National technical regulation on Storehouses of paddy
Lời nói đầu
QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNN do Ban kỹ thuật Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc biên soạn, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 2 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHO CHỨA THÓC
National technical regulation on Storehouses of paddy
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về quản lý đối với các loại kho chứa thóc phục vụ kinh doanh xuất khẩu gạo
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.Thóc là hạt lúa thuộc loài Oryza sativa L. sau thu hoạch, chưa bóc vỏ trấu.
1.3.2.Gạo là phần còn lại của hạt thóc sau khi đã bóc hết vỏ trấu, tách một phần hay toàn bộ cám và phôi.
1.3.3. Lô thóc bảo quản là lượng thóc nhập kho sau khi xử lý được chứa trong một ngăn kho (với thóc đổ rời) hoặc chất xếp thành lô theo quy cách (với thóc đóng bao).
2.1. Về cơ sở hạ tầng
2.1.1. Địa điểm đặt kho
- Cao ráo, không bị ngập nước, đọng nước.
- Cách xa các nguồn ô nhiễm, hóa chất độc hại và khu vực dễ cháy nổ.
- Thuận tiện giao thông (đường bộ hoặc đường thủy).
2.1.2. Mặt bằng kho
- Xung quanh kho có hệ thống cống, rãnh đảm bảo thoát nước tốt.
- Có hệ thống đường giao thông phục vụ cho các loại xe, thiết bị cơ giới hoạt động trong bốc xếp, vận chuyển thóc ra vào kho.
2.1.3. Kết cấu kho
- Kho thóc phải kiên cố đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết (mưa, nắng, nóng) đến khối hạt. Kho phải có kết cấu phù hợp cho việc cơ giới hóa xuất, nhập thóc.
- Móng kho: bằng bê tông đảm bảo độ cứng vững, không bị lún, cao hơn cốt chuẩn xây dựng tối thiểu là 30 cm.
- Nền kho: bằng bê tông, chịu được áp lực cực đại của khối sản phẩm; cách ẩm tốt; ngăn được mạch nước ngầm; phải cao hơn mặt đất bên ngoài kho, có kết cấu ở dạng phẳng khi bảo quản thóc trong bao bì (hoặc ở dạng nghiêng khi bảo quản thóc rời có sử dụng hệ thống tháo liệu tự chảy).
- Tường kho: vững chắc, không thấm nước, không ẩm ướt, cách nhiệt tốt, đảm bảo kín tránh được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
- Mái kho: mái nghiêng phẳng hoặc vòm cuốn, không thấm, không dột, có lắp đặt các cửa thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
- Hệ thống cửa kho: vững chắc, kín, ngăn ngừa được côn trùng và động vật gây hại xâm nhập đồng thời thuận lợi cho thông gió tự nhiên.
2.2. Về trang thiết bị và quy cách kê xếp thóc trong kho
2.2.1. Trang thiết bị chung
- Máy sấy thóc: phải có khả năng xử lý được độ ẩm của thóc đạt yêu cầu kỹ thuật, công suất sấy đáp ứng được năng lực của kho chứa. Các dạng máy sấy gồm:
+ Máy sấy dạng tháp.
+ Hệ thống (cụm) máy sấy tầng sôi kết hợp với sấy tháp.
+ Máy sấy vỉ ngang.
- Thiết bị vận chuyển phục vụ xuất, nhập kho.
- Thiết bị xử lý những sự cố bất lợi trong quá trình bảo quản.
- Thiết bị đo lường kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật.
- Hệ thống chiếu sáng.
2.2.2. Đối với kho cơ giới
2.2.2.1. Trang thiết bị đối với kho cơ giới
Phảiđược trang bị cụ thể như sau:
- Hệ thống cửa ra vào kho phải đặt ở nơi thuận tiện cho vận chuyển xuất, nhập kho và đi lại kiểm tra xử lý sự cố khi cần thiết. Cửa sổ phải có mái chìa hoặc vỉa chớp tránh mưa hắt; Cửa thông gió tự nhiên gồm hai lớp, lớp phía trong bằng lưới mắt cáo chống chim, chuột và lớp phía ngoài bằng kính hoặc chớp, đóng mở dễ dàng.
- Thiết bị bốc dỡ, vận chuyển, xuất nhập kho (gồm: băng tải, gầu tải, vít tải, xích tải, máy hút, máy nâng hạ) phải có công suất phù hợp với năng lực bốc, xếp hàng hóa của kho.
- Có bục kê chống ẩm (pallet).
- Thiết bị xử lý những sự cố bất lợi trong quá trình bảo quản gồm: thiết bị thông gió cưỡng bức (đủ công suất, đảm bảo thông thoáng, chống bụi, ẩm trong kho, đáp ứng được đi
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 2Nghị định 32/CP năm 1996 Hướng dẫn Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão
- 3Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 4Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
- 5Thông tư 12/2013/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kho chứa thóc và Cơ sở xay, xát thóc gạo do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với thóc do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-133:2013/BNNPTNT về kho chứa thóc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: QCVN01-133:2013/BNNPTNT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 06/02/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 21/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực