Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/2022/NQ-HĐND

Nam Định, ngày 06 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quv phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân b vn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 70/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định nguyên tc, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định; Báo cáo thm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định Khóa XIX, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 7 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Như Điều 2; Điều 3;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Thường trực HU, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh, Báo Nam Định;
- Website Chính phủ, Website tỉnh;
- Cổng TTĐT Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lê Quốc Chỉnh

 

QUY ĐỊNH

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Nghị quyết số 71/2022/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định (sau đây viết tắt là Chương trình).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn và đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc lập, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.

Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và chính quyền địa phương tham gia thực hiện Chương trình.

3. Việc phân bổ vốn từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững.

4. Việc phân bổ cụ thể ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách; mục tiêu, nhiệm vụ, dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn; phù hợp với định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực.

5. Không phân bổ vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.

6. Phân bổ vốn cho các sở, ngành, địa phương thực hiện 05 dự án theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo đúng Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch vốn hàng năm thực hiện theo đúng số vốn tại các quyết định giao của Thủ tướng Chính phủ.

2. Vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương: Đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng số vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình.

Chương II

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Điều 5. Căn cứ xác định hệ số phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

1. Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo và số hộ nghèo, hộ cận nghèo của các huyện, thành phố để xác định hệ số, căn cứ vào số liệu công bố kết quả rà soát điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm trước liền kề năm phân bổ ngân sách theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tỉnh Nam Định.

2. Số đơn vị hành chính cấp xã của các huyện, thành phố để xác định hệ số căn cứ vào số liệu thống kê năm trước liền kề năm phân bổ ngân sách do Cục Thống kê tỉnh công bố.

3. Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên trên địa bàn các huyện, thành phố để xác định hệ số căn cứ số liệu thống kê năm trước liền kề năm phân bổ ngân sách của Cục Thống kê tỉnh.

4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi để xác định hệ số căn cứ vào số liệu tổng hợp năm trước liền kề năm phân bổ ngân sách của Sở Y tế.

Điều 6. Định mức, tiêu chí, hệ số, phương pháp tính, xác định phân bổ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương theo từng Dự án và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương.

1. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

a) Định mức: Phân bổ 100% tổng số kinh phí của dự án cho các huyện, thành phố.

b) Tiêu chí và hệ số phân bổ:

Tiêu chí

Hệ số

1. Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

 

- Dưới 4%

0,4

- Từ 4% đến dưới 5%

0,5

- Từ 5% đến dưới 6%

0,6

- Từ 6% trở lên

0,7

2. Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

 

- Dưới 2.000 hộ

0,4

- Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ

0,5

- Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ

0,6

- Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ

0,7

- Từ 5.000 hộ trở lên

0,8

3. Tiêu chí 3: số đơn vị hành chính cấp xã của huyện, thành phố

 

Mỗi đơn vị hành chính cấp xã

0,1

c) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố

Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng huyện, thành phố được tính theo công thức sau: An = Q.Xn.Yn

Trong đó:

An: là vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho huyện, thành phố thứ n.

Xn: là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố thứ n.

Yn: là hệ số tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã của huyện, thành phố thứ n.

Q: là vốn bình quân cho một huyện, thành phố được tính theo công thức:

G: là tổng số vốn ngân sách nhà nước được phân bổ cho các huyện, thành phố để thực hiện Dự án 2 của Chương trình.

2. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

- Định mức: Phân bổ 100% tổng số kinh phí của Dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

- Định mức: Phân bổ tối đa 10% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho Sở Y tế; tối thiểu 90% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho các huyện, thành phố:

Tiêu chí

H số

Tiêu chí 1: Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện, thành phố

 

- Mỗi đơn vị hành chính cấp xã

0,1

Tiêu chí 2: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện, thành phố

 

- Dưới 10%

1

- Từ 10% đến dưới 12%

1,2

- Từ 12% đến dưới 14%

1,4

- Từ 14% trở lên

1,6

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho huyện, thành phố

Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng huyện, thành phố được tính theo công thức sau: Cn = Q . Yn . Zn

Trong đó:

Cn: là vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho huyện, thành phố thứ n.

Yn: là hệ số tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã của huyện, thành phố thứ n.

Zn: là hệ số tiêu chí tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện, thành phố thứ n.

Q: là vốn bình quân cho một huyện, thành phố được tính theo công thức:

G: là tổng số vốn ngân sách nhà nước được phân bổ cho các huyện, thành phố để thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình.

3. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

a) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp

- Định mức: Phân bổ 100% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí phân bổ vốn: Tỷ lệ % giữa tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo của đơn vị cấp huyện trên tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh.

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố.

Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng huyện, thành phố được tính theo công thức sau: Dn = G . Vn

Trong đó:

Dn: là vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho huyện, thành phố thứ n.

G: là tổng số vốn ngân sách nhà nước được phân bổ cho các huyện, thành phố để thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 của Chương trình.

Vn: là tỷ lệ % giữa tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện, thành phố thứ n trên tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh. Vn được tính theo công thức như sau:

Vn =

Nn

x 100%

M

Nn: là tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện, thành phố thứ n; M tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn tỉnh.

b) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

- Định mức: phân bổ 70% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, trong đó: Tối đa 5% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tối thiểu 65% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định; 30% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí và hệ số phân bổ cho các huyện, thành phố:

Tiêu chí

Hệ số

Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

 

- Dưới 4%

0,4

- Từ 4% đến dưới 5%

0,5

- Từ 5% đến dưới 6%

0,6

- Từ 6% trở lên

0,7

Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

 

- Dưới 2.000 hộ

0,4

- Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ

0,5

- Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ

0,6

- Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ

0,7

- Từ 5.000 hộ trở lên

0,8

Tiêu chí 3: Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của huyện, thành phố

 

- Dưới 100.000 người

1,0

- Từ 100.000 người đến dưới 120.000 người

1,3

- Từ 120.000 người đến dưới 140.000 người

1,6

- Từ 140.000 người trở lên

1,9

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố

Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng huyện, thành phố được tính theo công thức sau: En = Q.Xn.In

Trong đó:

En: là vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho huyện, thành phố thứ n.

Xn: là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố thứ n.

In: là hệ số tiêu chí số lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của huyện, thành phố thứ n.

Q: là vốn bình quân cho một huyện, thành phố được tính theo công thức:

G là tổng số vốn ngân sách nhà nước được phân bổ cho các huyện, thành phố để thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4 của Chương trình.

4. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

- Định mức: Phân bổ 30% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho Sở Thông tin truyền thông; 70% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí và hệ số phân bổ cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.

b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

- Định mức: Phân bổ 35% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; 65% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí và hệ số phân bổ cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

5. Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện chương trình

- Định mức: Phân bổ 25% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; 75% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí và hệ số phân bổ cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

- Định mức phân bổ: Phân bổ 15% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, bao gồm: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh; 85% tổng kinh phí của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

- Tiêu chí và hệ số phân bổ cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho các huyện, thành phố: theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

6. Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Hàng năm, ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình. Phân bổ 100% kinh phí đối ứng cho các huyện, thành phố theo công thức:

Td =

Tn

x 0.1 x P

G

Trong đó:

Td: Kinh phí đối ứng của NSĐP thực hiện Dự án/Tiểu dự án của huyện, thành phố thứ n.

Tn: Kinh phí NSTW phân bổ cho huyện, thành phố thứ n để thực hiện Dự án/Tiểu dự án.

G: Tổng số vốn NSTW được phân bổ cho các huyện, thành phố để thực hiện Dự án/Tiểu dự án.

P: Tổng kinh phí NSTW phân bổ cho từng Dự án/Tiểu dự án của toàn tỉnh.

Điều 7. Phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương

- Nguồn vốn ngân sách trung ương: Phân bổ 100% số vốn NSTW hỗ trợ để thực hiện Tiểu dự án 3 “Hỗ trợ việc làm bền vững” thuộc Dự án 4 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” trong Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: Ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021-2025.

Chương III

PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022

Điều 8. Phương án phân bổ vốn giai đoạn 2021-2025

1. Vốn đầu tư phát triển

a) Tổng số vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 là 14.860 triệu đồng.

Trong đó:

Nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ là 13.508 triệu đồng.

Nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình là 1.352 triệu đồng.

b) Phân bổ cho 01 dự án trên địa bàn tỉnh để thực hiện Tiểu dự án 3 “Hỗ trợ việc làm bền vững” trong Dự án 4 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” trong Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Vốn sự nghiệp

Hàng năm, căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách trung ương thực hiện Chương trình, tỉnh sẽ thực hiện phân bổ vốn và bố trí vốn ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình theo Điều 6 Quy định này.

Điều 9. Phương án phân bổ vốn năm 2022

1. Vốn đầu tư phát triển: 1.288 triệu đồng

- Ngân sách trung ương: 1.171 triệu đồng

- Ngân sách địa phương: 117 triệu đồng

Phân bổ cho 01 dự án trên địa bàn tỉnh để thực hiện Tiểu dự án 3 “Hỗ trợ việc làm bền vững” trong Dự án 4 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.

2. Vốn sự nghiệp: 32.449 triệu đồng (Có phụ lục kèm theo), trong đó:

- Ngân sách trung ương: 29.496 triệu đồng

- Ngân sách địa phương: 2.953 triệu đồng

a) Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo: 11.505 triệu đồng

- Ngân sách trung ương: 10.459 triệu đồng

- Ngân sách địa phương: 1.046 triệu đồng

b) Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng: 4.978 triệu đồng

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp: 4.978 triệu đồng

Ngân sách trung ương: 4.525 triệu đồng

Ngân sách địa phương: 453 triệu đồng

c) Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: 10.065 triệu đồng

- Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn: 6.849 triệu đồng

Ngân sách trung ương: 6.226 triệu đồng

Ngân sách địa phương: 623 triệu đồng

- Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững: 3.216 triệu đồng

Ngân sách trung ương: 2.923 triệu đồng

Ngân sách địa phương: 293 triệu đồng

d) Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin: 908 triệu đồng

- Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin: 404 triệu đồng.

Ngân sách trung ương: 367 triệu đồng

Ngân sách địa phương: 37 triệu đồng

- Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều: 504 triệu đồng.

Ngân sách trung ương: 458 triệu đồng

Ngân sách địa phương: 46 triệu đồng

đ) Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình: 4.993 triệu đồng

- Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình: 3.261 triệu đồng.

Ngân sách trung ương: 2.964 triệu đồng

Ngân sách địa phương: 297 triệu đồng

- Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá: 1.732 triệu đồng

Ngân sách trung ương: 1.574 triệu đồng;

Ngân sách địa phương: 158 triệu đồng.

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN SỰ NGHIỆP NĂM 2022 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 71/2022/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2022 của HĐND tỉnh Nam Định)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Đơn vị

Tổng kinh phí CTMTQG giảm nghèo năm 2022

Dự án 2. Đa dng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

Tiểu dự án 1. Hỗ trợ PTSX trong lĩnh vực nông nghiệp

Sự nghiệp kinh tế

Sự nghiệp kinh tế

Tổng

NSTW

NSĐP

Tổng

NSTW

NSĐP

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Sở Lao động - TB & XH

3.082

3.082

0

 

 

 

 

 

 

1.1

Văn phòng Sở Lao động - TB & XH

1.182

1.182

0

 

 

 

 

 

 

1.2

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

1.900

1.900

0

 

 

 

 

 

 

2

Sở Nông nghiệp và PTNT

34

34

0

 

 

 

 

 

 

3

Sở Thông tin và Truyền thông

144

144

0

 

 

 

 

 

 

4

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định

34

34

0

 

 

 

 

 

 

5

Huyện Hải Hậu

5.487

4.936

551

2.043

1.857

186

884

804

80

6

Huyện Giao Thủy

3.395

3.057

338

1.322

1.202

120

572

520

52

7

Huyện Xuân Trường

2.016

1.811

205

801

728

73

347

315

32

8

Huyện Trực Ninh

3.019

2.712

307

1.178

1.071

107

509

463

46

9

Huyện Nam Trực

2.981

2.677

304

1.122

1.020

102

485

441

44

10

Huyện Nghĩa Hưng

3.308

2.974

334

1.346

1.224

122

582

529

53

11

Huyện Ý Yên

4.602

4.138

464

1.862

1.693

169

806

733

73

12

Huyện Vụ Bản

1.383

1.242

141

577

524

53

250

227

23

13

Huyện Mỹ Lộc

842

752

90

353

321

32

153

139

14

14

TP Nam Định

2.122

1.903

219

901

819

82

390

354

36

Tổng số

32.449

29.496

2.953

11.505

10.459

1.046

4.978

4.525

453

 

STT

Đơn vị

Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

Tổng

NSTW

NSĐP

Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

Sự nghiệp kinh tế

Tổng

NSTW

NSĐP

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Sở Lao động- TB&XH

2.046

2.046

 

 

 

 

2.046

2.046

 

1.1

Văn phòng Sở Lao động - TB & XH

146

146

 

 

 

 

146

146

 

1.2

Trung tâm Dịch vụ việc làm tnh

1.900

1.900

 

 

 

 

1.900

1.900

 

2

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Huyện Hải Hậu

1.734

1.544

190

1.529

1.390

139

205

154

51

6

Huyện Giao Thủy

968

863

105

860

782

78

108

81

27

7

Huyện Xuân Trường

543

481

62

470

427

43

73

54

19

8

Huyện Trực Ninh

855

756

99

724

658

66

131

98

33

9

Huyện Nam Trực

920

815

105

789

717

72

131

98

33

10

Huyện Nghĩa Hưng

837

740

97

706

642

64

131

98

33

11

Huyện Ý Yên

1.180

1.045

135

1.007

915

92

173

130

43

12

Huyện Vụ Bản

323

285

38

266

242

24

57

43

14

13

Huyện Mỹ Lộc

192

166

26

135

123

12

57

43

14

14

TP Nam Định

467

408

59

363

330

33

104

78

26

Tổng số

10.065

9.149

916

6.849

6.226

623

3.216

2.923

293

 

STT

Đơn vị

Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Tổng

NSTW

NSĐP

Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin

Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Sự nghiệp văn hóa thông tin

Sự nghiệp văn hóa thông tin

Tổng

NSTW

NSĐP

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Sở Lao động - TB & XH

160

160

 

 

 

 

160

160

 

1.1

Văn phòng Sở Lao động - TB & XH

160

160

 

 

 

 

160

160

 

1.2

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Sở Thông tin và Truyền thông

110

110

 

110

110

 

 

 

 

4

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Huyện Hải Hậu

113

99

14

52

46

6

61

53

8

6

Huyện Giao Thủy

72

63

9

33

29

4

39

34

5

7

Huyện Xuân Trường

45

39

6

21

18

3

24

21

3

8

Huyện Trực Ninh

66

57

9

30

26

4

36

31

5

9

Huyện Nam Trực

63

54

9

29

25

4

34

29

5

10

Huyện Nghĩa Hưng

74

65

9

34

30

4

40

35

5

11

Huyện Ý Yên

103

90

13

48

42

6

55

48

7

12

Huyện Vụ Bản

32

28

4

15

13

2

17

15

2

13

Huyện Mỹ Lộc

20

17

3

9

8

1

11

9

2

14

TP Nam Định

50

43

7

23

20

3

27

23

4

Tổng số

908

825

83

404

367

37

504

458

46

 

STT

Đơn vị

Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

Tổng

NSTW

NSĐP

Tiểu dự án 1. Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

Tiểu dự án 2. Giám sát, đánh giá

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

Tổng

NSTW

NSĐP

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Sở Lao động - TB & XH

876

876

0

741

741

 

135

135

 

1.1

Văn phòng Sở Lao động - TB & XH

876

876

0

741

741

 

135

135

 

1.2

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Sở Nông nghiệp và PTNT

34

34

0

0

 

 

34

34

 

3

Sở Thông tin và Truyền thông

34

34

0

0

 

 

34

34

 

4

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định

34

34

0

0

 

 

34

34

 

5

Huyện Hải Hậu

713

632

81

448

395

53

265

237

28

6

Huyện Giao Thủy

461

409

52

289

255

34

172

154

18

7

Huyện Xuân Trường

280

248

32

176

155

21

104

93

11

8

Huyện Trực Ninh

411

365

46

258

228

30

153

137

16

9

Huyện Nam Trực

391

347

44

246

217

29

145

130

15

10

Huyện Nghĩa Hưng

469

416

53

295

260

35

174

156

18

11

Huyện Ý Yên

651

577

74

408

360

48

243

217

26

12

Huyện Vụ Bản

201

178

23

126

111

15

75

67

8

13

Huyện Mỹ Lộc

124

109

15

77

68

9

47

41

6

14

TP Nam Định

314

279

35

197

174

23

117

105

12

Tổng số

4.993

4.538

455

3.261

2.964

297

1.732

1.574

158

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 71/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định

  • Số hiệu: 71/2022/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 06/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
  • Người ký: Lê Quốc Chỉnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản