Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10-L/CTN | Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 1993 |
SỐ 10-L/CTN NGÀY 08/03/1993 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Để thi hành tốt công tác thi hành án phạt tù và nâng cao hiệu quả việc giáo dục người chấp hành hình phạt tù;
Căn cứ vào Điều 91 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Pháp lệnh này quy định việc thi hành án phạt tù.
Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án phạt tù và tổ chức công tác thi hành án phạt tù.
CƠ QUAN QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng trong phạm vi trách nhiệm của mình có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Giúp Chính phủ chuẩn bị các dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác về công tác thi hành án phạt tù;
2- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác thi hành án phạt tù; trực tiếp quản lý hệ thống trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể các trại giam;
3- Hướng dẫn giám thị trại giam thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động và học tập đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
4- Thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù;
5- Quản lý công tác đào tạo cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ làm công tác thi hành án phạt tù;
6- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị, thiết bị cần thiết cho việc thi hành án phạt tù.
Giám thị trại giam chỉ huy cán bộ, chiến sĩ và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục người chấp hành hình phạt tù ở trại giam theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tình chất tội phạm, mức án của người chấp hành hình phạt tù, trại giam được phân làm 3 loại: Trại giam loại một, trại giam loại hai, trại giam loại ba.
Người chấp hành hình phạt tù là người chưa thành niên hoặc là nữ được giam giữ ở khu vực riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và sinh hoạt phù hợp với giới tính, lứa tuổi.
Trại giam loại một là nơi giam giữ, giáo dục:
1- Người bị kết án tù về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;
2- Người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm;
3- Người bị kết án tù 20 năm, tù chung thân;
Trại giam loại hai là nơi giam giữ, giáo dục:
1- Người bị kết án tù về các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia;
2- Người bị kết án tù trên 5 năm đến dưới 20 năm.
Trại giam loại ba là nơi giam giữ, giáo dục:
1- Người bị kết án tù không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 11, Điều 12 của Pháp lệnh này;
2- Người bị kết án tù là người chưa thành niên.
Trại giam có buồng kỷ luật là nơi giam người đang chấp hành hình phạt tù vi phạm quy chế trại giam.
1- Bản sao bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành bản án, quyết định đó của Toà án;
2- Danh chỉ bản xác định căn cước của người bị kết án tù;
3- Quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án tù vào trại giam.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận người bị kết án tù vào trại giam, giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan quản lý thi hành án và thân nhân người bị kết án biết.
Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải theo đúng quy định tại các điều 49, 51 của Bộ luật Hình sự và các điều 237, 238 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Việc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù phải theo đúng quy định tại các điều 232, 233 của Bộ luật tố tụng hình sự. Toà án đã cho tạm đình chỉ thi hành án phạt tù phải ra quyết định tiếp tục thi hành án để khi hết thời hạn, người được tạm đình chỉ thi hành án phải vào ngay trại giam để tiếp tục chấp hành hình phạt.
CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ, GIÁO DỤC, LAO ĐỘNG VÀ SINH HOẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
Người đã chấp hành xong hình phạt tù được trả lại đầy đủ tiền bạc và tài sản khác mà họ ký gửi ở trại giam; được cấp tiền tàu xe, tiền ăn trên đường về nơi cư trú.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện chương trình giáo dục quy định tại Điều này.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đang chấp hành hình phạt tù phải theo đúng pháp luật.
Khi người đang chấp hành hình phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì theo đề nghị của giám thị trại giam, cơ quan quản lý thi hành án có thẩm quyền phải trưng cầu giám định pháp y. Căn cứ vào kết luận giám định, Toà án có thẩm quyền ra quyết định đưa người mắc bệnh tâm thần vào cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt tù.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính tổ chức việc phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho người đang chấp hành hình phạt tù; tổ chức các cơ sở chuyên khoa y tế để bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành hình phạt tù mắc bệnh tâm thần.
Kinh phí về phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho người đang chấp hành hình phạt tù do ngân sách Nhà nước cấp.
Người đang chấp hành hình phạt tù chết hoặc bị thương tật do tai nạn lao động thì được thực hiện chế độ bảo hiểm theo quy định của Chính phủ.
- Cảnh cáo;
- Bị phạt giam tại buồng kỷ luật đến 7 ngày và có thể gia hạn đến 15 ngày;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chính quyền địa phương nói trên cùng với tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và gia đình người đã chấp hành xong hình phạt tù có trách nhiệm giúp đỡ người đó tạo lập cuộc sống bình thường và thi hành hình phạt bổ sung, nếu bản án đối với họ có tuyên hình phạt này.
Người có trách nhiệm thi hành án phạt tù mà lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái những quy định của Pháp lệnh này hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án phạt tù thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người nước ngoài, người không có quốc tịch bị Toà án Việt Nam kết án tù thì phải chấp hành hình phạt theo quy định của Pháp lệnh này, nếu pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia không quy định khác.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 1993
| Lê Đức Anh (Đã ký) |
- 1Bộ luật Hình sự 1985
- 2Bộ luật tố tụng hình sự 1988
- 3Hiến pháp năm 1992
- 4Nghị định 60-CP năm 1993 ban hành Quy chế trại giam
- 5Thông tư liên tịch 03/TTLN năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Thi hành án phạt tù do Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Công văn về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật
- 7Công văn về việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
- 8Công văn 34/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng biểu mẫu thi hành bản án hình sự
- 9Lệnh công bố Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 2007
- 10Chỉ thị 186/2006/CT-CA về công tác thi hành án hình sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 11Nghị định 113/2008/NĐ-CP ban hành Quy chế trại giam