Phân biệt cầm cố và thế chấp
Cầm cố và thế chấp là hai trong số bảy phương thức nhận tài sản bảo đảm được đề cập đến trong Bộ luật Dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Trong thực tế, hai hình thức thế chấp và cầm cố rất hay gặp và dễ bị nhầm lẫn.
Giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt sau:
TIÊU CHÍ | CẦM CỐ | THẾ CHẤP |
Khái niệm |
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. (Theo Điều 309 Bộ luật dân sự 2015) |
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. (Theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2015) |
Chủ thể | Bên cầm cố - Bên nhận cầm cố | Bên thế chấp – Bên nhận thế chấp – Bên thứ ba giữ tài sản |
Bản chất | Có sự chuyển giao tài sản | Không có sự chuyển giao tài sản |
Đối tượng | Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu... | Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu... |
Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm |
Bên nhận cầm cố sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, phải có trách nhiệm bảo quản tài sản cho bên cầm cố |
Bên nhận thế chấp không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, không phải bảo quản tài sản cho bên thế chấp nhưng phải chịu rủi ro về giấy tờ liên quan đến tài sản |
Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 |
Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. |
Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. |
Trên đây là một số phân tích mang tính tham khảo về điểm khác biệt giữa cầm cố và thế chấp.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam