HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2007/NQ-HĐND | Tuy Hòa, ngày 19 tháng 7 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2006-2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về “Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”;
Sau khi xem xét Tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh về Đề án “Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2010”; Báo cáo thẩm tra số 03/BC- VHXH ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Ban Văn hóa và Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. HĐND tỉnh tán thành Tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 22/6/2007 và Đề án “Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006-2010” của UBND tỉnh trình tại kỳ họp và nhấn mạnh một số nội dung chính như sau:
I. Nội dung và mục tiêu chủ yếu
1. Xã hội hoá giáo dục - đào tạo
- Từng bước chuyển 65 trường Mầm non bán công ở khu vực xã, phường, thị trấn thành trường Mầm non dân lập; Giữ nguyên 20 trường Mầm non công lập đã được thành lập ở các xã đặc biệt khó khăn; Thành lập thêm 03 trường Mầm non công lập ở các xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn khi đủ điều kiện; Thành lập mỗi huyện mới chia tách một trường Mầm non công lập; Giữ nguyên 05 trường Mầm non công lập ở 05 huyện Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh và 02 trường Mầm non công lập hiện có tại nội thành và phường Phú Lâm thuộc thành phố Tuy Hòa.
Các trường công lập ở các xã đặc biệt khó khăn thực hiện theo cơ chế “Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động”; các trường Công lập còn lại thực hiện theo cơ chế “Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động”. Hệ Mầm non dân lập tiếp tục thực hiện chế độ chi trả lương giáo viên, hoạt động thường xuyên... từ nguồn thu học phí và được ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ theo quy định hiện hành trước năm 2010.
- Thí điểm chuyển 01 trường THPT bán công sang tư thục, 01 trường THPT bán công sang công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí. Sau đó rút kinh nghiệm trình HĐND Tỉnh để triển khai đại trà. Khuyến khích mở thêm trường THPT tư thục ở các huyện: Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, Sông Cầu trước năm 2010.
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho Trường Đại học Phú Yên đủ điều kiện hoạt động ngay từ năm 2007; Tạo thuận lợi cho trường Trung học y tế nâng lên trường Cao đẳng và trường Cao đẳng nghề hoạt động hiệu quả.
- Đẩy mạnh việc xây dựng “xã hội học tập”; Mở rộng phương thức đào tạo không chính qui; Phát triển Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã hoạt động có chất lượng. Đến năm 2010, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi trên 98%.
- Xây dựng đưa vào hoạt động trường Trung cấp nghề thanh niên các dân tộc thiểu số tỉnh; tiếp tục thành lập và củng cố các Trung tâm dạy nghề huyện; đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Khuyến khích tạo điều kiện, có cơ chế ưu đãi để thu hút các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân mở thêm các trường, lớp mầm non dân lập, tư thục; Các trường THPT, tiểu học, tiểu học bán trú, THCS tư thục chất lượng cao; Các trường, lớp phổ thông dạy nghề kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học có yếu tố nước ngoài đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.
* Đến năm 2010 đạt:
+ Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập: Nhà trẻ khoảng 80%, Mẫu giáo 70%; Tiểu học 1%, THCS 3,5%; THPT 40%; THCN 30%; Cao đẳng, Đại học 40%; Lao động qua đào tạo 40%, trong đó đào tạo nghề 26%.
+ Trường đạt chuẩn Quốc gia: 30% trường Mầm non; 70% trường Tiểu học; 50% trường THCS; 50% trường THPT.
+ Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 trường THPT tư thục.
2. Xã hội hóa y tế
- Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển và nâng cao năng lực khám chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân với các thiết bị, công nghệ cao, nâng cao kỹ thuật tay nghề của y, bác sĩ; củng cố hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện. Hình thành khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu với cơ chế xã hội hoá trong các bệnh viện công lập phù hợp và hoạt động có hiệu quả.
- Đẩy mạnh xã hội hoá y tế với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Xây dựng và thực hiện tốt các đề án: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế cấp xã, phường theo chuẩn quốc gia một cách bền vững; Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức viên chức ngành y tế tỉnh; xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng BHYT; khuyến khích phát triển các loại hình BHYT tự nguyện. Đưa các phòng khám đa khoa tư nhân vào khám chữa bệnh BHYT ban đầu cho các đối tượng, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2010.
* Đến năm 2010:
+ Có 40-50% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80% trạm y tế xã có bác sĩ. Khuyến khích, vận động nhiều nguồn lực xã hội để kiên cố hóa các trạm y tế xã.
+ Mỗi huyện có ít nhất 01 trung tâm hoặc phòng khám chữa bệnh đa khoa tư nhân cơ bản đủ các thiết bị hiện đại phù hợp, tỉnh có ít nhất 01 bệnh viện tư nhân. Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với cơ sở y tế ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.
3. Xã hội hoá văn hóa - thông tin
- Huy động nguồn lực xã hội để trùng tu, khai thác tốt hơn các di tích lịch sử văn hoá và danh thắng quốc gia...; tổ chức thu phí qua việc bán vé tham quan để tham gia trùng tu di tích.
- Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; chuyển 01 số cơ sở văn hoá công lập hoạt động hiệu quả thấp sang ngoài công lập. Khuyến khích mở rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện tư nhân.
- Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá, gia đình văn hoá, thôn, buôn, xã, phường văn hoá sức khoẻ đạt chất lượng.
- Huy động nhiều nguồn lực từ cộng đồng tổ chức các hoạt động văn hoá kỷ niệm 400 năm Phú Yên.
4. Về thể dục thể thao
- Huy động các lực lượng xã hội đầu tư, phát triển mạnh các bộ môn và cơ sở tập luyện thể dục thể thao.
- Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng Khu liên hợp TDTT tỉnh, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các công trình TDTT theo quy hoạch với đa dạng hình thức sở hữu, phát triển thị trường dịch vụ TDTT; chuyển 01 số sân bãi luyện tập, thi đấu... cho doanh nghiệp, cá nhân thuê hoặc mượn để tổ chức hoạt động TDTT phù hợp.
Phấn đấu đến năm 2010 đạt 22-25% dân số, số hộ gia đình tham gia tập luyện TDTT thường xuyên; 100% các huyện, thành phố đều có trung tâm TDTT. Đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng ở xã, phường, thị trấn.
II. Nhiệm vụ và giải pháp chính
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về xã hội hóa, để cho mọi cấp, mọi ngành và nhân dân nhận thấy lợi ích của việc XHH.
2. Thực hiện các chính sách hỗ trợ ban đầu có thời hạn cho các cơ sở công lập, bán công sang loại hình ngoài công lập; khuyến khích ưu đãi các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận và được bình đẳng trong việc nhận thầu các dịch vụ do nhà nước đặt hàng. Thực hiện đầy đủ chế độ học phí, viện phí phù hợp.
3. Thực hiện tốt các chủ trương ưu đãi về đất đai, thuế, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ... của Nhà nước ban hành về xã hội hoá. Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về tiếp nhận thuyên chuyển cán bộ từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại.
Giao cho UBND tỉnh sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có hoặc xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho các cá nhân, đơn vị thuê dài hạn với giá ưu đãi để tổ chức hoạt động các cơ sở văn hóa xã hội ngoài công lập.
4. Đối với các biên chế nhà nước ở các cơ sở bán công, công lập chuyển sang dân lập, tư thục được giữ nguyên biên chế, tiền lương và phụ cấp đến khi có hướng dẫn mới của Trung ương.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Cơ quan nhà nước các cấp phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể động viên mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh tham gia thực hiện tốt Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa V, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2007./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 21/2009/NQ-HĐND bổ sung giải pháp thực hiện các Đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và dạy nghề tỉnh Bến Tre; bổ sung các mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 2Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND thống nhất thông qua Đề án phát triển xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Bạc Liêu
- 3Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 4Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Chỉ thị 19/2005/CT-UBND về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 3Nghị quyết 21/2009/NQ-HĐND bổ sung giải pháp thực hiện các Đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và dạy nghề tỉnh Bến Tre; bổ sung các mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 4Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND thống nhất thông qua Đề án phát triển xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Bạc Liêu
- 5Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7Chỉ thị 14/2006/CT-UBND đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 8Chỉ thị 19/2005/CT-UBND về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Nghị quyết 79/2007/NQ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 79/2007/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Đinh Thanh Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định