Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2004/NQ-HĐ | TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2004 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ KINH TẾ-XÃ HỘI 6
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA VII
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Sau khi xem xét báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan hữu quan về tình hình kinh tế-xã hội, thu chi ngân sách thành phố 6 tháng đầu năm và kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2004 ; phát biểu của Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố ; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hóa-Xã hội, Ban
QUYẾT NGHỊ
Nhất trí với chương trình công tác 6 tháng cuối năm của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố. Tán thành báo cáo của ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan hữu quan thành phố về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội và thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm, các biện pháp thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2004. Hội đồng nhân dân thành phố nhấn mạnh một số nhiệm vụ sau đây :
I.- VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KHÓA VI TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2004 :
Qua thảo luận của các đại biểu và trả lời chất vấn của ủy ban nhân dân thành phố, các ban ngành, Hội đồng nhân dân thành phố thống nhất với đánh giá là tình hình kinh tế-xã hội đã đạt được kết quả khá trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Trong chỉ đạo, điều hành ủy ban nhân dân thành phố đã có nhửừng nỗ lực, nhiều biện pháp tích cực có hiệu quả được đề ra kịp thời, khắc phục được một số mặt yếu kém.
Về kinh tế, tuy tăng trưởng khá cao so cùng kỳ năm 2003 nhưng đạt thấp so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2004 (9,9%/ 11,5%- 12%). Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng nhửng chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhất là chuyển đổi cơ cấu công nghiệp. Khu vực thương mại-dịch vụ có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng cao ; khu vực nông lâm thủy sản giảm sút nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển đúng hướng của chuyển dịch cơ cấu thành phố và cuộc sống của người dân khu vực này.
Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội, trật tự an toàn xã hội đạt được kết quả nhất định, trong đó hoàn thành khá tốt nhiệm vụ năm học 2003-2004 ; kịp thời ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây qua người ; một số hoạt động lễ hội khởi sắc. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn phức tạp, tội phạm, tai nạn giao thông giảm nhưng tính chất nghiêm trọng hơn, thiệt hại về người, vật chất tăng ; quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập.
II.- VỀ NHIỆM VỤ KINH TẾ-XÃ HỘI 6 THÁNG CUỐI NĂM 2004:
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm 2004, tạo điều kiện phát triển lâu dài, Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị trong 6 tháng cuối năm, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2004 của Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố khóa VI ; ngoài các giải pháp, biện pháp đã nêu trong báo cáo, ủy ban nhân dân thành phố cần tập trung các vấn đề sau :
1. Về lĩnh vực kinh tế :
1.1- ủy ban nhân dân thành phố tập trung nguồn lực đủ mạnh cho nhiệm vụ phát triển kinh tế thành phố trên cơ sở nhanh chóng và kiên quyết thực hiện các giải pháp đã đề ra, đặc biệt chú trọng triển khai các biện pháp phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chú ý ngành công nghiệp và dịch vụ. Kiên quyết tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh, từng bước bảo đảm tính bền vững của kinh tế thành phố. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học về việc xác định sản phẩm chủ lực của thành phố theo hướng có tiềm năng phát triển mạnh, mang tính cạnh tranh cao để tập trung đầu tư, hỗ trợ.
1.2- Rà soát các chính sách, quy định về đầu tư, thường xuyên lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư để thông tin và tháo gỡ các vướng mắc từ nội bộ của thành phố, đồng thời kiến nghị giải quyết các vướng mắc từ các quy định của Chính phủ và các Bộ-Ngành. Ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo chương trình sản phẩm chủ lực và chương trình mục tiêu của thành phố.
1.3- Tiếp tục việc quy hoạch các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố và phối hợp liên kết với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
1.4-Tập trung các biện pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa và tôm ; bảo vệ đàn gia cầm, chủ động phòng chống không để dịch bệnh tái phát. Xem xét lại các chương trình hỗ trợ sản xuất, dịch vụ cho lĩnh vực nông nghiệp để người dân an tâm sản xuất. Khẩn trương xây dựng Khu nông nghiệp Công nghệ cao và Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học.
1.5- Tiến hành nhanh và có hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch chỉ tiêu năm 2004.
1.6- Tiếp tục thực hiện nhanh việc di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm, có chính sách hỗ trợ cụ thể. Tăng cường biện pháp phòng chống phát sinh ô nhiễm mới.
2. Lĩnh vực quản lý đô thị, trật tự an toàn xã hội :
2.1- Thực hiện rà soát quy hoạch trên toàn thành phố, làm tốt chủ trương quy hoạch đô thị hiện hữu và đô thị mới. Nghiên cứu mô hình quy hoạch và quản lý quy hoạch hợp lý và hiệu quả. Các sở-ngành thành phố phải phối hợp chặt chẽ với quận, huyện trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.
2.2- Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các Luật mới ban hành có hiệu lực : Luật Đất đai, Luật Xây dựng ; trong đó tập trung công tác điều chỉnh và ban hành khung giá đất mới tại thành phố.
2.3- Tập trung công tác cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất và nhà, xưởng thuộc sở hữu Nhà nước.
2.4- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình an toàn giao thông, giảm thiệt hại về tai naùn giao thôngg, ùn tắc giao thông. Có kế hoạch, biện pháp giảm thiểu đáng kể tình trạng ngập nước… Các vấn đề này phải được giải quyết một cách đồng bộ, kết hợp giải quyết tình hình trước mắt và bảo đảm về lâu dài.
2.5- Tập trung xây dựng đề án cải thiện tình hình trật tự đô thị.
3. Về lĩnh vực văn hóa-xã hội :
3.1- Tiếp tục thực hiện công tác phổ cập bậc trung học. Tăng cường xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Chú ý phương pháp giảng dạy, hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng giaựo duùc. Về bổ sung ngân sách, điều chỉnh học phí giao cho Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân xem xét giải quyết và báo cáo lại cho Hội đồng nhân dân thành phố trong kỳ họp gần nhất.
3.2- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ; phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư có trọng tâm và đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, chú ý nâng cao chất lượng phục vụ ở tuyến y tế cơ sở. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn phí điều trị bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, việc bổ sung ngân sách cho ngành y tế, Hội đồng nhân dân thành phố giao cho Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân xem xét quyết định và báo cáo với Hội đồng nhân dân thành phố trong kỳ họp gần nhất.
3.3- Nghiên cứu các đề án nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao đỉnh cao của thành phố.
3.4- Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, chú trọng nâng cao ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị : chấp hành luật lệ giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng gia đình văn hóa. Đầu tư, phát triển các loại hình văn hóa lành mạnh ; quản lý, ngăn chặn có hiệu quả các hình thức kinh doanh sản phẩm văn hóa xấu.
3.5- Tăng cường các biện pháp thiết thực chăm lo việc làm cho người lao động. Thực hiện có hiệu quả chương trình 3 giảm, cuứng vụựi biện pháp tập trung người nghiện ma túy phải đẩy mạnh việc xây dựng môi trường lành mạnh ; tấn công các đường dây mua bán ma túy và truy quét các tụ điểm hút chích. Triển khai thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bằng chương trình, biện pháp cụ thể ; chú ý đến đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng ngoại thành.
4. Về công tác cải cách hành chính :
Tập trung chỉ đạo và thực hiện kiên quyết hơn nữa trong công tác cải cách hành chính như phân công, phân cấp kèm theo quy định quyền hạn và trách nhiệm cá nhân rõ ràng ; tạo thuận lợi về phương tiện, điều kiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin. Rà soát trình độ, phẩm chất của đội ngũ công chức, viên chức để bố trí hợp lý và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Sử dụng các hình thức, biện pháp khả thi, hiệu quả để đẩy mạnh công tác chống tham nhũng. Cải cách hành chính phải thực sự thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, tác động tích cực đến việc thực thi pháp luật và tâm lý người dân không ngán ngại khi có việc cần đến cơ quan công quyền, góp phần chống tham nhũng, cửa quyền trong đội ngũ công chức, viên chức.
5. Về công tác cải cách tư pháp :
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức các ngành tư pháp có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt ; xem xét tạo điều kiện cơ sở vật chất, các chính sách chế độ cho các ngành tư pháp thuận lợi trong công tác, kịp thời bổ sung các chức danh tư pháp, trước mắt cần tập trung ưu tiên cho 8 Tòa án nhân dân quận được tăng thẩm quyền xét xử án hình sự. Có biện pháp khắc phục tình trạng oan sai, án quá hạn và chậm thi hành án…
6. Hội đồng nhân dân thành phố giao Thường trực Hội đồng nhân dân cùng ủy ban nhân dân phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố có giải pháp, qui trình giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân, công tác tiếp dân và giải quyết các kiến nghị của cử tri đạt hiệu quả cao hơn.
7. Về các văn bản của ủy ban nhân dân thành phố :
7.1- Chấp thuận tờ trình “Nhiệm vụ quy hoạch chung khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh ” số 4023/UB-ĐT ngày 13 tháng 7 năm 2004 của ủy ban nhân dân thành phố tại kỳ họp. Hội đồng nhân dân đề nghị ủy ban nhân dân thành phố trong quá trình chỉ đạo, điều hành, phải thực hiện bố cục kiến trúc hợp lý, bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa đô thị hiện đại, văn minh mang đặc điểm của địa phương, phù hợp điều kiện địa hình, cảnh quan, kênh rạch tự nhiên của khu vực ; xây dựng mô hình đô thị sinh thái đặc trưng cho thành phố và vùng kinh tế trọng điểm, khai thác hiệu quả đất đai, hiệu quả đầu tư. Định kỳ báo cáo với Hội đồng nhân dân thành phố về tiến độ thực hiện, bổ sung các lĩnh vực chuyên sâu trong quá trình nghiên cứu chi tiết, phương án thực hiện.
7.2- Về báo cáo “Phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” số 49/BC-UB ngày 07 tháng 7 năm 2004 của ủy ban nhân dân thành phố tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố chấp thuận phương án 1 về mức thu như đề nghị của ủy ban nhân dân thành phố; đồng ý tỷ lệ để lại đơn vị cấp nước 1%, phường-xã 15% và phải thực hiện đúng mục đích chi ; đồng thời kiến nghị với Chính phủ cho phép thành phố Hồ Chí Minh giữ lại 100% số tiền thu được để trả vốn vay. Về thời gian thu phí, bắt đầu thu từ ngày 01 tháng 8 năm 2004. ủy ban nhân dân thành phố báo cáo với Hội đồng nhân dân kế hoạch thu và sử dụng tại kỳ họp gần nhất.
7.3- Về kế hoạch “Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm giải phóng hoaứn toaứn miền Nam thống nhất đất nước”của ủy ban nhân dân thành phố trình bày tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố đồng ý các nội dung đã nêu, lưu ý phối hợp chặt chẽ với kế hoạch chung của cả nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các công trình bảo đảm chất lượng, nội dung hoạt động mang lại hiệu quả giáo dục cao.
III.- TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Hội đồng nhân dân thành phố giao cho ủy ban nhân dân thành phố có kế hoạch , biện pháp tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết này.
Hội đồng nhân dân thành phố giao Thường trực, các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố phối hợp hoạt động, giám sát và kiểm tra nhằm kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh những thiếu sót, chậm trễ trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2004 và các giải pháp, biện pháp đã đề ra trong Nghị quyết; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước để động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện, kịp thời phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền.
Hội đồng nhân dân thành phố kêu gọi đồng bào các giới, cán bộ, chiến sĩ, các ngành các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết phát huy tính năng động, sáng tạo, cần kiệm, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2004.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2004./.
| TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Nghị quyết số 45/2004/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế -xã hội năm 2004 do Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết số 43/2003/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu - chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2003 do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị quyết số 39/2006/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2006 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Nghị quyết 07/2004/NQ-HĐT về nhiệm vụ kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 6 tháng cuối năm 2004
- 1Nghị quyết số 45/2004/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế -xã hội năm 2004 do Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết số 43/2003/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu - chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2003 do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị quyết số 39/2006/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2006 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị quyết 07/2004/NQ-HĐT về nhiệm vụ kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 6 tháng cuối năm 2004
Nghị quyết số 14/2004/NQ-HĐ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2004 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 14/2004/NQ-HĐ
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/07/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Phạm Phương Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra