Phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm
THÔNG TIN THỦ TỤC
Mã thủ tục: | 1.002771.000.00.00.H23 |
Số quyết định: | Số: 3086/QĐ-UBND |
Lĩnh vực: | Hàng Hải |
Cấp thực hiện: | Cấp Bộ, Cấp Tỉnh |
Loại thủ tục: | TTHC được luật giao quy định chi tiết |
Đối tượng thực hiện: | Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Doanh nghiệp, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã |
Cơ quan thực hiện: | Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ hàng hải |
Cơ quan có thẩm quyền: | Không có thông tin |
Địa chỉ tiếp nhận HS: | Không có thông tin |
Cơ quan được ủy quyền: | Không có thông tin |
Cơ quan phối hợp: | Không có thông tin |
Kết quả thực hiện: | Văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Trình tự thực hiện:
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | b) Giải quyết TTHC: - Trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình phức phù hợp khác đến tổ chức, cá nhân; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. - Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức phê duyệt phương án trục vớt trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt thì thời hạn này không quá 48 giờ. |
Bước 2: | a) Nộp hồ sơ TTHC: - Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định số 05/2017/NĐ-CP 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm. - Cơ quan có thẩm quyền bao gồm: + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải; + Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự; + Bộ Công an chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia; + Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau: • Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt. Trước khi phê duyệt phương án trục vớt, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải báo cáo và nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải; • Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ hàng hải đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ sở hữu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trong vùng nước cảng biển hoặc vùng biển Việt Nam do chủ sở hữu tài sản chìm đắm tổ chức trục vớt. + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ và phân cấp cho các cơ quan sau đây thực hiện: • Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tổ chức trục vớt; • Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm. |
Bước 3: | Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Mùa hè, buổi sáng từ 7h00 đến 11h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30, Mùa đông, buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h00 đến 16h00 |
Điều kiện thực hiện:
Không có |
CÁCH THỰC HIỆN
Hình thức nộp | Thời gian giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | 1 | - Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm. - Không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm. - Không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà | |
Trực tuyến | 1 | - Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm. - Không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm. - Không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà | |
Dịch vụ bưu chính | 1 | - Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm. - Không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm. - Không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt. |
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
Phương án trục vớt tài sản chìm đắm, gồm các nội dung cơ bản sau
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Phương án trục vớt tài sản chìm đắm, gồm các nội dung cơ bản sau: Tên, số lượng, loại tài sản chìm đắm; Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền); + Khối lượng nhiên liệu trên tàu (nếu là tàu thuyền); + Căn cứ tổ chức việc trục vớt; + Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có); + Địa điểm tài sản bị chìm đắm; + Dự kiến thời gian bắt đầu và thời hạn trục vớt; + Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt; + Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình trục vớt; + Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt; + Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt; + Bàn giao tài sản được trục vớt; + Biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm; + Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; + Biện pháp phòng, chống cháy, nổ; + Dự toán chi phí trục vớt; + Đơn vị thực hiện trục vớt. Đối với phương án trục vớt do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện trục vớt thì phương án không bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
Các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có liên quan (nếu có). | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
- Tờ khai phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo mẫu; | mẫu tờ khai.doc | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
- Phương án trục vớt tài sản chìm đắm, gồm các nội dung cơ bản sau: + Tên, số lượng, loại tài sản chìm đắm; + Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền); + Khối lượng nhiên liệu trên tàu (nếu là tàu thuyền); + Căn cứ tổ chức việc trục vớt; + Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có); + Địa điểm tài sản bị chìm đắm; + Dự kiến thời gian bắt đầu và thời hạn trục vớt; + Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt; + Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình trục vớt; + Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt; + Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt; + Bàn giao tài sản được trục vớt; + Biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm; + Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; + Biện pháp phòng, chống cháy, nổ; + Dự toán chi phí trục vớt; + Đơn vị thực hiện trục vớt. Đối với phương án trục vớt do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện trục vớt thì phương án không bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt. | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
- Các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có liên quan (nếu có). | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Số ký hiệu | Tên văn bản/Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|
95/2015/QH13 | Hàng hải | 25-11-2015 | Quốc Hội |
05/2017/NĐ-CP | Quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam | 16-01-2017 | Chính phủ |
69/2022/NĐ-CP | Nghị định 69/2022/NĐ-CP | 23-09-2022 |
YÊU CẦU THỰC HIỆN THỦ TỤC
Lưu ý:
- Quý khách vui lòng chuẩn bị các giấy tờ liên quan được nêu tại Thành phần hồ sơ
- Các bản khai tại Thành phần hồ sơ Hệ thống pháp luật sẽ giúp quý khách thực hiện.
- Tổng đài CSKH và hỗ trợ dịch vụ: 0984.988.691