Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2676/BTC-QLCS | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương; |
Thực hiện quy định tại tiết a điểm 2 mục I Phần thứ nhất Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1756/VPCP-KTTH ngày 27/02/2017; Bộ Tài chính hướng dẫn về việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2017 và việc nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
I. Về việc mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2017
1. Mua sắm xe ô tô
1.1. Nguyên tắc chung
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê xe ô tô để phục vụ công tác. Việc mua sắm mới xe ô tô (bao gồm xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung và xe ô tô chuyên dùng) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được thực hiện khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu xe ô tô so với tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật;
b) Sau khi rà soát, sắp xếp trong số xe ô tô hiện có thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương mà không có xe ô tô phù hợp để điều chuyển;
c) Bộ, ngành và địa phương có xe ô tô dôi dư theo kết quả rà soát, sắp xếp xe ô tô theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã gửi báo cáo kết quả xử lý xe ô tô dôi dư về Bộ Tài chính theo quy định; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, sắp xếp lại xe ô tô tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm b mục 2 Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Nguồn kinh phí mua xe: Đã được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được giao và nguồn kinh phí được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
1.2. Tiêu chuẩn, định mức và mức giá mua xe ô tô
a) Xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh:
Tiêu chuẩn, mức giá mua xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
b) Xe ô tô phục vụ công tác chung:
Định mức, mức giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Thủ tướng Chính phủ về định mức, mức giá mua xe ô tô phục vụ công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, xe phục vụ công tác chung của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
c) Xe ô tô chuyên dùng:
Định mức xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; định mức xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp; giá mua xe ô tô chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Định mức xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành theo thẩm quyền sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
1.3. Việc mua sắm xe ô tô đối với chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài:
a) Đối với các chương trình/dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại
Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững yêu cầu: Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Do vậy, không sử dụng vốn vay nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình/dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại để mua sắm xe ô tô.
Việc mua sắm xe ô tô từ nguồn vốn đối ứng (thuộc nguồn vốn chi đầu tư) của dự án sử dụng vốn vay nước ngoài phải theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định và trong phạm vi tổng mức đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với Dự án viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
Các cơ quan, đơn vị, ban quản lý dự án có nhu cầu trang bị phương tiện đi lại, xe ô tô cần xây dựng phương án trang bị xe ô tô, phương tiện đi lại, phương án sử dụng, đối tượng sử dụng, nguồn kinh phí và khả năng bố trí kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, báo cáo cơ quan chủ quản để lấy ý kiến Bộ Tài chính trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, mua sắm, tiếp nhận chương trình/dự án/khoản viện trợ phi dự án.
1.4. Về phương thức mua sắm xe ô tô: Tạm thời chưa thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với xe ô tô trong năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1756/VPCP-KTTH ngày 27/02/2017 của Văn phòng Chính phủ. Các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện mua sắm xe ô tô theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Việc mua sắm tài sản nhà nước khác:
Thực hiện mua sắm theo tiêu chuẩn, định mức quy định, kế hoạch và dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Bộ, ngành và địa phương chưa ban hành đề nghị khẩn trương ban hành tiêu chuẩn định mức về máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 19/2016/TT-BTC ngày 01/02/2016 của Bộ Tài chính và Công văn số 15318/BTC-QLCS ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính để có căn cứ thực hiện việc mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và Kho bạc nhà nước
a) Các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ hiện hành, triệt để tiết kiệm, hiệu quả.
Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc mua sắm theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Kho bạc nhà nước chỉ đạo Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho việc mua sắm tài sản nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ và hướng dẫn tại Công văn này.
Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công và hướng dẫn tại Công văn số 17731/BTC-QLCS ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính; trong đó tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Khẩn trương hoàn thành việc xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ và Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính; chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý rà soát, thực hiện thu toàn bộ các khoản thu được từ việc sử dụng tài sản công không đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật có liên quan để nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Tăng cường công tác quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc theo quy định, gửi lấy ý kiến của cơ quan tài chính về định mức diện tích trụ sở làm việc trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc.
3. Hoàn thành việc phê duyệt phương án sắp xếp lại nhà, đất, phương án di dời theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại phát hiện qua sắp xếp; xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ sắp xếp nhà, đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Khẩn trương hoàn thành việc công bố danh mục mua sắm tập trung và tổ chức triển khai thực hiện việc mua sắm tập trung theo quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hồ sơ thanh toán đối với mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung của các Bộ, ngành, địa phương: Thực hiện theo quy định chung về mua sắm tài sản từ ngân sách nhà nước, đồng thời phải có thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu (trong trường hợp mua theo phương thức ký thỏa thuận khung) hoặc hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu cung cấp tài sản (trong trường hợp mua sắm theo phương thức ký hợp đồng trực tiếp).
5. Thường xuyên thực hiện rà soát đối với các tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản được xác lập sở hữu nhà nước, tài sản dự án khi dự án kết thúc để xử lý kịp thời, bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nghĩa vụ tài chính đất đai, tài nguyên của tổ chức, cá nhân khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên, tránh thất thoát.
6. Tăng cường áp dụng phương thức đấu giá trong giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, xử lý tài sản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản dự án, tài sản xác lập sở hữu nhà nước và các tài sản khác có quyết định bán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bán đấu giá hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ bán tài sản chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp xử lý./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Decree No. 69/2019/ND-CP dated August 15, 2019 prescribing use of public property for making payment to investors implementing construction investment projects in the form of Build-Transfer Contract
- 2Decision No. 08/2016/QD-TTg dated February 26th, 2016, prescribing the centralized procurement of state property
- 3Law No. 09/2008/QH12 of June 03, 2009 on management and use of state property.
Official Dispatch No. 2676/BTC-QLCS dated February 28, 2017, providing guidance on purchase of assets financed by the 2017 state budget funds and improvement of effective use of financial resources in management and operation of public assets
- Số hiệu: 2676/BTC-QLCS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/02/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra