Hệ thống pháp luật

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37/NQ-UBTVQH9

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 1993

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM VỀ VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 6 của Luật Tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ quốc phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toá án nhân dân được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/5/1993, trong đó đã quy định Pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 15/8/1993. Các Thẩm phán đương nhiệm làm nhiệm vụ cho đến khi được bổ nhiệm theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Đối với những Thẩm phán đương nhiệm có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực và kinh nghiệm xét xử, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa có đủ thời gian làm công tác pháp luật, chưa có trình độ cao đẳng Toà án hoặc đại học luật mà Pháp lệnh về thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân quy định, thì vẫn có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm lại làm Thẩm phán, nhưng phải học tập để đạt trình độ đại học luật.

3. Đối với những người hiện tại chưa phải là Thẩm phán để có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán thì phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân.

4. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng của mình hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết số 37/NQ-UBTVQH9 về việc quy định một số điểm về thi hành Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 37/NQ-UBTVQH9
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/05/1993
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
  • Người ký: Nông Đức Mạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/05/1993
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản