Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2021/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ ngày 25 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
Xét Tờ trình số 3210/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2030.
(Có quy định kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 93/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Nghị quyết này quy định về một số chính sách và cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gồm: Hoạt động nghiên cứu và phát triển, đầu tư chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; xác lập quyền bảo hộ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ; ươm tạo, hình thành, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
1. Nghị quyết này áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động liên quan trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
2. Các chính sách thuộc nghị quyết này không áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 3. Điều kiện, nguyên tắc và hình thức hỗ trợ
1. Điều kiện hỗ trợ
a) Tổ chức, doanh nghiệp được xem xét, hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh và có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Có đăng ký nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các chính sách đối với người lao động;
- Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh hoặc đang lâm vào tình trạng nợ đọng không có khả năng chi trả, phá sản hoặc đang trong quá trình giải thể;
- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo các nội dung Quy định của chính sách này.
b) Cá nhân được xem xét, hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Cao Bằng;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Là chủ sở hữu của đối tượng, hoạt động phù hợp thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được hỗ trợ theo Nghị quyết này.
c) Cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này được ưu tiên áp dụng đối với các đối tượng: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ; doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tổ chức, doanh nghiệp có trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại cơ sở; và tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động vì cộng đồng, an sinh xã hội.
2. Nguyên tắc áp dụng hỗ trợ
a) Việc hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng; không trùng lặp việc áp dụng hỗ trợ nhiều nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho cùng một nội dung. Trong trường hợp cùng nội dung và đối tượng có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ khác nhau thì tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân được quyền lựa chọn một trong các chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
b) Trường hợp một tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư nhiều nội dung, hoạt động khác nhau thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo cơ chế, chính sách này thì sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ theo từng nội dung, hoạt động có đủ điều kiện theo quy định.
c) Không hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động đã và đang được triển khai có sử dụng ngân sách Nhà nước.
3. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ tài chính trực tiếp một lần sau đầu tư hoặc hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
1. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án, hoạt động đầu tư triển khai nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Mức hỗ trợ như sau:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị trên 1 tỷ đồng: Hỗ trợ 20% giá trị hợp đồng, nhưng không quá 500.000.000 đồng/hợp đồng.
b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị từ 500.000.000 đến dưới 1.000.000.000 đồng: Hỗ trợ đến 25% giá trị hợp đồng, nhưng không quá 200.000. 000 đồng/hợp đồng.
c) Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị dưới 500.000.000 đồng: Hỗ trợ đến 30% giá trị hợp đồng, nhưng không quá 125.000.000 đồng/hợp đồng.
2. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp đối với dự án thương mại hoá, khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mức hỗ trợ bằng 50% tổng kinh phí thực hiện, không quá 300.000.000 đồng/dự án.
3. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư (đã được chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn, được cơ quan có thẩm quyền công nhận) để khai thác, chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu. Mức hỗ trợ bằng 50% giá trị thực hiện, nhưng không quá 300.000.000 đồng/dự án.
4. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp đối với hoạt động liên kết, hợp tác, thuê chuyên gia giữa cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh. Mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng/dự án.
5. Hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với dự án nghiên cứu ứng dụng, hoàn thiện công nghệ để tạo ra và phát triển sản phẩm trọng điểm, chủ lực của tỉnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 500.000.000 đồng/dự án.
Điều 5. Chính sách hỗ trợ hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa
1. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: Áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; thực hành sản xuất tốt (GMP); hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000); hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001); hệ thống quản lý tiên tiến ISO; hệ thống quản lý phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn (ISO/IEC 17025). Mức hỗ trợ: 30.000.000 đồng/hệ thống được chứng nhận/doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Mức hỗ trợ 30.000. 000 đồng/sản phẩm được chứng nhận.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, mức hỗ trợ 15.000.000 đồng/sản phẩm được chứng nhận; chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc tế, mức hỗ trợ 25.000.000 đồng/sản phẩm được chứng nhận và chỉ hỗ trợ tối đa cho 02 sản phẩm được chứng nhận/doanh nghiệp/năm.
4. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, công bố áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (đối với những sản phẩm chưa có tiêu chuẩn Quốc gia). Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/tiêu chuẩn cơ sở.
5. Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Mức hỗ trợ 20.000.000 đồng/doanh nghiệp.
6. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và đạt giải thưởng chất lượng
- Đối với Giải thưởng Chất lượng khu vực và Giải thưởng Chất lượng quốc tế: Mức hỗ trợ 60.000.000 đồng/giải thưởng;
- Đối với giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Mức hỗ trợ doanh nghiệp đạt Giải Vàng chất lượng quốc gia 40.000.000 đồng/giải thưởng; Mức hỗ trợ doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia: 30.000.000 đồng/giải thưởng.
7. Hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp. Mức hỗ trợ bằng 50% tổng kinh phí thực hiện, nhưng không quá 100.000.000 đồng/doanh nghiệp.
Điều 6. Chính sách hỗ trợ hoạt động xác lập và phát triển tài sản trí tuệ
1. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trong nước, cụ thể:
a) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế. Mức hỗ trợ 30.000.000 đồng/văn bằng bảo hộ được cấp;
b) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với giải pháp hữu ích. Mức hỗ trợ 20.000. 000 đồng/văn bằng bảo hộ được cấp;
c) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp. Mức hỗ trợ 15.000. 000 đồng/văn bằng bảo hộ được cấp;
d) Hỗ trợ tạo lập, đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu (thông thường). Mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/giấy chứng nhận.
2. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài đối với các đối tượng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiếu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Mức hỗ trợ 100% lệ phí quốc gia của nước chỉ định đăng ký bảo hộ/đơn được chấp nhận hợp lệ.
3. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp đối với dự án khai thác giá trị, hiệu quả của sáng kiến, giải pháp sáng tạo đã đạt giải. Mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng/sáng kiến, giải pháp áp dụng phổ biến.
4. Hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với Chương trình OCOP của tỉnh Cao Bằng dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện dự án tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý. Mức hỗ trợ không quá 1.000.000.000 đồng/dự án;
b) Hỗ trợ 70% kinh phí để thực hiện dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Mức hỗ trợ không quá 500.000.000 đồng/dự án.
5. Hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với hoạt động phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Mức hỗ trợ bằng 50% kinh phí để thực hiện dự án, không quá 300.000.000 đồng/dự án.
Điều 7. Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ
1. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp đối với hoạt động thành lập tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Mức hỗ trợ 30.000.000 đồng/doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp đối với tổ chức trung gian thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ; phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ý tưởng công nghệ. Mức hỗ trợ 30.000.000 đồng/hoạt động.
3. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ như: trưng bày, trình diễn, giới thiệu, quảng bá, tham gia chợ, hội chợ công nghệ cho các sản phẩm, hàng hóa, công nghệ mới do doanh nghiệp tạo ra. Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/doanh nghiệp/lần tham gia; tối đa 2 lần/doanh nghiệp/năm.
1. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ (sau khi doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và có hoạt động chính thức ít nhất từ 01 năm trở lên). Mức hỗ trợ 50.000.000 đồng/doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (sau khi doanh nghiệp được thành lập và có hoạt động chính thức ít nhất từ 01 năm trở lên). Mức hỗ trợ 50.000.000 đồng/doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thuê chuyên gia hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp sáng tạo, phát triển ý tưởng sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học. Mức hỗ trợ 30.000.000 đồng/doanh nghiệp.
4. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho tổ chức, cá nhân triển khai tổ chức các hoạt động, sự kiện (ngày hội, cuộc thi, diễn đàn, tập huấn) về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao nhận thức công chúng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mức hỗ trợ tối đa bằng 60% tổng kinh phí thực hiện, nhung không quá 80.000.000 đồng/tổ chức, doanh nghiệp/năm.
5. Hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với dự án ươm tạo ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mức hỗ trợ không quá 300.000.000 đồng/dự án.
1. Dành tối thiểu 10% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được giao hàng năm để thực hiện hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo cơ chế, chính sách này.
2. Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ cụ thể đối với hình thức hỗ trợ kinh phí trực tiếp để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện hỗ trợ.
Các nội dung hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng./.
- 1Nghị quyết 30/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 4892/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020
- 3Nghị quyết 12/2019/NQ-HĐND sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 30/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 5060/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án: "Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025"
- 5Quyết định 476/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 4536/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2022 về Định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2030 tầm nhìn đến năm 2040
- 8Chương trình hành động 3440/CTr-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 9Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2022 về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 10Nghị quyết 95/2022/NQ-HĐND chính sách phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
- 11Nghị quyết 09/2023/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025
- 12Nghị quyết 23/2023/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1Nghị quyết 30/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Nghị quyết 12/2019/NQ-HĐND sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 30/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 3Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 4Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 5Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 6Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 7Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính hoạt động khoa học và công nghệ
- 8Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 12Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 13Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- 14Quyết định 4892/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020
- 15Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 16Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 17Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 18Quyết định 5060/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án: "Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025"
- 19Quyết định 476/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 20Quyết định 4536/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025
- 21Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2022 về Định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2030 tầm nhìn đến năm 2040
- 22Chương trình hành động 3440/CTr-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 23Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2022 về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 24Hướng dẫn 1909/HD-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 93/2021/NQ-HĐND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030
- 25Nghị quyết 95/2022/NQ-HĐND chính sách phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
- 26Nghị quyết 09/2023/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025
- 27Nghị quyết 23/2023/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Nghị quyết 93/2021/NQ-HĐND quy định về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 93/2021/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Triệu Đình Lê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra