Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2002/NQ-HĐ | TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2002 |
NGHỊ QUYẾT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THU CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2002
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA VI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Kỳ họp lần thứ 8 Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VI được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 6 năm 2002;
Sau khi xem xét báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan hữu quan về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2002, phát biểu của Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo thẩm định của Ban Kinh tế-Ngân sách, Ban Văn hóa xã hội, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến của các đại biểu, Hội đồng nhân dân thành phố;
QUYẾT NGHỊ
- Nhất trí thông qua báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố về hoạt động của Hội đồng nhân dân trong 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2002.
Chấp thuận báo cáo của ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan hữu quan về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước thành phố 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2002.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ THU CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2002 :
Về kinh tế có sự chuyển biến khá: khu vực dịch vụ chiếm 52%, tăng 8,5% (cùng kỳ tăng 6,6%) cao hơn nhiều năm qua, trong đó lĩnh vực thương mại, du lịch và ngân hàng đã tăng khá. Vốn đầu tư chung tăng 18,7%, trong đó nguồn vốn từ ngân sách tăng 76,3%; khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,3%, nuôi tôm và bò sữa phát triển hơn trước. Nhiều chương trình trọng điểm đã được triển khai; công tác xúc tiến đầu tư và thương mại đã được quan tâm hơn trước. Tình hình thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2002 đạt 51% kế hoạch năm và tăng 18,6%; chi ngân sách của địa phương vẫn duy trì được nề nếp, đảm bảo được yêu cầu chi thường xuyên và giải quyết kịp thời nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản. Mười hai chương trình, công trình trọng điểm đang được tích cực thực hiện. Tuy nhiên, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tuy tăng 8,6%, nhưng thấp hơn mức tăng năm trước 9,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố chỉ tăng 10,6%, thấp nhất trong 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu giảm 6,5% so cùng kỳ...
Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến khá, kết quả kỳ thi tốt nghiệp các lớp cuối đều đạt tỷ lệ học sinh đậu cao, huy động các cháu nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh ra lớp đạt và vượt chỉ tiêu. Tiến độ thực hiện các dự án của ngành y tế có nhiều tiến bộ. Phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm quy định trong lĩnh vực văn hóa-thông tin. Các công trình chuẩn bị SEA Games 2003 của thành phố đang được triển khai. Chương trình mục tiêu 3 giảm đạt kết quả thắng lợi bước đầu như việc tập trung người nghiện vào trung tâm cai nghiện ma túy; chương trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng cơ sở hạ tầng các phường, xã nghèo tiếp tục được đầu tư. An ninh trật tự được giữ vững; phạm pháp hình sự có giảm hơn trước.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 6 THÁNG CUỐI NĂM 2002:
Để hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sách năm 2002, ủy ban nhân dân thành phố cần tiếp thu về những tồn tại, các giải pháp khắc phục của các đại biểu Hội đồng nhân dân đã góp ý; ý kiến thẩm định của các Ban Hội đồng nhân dân và ý kiến của Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố phát biểu tại kỳ họp. Hội đồng nhân dân thành phố nhấn mạnh một số nội dung nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2002 như sau:
1. Lĩnh vực kinh tế :
Tiếp tục thực hiện đồng bộ và đúng tiến độ 12 chương trình và công trình trọng điểm, gắn với việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình hành động của hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về các chuyên đề: chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp-nông thôn; chương trình phát triển kinh tế tập thể; chương trình phát triển kinh tế tư nhân; chương trình phát triển các ngành dịch vụ thương mại và chiến lược bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành các quy định phân cấp và ủy quyền quản lý một số lĩnh vực về đầu tư xây dựng, nhà đất, về nguyên tắc và các phương thức huy động vốn đầu tư trên địa bàn thành phố, xã hội hóa các dịch vụ công ích và lĩnh vực văn hóa-xã hội; về chính sách ưu đãi, thu hút chất xám, cán bộ, công chức và tổ chức bộ máy; về thu phí bảo vệ môi trường sinh thái; quy định quản lý dân nhập cư và lao động trên địa bàn thành phố.
- Tập trung chỉ đạo các đơn vị kinh tế địa phương, chủ động tích cực phối hợp với các ngành, các đơn vị kinh tế Trung ương nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 10% GDP trong năm.
- Triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ về thưởng kim ngạch xuất khẩu và chủ trương của thành phố thưởng thêm một số mặt hàng để đạt chỉ tiêu xuất khẩu.
- ủy ban nhân dân thành phố phải có kế hoạch chấn chỉnh quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu, chất lượng công trình; chấn chỉnh bán tài sản Nhà nước đảm bảo đúng pháp luật, đúng giá trị, chống thất thoát.
2. Thu chi ngân sách:
Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2002. Thu hồi đất, mặt bằng đã cấp cho các dự án nhưng chủ đầu tư sử dụng không đúng mục đích hoặc không triển khai trong thời hạn quy định; thí điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao bằng các chính sách ưu đãi. Những dự án nào chưa có điều kiện triển khai hoặc chưa thực hiện xong công tác chuẩn bị đầu tư thì ghi giảm vốn để chuyển nguồn vốn thực hiện các dự án khác.
3. Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội:
Về giáo dục đào tạo:
Chuẩn bị năm học mới, ngành giáo dục đào tạo cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng môi trường sư phạm, kỷ cương trong ngành, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường thu sai quy định và tổ chức học sinh học tăng tiết, học trước chương trình không đúng quy định; đảm bảo sách giáo khoa đến học sinh kịp thời và không để học sinh nghèo thiếu sách. ủy ban nhân dân thành phố và quận - huyện tăng thêm ngân sách để mua sắm trang thiết bị dạy học, thí nghiệm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục-Đào tạo nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 40/2000/QH của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông.
ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tập trung các biện pháp tích cực huy động mọi nguồn lực để hoàn thành kế hoạch phổ cập trung học cơ sở vào cuối năm 2002 và chuẩn bị các điều kiện cho phổ cập trung học phổ thông vào những năm tới. Đến cuối năm 2003 hoàn thành việc di dời các hộ đang cư ngụ trong khuôn viên trường học, bệnh viện và cơ sở văn hóa, thể dục-thể thao.
Quá trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, căn cứ quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn, ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo từng quận, huyện xác định quy hoạch chi tiết vị trí đất dành cho trường học và có phương án ưu tiên mặt bằng kho bãi sử dụng không đúng công năng, mặt bằng tốt cho việc xây dựng trường học và các cơ sở phúc lợi xã hội khác.
Về Y tế :
Hoàn thành quy hoạch mạng lưới y tế thành phố từ nay đến năm 2005 và năm 2010 bao gồm cả 2 lĩnh vực điều trị và dự phòng cũng như mạng lưới y tế cơ sở phù hợp với Chỉ thị 06/BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn số 04/HD-KGTW của Ban Khoa giáo Trung ương, qua đó xác định yêu cầu các nguồn lực trình Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu cho phép cán bộ y tế xã được hưởng chế độ phụ cấp tăng thêm như đối với giáo viên tiểu học ngoại thành; đánh giá quá trình xã hội hóa lĩnh vực y tế trong thời gian qua để có những đề xuất các biện pháp tổ chức quản lý phù hợp, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa lĩnh vực y tế.
Về văn hóa và thể dục-thể thao :
Từ nay đến cuối năm 2002 ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với quận, huyện tiến hành định hướng, quy hoạch và hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa-xã hội theo hướng thu hẹp hoạt động đối với các loại hình kinh doanh dễ phát sinh tệ nạn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, bồi dưỡng, tập luyện chuẩn bị đội ngũ vận động viên là tăng cường kiểm tra tiến độ xây dựng, nâng cấp các công trình thi đấu phục vụ SEA Games vào năm 2003.
Về các vấn đề xã hội:
- Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tập trung hơn để trợ vốn, dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, tạo việc làm tăng thu nhập, miễn giảm học phí, viện phí, hỗ trợ nhà ở, xây dựng nhà tình thương, chống dột... cho người nghèo và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 20 phường, xã nghèo để hoàn thành chỉ tiêu đưa 20.000 hộ thoát nghèo nhằm đạt chỉ tiêu giảm hộ nghèo còn 3% cuối năm 2002.
- Phát huy kết quả bước đầu trong chương trình mục tiêu 3 giảm, phát động mạnh hơn nữa phong trào toàn dân tấn công tội phạm ma túy và xóa các tụ điểm ma túy ở địa bàn dân cư; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục về tác hại của ma túy. Sau thời gian cai nghiện, chữa bệnh tiếp tục duy trì tổ chức lao động sản xuất gắn với tổ chức định cư tạo môi trường tốt chống tái nghiện; hoàn chỉnh đề án quản lý người nghiện sau cai, giúp họ trở lại thành những người có ích cho gia đình và xã hội; triển khai mạnh công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, có biện pháp xử lý nghiêm đối với người vi phạm.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện, giáo dục và dạy nghề cho người nghiện ma túy và mại dâm.
4. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Tiếp tục tấn công mạnh các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động kiểu xã hội đen, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố trong mọi tình huống. Thực hiện tốt Năm trật tự đô thị, trong đó quan tâm chấn chỉnh có hiệu quả trật tự xây dựng; quản lý sử dụng đất đai; trật tự giao thông, xử lý nghiêm mọi vi phạm về giao thông; các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa-xã hội . Giải quyết nhanh và có hiệu quả các khiếu nại tố cáo của công dân; củng cố tổ chức và đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Hội đồng nhân dân thành phố giao ủy ban nhân dân thành phố có kế hoạch cụ thể, giải pháp đồng bộ, tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết này.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố phối hợp hoạt động, tăng cường giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên, tuyên truyền giáo dục, làm tốt vai trò giám sát và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia góp phần thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm./.
| TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Nghị quyết số 43/2003/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu - chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2003 do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 59/2002/QĐ-UB về việc giao chỉ tiêu kế hoạch bổ sung năm 2002 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND về tình hình thực hiện thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2007 và dự toán bổ sung ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2007 do Hội đồng nhân dân quận Thủ Đức ban hành
- 4Nghị quyết 76/2013/NQ-HĐND bổ sung giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 06 tháng cuối năm 2013 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Nghị quyết 01/2005/NQ.HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2005 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Nghị quyết 02/2008/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2008 do tỉnh An Giang ban hành
- 1Nghị quyết số 43/2003/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu - chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2003 do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 59/2002/QĐ-UB về việc giao chỉ tiêu kế hoạch bổ sung năm 2002 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 5Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 6Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND về tình hình thực hiện thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2007 và dự toán bổ sung ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2007 do Hội đồng nhân dân quận Thủ Đức ban hành
- 7Nghị quyết 76/2013/NQ-HĐND bổ sung giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 06 tháng cuối năm 2013 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Nghị quyết 01/2005/NQ.HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2005 do tỉnh An Giang ban hành
- 9Nghị quyết 02/2008/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2008 do tỉnh An Giang ban hành
Nghị quyết số 20/2002/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2002 do Hội đồng nhân dân Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 20/2002/NQ-HĐ
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 29/06/2002
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Huỳnh Đảm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra