- 1Kế hoạch 01/BCĐ138/CP của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm
- 2Thông tư liên tịch 61/1999/TTLB-BTC-BCA hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm do Bộ Tài chính - Bộ Công An ban hành
- 3Nghị quyết liên tịch số 1546/1999/NQLT về việc phối hợp tuyên truyền tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ do Đài truyền hình Việt Nam và Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành, để thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ do Liên tịch Ban chỉ đạo 138/CP- Đài truyền hình VIệt Nam ban hành
- 4Chỉ thị 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/1998/NQ-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 1998 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cấp bách tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; các Bộ, các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đã tích cực hưởng ứng và tham gia, tình hình trật tự an toàn xã hội nói chung đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nhất định, góp phần ổn định tình hình chung của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Cơ cấu thành phần tội phạm có những thay đổi, đối tượng phạm tội là người lao động chiếm 70%, trong đó 30% không có việc làm; số thanh niên phạm tội chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Đặc biệt là tình trạng phạm tội có tổ chức như tham nhũng, buôn lậu, mua bán phụ nữ, xâm hại trẻ em ... phạm tội có sử dụng bạo lực, cướp của, giết người, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hàng và các hành vi phạm tội khác có tính chất côn đồ hung hãn; gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng gây lo lắng cho toàn xã hội.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong việc quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cơ quan Nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chúng ta chưa đánh giá đúng tính chất phức tạp nghiêm trọng sự phát triển tội phạm trong thời kỳ mới, để đề ra những chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật lại chưa nghiêm, sự phối hợp hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, nhiều ngành, nhiều cấp chưa coi trọng đúng mức công tác tham gia phòng, chống tội phạm. Một bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật bị tha hóa, ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân; công tác phòng ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức.
Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh có hiệu qủa với các loại tội phạm, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, Chính phủ quyết định tiến hành những chủ trương và biện pháp chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới như sau:
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
Để thực hiện những chủ trương và biện pháp nêu trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương phải có kế hoạch chỉ đạo và phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo sự phân công như sau:
2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trong quân nhân, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển; kiểm tra công tác quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trong các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội và thu hồi các loại vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ sử dụng trái phép; chỉ đạo lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống các loại tội phạm trong và ngoài quân đội.
3. Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật; phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động tuân theo pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật.
4. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng theo chức năng của mình, phối hợp với Bộ Công an và các ngành hữu quan kiên quyết ngăn chặn các loại văn hóa phẩm phản động, độc hại, kích động bạo lực, các nguồn buôn bán, vận chuyển các chất ma túy, vũ khí, chất nổ, chất cháy.
5. Tổng cục Du lịch có trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn các tội phạm, tệ nạn xã hội tại các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, quán trọ thuộc ngành du lịch quản lý; phối hợp với Bộ Công an, các ngành hữu quan và ủy ban nhân dân các cấp quản lý người nước ngoài đến tham quan du lịch, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục cán bộ, học sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp với Bộ Công an tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.
9. Các ngành Giao thông vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chức năng của mình có kế hoạch phối hợp với Bộ Công an tăng cường phòng ngừa, bảo vệ nội bộ và đấu tranh chống tội phạm thuộc các lĩnh vực do ngành phụ trách. Mỗi Bộ, ngành phải có chương trình hành động và cơ chế hoạt động bảo đảm cho việc phối hợp có hiệu quả.
5. Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết này và thường xuyên tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 09/2003/CT-BBCVT về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Quyết định 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 3Chỉ thị 48-CT/TW năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1Chỉ thị 09/2003/CT-BBCVT về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Quyết định 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 3Kế hoạch 01/BCĐ138/CP của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm
- 4Thông tư liên tịch 61/1999/TTLB-BTC-BCA hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm do Bộ Tài chính - Bộ Công An ban hành
- 5Nghị quyết liên tịch số 1546/1999/NQLT về việc phối hợp tuyên truyền tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ do Đài truyền hình Việt Nam và Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành, để thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ do Liên tịch Ban chỉ đạo 138/CP- Đài truyền hình VIệt Nam ban hành
- 6Chỉ thị 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 48-CT/TW năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về việc tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 09/1998/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 31/07/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 27
- Ngày hiệu lực: 15/08/1998
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực