Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Pháp lệnh số: 03/2012/UBTVQH13 | Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 |
PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Điều 93 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Pháp lệnh này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp điển; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp điển và các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.
2. Chủ đề là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.
3. Đề mục là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện pháp điển
1. Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển.
2. Theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp.
3. Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
4. Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển.
Điều 4. Thẩm quyền thực hiện pháp điển
1. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.
3. Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh này là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
BỘ PHÁP ĐIỂN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁP ĐIỂN
Điều 6. Cấu trúc của Bộ pháp điển
1. Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
2. Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.
Các điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 7. Các chủ đề trong Bộ pháp điển
Các chủ đề trong Bộ pháp điển được quy định và sắp xếp như sau:
1. An ninh quốc gia;
2. Bảo hiểm;
3. Bưu chính, viễn thông;
4. Bổ trợ tư pháp;
5. Cán bộ, công chức, viên chức;
6. Chính sách xã hội;
7. Công nghiệp;
8. Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới;
9. Dân sự;
10. Dân tộc;
11. Đất đai;
12. Doanh nghiệp, hợp tác xã;
13. Giáo dục, đào tạo;
14. Giao thông, vận tải;
15. Hành chính tư pháp;
16. Hình sự;
17. Kế toán, kiểm toán;
18. Khiếu nại, tố cáo;
19. Khoa học, công nghệ;
20. Lao động;
21. Môi trường;
22. Ngân hàng, tiền tệ;
23. Ngoại giao, điều ước quốc tế;
24. Nông nghiệp, nông thôn;
25. Quốc phòng;
26. Tài chính;
27. Tài nguyên;
28. Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước;
29. Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước;
30. Thi hành án;
31. Thống kê;
32. Thông tin, báo chí, xuất bản;
33. Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác;
34. Thương mại, đầu tư, chứng khoán;
35. Tổ chức bộ máy nhà nước;
36. Tổ chức chính trị - xã hội, hội;
37. Tố tụng, và các phương thức giải quyết tranh chấp;
38. Tôn giáo, tín ngưỡng;
39. Trật tự an toàn xã hội;
40. Tương trợ tư pháp;
41. Văn hóa, thể thao, du lịch;
42. Văn thư, lưu trữ;
43. Xây dựng, nhà ở, đô thị;
44. Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;
45. Y tế, dược.
1. Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề mới theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển.
3. Căn cứ vào quy định tại
1. Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện như sau:
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 10. Thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Chủ tịch. Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan thực hiện pháp điển, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan và một số chuyên gia pháp luật.
2. Nội dung thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Tính chính xác, đầy đủ của các quy phạm pháp luật trong đề mục;
b) Sự phù hợp của vị trí quy phạm pháp luật trong đề mục;
c) Sự tuân thủ trình tự, thủ tục pháp điển theo đề mục;
d) Các vấn đề khác liên quan đến nội dung của đề mục.
3. Kết luận của Hội đồng thẩm định phải được gửi cho cơ quan thực hiện pháp điển trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định.
Điều 11. Hoàn thiện, ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục và sắp xếp đề mục vào chủ đề
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng thẩm định, căn cứ vào kết luận này, cơ quan thực hiện pháp điển chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục.
2. Thủ trưởng cơ quan thực hiện pháp điển ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục và gửi đến Bộ Tư pháp.
3. Bộ Tư pháp sắp xếp đề mục đã được pháp điển vào chủ đề.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 12. Thông qua kết quả pháp điển theo chủ đề và sắp xếp vào Bộ pháp điển
1. Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển theo từng chủ đề của Bộ pháp điển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp sắp xếp kết quả pháp điển theo chủ đề đã được thông qua vào Bộ pháp điển và đăng tải trên Trang thông tin điện tử pháp điển.
Điều 13. Cập nhật quy phạm pháp luật mới, đề mục mới vào Bộ pháp điển
1. Việc cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc có quy phạm pháp luật bị bãi bỏ thuộc đề mục đã có trong chủ đề thì cơ quan thực hiện pháp điển xác định quy phạm pháp luật tương ứng trong Bộ pháp điển, thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới và gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
b) Bộ Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển hoặc loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
2. Việc cập nhật đề mục mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành chưa thuộc đề mục đã có trong Bộ pháp điển, cơ quan được quy định tại
b) Trình tự, thủ tục pháp điển đối với đề mục mới được thực hiện theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 của Pháp lệnh này.
3. Quy phạm pháp luật mới, đề mục mới phải được cập nhật vào Bộ pháp điển tại thời điểm có hiệu lực thi hành.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 14. Xử lý sai sót, duy trì Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót trong Bộ pháp điển gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thực hiện pháp điển xem xét kiến nghị để xử lý sai sót.
2. Bộ pháp điển được duy trì liên tục trên Trang thông tin điện tử pháp điển và được sử dụng miễn phí. Nhà nước giữ bản quyền đối với Bộ pháp điển.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN VÀ VIỆC BẢO ĐẢM KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về pháp điển
2. Hướng dẫn việc thực hiện pháp điển; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển.
5. Lập Đề án xây dựng Bộ pháp điển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.
7. Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác pháp điển.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện pháp điển
1. Thực hiện pháp điển theo đề mục được Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ các quy phạm pháp luật được pháp điển trong đề mục.
3. Kịp thời đề xuất và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới, đề mục mới.
4. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện pháp điển.
Điều 17. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển
1. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
a) Kinh phí thực hiện pháp điển, thẩm định, cập nhật quy phạm pháp luật mới, cập nhật đề mục mới, quản lý, duy trì Bộ pháp điển được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan thực hiện;
b) Kinh phí xây dựng Bộ pháp điển được cấp theo Đề án xây dựng Bộ pháp điển.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
| TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 4Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
- 5Thông tư liên tịch 192/2013/TTLT-BTC-BTP Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm công tác hợp nhất văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành
- 6Thông tư 13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012
- Số hiệu: 03/2012/UBTVQH13
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 16/04/2012
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 375 đến số 376
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra