Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH THUÊ TẦU BAY CỦA CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/HĐTĐCP | Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 1996 |
VỀ THẨM ĐỊNH THUÊ TÀU BAY CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH THUÊ TÀU BAY DÂN DỤNG CỦA CHÍNH PHỦ
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH THUÊ TẦU BAY DÂN DỤNG CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4550/KTN ngày 21/8/1995 về việc thành lập Hội đồng thẩm định thuê tầu bay dân dụng của Chính phủ;
Sau khi thống nhất ý kiến giữa các thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện của Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam,
QUY ĐỊNH
Điều I: Mục đích và phạm vi áp dụng.
Quy chế này quy định trình tự và nội dung thẩm định của Hội đồng thẩm định thuê tầu bay dân dụng được thành lập theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) về Tài chính và hiệu quả khai thác của việc thuê tàu bay dân dụng nước ngoài nhằm sử dụng vào hoạt động bay dân dụng của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam.
Việc thuê tầu bay nêu trên được hiểu là việc thuê khai thác tầu bay bao gồm cả thuê khô, thuê ướt tầu bay dân dụng với tổng thời gian thuê từ ba (03) tháng trở lên.
Điều II: Thành viên của Hội đồng thẩm định.
1. Thành viên của Hội đồng thẩm định gồm:
1. Lãnh đạo Bộ Tài chính: Chủ tịch Hội đồng
2. Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam: Phó Chủ tịch
3. Đại diện UBKH Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Uỷ viên
4. Đại diện Bộ Thương mại: Uỷ viên
5. Đại diện Ban Vật giá Chính phủ: Uỷ viên
Các thành viên của Hội đồng thẩm định được các cơ quan nêu trên chỉ định tham gia Hội đồng bằng văn bản.
2. Các thành viên của Hội đồng thẩm định được chỉ định theo quy định tại khoản 1 của Điều này có thể uỷ quyền bằng văn bản cho đại diện của mình tham gia cuộc họp thẩm định với tư cách là thành viên của Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết.
Điều III: Tổ chức chuyên viên giúp việc cho các thành viên của Hội đồng thẩm định.
1. Để việc thẩm định tiến hành nhanh chóng, gọn, đảm bảo chất lượng, các thành viên Hội đồng thẩm định cử các chuyên viên của mình để xem xét trước các nội dung thẩm định cụ thể và được quyền tham dự cuộc họp của Hội đồng thẩm định.
2. Tổ chuyên viên có nhiệm vụ sau:
- Xem xét những nội dung cần thẩm định quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
- Báo cáo Hội đồng thẩm định các vấn đề đã thẩm định, ý kiến giải trình của doanh nghiệp vận chuyển hàng không, các vấn đề đã thống nhất trong tổ chuyên viên, các vấn đề còn chưa thống nhất để Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.
3. Chuyên viên của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam là thường trực Tổ chuyên viên có nhiệm vụ triệu tập, chủ trì cuộc họp của Tổ chuyên viên trước khi Hội đồng thẩm định tiến hành họp theo quy định khoản 3, Điều VI của Quy chế này, có sự tham gia của doanh nghiệp vận chuyển hàng không liên quan; tổng hợp các vấn đề thẩm định và làm báo cáo với Hội đồng thẩm định.
Điều IV: Chế độ làm việc của Hội đồng thẩm định.
1. Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể, tiến hành cuộc họp và thông qua kết quả thẩm định theo nguyên tắc nhất trí.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định khi được uỷ quyền) triệu tập và chủ trì cuộc họp thẩm định.
2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không liên quan có trách nhiệm cử đại diện tham dự và giải trình trước cuộc họp về nội dung thẩm định cụ thể.
3. Các cuộc họp của Hội đồng thẩm định được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/5 số thành viên có mặt và nhất thiết phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Nội dung kết luận các cuộc họp thẩm định phải được ghi thành văn bản và được các thành viên Hội đồng thẩm định ký tên.
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định là Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, có trách nhiệm cử thư ký ghi chép biên bản cuộc họp, dự thảo các quyết định của Hội đồng thẩm định để Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch khi được uỷ quyền) phê chuẩn.
1. Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định những nội dung sau:
- Việc thuê tầu bay, hợp đồng thuê tầu bay có vi phạm những quy định về tài chính của Việt Nam hay không;
- Việc thuê tầu bay có phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không; có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không;
- Đề án khai thác tầu bay thuê phải mang lại hiệu quả kinh tế, hoặc phục vụ nhu cầu của Nhà nước, hoặc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không có liên quan chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng thẩm định những vấn đề sau đây:
- Những vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê tầu bay, bao gồm:
+ Loại tầu bay thuê, giá thuê tầu bay, giờ bay tối thiểu;
+ Các vấn đề có liên quan đến thanh toán như: đặt cọc, trả trước, phương thức thanh toán, hỗ trợ tài chính;
+ Các vấn đề khác: Bảo hiểm, đào tạo, thay thế tầu bay, huỷ bỏ hợp đồng, hỗ trợ kỹ thuật.
- Kế hoạch khai thác tầu bay thuê của doanh nghiệp: chi phí và hiệu quả khai thác.
1. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không gửi hồ sơ về thuê tầu bay đến Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, bao gồm các tài liệu sau:
- Công văn đề nghị thẩm định việc thuê tầu bay;
- Hội đồng thuê tầu bay (10 bản);
- Báo cáo về kế hoạch khai thác tầu bay thuê, chi phí và hiệu quả khai thác (10 bản).
2. Sau khi xem xét việc thuê tầu bay trong phạm vi quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp thuê tầu bay lập hồ sơ nêu tại khoản 1 của Điều này và gửi đến các thành viên của Hội đồng thẩm định.
3. Trong vòng mười năm ngày (15 ngày) kể từ ngày Cục Hàng không dân dụng Việt Nam gửi hồ sơ và đề nghị thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định khi được Chủ tịch uỷ quyền) triệu tập cuộc họp thẩm định.
4. Chuyên viên Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đại diện cho Tổ chuyên viên báo cáo trước Hội đồng thẩm định vấn đề đã xem xét, các thành viên Hội đồng thẩm định có ý kiến, các doanh nghiệp vận chuyển hàng không có trách nhiệm giải trình. Kết thúc cuộc họp thẩm định sẽ tiến hành làm biên bản và các quyết định cho phép thuê tầu bay.
5. Quyết định của Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) cho phép thuê tầu bay sẽ là cơ sở để Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đề nghị Bộ Thương mại làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tầu bay cho doanh nghiệp vận chuyển hàng không.
6. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chịu trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định cho các cơ quan Nhà nước có liên quan.
1. Trong trường hợp kéo dài thời hạn thuê hoặc thuê thêm tầu bay mới vào thời gian dưới 12 tháng theo các điều kiện của hợp đồng đã được phê duyệt mà không có các thay đổi liên quan đến nội dung thẩm định sẽ không cần tiến hành việc tái thẩm.
2. Đối với các trường hợp không phải là các trường hợp nêu tại khoản 1 của Điều này, việc thẩm định sẽ được tiến hành theo các quy định của Điều V và VI của Quy chế này.
Quy chế này được thống nhất giữa các thành viên của Hội đồng thẩm định và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
Quy chế số 113/HĐTĐCP về thẩm định thuê tầu bay của Hội đồng Thẩm định thuê tầu bay dân dụng của Chính phủ do Hội đồng thẩm định thuế tàu bay dân dụng ban hành
- Số hiệu: 113/HĐTĐCP
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/02/1996
- Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm định thuê tầu bay của Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/02/1996
- Ngày hết hiệu lực: 02/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra