- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Luật Hải quan 2001
- 4Quyết định 132/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 02/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QCLN-TCMT-TCHQ | Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013 |
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất Quy chế phối hợp công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là xuất, nhập khẩu) đối với một số loại hàng hóa.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định quan hệ phối hợp công tác bảo vệ môi trường giữa Tổng cục Hải quan (thuộc Bộ Tài chính) và Tổng cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa sau:
1. Phế liệu;
2. Chất thải, chất thải nguy hại;
3. Hóa chất độc hại đối với môi trường;
4. Động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ theo Công ước CITES (sau đây gọi tắt là động thực vật hoang dã);
5. Các loại hàng hóa, sản phẩm khác do nước ngoài sản xuất được đưa vào Việt Nam hoặc được sản xuất tại Việt Nam để đưa ra nước ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường.
Quy chế này áp dụng cho Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường và các đơn vị trực thuộc có liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền của ngành Hải quan và cơ quan quản lý môi trường các cấp thuộc địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường.
1. Quan hệ phối hợp công tác phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường (sau đây gọi tắt là mỗi ngành) và theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện đúng thủ tục và bảo vệ bí mật về thông tin, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ và cản trở hoạt động bình thường của mỗi ngành.
2. Việc trao đổi thông tin phải được tiến hành thường xuyên, đúng quy định của ngành; mỗi ngành phải chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng thông tin do mình cung cấp.
3. Đối với các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cùng thuộc thẩm quyền giải quyết của hai ngành, thì ngành nào phát hiện trước, có trách nhiệm tổng hợp thông tin và cung cấp hồ sơ, thông tin cho cơ quan cùng cấp thuộc ngành kia để giải quyết hoặc phối hợp giải quyết theo chức năng, quyền hạn quy định của mỗi ngành.
4. Trong hoạt động phối hợp công tác, nếu các cơ quan thuộc hai ngành có ý kiến khác nhau về phương hướng, cách thức, biện pháp xử lý, giải quyết vụ việc thì cần phải thảo luận, trao đổi, xem xét thống nhất, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn của mỗi ngành.
Điều 3. Phối hợp tăng cường năng lực quản lý nhà nước
1. Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường thường xuyên phối hợp rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường hoặc hoạt động xuất nhập khẩu những loại hàng hóa quy định tại
2. Tổng cục Môi trường phối hợp với Tổng cục Hải quan xây dựng, triển khai, thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hợp tác quốc tế và đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực và kiến thức khoa học, kỹ thuật về bảo vệ môi trường cho ngành Hải quan.
3. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp thuộc ngành Hải quan được xem xét sử dụng kinh phí phục vụ công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan cấp tỉnh thực hiện việc sử dụng nguồn kinh phí nói trên có hiệu quả, đúng mục đích.
4. Các nội dung phối hợp khác có thể được đề xuất theo yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi ngành trong trường hợp cần thiết.
Điều 4. Phối hợp trao đổi thông tin
Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành mình phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm tình hình, trao đổi, tiếp nhận thông tin có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường đối với các hoạt động quy định tại
1. Theo đề nghị của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu thống kê của ngành Hải quan về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa nêu tại
b) Cung cấp thông tin về phương thức, thủ đoạn, địa bàn, tuyến đường trọng điểm liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại đối với môi trường, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác có thể gây tác động xấu đến môi trường;
c) Cung cấp kết quả xử lý các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại đối với môi trường, động thực vật hoang dã, các loại hàng hóa khác và những vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; Đồng thời, phản hồi kết quả xử lý thông tin nghi vấn về hành vi vi pháp luật về hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường do Tổng cục Môi trường cung cấp;
d) Cung cấp thông tin về những kết quả, khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác; các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khác;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu về kết quả hợp tác quốc tế với Tổ chức hải quan thế giới (WCO), hải quan các nước/vùng lãnh thổ liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường;
e) Cung cấp các thông tin khác có liên quan theo yêu cầu, nhiệm vụ của Tổng cục Môi trường trong trường hợp cần thiết.
2. Theo đề nghị của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm:
a) Cung cấp các thông tin chương trình, lộ trình hành động quốc gia về thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu của Tổ chức Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), các tổ chức quốc tế về môi trường, đầu mối môi trường quốc gia của các nước và vùng lãnh thổ liên quan đến hoạt động quản lý phế liệu, chất thải, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các hàng hóa khác có thể gây tác động xấu đến môi trường trên thế giới, khu vực bao gồm các thông tin về chính sách quản lý, xu thế sử dụng của các quốc gia; xu hướng, phương thức vận chuyển; các thủ đoạn trốn tránh trách nhiệm về bảo vệ môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật môi trường phổ biến trong quá trình vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa;
c) Cung cấp các thông tin, tài liệu, quy định danh mục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường giúp nhận biết, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phế liệu, chất thải, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác để hỗ trợ công tác hải quan và xây dựng hệ thống thông tin hải quan về các lĩnh vực trên;
d) Cung cấp tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, lưu giữ vận chuyển và xử lý tang vật vi phạm là phế liệu, chất thải nguy hại, hóa chất độc hại, động thực vật hoang dã và các loại hàng hóa khác;
đ) Cung cấp thông tin nghi vấn về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phế liệu, chất thải độc hại, hóa chất độc hại và động thực vật hoang dã, các loại hàng hóa và các hành vi vi phạm pháp luật môi trường khác;
e) Hàng năm tổng hợp và gửi thông tin về các doanh nghiệp được cấp hoặc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, các loại giấy phép hiện hành có liên quan công tác bảo vệ môi trường trong xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa.
3. Định kỳ 6 tháng một lần, hai đơn vị tổng hợp nội dung các thông tin liên quan được quy định trong Mục a và b, điều này bằng hình thức văn bản để gửi cho đơn vị phối hợp nhằm cung cấp các thông tin thường xuyên đảm bảo sự phối hợp hiệu quả của 2 ngành.
1. Phối hợp đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật:
Tổ chức, cá nhân thuộc ngành Hải quan và ngành Môi trường khi đang thực hiện nhiệm vụ, phát hiện hoặc nhận được tin báo, tài liệu hoặc dấu hiệu về vụ việc vi phạm pháp luật trong các hoạt động xuất nhập khẩu những loại hàng hóa quy định tại
1.1. Đối với ngành Hải quan:
a) Phải phối hợp với cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường triển khai ngay các biện pháp nghiệp vụ và xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Tùy từng trường hợp cụ thể phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo và trích lục hồ sơ gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kết quả xử lý các vụ việc đối với tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường; những vụ việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc các biện pháp khác theo thẩm quyền.
1.2. Đối với ngành Môi trường:
a) Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan lĩnh vực do ngành Hải quan phụ trách, có trách nhiệm thông báo và cung cấp tài liệu có liên quan cho cơ quan cùng cấp có thẩm quyền của ngành Hải quan để thực hiện công tác nghiệp vụ và xử lý theo chức năng, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
b) Cung cấp kết quả xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và các thông tin, tài liệu có liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho cơ quan cùng cấp của ngành Hải quan để thực hiện công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu;
c) Phối hợp tham gia thực hiện việc tư vấn, giám định, kiểm định, phân tích mẫu hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khi có yêu cầu của cơ quan cùng cấp có thẩm quyền của ngành Hải quan;
d) Phối hợp với cơ quan cùng cấp của ngành Hải quan tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cho Ủy ban nhân dân cùng cấp khẩn trương tổ chức làm rõ các nguyên nhân gây ra sự cố về môi trường có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu quy định tại
2. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:
Khi cần phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động xuất, nhập khẩu những loại hàng hóa tại
a) Cử cán bộ có chuyên môn tham gia và hỗ trợ các công cụ, phương tiện kỹ thuật, tác nghiệp thuộc thẩm quyền theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thanh tra, kiểm tra;
b) Sau khi kết thúc cuộc thanh tra, kiểm tra, cơ quan chủ trì thanh tra, kiểm tra, có trách nhiệm thông báo cho cơ quan phối hợp kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, trao đổi về các vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Điều 6. Hình thức phối hợp công tác
1. Các nội dung trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu phải được đề nghị bằng văn bản. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chính thức, đơn vị đầu mối bên nhận được văn bản phải gửi văn bản trả lời cho đơn vị đầu mối bên đề nghị cung cấp thông tin.
2. Các đơn vị có liên quan trực thuộc mỗi ngành có trách nhiệm phối hợp với đơn vị đầu mối để cung cấp và trao đổi thông tin theo đề nghị phối hợp hoạt động.
3. Trong trường hợp khẩn cấp, có thông tin nghiệp vụ cần xử lý gấp, cán bộ xử lý công việc có thể gặp gỡ trực tiếp đơn vị đầu mối hoặc đơn vị quản lý có liên quan trực tiếp để trao đổi thông tin hoặc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc như: điện thoại, fax, thư điện tử của đơn vị đầu mối (Quy định chi tiết tại Điều 7) để trao đổi, cung cấp thông tin. Sau đó, bên cung cấp thông tin và bên yêu cầu cung cấp thông tin phải gửi lại cho bên kia bằng văn bản chính thức.
Hai ngành thống nhất giao nhiệm vụ cho đơn vị đầu mối chính thức của mỗi ngành để trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin, tài liệu:
1. Đơn vị đầu mối thuộc Tổng cục Hải quan:
Cục Điều tra chống buôn lậu:
- Địa chỉ: Lô E3 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 04.44520696; fax: 04.39440623
- Địa chỉ Thư điện tử: cucdtcbl@customs.gov.vn
2. Đơn vị đầu mối thuộc Tổng cục môi trường:
Cục Kiểm soát ô nhiễm:
- Địa chỉ: Phòng 308, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3218/3219); fax: 04.37713176
- Địa chỉ Thư điện tử: cuckson@vea.gov.vn
3. Các đơn vị quản lý trực tiếp có liên quan đến từng lĩnh vực phối hợp hoạt động của ngành Môi trường gồm:
a) Các vấn đề chung về chính sách, pháp luật:
Vụ Chính sách và Pháp chế:
Địa chỉ: Phòng 306, nhà B, Tòa nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04. 38223221 hoặc 04.37956868 (số nội bộ 3271); fax: 043223189
Thư điện tử: pcvepa@gmail.com
b) Quản lý hóa chất độc hại và phế liệu nhập khẩu:
Cục Kiểm soát ô nhiễm:
Địa chỉ: Phòng 308, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3218 hoặc 3217); Fax: 04.37713176
Địa chỉ Thư điện tử:
+ Cục Kiểm soát ô nhiễm: cuckson@vea.gov.vn
+ Phòng Kiểm soát phát thải hóa chất và Khắc phục sự cố môi trường: kson.hcsc@gmail.com
+ Phòng Kiểm soát ô nhiễm Không khí và nhập khẩu phế liệu: phongkkpl@googlegroupes.com.
c) Quản lý chất thải và chất thải nguy hại vận chuyển xuyên biên giới
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường:
Địa chỉ: Phòng 408, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3290); Fax: 04.37868430
Địa chỉ Thư điện tử: cucqlct@vea.gov.vn
d) Quản lý kinh doanh, buôn bán Động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ theo công ước CITES:
Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh học:
Địa chỉ: Phòng 201, Nhà B, Toà nhà Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37956868 (số nội bộ 3116); Fax: 04.39412028
Địa chỉ Thư điện tử: cucbtdsh@vea.gov.vn
Điều 8. Trách nhiệm của các bên
1. Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường có trách nhiệm phổ biến hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc của mình là các Cục Hải quan, các Chi cục Bảo vệ Môi trường các tỉnh/thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy chế phối hợp hoạt động này.
2. Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc có liên quan thuộc Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường chủ động phối hợp, thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp cụ thể hàng năm để báo cáo lãnh đạo hai ngành phê duyệt thống nhất thực hiện, định kỳ 06 tháng một lần hai đơn vị tổ chức gặp gỡ, trao đổi để đánh giá kết quả sơ bộ về công tác phối hợp và thống nhất chương trình hoạt động tiếp theo.
3. Hàng năm, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp theo nội dung quy chế này và thống nhất kế hoạch năm tiếp theo (tổ chức vào tháng 12 hàng năm).
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề mới đơn vị đầu mối của hai ngành thống nhất báo cáo Lãnh đạo hai ngành để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
TỔNG CỤC TRƯỞNG | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
- 1Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT-HND-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai do Hội Nông Dân Việt Nam - Bộ Tài Nguyên và môi trường ban hành
- 2Nghị quyết số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương do Bộ Công thương - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Quyết định 23/2013/QĐ-TTG về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 8744/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 4279/BTNMT-PC năm 2018 về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT-HND-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai do Hội Nông Dân Việt Nam - Bộ Tài Nguyên và môi trường ban hành
- 3Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 4Nghị quyết số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật Hải quan 2001
- 6Quyết định 132/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương do Bộ Công thương - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Quyết định 02/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 23/2013/QĐ-TTG về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông báo 8744/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Công văn 4279/BTNMT-PC năm 2018 về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quy chế 01/QCLN-TCMT-TCHQ năm 2013 phối hợp công tác bảo vệ môi trường giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Môi trường trong quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu
- Số hiệu: 01/QCLN-TCMT-TCHQ
- Loại văn bản: Quy chế
- Ngày ban hành: 18/04/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường
- Người ký: Nguyễn Ngọc Túc, Bùi Cách Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực