Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY CHẾ
CỦA BỘ NGOẠI GIAO SỐ 14/LPQT NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2003 GIỮA UỶ BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM MÔN-ĐÔ-VA
Quy chế ban liên Chính phủ Việt Nam - Môn-Đô-Va về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật có hiệu lực từ ngày 28 tháng 02 năm 2003.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
QUY CHẾ
UỶ BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM - MÔN-ĐÔ-VA VỀ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT
Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam - Môn-Đô-Va về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật (sau đây gọi tắt là "Uỷ ban"), thành lập phù hợp với Điều 9 Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Môn-Đô-Va về hợp tác kinh tế - thương mại ký ngày 21 tháng 9 năm 2000 tại Kiev là cơ quan Liên Chính phủ nhằm hỗ trợ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Điều 1. Mục đích và nhiệm vụ
Uỷ ban thực hiện những chức năng sau đây:
- Xem xét những phương hướng cơ bản và nghiên cứu khả năng phát triển hợp tác kinh tế thương mại song phương;
- Hỗ trợ việc ký kết các thoả thuận và hiệp định nhằm xúc tiến việc phát triển hợp tác kinh tế thương mại song phương, phối hợp thực hiện;
- Nghiên cứu và tìm kiếm các lĩnh vực có triển vọng và các hình thức nhằm củng cố và mở rộng hợp tác song phương bao gồm cả việc thành lập các xí nghiệp liên doanh;
- Tiến hành thương lượng nhằm trao đổi kinh nghiệm mà hai bên cùng quan tâm trong lĩnh vực chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ và đầu tư của hai nước, cũng như về các vấn đền hỗ trợ nhau trong các tổ chức tài chính tiền tệ.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức
Uỷ ban được thành lập theo nguyên tắc bình đẳng và gồm hai phần sau:
Việt Nam và Môn-đô-va.
Mỗi phân ban chỉ định chủ tịch phân ban của mình trong Uỷ ban phù hợp các thủ tục tại mỗi nước.
Thành phần của Uỷ ban được quy định phù hợp với luật pháp của mỗi nước. Để tham gia mỗi khóa họp của Uỷ ban các bên xác định thành phần đại biểu của mình tuỳ thuộc các vấn đề được xem xét tại khoá họp.
Trong khuôn khổ quyền hạn của mình Uỷ ban có thể thành lập các tổ công tác nhằm chuẩn bị các vấn đề riêng biệt để xem xét tại các khoá họp.
Điều 3. Chuẩn bị và tiến hành Khoá họp
Các khoá họp của Uỷ ban được tiến hành theo nhu cầu cần thiết.
Khoa họp được tiến hành dưới sự chủ toạ của chủ tịch phân ban Bên tiếp nhận dưới sự chủ toạ của chủ tịch phân ban Bên tiếp nhận hoặc người được uỷ quyền khác phù hợp với luật pháp của mỗi nước.
Về ngày họp cụ thể của Uỷ ban và dự thảo chương trình nghị sự các bên thông báo cho nhau không muộn hơn một tháng, về thành phần đoàn 10 ngày trước khi tiến hành khoá họp.
Các khoá họp của Uỷ ban và các cơ quan công tác được tiến hành bằng ngôn ngữ của hai bên hoặc bằng một trong những ngôn ngữ quốc tế do hai bên thoả thuận. Trong trường hợp cần thiết mỗi Bên tự đảm bảo việc phiên dịch ra ngôn ngữ của mình.
Uỷ ban xem xét các vân đề phù hợp với chương trình nghị sự của khoá họp. Các bên có thể thoả thuận xem xét các vấn đề cùng quan tâm.
Về các vấn đề được thảo luận Uỷ ban sẽ thông qua các nghị quyết và các khuyến nghị.
Các nghị quyết và khuyến nghị được ghi vào biên bản do các chủ tịch phân ban ký.
Các nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký biên bản. Nếu một trong hai phân ban thấy rằng đối với các nghị quyết ghi trong biên bản cần được các cơ quan có thẩm quyền của nước đó phê duyện thì các nghị quyết đó sẽ có hiệu lực kể từ ngày mà Bên đó thông báo cho phía bên kia về việc phê duyệt nói trên.
Trong trường hợp cần thiết các chủ tịch phân ban có thể thông qua các nghị quyết về một số vấn đề ngoài khoa họp trong thời gian giữa hai khoá họp của Uỷ ban.
Điều 4. Chức năng của thư ký phân ban
Các thư ký phân ban đảm bảo về mặt tổ chức và kỹ thuật cho các phân ban, chuẩn bị tài liệu cho các khoá họp và thực hiện các chức năng khác liên quan đến hoạt động của Uỷ ban.
Khi xem xét tiến trình thực hiện các thoả thuận đã đạt được cũng như để chuẩn bị triệu tập các khoá họp có thể tổ chức các cuộc tiếp xúc làm việc của các thư ký và chuyên viên của hai phân ban.
Điều 5. Tài liệu
Các biên bản khoá họp của Uỷ ban được thành lập thành 3 bản bằng tiếng Việt, tiếng Môn-Đô-Va và tiếng Nga, các văn bản có hiệu lực ngang nhau.
Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau về lời văn, sẽ sử dụng tiếng Nga làm cơ sở.
Điều 6. Chi phí
Chi phí đi lại của các thành viên tham gia khoá họp của Uỷ ban và các tổ công tác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Môn-Đô-VA, cũng như các chi phí ăn ở của đoàn tại nước khác do nước cử đi hoặc nước tiếp nhận đài thọ trên cơ sở hỗ tương.
Chi phí liên quan đến việc và tiến hành các khoá họp của Uỷ ban và các tổ công tác, gồm cả các chi phí bảo đảm kỹ thuật cho khoá họp, do nước tiếp nhận chịu.
Quy chế này được thông qua tại khoá họp Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam Môn-Đô-Va về hợp tác kinh tế thương mại tiến hành tại Hà Nội ngày 28 tháng 02 năm 2003, được ký thành hai bản chính băng tiếng Việt, tiếng Môn-đô-va và tiếng Nga, các băn bản có hiệu lực ngang nhau.
Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau về lời văn, sẽ sử dụng bản tiếng Nga làm cơ sở.
Lê Danh Vĩnh (Đã ký) | Marian Lupu (Đã ký) |
Quy chế số 14/LPQT về việc hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật của Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam - Môn-Đô-Va
- Số hiệu: 14/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 28/02/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Môn-Đô-Va, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Lê Danh Vĩnh, Marian Lupu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 141
- Ngày hiệu lực: 28/02/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra