Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PA LĂNG ĐIỆN
National technical regulation on safe work for electrical tackle
Lời nói đầu
QCVN 13: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pa lăng điện do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 37/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PA LĂNG ĐIỆN
National technical regulation on safe work for electrical tackle
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho pa lăng điện thông dụng cố định và di động dùng cáp hoặc xích (gọi chung là pa lăng) được sử dụng như một cơ cấu nâng hạ độc lập hoặc cơ cấu nâng hàng di chuyển theo một phương nhất định có tải trọng nâng từ 1000kg trở lên.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng với:
1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng pa lăng điện.
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2.1. Quy định chung
Các pa lăng điện thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật an toàn theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 5180:1990 Pa lăng điện - Yêu cầu chung về an toàn và TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng - Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
2.2. Các quy định cụ thể
2.2.1. Yêu cầu đối với kết cấu và vật liệu
2.2.1.1. Các bộ phận ghép nối kèm theo pa lăng phải được chế tạo để đảm bảo an toàn khi sử dụng theo tính năng được quy định trong lý lịch.
2.2.1.2. Đơn vị sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu dùng để chế tạo các phần tử chịu tải của pa lăng, các mối hàn, độ cách điện của dây dẫn và các cuộn dây điện.
Kiểm tra từng nguyên công khi chế tạo và lắp ráp, thử nghiệm pa lăng điện ở trạng thái động và trạng thái tĩnh.
Kết quả kiểm tra được ghi vào lý lịch máy.
2.2.1.3. Hàn các phần tử của pa lăng.
2.2.1.3.1. Vật liệu hàn phải đảm bảo giới hạn bền của mối hàn không thấp hơn giới hạn bền của vật liệu được hàn. Độ dai va đập của mối hàn phải phù hợp với điều kiện làm việc của kết cấu pa lăng.
2.2.1.3.2. Để đảm bảo cơ tính của mối hàn theo quy định khi hàn các phần tử chịu tải của pa lăng phải thực hiện theo hướng dẫn tại các tài liệu kỹ thuật hàn.
2.2.1.4. Móc nâng hàng.
2.2.1.4.1. Móc nâng hàng phải được chế tạo bằng phương pháp rèn, dập hoặc bằng thép tấm (được gọi là móc rèn, móc dập hoặc móc tấm).
Phôi móc nâng hàng sau khi rèn hoặc dập phải thường hóa và làm sạch vảy ô xít. Móc rèn và móc dập không cho phép hàn móc rèn và móc dập ngay cả hàn đắp để khắc phục khuyết tật.
Các tấm thép của móc tấm phải được ghép với nhau bằng đinh tán. Cho phép hàn cục bộ tấm thép.
2.2.1.4.2. Khi có tải móc nâng hàng phải quay được tự do. Đối với móc nâng hàng có sức nâng trên 3 tấn, chỗ quay của móc nâng hàng phải dùng ổ bi. Yêu cầu này không áp dụng cho móc nâng hàng của pa lăng không cho phép quay móc.
2.2.1.4.3. Đai ốc kẹp chặt móc rèn, móc dập và chốt móc tấm vào thanh ngang phải có khả năng chống tự tháo, cho phép kẹp các móc nâng hàng vào thanh ngang bằng các phương pháp tin cậy khác.
Móc phải có khóa bảo hiểm để loại trừ khả năng rơi tự do của cơ cấu móc hàng khi nâng. Khóa không được làm giảm mặt cắt chịu tải của chuôi móc.
2.2.1.4.4. Nhà sản xuất phải đánh dấu rõ hai điểm cho phép kiểm tra kích thước độ mở của móc trong thời gian sử dụng.
2.2.1.4.5.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 12:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với công việc hàn hơi do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư 37/2013/TT-BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn lao động đối với Pa lăng điện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 về thiết bị nâng - thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5180:1990 (ST SEV 1727-86) về palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học Nhà nước
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 12:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với công việc hàn hơi do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 13:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với Pa lăng điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: QCVN13:2013/BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 30/12/2013
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra