường sắt phải có các công trình, thiết bị sau:
1. Tuyến đường chính, đường ga và các đường cần thiết khác;
2. Các công trình để phục vụ hành khách, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa và để tổ chức chạy tàu;
3. Các thiết bị tín hiệu và thông tin;
4. Các công trình và thiết bị để sửa chữa, chỉnh bị đầu máy toa xe.
Điều 4. Công trình và thiết bị đường sắt đang khai thác phải luôn được bảo đảm ở trạng thái chạy tàu an toàn với tải trọng và tốc độ quy định. Người làm công tác quản lý, sửa chữa và trực tiếp sử dụng phải giữ gìn, bảo vệ công trình và thiết bị để sử dụng lâu dài và có hiệu quả.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2011/BGTVT về khai thác đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: QCVN08:2011/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 28/12/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Để khai thác vận tải thường xuyên, hệ thống đường sắt phải có các công trình, thiết bị sau:
- Điều 4. Công trình và thiết bị đường sắt đang khai thác phải luôn được bảo đảm ở trạng thái chạy tàu an toàn với tải trọng và tốc độ quy định. Người làm công tác quản lý, sửa chữa và trực tiếp sử dụng phải giữ gìn, bảo vệ công trình và thiết bị để sử dụng lâu dài và có hiệu quả.
- Điều 5. Các công trình và thiết bị đường sắt làm mới hoặc nâng cấp, khôi phục, cải tạo, sửa chữa phải đúng với đồ án thiết kế đã được duyệt và tuân theo các quy định của Quy chuẩn này. Khi làm xong phải được tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo đúng quy định hiện hành mới được sử dụng.
- Điều 6. Tất cả các công trình, thiết bị đường sắt phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và phải có hồ sơ, lý lịch kỹ thuật để theo dõi diễn biến trong quá trình sử dụng.
- Điều 7. Hàng năm phải có kế hoạch kiểm tra và thực hiện kiểm tra việc phòng chống bão lũ các công trình và thiết bị đường sắt trước mùa mưa bão. Các công trình xung yếu phải tổ chức xử lý, gia cố, sau bão lũ phải kiểm tra.
- Điều 8. Cấm mọi hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt bao gồm: giới hạn trên mặt đất, trên mặt nước, ngầm dưới đất, dưới nước và trên không được quy định tại Luật Đường sắt. Mọi công trình và hoạt động khi bắt buộc phải xây dựng hoặc tiến hành trong phạm vi bảo vệ công trình phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường sắt .
- Điều 9. Bất cứ bộ phận nào của công trình và thiết bị cố định hay di động đều không được phạm vào khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định trong phụ bản 1 kèm theo Quy chuẩn này, cụ thể như sau:
- Điều 10. Hàng hóa dỡ từ toa xe xuống hoặc chuẩn bị xếp lên toa xe phải kê đặt vững chắc, không được để vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định tại Điều 9 của Quy chuẩn này.
- Điều 12. Ga phải được xây dựng trên đoạn đường bằng. Trường hợp cá biệt được phép xây dựng ga trên đường có độ dốc không quá 2,5‰. Gặp địa hình thật khó khăn, những ga không có dồn dịch được xây dựng trên độ dốc lớn hơn, nhưng phải xét đến sức cản của dốc khi tàu chuyển bánh để bảo đảm tiêu chuẩn trọng lượng tàu quy định trong khu đoạn.
- Điều 13. Ga phải được xây dựng trên đoạn đường thẳng. Trường hợp cá biệt khi xây dựng ga trên đường cong thì bán kính đường cong trong ga không được nhỏ hơn:
- Điều 14. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai tim đường lân cận trên đường thẳng trong ga không được nhỏ hơn quy định tại Bảng 1a .
- Điều 15. Trên đường cong, khoảng cách giữa hai tim đường lân cận hoặc từ tim đường đến các kiến trúc khác trong ga và khu gian đều phải nới rộng theo quy định trong bản vẽ khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định tại Điều 9 của Quy chuẩn này.
- Điều 16. Mặt cắt dọc và mặt bằng của đường phải được kiểm tra bằng máy đo đạc ít nhất 12 năm/lần (một chu kỳ đại tu), đường rút dồn, đường cuối dốc gù ít nhất 3 năm/lần (một chu kỳ sửa chữa vừa). Nội dung, yêu cầu kiểm tra phải thực hiện theo quy định của Thủ trưởng tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Điều 17. Trên đường thẳng bề rộng từ tim đến vai đường không được nhỏ hơn quy định tại bảng 2a
- Điều 18. Nền đường đi ven núi, ven sông, ven biển phải có công trình phòng hộ ở những điểm xung yếu. Những nơi có nước, mép vai đường phải cao hơn mức sóng cao nhất theo tần suất thiết kế là 0,5m.
- Điều 19. Nền đường phải có hệ thống thoát nước theo quy định dưới đây:
- Điều 20. Các hệ thống thoát nước ngầm phải được đánh dấu bằng mốc riêng trên mặt đất, phải có sơ đồ chi tiết và biện pháp bảo vệ.
- Điều 21. Tất cả các cầu phải được phân cấp tải trọng làm cơ sở quy định điều kiện khai thác hợp lý.
- Điều 22. Cầu, cống, hầm phải được bảo vệ chu đáo, chống ảnh hưởng xấu của môi trường, khói lửa. Các bộ phận bằng thép phải được sơn bảo vệ chống gỉ. Các bộ phận bằng gỗ phải được phòng mục và chống cháy, các dầm bê tông cốt thép phải có tầng phòng nước.
- Điều 23. Mặt cầu vượt qua đường bộ phải được lát kín để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông đường bộ đi lại ở dưới cầu.
- Điều 24. Đường kính cống thoát nước qua nền đường phải bảo đảm:
- Điều 25. Hầm dài; các cầu lớn, cầu trọng yếu, cầu trong thành phố, thị xã, thị trấn có nguồn điện phải lắp hệ thống chiếu sáng và bảo vệ theo quy định.
- Điều 26. 1. Trên đường thẳng, khoảng cách má trong giữa 2 ray (đo tại vị trí từ đỉnh ray xuống 16mm) là 1000mm đối với khổ đường 1000mm và 1435mm đối với khổ đường 1435mm.
- Điều 27. 1. Trên đường thẳng, mặt trên của 2 ray đối với đường đơn và 3 ray đối với đường lồng phải cao bằng nhau. Trên đường cong, căn cứ vào bán kính đường cong và tốc độ chạy tàu để quy định siêu cao ray lưng cho từng loại khổ đường; đường lồng thực hiện siêu cao theo khổ đường 1435mm.
- Điều 28. Ray chính trên cầu, trong hầm phải cùng loại với ray trên đường, nếu khác loại thì nối tiếp ở trước và sau cầu và hầm phải có ít nhất 2 cầu ray cùng loại với ray trên cầu, trong hầm. Cấm dùng ray ngắn trên cầu. Mối nối ray trên cầu phải đặt đối xứng và cách tường đầu của mố cầu, đỉnh vòm cuốn và khe co giãn của vòm ít nhất 2m.
- Điều 29. Khi cầu có mặt cầu trần dài trên 5,0m, mặt cầu có ba lát dài trên 10m, hoặc cầu trên đường cong có bán kính dưới 500m phải đặt ray hộ bánh, khoảng cách giữa má ray chính và má ray hộ bánh trên cầu đường sắt là 200mm, trên mặt cầu dùng chung với đường bộ là 60 - 70mm. Mặt ray hộ bánh không được cao quá 5mm và thấp quá 20mm so với mặt ray chính. Ray hộ bánh phải kéo dài ra ngoài tường đầu của mố cầu ít nhất 15m trong đó 10m để thẳng và 5m uốn dần thành đầu thoi.
- Điều 30. Ray trên đường chính và đường đón gửi tàu phải được kiểm tra định kỳ bằng máy dò vết nứt theo quy định của Thủ trưởng tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Điều 31. Ray ghi phải cùng loại với ray trên đường, khi ray ghi khác loại thì cầu ray nối tiếp ở đầu và cuối ghi phải cùng loại với ray ghi.
- Điều 32. Mặt bằng, khoảng cách ray và phương hướng của ghi phải chính xác, độ hao mòn và khuyết tật của ghi phải bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Điều 33. Khi đặt hoặc tháo dỡ ghi trên đường đang khai thác, phải có lệnh của Thủ trưởng tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và phải bàn bạc với các đơn vị liên quan để không ảnh hưởng đến chạy tàu.
- Điều 34. Tất cả các ghi kể cả ghi có thiết bị liên khóa và điều khiển tập trung đều phải có bộ phận khóa được bằng khóa thường, trừ ghi ở bãi dồn dốc gù.
- Điều 35. 1. Đường ngang và giao cắt đường sắt ở những nơi đường sắt và đường bộ giao nhau trên cùng mặt bằng phải được xây dựng và khai thác theo đúng quy định của pháp luật.
- Điều 36. Cấm người, phương tiện giao thông đường bộ, súc vật đi qua đường sắt tại vị trí không có đường ngang.
- Điều 37. Nhánh đường sắt xây dựng mới hoặc đường nhánh chuyên dùng không được nối vào đường sắt chính trong khu gian.
- Điều 38. ở những nơi mà đường sắt giao nhau trên cùng mặt bằng hoặc có đường nhánh nối vào đường chính trong khu gian, đường chính hoặc đường đón gửi tàu trong ga phải đặt đường an toàn trên đường nhánh hoặc trên cả hai phía của đường sắt thứ yếu. Chiều dài dùng được của đường an toàn không được dưới 50m.
- Điều 39. Khi đường chính hoặc đường nhánh có độ dốc lớn và dài, phải kiểm toán để làm đường lánh nạn nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu.
- Điều 40. Dọc đường sắt phải đặt các biển mốc chỉ dẫn và báo hiệu sau đây:
- Điều 41. 1. Kiểu mẫu và vị trí đặt các loại biển, mốc chỉ dẫn, báo hiệu phải thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
- Điều 42. 1. Điểm gần nhất của các biển mốc chỉ dẫn, biển hiệu phải đặt cách mép ngoài ray gần nhất là 1,75m đối với đường 1000mm và 2,00m; đối với đường 1435mm và đường lồng.
- Điều 43. Tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phải tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng các công trình và thiết bị cầu đường để các công trình, thiết bị đó luôn làm việc ở trạng thái bình thường và bảo đảm chạy tàu an toàn. Trong công tác sửa chữa và bảo dưỡng phải tăng cường kiểm tra phát hiện và phải thực hiện các biện pháp đề phòng để không xảy ra trạng thái mất an toàn chạy tàu.
- Điều 44. Giám đốc đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, đội trưởng, cung trưởng cung cầu, cung đường là những người trực tiếp phụ trách công tác sửa chữa, bảo dưỡng cầu đường phải nắm chắc và thông thuộc tình hình cầu đường trong phạm vi mình phụ trách, đặc biệt chú ý các công trình xung yếu; phải quản lý đầy đủ hồ sơ lý lịch kỹ thuật cầu đường. Riêng các bộ phận thiết bị của ghi và do hệ thông tin tín hiệu lắp đặt thì do giám đốc và cung trưởng đơn vị thông tin tín hiệu sở tại phụ trách bảo dưỡng sửa chữa.
- Điều 45. Thủ trưởng tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt mỗi năm phải tổ chức tổng kiểm tra một lần toàn bộ các công trình, thiết bị cầu đường và phải có quy định cụ thể cho các đơn vị trực tiếp quản lý kiểm tra thường xuyên, hàng tháng, hàng quý và kiểm tra đột xuất.
- Điều 46. Các công trình, thiết bị chỉnh bị và sửa chữa phương tiện giao thông đường sắt phải có quy mô, chủng loại và số lượng phù hợp với kiểu loại và số lượng phương tiện giao thông đường sắt hiện có để bảo đảm chỉnh bị và sửa chữa các cấp với chất lượng kỹ thuật tốt theo đúng kế hoạch quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động.
- Điều 47. Trạm đầu máy, trạm khám chữa toa xe (bao gồm trạm chỉnh bị toa xe khách, trạm khám chữa tại các địa điểm quy định) phải có đầy đủ trang bị kỹ thuật và phụ tùng, vật tư cần thiết để chỉnh bị, kiểm tra và lâm tu phương tiện giao thông đường sắt kịp thời, nhanh chóng với chất lượng tốt, hạn chế thấp nhất việc hỏng hóc dọc đường cũng như việc sửa chữa cắt móc toa xe, đáp ứng được yêu cầu khi số đôi tàu trong biểu đồ chạy tàu là cao nhất.
- Điều 48. Các công trình, thiết bị cấp nước cho phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm cung cấp đầy đủ nước sạch cần thiết khi số lượng đôi tàu là cao nhất và các nhu cầu sử dụng nước khác cho đường sắt như vệ sinh đầu máy, toa xe, chữa cháy, v.v...
- Điều 49. Thủ trưởng các đơn vị sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, quản lý, vận dụng phương tiện giao thông đường sắt phải tổ chức quản lý, bảo dưỡng tốt tất cả các công trình, thiết bị của đơn vị để việc chuẩn bị và sửa chữa phương tiện giao thông đường sắt luôn đạt chất lượng tiêu chuẩn quy định.
- Điều 50. 1. Phải thường xuyên chuẩn bị tốt phương tiện và dụng cụ cứu viện bao gồm: tàu cứu viện, cần cẩu, toa xe phục vụ tại các địa điểm do Thủ trưởng tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt quy định để sẵn sàng giải quyết các tai nạn (bao gồm cả cần cẩu và một số toa xe phục vụ cần thiết).
- Điều 51. Để phòng ngừa và dập tắt hỏa hoạn, tại các địa điểm quy định, phải tổ chức phòng chữa cháy với đầy đủ phương tiện, dụng cụ theo đúng quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, và bố trí lực lượng để chuẩn bị sẵn sàng cứu chữa khi cần thiết.
- Điều 52. Công trình và thiết bị ở ga phải bảo đảm điều kiện cho ga thực hiện đầy đủ và an toàn các tác nghiệp kỹ thuật và nghiệp vụ để đón gửi tàu, dồn dịch, tổ chức vận chuyển hành khách hàng hóa theo mật độ chạy tàu và tiêu chuẩn thời gian quy định.
- Điều 53. 1. Nhà ga hành khách và ga hỗn hợp phải có các phòng bán vé, chờ đợi, nhận trả hành lý và các nơi phục vụ sinh hoạt văn hóa, vệ sinh,... tất cả phải được bố trí hợp lý để phục vụ hành khách nhanh chóng và thuận tiện.
- Điều 54. Nhà làm việc của nhân viên trong ga có liên quan đến việc chạy tàu phải có đủ điều kiện thuận tiện để nhân viên thực hiện nhiệm vụ.
- Điều 55. Ke khách phải bảo đảm cho khách lên xuống tàu nhanh chóng, thuận tiện an toàn, có lối qua ke và ra vào ga tiện lợi, an toàn; khi cần thiết, phải có cầu vượt hoặc đường ngầm.
- Điều 56. Kho hàng, ke hàng, bãi hàng phải bảo đảm đủ điều kiện bảo quản hàng hóa tốt, xếp dỡ nhanh chóng.
- Điều 57. Phòng hóa vận phải có nơi tiếp khách hàng, nơi chỉ dẫn và niêm yết các quy định về giao nhận và chuyên chở hàng hóa.
- Điều 58. Phòng chỉ huy chạy tàu phải có đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật liệu cần thiết theo tiêu chuẩn quy định.
- Điều 59. Ga phải có đầy đủ các thiết bị thông tin, liên lạc để phục vụ chạy tàu và phục vụ công tác vận chuyển hành khách, hàng hoá.
- Điều 60. Các công trình phục vụ hành khách và hàng hóa, quảng trường, ke khách, đường đón gửi tàu khách, bãi dồn, bãi hàng kho, ke hàng, đường cầu cân, nơi chỉnh bị sửa chữa đầu máy, toa xe, đường đi lại trong ga phải có thiết bị chiếu sáng.
- Điều 61. Thiết bị tín hiệu và thông tin phải bảo đảm: tổ chức chỉ huy chạy tàu và dồn tàu được kịp thời, chính xác, an toàn và nâng cao hiệu suất chạy tàu; việc liên hệ công tác giữa các nhân viên trong ngành được nhanh chóng, thuận tiện. Trên đường sắt, chỉ được dùng những loại thiết bị tín hiệu và thông tin đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
- Điều 62. 1. Thiết bị tín hiệu gồm có :
- Điều 63. Màu cơ bản dùng để biểu thị tín hiệu trong việc chạy tàu gồm có 3 loại sau đây:
- Điều 64. Mọi tín hiệu, biển báo phải bảo đảm tầm nhìn tín hiệu liên tục, rõ ràng trong khoảng cách quy định sau:
- Điều 65. Trong khu đoạn đóng đường không tự động phải đặt tín hiệu báo trước cho tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, khi gặp một trong những trường hợp sau đây:
- Điều 66. Khoảng cách từ tín hiệu báo trước đến tín hiệu chính không dưới 800m.
- Điều 67. Tín hiệu cố định phải đặt ở bên trái đường sắt theo hướng tàu chạy.
- Điều 68. Ga phải có tín hiệu vào ga. Tín hiệu này đặt cách ghi đầu tiên vào ga ít nhất 50m tính từ mũi ghi ngược chiều hoặc từ mốc tránh va chạm của ghi thuận chiều. Khi tín hiệu vào ga không bảo đảm tầm nhìn thì phải có tín hiệu lặp lại.
- Điều 69. Mỗi đường gửi tàu vào khu gian đóng đường nửa tự động hoặc tự động phải có tín hiệu ra ga. Tín hiệu này đặt ở địa điểm thích hợp ở trong mốc tránh va chạm của mỗi đường gửi tàu sao cho chiều dài dùng được của đường là lớn nhất.
- Điều 70. Tín hiệu vào ga chỉ được biểu thị thông qua khi tín hiệu ra ga đường chính cùng hướng đã mở.
- Điều 71. Tín hiệu thông qua đặt ở điểm phân giới của các phân khu đóng đường tự động hoặc ở điểm phân giới của trạm đóng đường.
- Điều 72. Tín hiệu ngăn đường đặt ở trước đường ngang, cầu, hầm lớn có người gác, nơi đất đá thường sụt lở. Tín hiệu này đặt cách điểm phòng vệ ít nhất 100m. Nơi không đủ điều kiện đặt tín hiệu ngăn đường phải được đặt tín hiệu phòng vệ.
- Điều 73. Tại nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ có mật độ giao thông cao phải đặt tín hiệu đường ngang. Nếu tín hiệu đường ngang tự động có thêm thiết bị chắn tự động thì khi tàu sắp đến đường ngang, thiết bị chắn phải tự động đóng lại và giữ nguyên trạng thái đóng cho tới khi tàu qua khỏi đường ngang.
- Điều 74. Trước nơi đường sắt giao nhau cùng mặt bằng trong khu gian, phải đặt tín hiệu phòng vệ. Khoảng cách từ tín hiệu này đến mốc tránh va chạm hoặc đầu lưỡi ghi dẫn vào đường an toàn (nếu có) hoặc điểm giao nhau cùng mặt bằng ít nhất là 100m. Các tín hiệu nói trên phải có quan hệ liên khóa với nhau bảo đảm chỉ mở được một tín hiệu khi các tín hiệu đối nghịch với nó đã ở trạng thái đóng.
- Điều 75. Phía trước hai đầu cầu đường sắt mà mặt cầu dùng chung với đường bộ phải đặt tín hiệu phòng vệ. Khoảng cách từ mố cầu đến tín hiệu cùng bên ít nhất 100m.
- Điều 76. Ở ga có nhiều bãi đón, gửi tàu phải có tín hiệu vào bãi, ra bãi. Vị trí đặt các tín hiệu này như quy định đối với tín hiệu vào ga, ra ga.
- Điều 77. Tín hiệu ra ga, ra bãi để gửi tàu đi nhiều hướng phải có biểu thị chỉ hướng tàu chạy.
- Điều 78. Cột tín hiệu vào ga, vào bãi loại đèn màu phải có biểu thị dẫn đường.
- Điều 79. Trong ga điện khí tập trung:
- Điều 80. Trạng thái bình thường của các loại tín hiệu cố định như sau:
- Điều 81. Tín hiệu cố định khi hỏng phải trở về trạng thái bình thường hoặc biểu thị ngừng. Tín hiệu thông qua ở khu gian đóng đường tự động khi hỏng phải tự động biểu thị ngừng.
- Điều 82. Tín hiệu cánh (trừ tín hiệu báo trước) về ban đêm phải có ánh đèn ở mặt sau để Trực ban chạy tàu ga hoặc người điều khiển tín hiệu xác nhận được trạng thái tín hiệu.
- Điều 83. Ghi phải có biển ghi và đèn ghi trừ các trường hợp sau:
- Điều 84. Ghi quay bằng thủ công đều phải lắp khóa khống chế hoặc khóa điện trong các trường hợp sau đây:
- Điều 85. Hệ thống liên khóa phải bảo đảm thực hiện được quan hệ khóa lẫn nhau giữa các biểu thị tín hiệu, giữa trạng thái ghi, đường chạy và biểu thị trạng thái tín hiệu theo yêu cầu và trình tự đã xác định cho từng loại thiết bị.
- Điều 86. Thiết bị liên khóa bằng ổ khóa khống chế lắp ở ghi và tay kéo tín hiệu phải bảo đảm:
- Điều 87. Cấm lắp đặt, sử dụng khóa khống chế ghi có chìa khóa cùng số trong các trường hợp sau:
- Điều 88. Thiết bị liên khóa bằng hộp khóa điện phải bảo đảm:
- Điều 89. Thiết bị liên khóa tập trung bằng điện phải bảo đảm:
- Điều 90. Hòm thẻ đường cùng số hiệu phải đặt cách nhau ít nhất 3 khu gian. Thẻ đường phải có biển tên khu gian và số thứ tự.
- Điều 91. Thiết bị đóng đường bằng máy thẻ đường phải bảo đảm chỉ có thể lấy từ hòm thẻ ra được một thẻ đường khi ga đầu kia cùng khu gian đó cấp điện.
- Điều 92. Máy thẻ đường bổ trợ phải liên khóa với máy thẻ đường chính của ga có liên quan.
- Điều 93. Ở ga có quy định cho đầu máy phụ đẩy tàu vào khu gian rồi quay trở về thì phải đặt thêm bộ phận thẻ đường kiểu hình chìa khóa có quan hệ liên khóa với máy thẻ đường để bảo đảm khi chưa lấy được thẻ chính ra khỏi máy thì không thể lấy được thẻ hình chìa khóa và khi chưa trả thẻ hình chìa khóa vào máy thì không thể rút được thẻ chính.
- Điều 94. Ga trong khu đoạn đóng đường bằng máy thẻ đường có quy định tàu thông qua phải có cột giao nhận thẻ đường.
- Điều 95. Thiết bị đóng đường nửa tự động phải bảo đảm chỉ mở được tín hiệu ra ga khi đã được ga đón tàu đồng ý, hai máy liên quan đã hoàn thành thủ tục đóng đường, các ghi liên quan với đường chạy gửi tàu đã ở vị trí quy định và đã khóa.
- Điều 96. Thiết bị đóng đường nửa tự động trên khu gian đường đơn phải bảo đảm sau khi tín hiệu ra ga đã mở thì các tín hiệu ra ga ngược chiều qua khu gian đó đều không thể mở được.
- Điều 97. Thiết bị đóng đường nửa tự động có sử dụng với thiết bị kiểm tra khu gian thanh thoát phải bảo đảm tự động trả đường cho ga gửi tàu sau khi toàn bộ đoàn tàu chạy qua cột tín hiệu vào ga của ga đón tàu.
- Điều 98. Thiết bị đóng đường tự động phải bảo đảm chỉ mở được tín hiệu ra ga khi phân khu tiếp giáp đã thanh thoát.
- Điều 99. Ở khu gian đóng đường tự động, khi phân khu có tàu chiếm dụng hoặc mạch điện ray hỏng thì tín hiệu thông qua phòng vệ phân khu đó phải tự động biểu thị ngừng.
- Điều 100. Ghi nối vào đường chính trong khu gian phải liên khóa với thiết bị đóng đường và tín hiệu liên quan.
- Điều 101. Ở khu gian đóng đường nửa tự động hoặc tự động, để cho tàu hoặc đầu máy phụ đẩy tàu đến giữa khu gian rồi chạy trở về ga gửi tàu, đài điều khiển của ga này phải được trang bị thêm thẻ đường hình chìa khóa. Thẻ này phải có quan hệ liên khóa với thiết bị đóng đường để khi chưa trả thẻ đường hình chìa khóa vào đài điều khiển thì không thể mở được tín hiệu ra ga.
- Điều 102. 1. Cấm mắc máy điện thoại và các thiết bị khác vào đường dây điện thoại đóng đường và các đường điện thoại ghi, gác chắn đường ngang, gác cầu, gác hầm.
- Điều 103. 1. Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây thông tin tín hiệu mắc trên không đến mặt đất, mặt ray quy định như sau:
- Điều 104. 1. Phạm vi bảo vệ cột thông tin, cột tín hiệu, cột điện đường sắt nằm ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt là 3,50 m tính từ tim cột trở ra xung quanh.
- Điều 105. Nghiêm cấm người không có trách nhiệm:
- Điều 106. Tất cả các thiết bị tín hiệu và thông tin phải bảo đảm thường xuyên tốt. Cấm người không có trách nhiệm vào các phòng máy thông tin, tín hiệu.
- Điều 107. 1. Thiết bị tín hiệu và thông tin dùng trong việc chạy tàu phải được khóa hoặc cặp chì niêm phong theo quy định ở những bộ phận chủ yếu và quan trọng nhằm bảo đảm thiết bị sử dụng được an toàn.
- Điều 108. Chỉ khi nào được Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt cho phép mới có thể thay đổi quan hệ liên khóa của thiết bị tín hiệu.
- Điều 109. Khi nhiều dây thông tin cùng hỏng phải sửa chữa theo thứ tự sau đây:
- Điều 110. Tầm nhìn tín hiệu phải được bảo đảm thường xuyên đúng quy định.
- Điều 111. Giám đốc trung tâm thông tin tín hiệu đường sắt phải hiểu rõ tình hình thiết bị tín hiệu và thông tin thuộc phạm vi phụ trách, phải kiểm tra một cách có hệ thống để bảo đảm những thiết bị đó luôn hoàn chỉnh.
- Điều 112. Giám đốc công ty thông tin tín hiệu đường sắt phải tổ chức đào tạo cho nhân viên thuộc quyền của mình có trình độ kỹ thuật và quản lý đối với thiết bị tín hiệu và thông tin, đồng thời có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản các thiết bị cho người sử dụng trước khi bàn giao cho đơn vị sử dụng.
- Điều 113. Trưởng cung thông tin tín hiệu đường sắt căn cứ theo kế hoạch đã định, phân công thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra và tham gia duy tu, sửa chữa những trường hợp khó khăn, phức tạp nhằm bảo đảm toàn bộ thiết bị trong cung mình phụ trách thường xuyên hoạt động chính xác và an toàn, biểu thị tín hiệu đạt tầm nhìn quy định.
- Điều 114. Công nhân thông tin tín hiệu đường sắt phải kiểm tra, duy tu thiết bị theo đúng kế hoạch và đúng quy trình, bảo đảm thiết bị hoạt động thường xuyên, liên tục, chính xác và an toàn. Trường hợp thiết bị hỏng, trở ngại phải giải quyết nhanh chóng, nếu tự mình không sửa chữa được phải lập tức báo cáo tình hình cho trưởng cung thông tin tín hiệu đường sắt.
- Điều 115. Để bảo đảm công tác chạy tàu, dồn dịch được an toàn, không gián đoạn, ngoài việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ của các đơn vị được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, các đơn vị sử dụng duy tu và bảo dưỡng các công trình, thiết bị đường sắt còn phải tổ chức việc liên hiệp kiểm tra có hệ thống, theo thời gian quy định đối với những công trình, thiết bị có liên quan đến chạy tàu như:
- Điều 116. Thành phần Hội đồng kiểm tra và thời hạn liên hiệp kiểm tra quy định như sau:
- Điều 117. Phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu hoặc thiết kế, sản xuất, lắp ráp trong nước phải theo đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
- Điều 118. Phương tiện giao thông đường sắt đang khai thác nếu thay đổi cấu tạo và tính năng của các bộ phận chủ yếu hoặc lắp thêm các thiết bị mới phải tuân theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Điều 119. Phương tiện giao thông đường sắt khi đưa vào khai thác phải có giấy chứng nhận đăng ký và giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
- Điều 120. Khổ giới hạn đầu máy toa xe là đường bao của mặt cắt ngang lớn nhất của đầu máy toa xe đặt thẳng đứng với tim đường. Bất kỳ bộ phận nào trên các phương tiện giao thông đường sắt ở trạng thái tĩnh, rỗng, có tải, mới, cũ đã tới tiêu chuẩn hạn độ cuối cùng đặt trên mặt đoạn đường bằng, thẳng đều không được vượt ra khỏi khổ giới hạn đầu máy toa xe ghi trong các bản vẽ 1 và 2 của phụ bản II kèm theo Quy chuẩn này.
- Điều 121. Phương tiện giao thông phải được giữ gìn ở trạng thái tốt, bảo đảm chạy tàu an toàn. Người đảm nhiệm việc sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện giao thông phải thực hiện đúng mọi quy định của quy trình sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa, phải coi việc bảo đảm chất lượng sửa chữa, ngăn ngừa các hư hỏng phát sinh là một trong những nhiệm vụ chính của mình.
- Điều 122. Mỗi phương tiện giao thông phải có sổ lý lịch kỹ thuật ghi đầy đủ, rõ ràng các khoản mục theo mẫu thống nhất do Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt quy định.
- Điều 123. 1. Trên phương tiện giao thông phải có ghi số đăng ký, số hiệu, ký hiệu của Đường sắt Việt nam, chủ phương tiện, nơi và ngày tháng năm chế tạo, sửa chữa định kỳ, tên doanh nghiệp quản lý. Ngoài ra:
- Điều 124. Mỗi đầu máy, toa xe động lực và phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt phải lắp đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để Lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu. Tại vị trí làm việc của Trưởng tàu phải có thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị liên lạc giữa Trưởng tàu và Lái tàu.
- Điều 125. Toa xe khách, ôtô ray, toa xe động lực phải được trang bị dụng cụ thoát hiểm, thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơn giản, tín hiệu cầm tay.
- Điều 126. Toa xe khách và toa trưởng tàu phải có móc ở hai bên thành toa và hai xà đầu để đặt tín hiệu đuôi tàu. Móc ở hai bên thành toa phải bảo đảm khi lắp đèn loại tiêu chuẩn không vượt quá khổ giới hạn đầu máy toa xe.
- Điều 127. Toa xe hàng có mui phải có bộ phận để khóa cửa và kẹp chì niêm phong.
- Điều 128. Tất cả các toa xe đều phải qua kiểm tra hợp tiêu chuẩn mới được lắp vào đoàn tàu.
- Điều 129. 1. Mỗi đôi bánh của phương tiện giao thông đường sắt phải được lắp ghép, kiểm tra, sửa chữa, nghiệm thu theo đúng quy trình sửa chữa và giám định đôi bánh xe.
- Điều 130. 1. Khoảng cách phía trong giữa hai đai bánh hoặc vành bánh đúc liền của đôi bánh xe phương tiện giao thông đường sắt quy định như sau:
- Điều 131. Cấm đưa phương tiện giao thông đường sắt ra vận dụng và nối vào đoàn tàu khi đôi bánh xe có một trong những khuyết tật dưới đây:
- Điều 132. Khi nối toa xe hàng vào tàu khách thì chiều dày vành đai bánh xe cũng như các tiêu chuẩn khác của đôi bánh toa xe đó phải phù hợp với tiêu chuẩn quy định của đôi bánh toa xe khách.
- Điều 133. Khi sửa chữa cấp ky đối với đầu máy, niên tu đối với toa xe hoặc thay bánh xe mới thì trước khi lắp ghép bánh xe vào trục xe phải dùng máy dò vết nứt để kiểm tra kỹ các bộ phận của trục xe. Đối với đôi bánh xe được tháo ra khỏi phương tiện giao thông đường sắt và xe than nước để sửa chữa, kiểm tra định kỳ hoặc giám định toàn diện thì trước khi lắp trở lại cũng phải dùng máy dò vết nứt để kiểm tra trục xe.
- Điều 134. Đầu máy, toa xe, ôtô ray phải có hãm tự động. Hãm tự động phải thường xuyên tốt, thao tác thuận tiện, bảo đảm độ tin cậy trong các điều kiện làm việc khác nhau, bảo đảm tác dụng hãm linh hoạt và khi ống gió đoàn tàu bị đứt, vỡ hoặc khi giật van hãm khẩn cấp phải lập tức phát sinh tác dụng hãm đối với hãm gió ép.
- Điều 135. Phương tiện giao thông đường sắt phải có hãm tay trừ những phương tiện mà cấu tạo không bố trí được hãm tay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc người được ủy quyền cho phép.
- Điều 136. Trên tất cả các toa xe khách và toa xe trưởng tàu đều phải lắp van hãm khẩn cấp và đồng hồ áp suất đối với hãm gió ép.
- Điều 137. Tất cả xà hãm, suốt hãm phải có quang treo an toàn theo thiết kế
- Điều 138. Móc nối và đỡ đấm phải lắp đúng kiểu loại thích hợp cho từng loại phương tiện giao thông đường sắt theo đúng kiểu loại thiết kế được duyệt.
- Điều 139. Cấm đưa vào khai thác các phương tiện giao thông đường sắt có những hư hỏng uy hiếp đến an toàn chạy tàu.
- Điều 140. Cấp bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện giao thông đường sắt theo tiêu chuẩn cây số chạy hoặc thời gian giữa các lần sửa chữa cũng như trình tự đưa phương tiện giao thông đường sắt vào các cấp bảo dưỡng, sửa chữa do Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt quy định.
- Điều 141. Phương tiện giao thông đường sắt sau khi được sửa chữa định kỳ theo quy định phải được nghiệm thu theo phân cấp về quản lý chất lượng kiểm tra, nghiệm thu rồi mới được đưa vào khai thác.
- Điều 142. Nhân viên trực tiếp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa, giám đốc và quản đốc phân xưởng các công ty, nhà máy, xí nghiệp đầu máy, toa xe, trạm trưởng các trạm bảo dưỡng kỹ thuật, trạm chỉnh bị, trạm khám chữa toa xe, kỹ thuật viên nghiệm thu, nhân viên đăng kiểm là những người chịu trách nhiệm chính về chất lượng kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và những tai nạn chạy tàu do chất lượng kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa không tốt gây nên.
- Điều 143. Phải tiến hành kiểm tra để xác định trạng thái kỹ thuật của đầu máy, ôtô ray, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt theo quy định sau:
- Điều 144. Khi kiểm tra đầu máy, ôtô ray, toa xe động lực và phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt, phải chú ý kiểm tra:
- Điều 145. 1. Cấm vận dụng những đầu máy, ô tô ray, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt có một trong những khuyết tật dưới đây:
- Điều 146. Cấm để đầu máy Diesel, ôtô ray, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt đang vận dụng trong trạng thái nổ máy trên đường thuộc đơn vị quản lý hoặc các đường thuộc ga mà không có lái tàu hoặc phụ lái tàu trong buồng lái.
- Điều 147. Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt phải căn cứ vào tính chất làm việc và kiểu loại mà quy định hình thức và số định viên của ban lái tàu trên đầu máy, ôtô ray, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt chạy trên đường sắt và phải bảo đảm an toàn trong vận dụng.
- Điều 148. Việc đánh lò và xả cặn nước nồi hơi của đầu máy hơi nước chỉ được tiến hành ở những địa điểm quy định.
- Điều 149. Việc khám chữa toa xe vận dụng hàng ngày tiến hành tại trạm chỉnh bị toa xe, trạm khám chữa toa xe và các địa điểm khác do Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt quy định.
- Điều 150. Nội dung khám kỹ thuật toa xe bao gồm:
- Điều 151. Khi khám kỹ thuật toa xe trong ga, nếu thấy có những bộ phận, chi tiết không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vận dụng có thể ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu thì phải sửa chữa ngay hoặc thay tại chỗ, nếu không sửa được phải đưa toa xe đó về chỗ sửa chữa riêng.
- Điều 152. 1. Trạm trưởng khám chữa toa xe và nhân viên khám xe theo tàu là những người chịu trách nhiệm chính theo nhiệm vụ được giao bảo đảm cho toa xe chạy dọc đường được an toàn.
- Điều 153. Nhân viên trạm chỉnh bị toa xe và trạm khám chữa toa xe có trách nhiệm bảo dưỡng kỹ thuật và khám chữa toa xe kịp thời, chính xác theo đúng quy trình công nghệ và Biểu đồ chạy tàu, phải chịu trách nhiệm về chất lượng vận dụng của toa xe không để phát sinh hư hỏng dọc đường hoặc phải cắt móc toa xe, bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi khu đoạn mình phụ trách.
- Điều 154. Khi toa xe có một trong những khuyết tật sau đây, cấm nối vào tàu:
- Điều 156. 1. Công tác tổ chức chạy tàu trong ngành đường sắt phải tiến hành theo đúng những quy định trong Quy chuẩn này.
- Điều 157. Biểu đồ chạy tàu phải đạt được những yêu cầu sau:
- Điều 158. 1. Hành trình của các loại tàu khách, tàu hỗn hợp quy định trong Biểu đồ chạy tàu phải được công bố tại các nhà ga, trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi tới các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trước 10 ngày so với ngày dự kiến thực hiện.
- Điều 159. Các loại tàu tổ chức chạy trên đường sắt:
- Điều 160. Thứ tự ưu tiên các tàu được quy định như sau:
- Điều 161. Mỗi tàu phải có một số hiệu. Nguyên tắc đánh số hiệu tàu quy định như sau:
- Điều 162. 1. Giờ chạy tàu thực hiện theo múi giờ Hà Nội, một ngày là 24 giờ được tính từ 18 giờ ngày hôm trước đến 18 giờ ngày hôm sau.
- Điều 163. 1. Việc chạy tàu được thực hiện với gián cách bằng các điểm phân giới, trường hợp đặc biệt thì thực hiện bằng giãn cách thời gian.
- Điều 164. 1. Giới hạn của ga trên khu đoạn đường đơn là địa điểm đặt các cột tín hiệu vào ga.
- Điều 165. 1. Tất cả các ga, trạm (bao gồm cả trạm đóng đường, trạm hành khách, trạm hàng hóa, trạm bổ trợ) đều phải có tên và không được đặt trùng tên trên cùng một tuyến.
- Điều 166. Đường sắt được chia ra các loại đường như sau: đường chính, đường ga, đường dùng đặc biệt.
- Điều 167. Các đường trong ga (kể cả đường chính) đều phải có số hiệu riêng.
- Điều 168. Các ga, trạm phải có bản vẽ mặt bằng thu nhỏ của ga, trạm và bản vẽ mặt cắt dọc của các đường trong ga, trạm. Khi có thay đổi, trưởng ga phải sửa lại bản vẽ cho kịp thời.
- Điều 169. 1. Việc tổ chức quản lý kỹ thuật và biện pháp sử dụng các thiết bị ở ga, trạm nhằm bảo đảm việc đón gửi tàu, dồn dịch được an toàn, chính xác và liên tục phải được quy định trong Quy tắc quản lý kỹ thuật ga. Tất cả các ga, trạm đóng đường và trạm bổ trợ đường nhánh đều phải có Quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
- Điều 170. Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, trạm phải kèm theo bản vẽ mặt bằng thu nhỏ của ga, trạm; mặt cắt dọc của đường (do công ty quản lý đường sắt cung cấp); bản vẽ quan hệ liên khóa giữa đường ghi, tín hiệu (do công ty thông tin tín hiệu cung cấp) và các bản vẽ cần thiết khác.
- Điều 171. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh về điều kiện chạy tàu và dồn tàu. Tất cả nhân viên đường sắt làm công tác có liên quan đến chạy tàu và dồn tàu đều phải thông thuộc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và phải chấp hành vô điều kiện mệnh lệnh của tín hiệu phát ra.
- Điều 172. Tín hiệu dùng trong ngành đường sắt gồm có tín hiệu mắt thấy và tín hiệu tai nghe.
- Điều 173. 1. Biểu thị của tín hiệu phải bảo đảm rõ ràng, chính xác kịp thời theo quy định.
- Điều 174. Khi thời tiết xấu như có sương mù, mưa to, gió lớn,... khó xác định tín hiệu và đường không thanh thoát hoặc hư hỏng, không thể đón tàu vào ga được hoặc không thể cho tàu chạy qua địa điểm phòng vệ vào phân khu phía trước thì không kể ngày hay đêm đều phải đặt pháo hiệu phụ trợ cho tín hiệu vào ga, tín hiệu phòng vệ hoặc tín hiệu thông qua nếu các tín hiệu này không có tín hiệu báo trước.
- Điều 175. Cấm đặt các biển quảng cáo, treo băng, biểu ngữ, vật phẩm và đèn có các ánh màu đỏ, vàng, lục ở gần đường sắt làm trở ngại việc xác định tín hiệu.
- Điều 176. 1. Ghi trên các đường trong ga do Trưởng ga quản lý, ghi trên đường thuộc các các tổ chức khác do Thủ trưởng các tổ chức đó quản lý, trừ ghi trên đường nối thông với đường ga (kể cả ghi liên động hoặc liên khóa với ghi nối thông) thì do trưởng ga quản lý.
- Điều 177. Mỗi ghi phải có một số hiệu. Việc đánh số hiệu ghi quy định như sau:
- Điều 178. Trừ lúc sử dụng, lau chùi hoặc kiểm tra sửa chữa, ghi phải luôn để ở định vị như sau:
- Điều 179. 1. Trước khi đón tàu hoặc gửi tàu, tất cả những ghi có quan hệ với đường tàu vào, tàu ra đều phải khóa chặt.
- Điều 180. Chìa khóa những ghi dẫn vào những đường quy định đặc biệt dưới đây, nếu không có quan hệ liên khóa thì sau khi khóa xong phải do Trực ban chạy tàu ga bảo quản:
- Điều 181. 1. Mỗi ghi hoặc mỗi nhóm ghi do một Gác ghi lên ban phụ trách và chịu trách nhiệm về chạy tàu và dồn tàu an toàn qua những ghi đó. Những ghi cá biệt do Trực ban chạy tàu ga phụ trách.
- Điều 182. Việc quay ghi do Gác ghi lên ban trực tiếp làm theo quy định sau đây:
- Điều 183. 1. Khi thấy trạng thái ghi không tốt như: lưỡi ghi không khít, bị sứt mẻ quá tiêu chuẩn quy định, khóa ghi không sử dụng được, biển ghi, đèn ghi không đúng hướng... gác ghi lên ban phải báo ngay cho Trực ban chạy tàu ga, trực ban bãi hoặc Trưởng ghi biết. Nếu thấy sự hỏng hóc có nguy hại tới an toàn chạy tàu, gác ghi lên ban phải đặt tín hiệu phòng vệ ghi, cấm tàu, đầu máy, toa xe qua lại rồi tự mình hoặc qua Trưởng ghi báo cáo tình hình đó cho Trực ban chạy tàu ga biết. Nhận được báo cáo, Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay cho đơn vị quản lý ghi đến kiểm tra, sửa chữa.
- Điều 184. 1. Dồn tàu phải theo kế hoạch của Trực ban chạy tàu ga hoặc Nhân viên điều độ ga.
- Điều 185. Trong quá trình dồn, Lái tàu phải tuân theo sự điều khiển của Trưởng dồn. Việc ra lệnh cho đầu máy di chuyển khi dồn chỉ do một người chỉ huy duy nhất là Trưởng dồn.
- Điều 186. 1. Ở những ga có nhiều bãi dồn, mỗi bãi có thể bố trí đầu máy và tổ dồn chuyên trách.
- Điều 187. Cấm Lái tàu cho đầu máy dồn chuyển dịch khi chưa nhận được kế hoạch dồn và tín hiệu của trưởng dồn cho phép. Khi dồn, ban lái tàu có trách nhiệm:
- Điều 188. Khi dồn, cấm vượt quá tốc độ quy định dưới đây:
- Điều 189. Cấm dồn phóng và thả trôi từ dốc gù xuống các toa xe sau đây và cấm phóng hoặc thả trôi các toa xe khác vào chúng:
- Điều 190. Phương tiện giao thông đường sắt đỗ trên đường phải ở trong mốc tránh va chạm, trừ các trường hợp đặc biệt sau đây:
- Điều 191. Những toa xe chở hàng nguy hiểm như chất nổ, chất cháy,... chưa lắp vào tàu phải được nối liền với nhau, chèn chắc chắn để riêng trên một đường và phòng vệ bằng tín hiệu di động “ngừng”. Các ghi dẫn vào đường này phải để thông sang đường khác, khi cần thiết phải khóa lại để không cho phương tiện giao thông đường sắt khác chạy vào.
- Điều 192. Dồn trên đường chính hoặc giao cắt đường chính chỉ được thực hiện khi chưa có lệnh đón tàu vào ga và mỗi lần dồn phải được Trực ban chạy tàu ga cho phép.
- Điều 193. Đối với những ga có độ dốc quá 2,5‰ khi dồn toa xe có thể bị trôi vào khu gian nên cần phải có đường rút dồn. Nếu không có đường rút dồn, trong trường hợp đặc biệt thì chỉ có thể dồn với điều kiện đầu máy nối ở phía dưới dốc, nếu không làm như thế được thì phải nối tất cả hãm tự động của đoàn xe với đầu máy dồn và phải thử hãm trước khi dồn.
- Điều 194. 1. Việc lập tàu phải theo đúng những quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt này, trong kế hoạch lập tàu và Biểu đồ chạy tàu.
- Điều 195. Cấm nối vào tàu những toa xe sau đây:
- Điều 196. Chênh lệch cao thấp của đường tâm hai móc nối tự động của hai toa xe nối liền nhau trong đoàn tàu (trong điều kiện tĩnh) không được quá 70 mm đối với toa xe khổ đường 1000 mm và 75 mm đối với toa xe khổ đường 1435 mm.
- Điều 197. Việc cắt hoặc nối toa xe (bao gồm cả cắt hoặc nối ống hãm) trong tàu và bảo đảm các mối nối chính xác do những nhân viên sau đây phụ trách:
- Điều 198. Cấm nối toa xe hàng vào tàu khách liên vận quốc tế và các tàu khách đặc biệt nhanh.
- Điều 199. Cấm nối vào tàu khách những toa xe sau đây:
- Điều 200. Cấm nối vào tàu hỗn hợp các toa xe chở chất nổ, chất độc, khí nén, khí hóa lỏng và hàng nguy hiểm khác, hàng có mùi hôi thối, trừ các toa xe dịch vụ có sử dụng bếp ga.
- Điều 201. Cấm nối vào tàu chuyên dùng chở công nhân, tàu quân dụng có chở người những toa chở chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, khí nén, khí hóa lỏng, toa chở axít, chất dễ cháy cấp 1, hàng có mùi hôi thối, toa xe xi téc đã lấy hết thể khí hóa lỏng nhưng chưa rửa sạch.
- Điều 202. Các toa xe khách và toa xe hàng có chở người trong tàu hỗn hợp, tàu chuyên dùng chở công nhân, tàu quân dụng có chở người (không kể toa công vụ, toa nghỉ của ban lái máy và tổ công tác trên tàu) phải nối thành một cụm, toa xe hàng nối sát toa xe khách hoặc sát toa xe hàng có chở người phải là loại toa xe có mui.
- Điều 203. Cửa đầu phía trước của toa xe có khách thứ nhất và cửa đầu phía sau của toa xe khách cuối cùng (kể cả toa bưu vụ) của đoàn tàu khách hoặc của nhóm toa xe khách trong tàu hỗn hợp, tàu chuyên chở công nhân, tàu quân dụng chở người phải khóa lại. Lan can qua lại phải nâng lên, cửa lan can, dây an toàn phải đóng và cài lại.
- Điều 204. Các toa xe nối trong tàu hàng không phân biệt nặng, rỗng nhưng phải nối thành từng nhóm theo ga đến (trừ trường hợp toa xe phải nối theo quy định riêng). Khi trong đoàn tàu có lẫn các toa xe hai trục và toa xe bốn trục trở lên thì phải nối các toa xe hai trục phía cuối tàu, không kể toa trưởng tàu.
- Điều 205. Việc sắp xếp các toa xe đặc biệt, toa xe chở hàng quá nặng, quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe do Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc người được ủy quyền quy định trong giấy phép vận chuyển.
- Điều 206. 1. Các toa xe chở chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, toa xi téc chở khí hoá lỏng, toa có mui chở hàng nguy hiểm, toa xi téc rỗng đã lấy thể khí hóa lỏng nhưng chưa rửa sạch, khi dồn hoặc khi nối vào tàu phải có toa đệm theo quy định ở bảng 6 của Quy chuẩn này.
- Điều 207. 1. Trong tàu hàng, những toa xe chở loại hàng cần đóng hãm tự động hoặc những toa xe mà hãm tự động hỏng không có điều kiện sửa chữa ngay, nhưng ống gió chính vẫn thông, không được nối liền quá 8 trục.
- Điều 208. Việc nối toa xe khách có chở người vào tàu hàng chỉ được phép khi có lệnh của Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc người được ủy quyền.
- Điều 209. 1. Toa trưởng tàu phải có hãm tự động, van khẩn cấp, đồng hồ áp suất và hãm tay tốt.
- Điều 210. 1. Đầu máy kéo tàu phải nối thuận chiều ở phía đầu đoàn tàu theo hướng chạy.
- Điều 211. Đầu máy chỉ được phép chạy ngược chiều trong các trường hợp sau đây:
- Điều 212. Đầu máy chạy đơn trong khu đoạn có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 12 ‰ được phép kéo thêm không quá 5 toa xe.
- Điều 213. Đầu máy (kể cả đầu máy nguội) phải được chuẩn bị đầy đủ theo đúng biện pháp quy định của Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt mới được gửi theo tàu. Số lượng đầu máy gửi theo tàu và số toa xe đệm giữa các đầu máy do Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt quy định.
- Điều 214. Khoảng cách hãm quy định cho tàu dùng hãm gió ép là 800 m.
- Điều 215. Áp lực guốc hãm cần thiết để đoàn tàu dừng được trong khoảng cách hãm quy định tương ứng với tốc độ và độ dốc hạn chế trong khu đoạn được quy định trong các bảng 7 và bảng 8.
- Điều 216. Áp lực guốc hãm tính toán trên một trục của đầu máy, toa xe được quy định ở bảng 9.
- Điều 217. Thời gian chạy tàu trên từng khu gian, khu đoạn và độ dốc lớn nhất trên các khu gian, khu đoạn phải được quy định trong Biểu đồ chạy tàu.
- Điều 218. Hãm tự động của tất cả toa xe, đầu máy (kể cả xe than nước) trong tàu đều phải nối thông với nhau, trừ trường hợp đầu máy phụ đẩy cắt lại dọc đường.
- Điều 219. 1. Số trục có hãm tay tốt cần thiết để giữ cho tàu khi dừng lại khỏi trôi được quy định trong bảng tiêu chuẩn số trục hãm tay tốt tối thiểu phải có cho mỗi 100 tấn trọng lượng tàu (không kể đầu máy và xe than nước).
- Điều 220. Hãm tự động của đoàn tàu phải được thử theo quy định sau đây:
- Điều 221. 1. Việc thử hãm đơn giản, toàn bộ hoặc toàn bộ giữ thời gian do nhân viên khám xe phụ trách. Ở nơi không có nhân viên khám xe thì do Trưởng tàu hoặc Lái tàu của đầu máy chạy đơn có kéo toa xe phụ trách. Trực ban chạy tàu ga, trạm phải giám sát việc thử và tham gia Hội đồng thử hãm đoàn tàu ở những nơi quy định thử hãm toàn bộ giữ thời gian.
- Điều 222. Toa xe trong đoàn tàu phải được khám kỹ thuật và sửa chữa không cắt móc theo thời gian và địa điểm sau đây:
- Điều 223. 1. Công việc khám kỹ thuật toa xe trong tàu phải làm kịp thời, chính xác theo đúng quy trình tác nghiệp kỹ thuật và Biểu đồ chạy tàu.
- Điều 224. Phương pháp đóng đường cơ bản để chạy tàu gồm có:
- Điều 225. Biện pháp đóng đường của trạm đóng đường chạy tàu, trạm bổ trợ trong khu gian được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt.
- Điều 226. Khi sử dụng phương pháp đóng đường tự động, bằng chứng cho phép tàu chiếm dụng phân khu đóng đường là ánh đèn màu vàng hoặc màu lục của tín hiệu ra ga hoặc tín hiệu thông qua. Đối với tàu chở khách (kể cả tàu khách, tàu hỗn hợp, tàu chở người) và tàu chạy liền sau tàu khách (trừ đầu máy đơn không kéo toa xe, tàu hàng dừng rồi tiếp tục chạy, ô tô ray, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt), ít nhất phải có hai phân khu đóng đường phía trước thanh thoát Trực ban chạy tàu ga mới được cho tàu chạy.
- Điều 227. Trên khu đoạn đường đơn, Trực ban chạy tàu ga trước khi làm thủ tục gửi tàu phải được Nhân viên điều độ chạy tàu đồng ý, nếu điện thoại với điều độ không thông, phải được sự đồng ý của Trực ban chạy tàu ga đón tàu.
- Điều 228. Khi tín hiệu đèn màu thông qua biểu thị màu đỏ, biểu thị không đúng, tàu phải dừng trước tín hiệu đó và kéo một tiếng còi dài. Sau 3 phút tín hiệu thông qua vẫn chưa có biểu thị cho phép, Lái tàu kéo một hồi còi dài rồi tiếp tục chạy với tốc độ không lớn hơn 15 km/h và phải chuẩn bị sẵn sàng dừng tàu trước chướng ngại. Khi đến tín hiệu thông qua tiếp theo đó, tàu chạy theo biểu thị của tín hiệu này. Nếu tín hiệu tiếp theo cũng biểu thị như trên thì tàu được tiếp tục chạy theo biện pháp nói trên.
- Điều 229. Khi tàu chạy dọc đường nếu phát hiện tín hiệu thông qua không có biểu thị hoặc biểu thị không đúng, Lái tàu phải báo cho Trực ban chạy tàu ga gần nhất phía trước biết số hiệu và trạng thái tín hiệu đó.
- Điều 230. Khi sử dụng phương pháp đóng đường nửa tự động, bằng chứng cho phép tàu chiếm dụng khu gian là biểu thị cho phép tàu chạy của tín hiệu ra ga hoặc tín hiệu thông qua.
- Điều 231. Trong khu đoạn đường đơn, trước khi mở tín hiệu ra ga, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải nhận được biểu thị đồng ý đón tàu do Trực ban chạy tàu ga đón tàu cho phép.
- Điều 232. Khi đã làm thủ tục đóng đường gửi tàu, nếu đã mở tín hiệu ra ga nhưng cần bãi bỏ việc gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải đóng tín hiệu ra ga, báo lý do cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu biết và huỷ bỏ thủ tục đóng đường, khôi phục thiết bị đóng đường trở về trạng thái bình thường, khu gian thanh thoát.
- Điều 233. Khi sử dụng phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường, bằng chứng cho phép tàu chiếm dụng khu gian là thẻ đường thuộc khu gian đó.
- Điều 234. Việc trao đổi điện thoại và chuyển nhận điện tín có liên quan đến chạy tàu, việc lấy thẻ đường ra hoặc trả thẻ đường vào hòm thẻ đường và việc giao, nhận thẻ đường do Trực ban chạy tàu ga tự làm.
- Điều 235. Thẻ đường nhận được của một tàu vừa đến không phải trả vào hòm thẻ đường, được phép giao cho một tàu ngược chiều gửi vào chính khu gian ấy, nhưng phải được ga đón tàu đồng ý trước bằng điện tín và ghi vào sổ nhật ký chạy tàu.
- Điều 236. Cấm:
- Điều 237. Khi sử dụng phương pháp đóng đường bằng điện tín, bằng chứng cho phép tàu chiếm dụng khu gian là Phiếu đường.
- Điều 238. Điện tín có liên quan đến đóng đường phải do Trực ban chạy tàu ga ghi vào sổ biên bản điện tín, ký tên rồi mới được chuyển đi. Khi nhận điện tín phải đọc lại, cả hai bên xác nhận đúng mới ghi thời gian, số điện tín, tên người nhận, người chuyển vào sổ biên bản điện tín.
- Điều 239. Những việc liên quan đến đóng đường như :
- Điều 240. Khi thiết bị đóng đường cơ bản và mọi thứ điện thoại đều bị gián đoạn (gọi tắt là thông tin gián đoạn) việc chạy tàu ở khu gian đường đơn tiến hành theo phương pháp liên lạc bằng thông tri, ở khu gian đường đôi theo giãn cách thời gian. Bằng chứng cho phép tàu chiếm dụng khu gian là Giấy phép màu đỏ.
- Điều 241. Phương pháp liên lạc bằng thông tri do ga ưu tiên quyết định. Chiều ưu tiên là chiều tàu số lẻ chạy. Ga gửi tàu số lẻ là ga ưu tiên.
- Điều 242. 1. Khi ga ưu tiên gửi tàu đầu tiên sau khi thông tin bị gián đoạn, không cần phải có sự đồng ý của ga đón tàu.
- Điều 243. Trước khi thông tin bị gián đoạn, ga ưu tiên đã cho phép ga bên cạnh gửi tàu mà tàu đó chưa đến và cũng chưa nhận được báo hủy bỏ việc gửi tàu thì trước khi xác minh rõ tình hình phải coi như khu gian đã bị chiếm dụng và cấm ga ưu tiên gửi tàu.
- Điều 244. Trong lúc thông tin gián đoạn, cấm gửi các tàu sau đây:
- Điều 245. Nếu tàu gửi sau khi thông tin bị gián đoạn có đầu máy phụ đẩy thì đầu máy đẩy không được phép đến dọc đường quay trở về mà phải cùng với tàu đi suốt khu gian. Trước khi tàu này chạy, Trực ban chạy tàu ga gửi tàu phải báo cho Lái tàu và Trưởng tàu biết.
- Điều 246. Ở khu đoạn đường đơn, trong lúc thông tin bị gián đoạn việc gửi tàu cùng chiều được giải quyết theo giãn cách thời gian. Giãn cách thời gian giữa hai tàu này ít nhất phải bằng thời gian tàu trước chạy qua khu gian theo bảng thời trình cộng thêm 3 phút. Đối với khu gian khó khăn, giãn cách thời gian giữa hai tàu được quy định tại Quy chuẩn về chạy tàu và công tác dồn đường sắt.
- Điều 247. 1. Ở khu đoạn đường đôi, trong lúc thông tin bị gián đoạn, việc gửi tàu theo đường đúng chiều quy định tiến hành với giãn cách thời gian bằng thời gian tàu trước chạy qua khu gian theo bảng thời trình cộng thêm 3 phút. Đối với khu gian khó khăn, giãn cách thời gian giữa hai tàu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt.
- Điều 248. Việc khôi phục phương pháp đóng đường cơ bản hoặc điện thoại phải làm theo mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu. Trường hợp điện thoại điều độ không thông thì do ga ưu tiên xác định. Trình tự phục hồi phương pháp đóng đường cơ bản hoặc điện thoại quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt
- Điều 249. Trong lúc thông tin bị gián đoạn, nếu cần thiết phải phong tỏa, giải tỏa khu gian, Trực ban chạy tàu ga nhận được yêu cầu phải gửi giấy báo việc phong tỏa hoặc giải tỏa cho Trực ban chạy tàu ga đầu kia của khu gian.
- Điều 250. Trong một thời gian nhất định, mỗi điểm phân giới, mỗi đoàn tàu hay mỗi đầu máy chỉ do một người chỉ huy việc chạy tàu:
- Điều 251. 1. Trong công tác đón gửi tàu, mọi việc quan trọng như: chuẩn bị đường, làm thủ tục đóng mở tín hiệu, đón gửi tàu, giao bằng chứng chạy tàu và làm tín hiệu gửi tàu do Trực ban chạy tàu ga trực tiếp làm.
- Điều 252. Ở những ga có thiết bị kiểm tra việc đón gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải căn cứ vào biểu thị của thiết bị đó để xác nhận tình hình chuẩn bị đường đón gửi, trạng thái tàu ra vào ga. Nếu không có thiết bị kiểm tra phải tự mình hoặc thông qua báo cáo hay tín hiệu an toàn của Gác ghi sau khi đã kiểm tra đường đón gửi hoặc tín hiệu an toàn của Trưởng tàu để xác nhận tình hình trên.
- Điều 253. Trên nguyên tắc tàu nào không dừng ở ga sẽ cho thông qua đường chính. Tàu khách, tàu hỗn hợp, tàu chở người và tàu hàng có toa xe chở hàng quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe phải được đón hoặc gửi trên đường quy định. Tàu hàng phải đón gửi trên cụm đường quy định trong ga. Khi thay đổi đường cố định đón gửi tàu khách, tàu hỗn hợp, tàu chở người phải được Nhân viên điều độ chạy tàu cho phép. Trường hợp buộc phải thay đổi sang một đường khác ngoài đường quy định đón gửi tàu, phải được phép của Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt (đối với đường sắt chuyên dùng do Giám đốc doanh nghiệp quản lý và khai thácđường sắt chuyên dùng quy định) và có biện pháp riêng về chuẩn bị đường.
- Điều 254. Trực ban chạy tàu ga phải bảo đảm luôn luôn có đường thanh thoát để đón, gửi tàu. Cấm để toa xe và các phương tiện giao thông vận tải đường sắt khác chiếm dụng trên đường chính.
- Điều 255. Khi đón, gửi tàu, nhân viên phụ trách công việc này phải chú ý quan sát trạng thái toa xe và tín hiệu đuôi tàu. Nếu thấy có hiện tượng không bảo đảm an toàn, đèn tín hiệu đuôi tàu thông qua ban đêm bị tắt thì phải tìm cách bổ cứu.
- Điều 256. Sau khi tàu đến, đi hoặc thông qua ga, Trực ban chạy tàu ga phải ghi vào sổ nhật ký chạy tàu và báo cho Trực ban chạy tàu ga đón, gửi tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu số hiệu tàu, giờ thực tế tàu đến, đi, thông qua và các đặc điểm khác của tàu nếu có.
- Điều 257. Trên khu đoạn đường đôi, mỗi đường chính dành riêng cho tàu chạy theo một chiều nhất định. Trừ trường hợp ngoại lệ (có quy định riêng), tàu chạy một chiều theo đường phía bên trái.
- Điều 258. Những tàu sau đây được phép chạy đầu máy đẩy toa xe đi trước:
- Điều 259. Sau khi đã cho đường ga bên cạnh hoặc ga bên cạnh báo tàu đã chạy, Trực ban chạy tàu ga phải kịp thời ra lệnh cho Gác ghi hoặc nhân viên trạm tập trung chuẩn bị đường mà tàu sẽ chạy vào ga.
- Điều 260. Trước khi đón tàu, Trực ban chạy tàu ga phải kiểm tra và xác nhận những công việc chuẩn bị sau đây:
- Điều 261. Khi cột tín hiệu vào ga, vào bãi báo tín hiệu ngừng hoặc đèn tắt được phép dùng tín hiệu dẫn đường hoặc cử người dẫn đường để đón tàu vào ga trong các trường hợp đặc biệt dưới đây:
- Điều 262. 1. Trường hợp trong ga không còn đường nào thanh thoát và có lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu cho phép, được cử nhân viên dẫn đường (không được dùng tín hiệu dẫn đường) để đón tàu vào đường không thanh thoát theo biện pháp dồn dịch, sau khi tàu này đã dừng ngoài cột tín hiệu vào ga đóng.
- Điều 263. Cấm đón hai tàu vào ga cùng một lúc, nếu:
- Điều 264. Lái tàu chỉ được cho tàu vượt quá cột tín hiệu vào ga hoặc vào bãi ở trạng thái đóng sau khi đã nhận được tín hiệu dẫn đường hoặc giấy phép vào ga hay tín hiệu đón tàu của nhân viên dẫn đường và chạy vào ga với tốc độ không quá 15km/h nhưng phải đặc biệt cảnh giác chuẩn bị sẵn sàng dừng tàu trước chướng ngại.
- Điều 265. Ở những ga không được phép đón hai tàu cùng một lúc, nếu có hai tàu cùng đến ga, phải đón vào trước tàu chạy trước tàu kế tiếp hoặc tàu mà để dừng ngoài cột hiệu vào ga sẽ chạy lại khó khăn hoặc tàu không nên để dừng ngoài ga.
- Điều 266. Tàu đến ga phải dừng ở giữa giới hạn hai mốc tránh va chạm của đường đón tàu, ở ga có cột tín hiệu ra ga thì phải dừng giữa giới hạn cột tín hiệu ra ga phía trước và mốc tránh va chạm phía sau.
- Điều 267. Tín hiệu vào ga phải được đóng lại ngay khi toàn bộ tàu chạy qua khỏi tín hiệu hoặc tự động đóng lại ngay khi đôi bánh xe đầu tiên của tàu chạy qua tín hiệu ở khu gian đóng đường tự động.
- Điều 268. Trước khi gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga và gác ghi phải chuẩn bị đường gửi tàu theo trình tự công tác được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt.
- Điều 269. Trước khi gửi tàu Trực ban chạy tàu ga phải xác nhận mọi điều kiện về an toàn để gửi tàu vào khu gian và đã làm đầy đủ các thủ tục về đóng đường với ga đón tàu.
- Điều 270. Trước khi gửi tàu, Trực ban chạy tàu ga phải kiểm tra và xác nhận những công việc chuẩn bị sau đây:
- Điều 271. Cấm đón một tàu và gửi một tàu cùng chiều một lúc, nếu:
- Điều 272. Bằng chứng cho phép tàu chiếm dụng khu gian khi không phải là biểu thị cho phép của tín hiệu ra ga, phải do Trực ban chạy tàu ga giao tận tay cho Lái tàu. Đối với tàu thông qua, dùng cột giao nhận để giao bằng chứng chạy tàu cho Lái tàu khi tàu đang chạy.
- Điều 273. Tín hiệu ra ga phải được đóng lại ngay khi tàu chạy vào phạm vi khu gian hoặc sau khi đôi bánh xe đầu tiên của tàu chạy qua tín hiệu ra ga đó nếu đường tàu ra có mạch điện ray hoặc thiết bị truyền tin tương tự như mạch ray.
- Điều 274. Trước khi gửi tàu, tại các ga: ga khu đoạn, ga lập tàu và các ga khác được chỉ định lập tàu, Trực ban chạy tàu ga phải kiểm tra và xác nhận:
- Điều 275. 1. Tàu khách, tàu hỗn hợp, tàu quân sự, tàu chở công nhân phải được trang bị các dụng cụ, thiết bị sau:
- Điều 276. Mỗi đoàn tàu phải có đủ định viên để làm công tác chạy tàu như Lái tàu, chỉ huy đoàn tàu, phục vụ hành khách, hàng hoá.
- Điều 277. Trưởng tàu là người chỉ huy cao nhất trên đoàn tàu, có trách nhiệm:
- Điều 278. 1. Ban lái tàu bao gồm Lái tàu và Phụ lái tàu có trách nhiệm:
- Điều 279. 1. Trước khi đưa đầu máy ra nối vào tàu, Lái tàu phải kiểm tra và tiếp nhận đầu máy chu đáo, đúng thủ tục, đặc biệt chú ý các thiết bị bảo đảm an toàn cũng như thiết bị cảnh báo.
- Điều 280. Khi lái tàu, ban lái tàu phải tỉnh táo theo dõi các biển mốc chỉ dẫn và báo hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu,... chấp hành chính xác Biểu đồ chạy tàu, thực hiện đúng chế độ hô đáp bảo đảm chạy tàu an toàn.
- Điều 281. Khi tàu (hay đầu máy chạy đơn) vào ga hoặc ra ga, ban lái tàu phải:
- Điều 282. Khi tàu có hai hay nhiều đầu máy kéo, máy ghép, máy phụ đẩy, Lái tàu phải chấp hành các quy định sau:
- Điều 283. 1. Cấm để người trong ban lái tàu không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ làm việc trên đầu máy.
- Điều 284. Bảo vệ trên tàu
- Điều 285. Nhân viên kiểm tu và nhân viên khách vận trên tàu.
- Điều 287. Khi buộc phải dừng tàu trong khu gian, Lái tàu có trách nhiệm:
- Điều 288. Khi tàu bị dừng trong khu gian, Trưởng tàu phải tự mình hoặc chỉ huy nhân viên trên tàu tiến hành ngay những công việc sau đây:
- Điều 289. Sau khi tàu bị dừng trong khu gian phải tổ chức phòng vệ. Biện pháp phòng vệ đoàn tàu bị dừng trong khu gian nói chung và phòng vệ đoàn tàu tổ chức kéo từng phần về ga nói riêng trong mọi trường hợp theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
- Điều 290. Tàu bị dừng trong khu gian, sau khi đã xin cứu viện mà chưa được phép bằng mệnh lệnh thì không được tiếp tục chạy tiến hoặc lùi.
- Điều 291. 1. Tàu bị dừng trong khu gian có thể lùi lấy đà để chạy lại hoặc lùi về ga gửi tàu với tốc độ chạy lùi không quá 15km/h
- Điều 292. Khi tàu bị dừng trong khu gian vì không kéo nguyên cả đoàn tàu, đầu máy chính hoặc đầu máy cứu viện được phép kéo từng phần về ga. Biện pháp tổ chức kéo từng phần về ga được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt.
- Điều 293. Tàu cứu viện chạy trong khu gian phong tỏa theo mệnh lệnh của Nhân viên điều độ chạy tàu (hoặc của Trực ban chạy tàu ga trong trường hợp điện thoại giữa ga với điều độ không thông) ghi vào Giấy phép vạch chéo đỏ để làm bằng chứng cho phép tàu chiếm dụng khu gian.
- Điều 294. 1. Trực ban chạy tàu ga, sau khi nhận được yêu cầu cứu viện bằng giấy hoặc điện thoại của Trưởng tàu, Lái tàu của đầu máy đơn hoặc nhân viên cầu đường, thông tin tín hiệu phải báo ngay với Nhân viên điều độ chạy tàu.
- Điều 295. Mỗi lần tàu cứu viện chạy vào khu gian hay trở về ga phải báo cho Nhân viên điều độ chạy tàu và Trực ban chạy tàu ga đầu kia của khu gian.
- Điều 296. Trưởng, Phó ga hoặc Trực ban chạy tàu ga xuống ban phải đi áp dẫn tàu cứu viện đầu tiên chạy vào nơi xảy ra tai nạn (không kể đầu máy vào khu gian kéo phần còn lại) nhân viên này điều khiển tại chỗ mọi công việc có liên quan đến chạy tàu cứu viện cho đến khi có người được chỉ định đến thay.
- Điều 297. Trên nguyên tắc, khi thi công sửa chữa cầu, đường, hầm, thiết bị tín hiệu, thông tin và các công trình, thiết bị khác phải bảo đảm an toàn chạy tàu, không được làm gián đoạn việc chạy tàu và giảm tốc độ tàu.
- Điều 298. Trường hợp thi công sửa chữa cầu, hầm và làm những công tác lớn như: cải tuyến, sửa chữa lớn, thay ray,... làm gián đoạn chạy tàu, phải bố trí thời gian phong tỏa vào khoảng trống không có tàu trong Biểu đồ chạy tàu.
- Điều 299. Trường hợp thi công phải phong tỏa khu gian, đơn vị thi công phải gửi kế hoạch trước và xin Thủ trưởng Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc người được ủy quyền giải quyết thủ tục cho phép phong tỏa khu gian. Đối với đường sắt chuyên dùng do Giám đốc doanh nghiệp quản lý và khai thác đường sắt chuyên dùng nhận kế hoạch và giải quyết thủ tục cho phép phong tỏa khu gian.
- Điều 300. Trước khi bắt đầu thi công, căn cứ vào Giấy phép phong tỏa khu gian, Nhân viên điều độ chạy tàu liên quan phát mệnh lệnh phong tỏa và biện pháp chạy tàu cần thiết cho Trực ban chạy tàu hai ga đầu khu gian và người lãnh đạo thi công.
- Điều 301. Mệnh lệnh phong tỏa khu gian do Nhân viên điều độ chạy tàu liên quan truyền đạt trực tiếp cho Người lãnh đạo thi công. Nếu không có liên lạc điện thoại trực tiếp, Nhân viên điều độ chạy tàu liên quan chỉ định ga đầu khu gian truyền đạt lại. Trường hợp không có điện thoại ở địa điểm thi công, Người lãnh đạo thi công phải cử người liên lạc với ga gần nhất để nhận mệnh lệnh phong tỏa.
- Điều 302. Cấm khởi công sửa chữa công trình, thiết bị trên đường sắt gây nguy hiểm cho việc chạy tàu khi Người lãnh đạo thi công chưa nhận được mệnh lệnh bắt đầu phong tỏa khu gian của Nhân viên điều độ chạy tàu liên quan và chưa đặt tín hiệu phòng vệ địa điểm thi công đúng theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
- Điều 303. Trên nguyên tắc, trong khu gian phong tỏa để thi công chỉ cho phép một tàu công trình vào làm việc (kể cả phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt và máy làm đường).
- Điều 304. 1. Sau khi kết thúc thi công, bất luận đơn vị nào phụ trách thi công sửa chữa đường sắt và công trình thiết bị trên đường sắt trong trường hợp phong tỏa khu gian, giám đốc đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt sở tại hoặc nhân viên được ủy quyền (không dưới cấp trưởng cung cầu, đường) phải báo cho Trực ban chạy tàu ga đầu khu gian hoặc Nhân viên điều độ chạy tàu bằng văn bản hay điện tín, xác nhận việc kết thúc thi công và trạng thái đường, giới hạn tiếp gián kiến trúc đã được khôi phục cho tàu chạy an toàn. Đối với đơn vị thi công khác trong ngành đường sắt đã được phong tỏa khu gian để thi công, khi kết thúc thì Thủ trưởng đơn vị hoặc nhân viên được ủy quyền (tương đương cấp trưởng cung cầu đường) cũng phải làm đầy đủ thủ tục với ga như các đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt sở tại phải làm khi kết thúc thi công.
- Điều 305. Trường hợp sử dụng thời gian giãn cách giữa hai tàu trong Biểu đồ chạy tàu để thi công sửa chữa đường, cầu, hầm trong khu gian, người lãnh đạo thi công phải thông qua Trực ban chạy tàu ga, báo kế hoạch công tác và được Nhân viên điều độ chạy tàu cho phép thi công mà không cần phong tỏa khu gian.
- Điều 306. 1. Khi thi công trong khoảng thời gian giãn cách giữa hai tàu mặc dù đã được Nhân viên điều độ chạy tàu đồng ý, trước khi khởi công, người lãnh đạo thi công phải liên hệ trực tiếp hoặc qua Trực ban chạy tàu ga đầu khu gian với Nhân viên điều độ chạy tàu để thống nhất thời gian thực tế bắt đầu, kết thúc thi công và phải đặt tín hiệu phòng vệ địa điểm thi công được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
- Điều 307. Đến giờ kết thúc thi công trong khoảng thời gian giãn cách giữa hai tàu, trạng thái đường phải được khôi phục cho tàu chạy bình thường và rút bỏ tín hiệu phòng vệ.
- Điều 308. Khi cần thi công sửa chữa đường, thiết bị tín hiệu và công trình thiết bị khác trên đường ga có ảnh hưởng đến việc chạy tàu và dồn dịch, người lãnh đạo thi công phải đăng ký nội dung thi công và thời gian tiến hành vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu và phải được Trực ban chạy tàu ga đồng ý. Sau khi đã phòng vệ địa điểm thi công theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt, người lãnh đạo thi công mới được cho khởi công.
- Điều 309. Sau khi thi công xong ở ga, Người lãnh đạo thi công phải ghi vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu chất lượng thiết bị bảo đảm chạy tàu an toàn. Trực ban chạy tàu ga ký tên xác nhận vào sổ xong mới được ra lệnh sử dụng lại thiết bị.
- Điều 310. Trên nguyên tắc, những loại xe có thể nhấc ra khỏi đường ray (được gọi là goòng) chỉ được di chuyển trên đường sắt vào ban ngày theo biện pháp chạy goòng được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt.
- Điều 311. Khi sử dụng goòng, Người phụ trách goòng phải làm thủ tục và được Trực ban chạy tàu ga thừa nhận về thời gian sử dụng, nếu ở khu gian thì dùng điện thoại liên lạc với Trực ban chạy tàu ga xin thừa nhận. Dù được thừa nhận cũng phải bảo đảm nhấc goòng ra khỏi đường sắt khi cần thiết.
- Điều 312. Khi sử dụng goòng trong khu gian có chở vật liệu từ 100 kg đến dưới 500 kg hoặc khi goòng chạy trong khu gian có hầm, cầu lớn hoặc mặt cắt dọc, mặt bằng của đường hạn chế tầm nhìn, phải cử người cầm tín hiệu tay màu đỏ đi phía trước và phía sau cách goòng 800 m cùng chuyển dịch theo goòng để phòng vệ.
- Điều 313. Khi sử dụng goòng phải có những điều kiện sau đây:
- Điều 314. 1. Khi sử dụng goòng trên các đường ga, Người phụ trách goòng phải ghi yêu cầu vào Sổ đăng ký chạy goòng và được Trực ban chạy tàu ga ký tên chấp nhận. Nếu địa điểm làm việc cách xa phòng Trực ban chạy tàu ga thì liên lạc bằng điện thoại để xin phép.
- Điều 316. Mỗi nhân viên đường sắt, trước khi nhận chức danh có liên quan đến việc chạy tàu, phải qua sát hạch hợp lệ về những hiểu biết dưới đây, trong phạm vi chức trách của mình:
- Điều 317. Trong thời gian làm nhiệm vụ có liên quan đến việc chạy tàu, mỗi nhân viên đường sắt phải qua kiểm tra định kỳ về trình độ thông hiểu quy trình, quy phạm, quy tắc nghiệp vụ kỹ thuật trong phạm vi chức trách của mình và được nhận xét về chất lượng công tác đạt yêu cầu quy định trong khi thi hành nhiệm vụ đó.
- Điều 318. Những nhân viên đường sắt được sử dụng làm công tác có liên quan đến việc chạy tàu phải được định kỳ kiểm tra lại sức khoẻ trong hạn kỳ quy định.
- Điều 319. Cấm sử dụng những nhân viên đường sắt không có Giấy phép lái tàu vào chức danh Lái tàu. Giấy phép lái tàu chỉ được cấp cho Phụ lái tàu nào đã qua 2 năm công tác với chức danh Phụ lái tàu và đã đạt yêu cầu qua kỳ sát hạch hợp lệ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Điều 320. Những người đang trong thời kỳ thực tập, chỉ được phép sử dụng thiết bị tín hiệu, thông tin và các máy móc thiết bị chạy tàu khác khi có sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên phụ trách chính thức, nhân viên này phải chịu trách nhiệm về việc làm của người thực tập.
- Điều 321. Nhân viên đường sắt:
- Điều 322. Nhân viên đường sắt có quan hệ đến công tác chạy tàu và công tác phục vụ hành khách, khi làm nhiệm vụ phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh theo quy định.
- Điều 323. Cấm nhân viên đường sắt:
- Điều 324. Nhân viên đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ của mình phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quy chuẩn này.
- Điều 325. Nhân viên đường sắt vi phạm quy định của Quy chuẩn này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị thi hành kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Điều 326. 1. Thủ trưởng các tổ chức liên quan có trách nhiệm phổ biến Quy chuẩn này đến các đơn vị và các nhân viên dưới quyền để thực hiện.
- Điều 327. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0.
Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương.
Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018.
Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0984.988.691 - Email: info@hethongphapluat.com