Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 70/2018/QH14

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2018

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 40/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018, Báo cáo số 513/BC-CP ngày 18 tháng 10 năm 2018, Tờ trình số 45/TTr-CP ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 1277/BC-UBTCNS14 ngày 20 tháng 10 năm 2018, Báo cáo thẩm tra số 1279/BC-UBTCNS14 ngày 20 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 350/BC-UBTVQH14 ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019

1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.300 tỷ đồng (một triệu, bốn trăm mười một nghìn, ba trăm tỷ đồng).

2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng (một triệu, sáu trăm ba mươi ba nghìn, ba trăm tỷ đồng).

3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng (hai trăm hai mươi hai nghìn tỷ đồng), tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:

Bội chi ngân sách trung ương là 209.500 tỷ đồng (hai trăm linh chín nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 3,4%GDP;

Bội chi ngân sách địa phương là 12.500 tỷ đồng (mười hai nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 0,2%GDP.

4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 425.252 tỷ đồng (bốn trăm hai mươi lăm nghìn, hai trăm năm mươi hai tỷ đồng).

(Kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3 và 4)

Điều 2. Sử dụng nguồn kinh phí còn lại và chuyển nguồn kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2017

1. Cho phép sử dụng 10.380 tỷ đồng kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2017 để xử lý cho các nhiệm vụ: bù giảm thu cân đối ngân sách trung ương là 5.894 tỷ đồng; hỗ trợ bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương là 2.815 tỷ đồng; hỗ trợ một số địa phương thiếu nguồn thực hiện chính sách tiền lương là 1.671 tỷ đồng. Số kinh phí này quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2017.

2. Giao Chính phủ rà soát khoản kinh phí 12.254,9 tỷ đồng theo Tờ trình số 45/TT-CP ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ để sử dụng đến hết niên độ ngân sách năm 2018 và quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2018. Trường hợp không giải ngân hết, thực hiện hủy dự toán theo quy định.

(Kèm theo Phụ lục số 5)

Điều 3. Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

1. Bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 138,592 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (hợp phần triển khai tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) từ nguồn dự phòng chung vốn ngoài nước của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

2. Bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 79,854 tỷ đồng dự toán thu và chi đầu tư phát triển từ nguồn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai-len để đầu tư cho dự án hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn.

3. Bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 vốn nước ngoài từ nguồn điều chuyển số vốn đã giao kế hoạch trung hạn cho tỉnh Cao Bằng 8,272 tỷ đồng, Bắc Kạn 14,889 tỷ đồng để thực hiện dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) của tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.

4. Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 70 tỷ đồng dự toán thu và chi thường xuyên từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Bỉ cho tỉnh Bình Thuận để thực hiện Dự án quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu.

Điều 4. Giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2019

1. Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; cơ cấu lại các khoản thu; mở rộng cơ sở thu. Nghiên cứu, rà soát các nội dung liên quan đến ưu đãi đầu tư, một số khoản thu để lại chưa được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, quyết liệt chống thất thu thuế, chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ lệ nợ thuế; mở rộng triển khai hóa đơn điện tử. Không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước trừ trường hợp điều chỉnh chính sách thu theo các cam kết hội nhập.

3. Thực hiện thu cân đối ngân sách nhà nước đối với toàn bộ phần lãi dầu, khí nước chủ nhà và lợi nhuận được chia từ Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro); bố trí chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước tương ứng 32% khoản thu này để đầu tư các dự án trọng điểm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Thực hiện thu cân đối ngân sách nhà nước nguồn lợi nhuận còn lại theo quy định tại Điều 34 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; bố trí chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cho Bộ Quốc phòng tương ứng 30% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; đẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xe công; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại, kết nối thông suốt, đi đôi với tăng cường giám sát trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Rà soát lại các chương trình mục tiêu để bãi bỏ các nội dung chồng chéo, kém hiệu quả.

5. Tăng cường quản lý, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước, đặc biệt là quản lý chặt chẽ về suất vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. Bổ sung các định mức kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, góp phần giảm chi phí đầu tư. Thực hiện nghiêm quy định về việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

6. Tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2019 không quá 40.000 tỷ đồng để đầu tư cho các chương trình, dự án đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

Tiếp tục sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, y tế công lập, chương trình xây dựng nông thôn mới; sau khi đã bố trí vốn bảo đảm hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên, được bố trí cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.

7. Hoàn thiện các văn bản quy định và đẩy mạnh tiến độ thực hiện về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập của từng lĩnh vực, bảo đảm tính đồng bộ, kịp thời. Rà soát, tổ chức sắp xếp lại, đổi mới cơ chế hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cơ chế tài chính đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị trong một số ngành, lĩnh vực bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

8. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

Giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

9. Tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, ưu tiên dành nguồn cải cách tiền lương.

Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.

Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

10. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; có biện pháp tích cực để giảm bội chi. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ nhằm bảo đảm không vượt quá giới hạn về trần nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội.

11. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; khẩn trương nghiên cứu, sớm trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 5. Giám sát và kiểm toán việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc thực hiện các quy định của Nghị quyết này.

2. Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, tiến hành kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 09 tháng 11 năm 2018.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

PHỤ LỤC SỐ 1

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2019

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.411.300

1

Thu nội địa

1.173.500

2

Thu từ dầu thô

44.600

3

Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

189.200

4

Thu viện trợ

4.000

B

TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.633.300

1

Chi đầu tư phát triển

429.300

2

Chi dự trữ quốc gia

1.100

3

Chi trả nợ lãi

124.884

4

Chi viện trợ

1.300

5

Chi thường xuyên

999.466

6

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế (1)

43.350

7

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

8

Dự phòng ngân sách nhà nước

33.800

C

BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

222.000

(Tỷ lệ bội chi so GDP)

3,6%

1

Bội chi ngân sách trung ương

209.500

2

Bội chi ngân sách địa phương (2)

12.500

D

CHI TRẢ NỢ GỐC

196.799

1

Chi trả nợ gốc ngân sách trung ương

181.971

- Từ nguồn vay để trả nợ gốc

181.971

2

Chi trả nợ gốc ngân sách địa phương

14.828

- Từ nguồn vay để trả nợ gốc

12.187

- Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư

2.641

Đ

TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

425.252

1

Vay để bù đắp bội chi

224.094

2

Vay để trả nợ gốc (3)

201.158

Ghi chú:

(1) Trong đó 50% tăng thu dự toán ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương là 27.150 tỷ đồng.

(2) Chênh lệch giữa số bội chi, bội thu của các địa phương.

(3) Bao gồm phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để nhận nợ với Bảo hiểm Xã hội đối với khoản đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

PHỤ LỤC SỐ 2

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2019

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.411.300

I

Thu nội địa

1.173.500

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

177.709

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

213.734

3

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

241.530

4

Thuế thu nhập cá nhân

113.174

5

Thuế bảo vệ môi trường

68.926

6

Các loại phí, lệ phí

75.214

Trong đó: Lệ phí trước bạ

34.268

7

Các khoản thu về nhà, đất

115.155

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

5

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.603

- Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

21.953

- Thu tiền sử dụng đất

90.000

- Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1.594

8

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

29.000

9

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước

4.069

10

Thu khác ngân sách

24.563

11

Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

927

12

Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước

109.500

- Thu hồi vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế

50.000

- Thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước

59.500

II

Thu từ dầu thô

44.600

III

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

189.200

1

Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

300.500

- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu

219.400

- Thuế xuất khẩu

8.228

- Thuế nhập khẩu

57.180

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu

14.860

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu

832

2

Hoàn thuế giá trị gia tăng

-111.300

IV

Thu viện trợ

4.000

PHỤ LỤC SỐ 3

CÂN ĐỐI NGUỒN THU, CHI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2019

A

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

I

Tổng nguồn thu ngân sách trung ương

810.099

1

Thu thuế, phí và các khoản thu khác

806.099

2

Thu từ nguồn viện trợ

4.000

II

Tổng chi ngân sách trung ương

1.019.599

1

Chi ngân sách trung ương theo phân cấp (không kể bổ sung cho ngân sách địa phương)

698.245

2

Chi bổ sung cho ngân sách địa phương.

321.354

- Chi bổ sung cân đối

211.451

- Chi bổ sung có mục tiêu

109.903

III

Bội chi ngân sách trung ương

209.500

B

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

I

Tổng nguồn thu ngân sách địa phương

922.555

1

Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp

601.201

2

Thu bổ sung từ ngân sách trung ương

321.354

- Thu bổ sung cân đối

211.451

- Thu bổ sung có mục tiêu

109.903

II

Tổng chi ngân sách địa phương

935.055

1

Chi cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp (không kể từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương)

825.152

2

Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương

109.903

III

Bội chi ngân sách địa phương

12.500

PHỤ LỤC SỐ 4

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

SỐ TT

NỘI DUNG

NSNN

CHIA RA

NSTW

NSĐP

TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.633.300

808.148

825.152

I

Chi đầu tư phát triển

429.300

196.900

232.400

II

Chi dự trữ quốc gia

1.100

1.100

III

Chi trả nợ lãi

124.884

121.900

2.984

IV

Chi viện trợ

1.300

1.300

V

Chi thường xuyên

999.466

454.748

544.718

Trong đó:

- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

244.835

28.335

216.500

- Chi khoa học và công nghệ

12.825

9.895

2.930

VI

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

43.350

16.200

(1) 27.150

VII

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

100

VIII

Dự phòng ngân sách nhà nước

33.800

16.000

17.800

Ghi chú: (1) 50% tăng thu dự toán ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương.

PHỤ LỤC SỐ 5

CHUYỂN NGUỒN KINH PHÍ THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 SANG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Đơn vị

Số tiền

Tổng số

12.254.912

I

Kinh phí có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản

10.862.773

1

Các nhiệm vụ chi xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa trong lĩnh vực quốc phòng

Bộ Quốc phòng

9.781.997

2

Chi sửa chữa lớn nhà công vụ, nhà làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng

Văn phòng Trung ương Đảng

37.330

3

Kinh phí xây dựng mộ, nghĩa trang liệt sĩ, khu thương binh (nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng)

Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội

41.952

4

Kinh phí dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương

Văn phòng Chính phủ

92.395

5

Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ

Bộ Giao thông vận tải

236.496

6

Kinh phí nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải

Bộ Giao thông vận tải

540.142

7

Kinh phí xây dựng trụ sở từ nguồn kinh phí 5% trích từ số tiền phát hiện kiến nghị nộp ngân sách nhà nước

Kiểm toán Nhà nước

26.461

8

Kinh phí xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình đảm bảo an ninh, trật tự

Bộ Công an

106.000

II

Kinh phí mua sắm hàng hóa, dịch vụ

1.392.139

9

Mua sắm vật tư, phương tiện, trang thiết bị của lực lượng công an

Bộ Công an

913.000

10

Kinh phí Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, số hóa, lưu trữ thông tin dữ liệu hồ sơ người có công (nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng)

Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội

53.021

11

Kinh phí xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa nước trên các lưu vực sông liên tỉnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

30.000

12

Kinh phí thực hiện đặt hàng sản xuất phim

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

167.451

13

Kinh phí may trang phục toàn ngành Kiểm sát

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

10.745

14

Kinh phí may trang phục toàn ngành Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao

190.574

15

Kinh phí may trang phục cho cán bộ công chức và người lao động trong hệ thống thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp

27.348

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 do Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 70/2018/QH14
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/11/2018
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1125 đến số 1126
  • Ngày hiệu lực: 24/12/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản