Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2003/QH11 | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NĂM 2004
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;
Trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tờ trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ
Điều 1: Năm 2004, cùng với việc giám sát thông qua hình thức xem xét báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chất vấn tại hai kỳ họp, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Chính phủ và các cơ quan hữu quan báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ khi Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực đến hết quý I năm 2004; tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ trong cả nước, kết quả khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và chống thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 2: Quốc hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát các nội dung sau đây và báo cáo kết quả với Quốc hội:
1. Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ và ngân sách nhà nước năm 2004 trên một số lĩnh vực chủ yếu;
2. Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các công trình quan trọng quốc gia;
3. Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
4. Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề thí điểm dạy nghề và giải quyết việc làm sau cai nghiện;
5. Về thu, chi bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng bắt buộc;
6. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của một số cơ quan nhà nước ở trung ương;
7. Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc sử dụng và quản lý đất đai trong kế hoạch 5 năm (2001-2005) gồm: Sử dụng đất nông nghiệp, đất nông trường, lâm trường quốc doanh, đất thổ cư ở các đô thị lớn, đất giao cho các cơ quan, tổ chức hành chính sự nghiệp quản lý, sử dụng;
8. Vấn đề kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm xây dựng tiềm lực quốc phòng-an ninh;
9. Kết quả sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số doanh nghiệp nhà nước độc quyền;
10. Việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng ưu đãi của Nhà nước nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư, giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài;
11. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế: Việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ; thực hiện và quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA; quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO;
12. Việc thực hiện Hiệp định biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ;
13. Vấn đề thực hiện chế độ cử tuyển, đào tạo và sử dụng học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số;
14. Kết quả xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở đô thị và các khu công nghiệp;
15. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân;
16. Vấn đề giải quyết các vụ án của các Toà chuyên trách, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, việc kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo một số loại án;
17. Tổ chức và hoạt động của một số trại tạm giam, tạm giữ.
Điều 3: Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004; chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; định kỳ 6 tháng 1 lần, xem xét báo cáo tổng hợp hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội.
Điều 4: Trên cơ sở Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình.
Điều 5: Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổng hợp và báo cáo kết quả việc thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004 tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Nghị quyết số 40/2004/NQ-QH11 về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2005
- 2Nghị quyết số 50/2005/QH11 về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2006 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành
- 3Nghị quyết số 11/2002/QH11 về việc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội do Quốc hội ban hành
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết số 40/2004/NQ-QH11 về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2005
- 3Nghị quyết số 50/2005/QH11 về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2006 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành
- 4Hiến pháp năm 1992
- 5Nghị quyết số 11/2002/QH11 về việc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội do Quốc hội ban hành
- 6Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003
Nghị quyết số 20/2003/NQ-QH11 về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004 do Quốc Hội ban hành
- Số hiệu: 20/2003/QH11
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 218
- Ngày hiệu lực: 03/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra