- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 3Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 03/2008/QĐ-BXD quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7Luật Xây dựng 2014
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2015/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2015 |
THÔNG QUA QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 12 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Xét Tờ trình số 20/TTr-UBND ngày 25/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 (có tóm tắt Quy hoạch kèm theo).
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XII, Kỳ họp thứ 12 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 07 tháng 5 năm 2015./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2035
Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 67/2015/NQ-HĐND ngày …/5/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Phạm vi quy hoạch vùng tỉnh Thái Nguyên được xác định trên cơ sở diện tích toàn tỉnh Thái Nguyên hiện hữu. Tổng diện tích vùng lập quy hoạch là 3.533,1891km2. Tổng dân số năm 2013 của vùng lập quy hoạch là 1.155.991 người.
Mật độ dân số là 327 người/km2.
3. Tính chất của vùng lập quy hoạch
- Là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi trường an toàn, bền vững; là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy tín lớn ở trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc.
- Là vùng đối trọng phía Bắc, phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ y tế, giáo dục, cửa ngõ phía Bắc vùng Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh cho cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
4. Các định hướng phát triển vùng
- Khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất.
- Tăng cường liên kết, phân công, hợp tác, chia sẻ trong vùng Thủ đô, xây dựng khung kết cấu hạ tầng hiệu quả.
- Xây dựng các dự án động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Huy động nguồn lực phát triển.
- Xây dựng chính sách quản lý hiệu quả.
- Hình thành mới một số đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phù hợp với phân cấp, phân loại đô thị của quốc gia, vùng, tỉnh.
5.1. Dự báo về dân số
- Năm 2020, quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1.263.900 người, dân số đô thị khoảng 455.004 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 36%.
- Năm 2025, quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1.328.000 người, dân số đô thị khoảng 537.840 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,5%.
- Năm 2030 quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1.388.850 người, dân số đô thị khoảng 624.983 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%.
- Năm 2035 quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1.451.050 người, dân số đô thị khoảng 725.525 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50%.
5.2. Dự báo về phát triển đô thị và phân loại đô thị
- Năm 2020: Tổng số đô thị toàn tỉnh đạt 16 đô thị, trong đó loại I là 1 đô thị, loại II là 1 đô thị, loại IV là 6 đô thị và loại V là 8 đô thị.
- Năm 2025: Tổng số đô thị toàn tỉnh đạt 18 đô thị, trong đó đô thị loại I là 1 đô thị, loại II là 1 đô thị, loại IV là 7 đô thị và loại V là 9 đô thị.
- Năm 2030: Tổng số đô thị toàn tỉnh đạt 18 đô thị, trong đó đô thị loại I là 1 đô thị, loại II là 1 đô thị, loại III là 2 đô thị, loại IV là 5 đô thị và loại V là 9 đô thị.
- Năm 2035: Tổng số đô thị toàn tỉnh đạt là 18 đô thị, trong đó đô thị loại I là 1 đô thị, loại II là 1 đô thị, loại III là 2 đô thị, loại IV là 10 đô thị và loại V là 4 đô thị.
5.3. Dự báo về nhu cầu đất xây dựng
Đến năm 2020, khoảng 12.500 ha - 13.000 ha;
Năm 2025, khoảng 15.000 ha - 15.500 ha;
Năm 2030, khoảng 17.500 ha - 18.000 ha;
Năm 2035, khoảng 21.000 ha - 22.000 ha.
6. Định hướng phát triển không gian vùng
6.1. Phân vùng chức năng
Vùng tỉnh Thái Nguyên được phân thành 4 vùng không gian là:
- Phân vùng đô thị-công nghiệp-dịch vụ (Phân vùng trung tâm): Bao gồm thành phố Thái Nguyên và một số xã của huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương giáp thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, một phần (phía Tây) của huyện Phú Bình, một phần (phía Đông) huyện Phổ Yên. Là vùng không gian xây dựng tập trung về đô thị, dịch vụ, tổ hợp công nghiệp cấp quốc gia và vùng.
Là trung tâm động lực tăng trưởng của tỉnh, có vị thế cấp vùng, là một cửa ngõ của vùng Thủ đô Hà Nội. Là vùng sử dụng đất tập trung, mật độ cao.
- Phân vùng phát triển hỗn hợp: Gồm huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương và một số xã của huyện Đại Từ. Là vùng không gian phát triển hỗn hợp (công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, phát triển dịch vụ, phát triển nông sản hàng hóa, sản xuất chè xanh, chè đen và các loại cây ăn quả). Quỹ đất có thể đầu tư phát triển một số cụm công nghiệp đa ngành nội tỉnh và dịch vụ địa bàn. Là vùng sử dụng đất hỗn hợp, mật độ trung bình và thấp.
- Phân vùng du lịch phía Tây: Gồm huyện Định Hóa và một số xã của huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên. Là vùng chủ đạo phát triển các không gian dịch vụ du lịch, không gian bảo tồn di tích lịch sử cách mạng ATK và các vùng cảnh quan, sinh thái tự nhiên. Sản xuất nông lâm nghiệp theo hình thức kinh tế vườn đồi trang trại. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng. Là vùng sử dụng đất hạn chế, mật độ rất thấp.
- Phân vùng sinh thái phía Đông (huyện Võ Nhai): Là vùng bảo vệ rừng quốc gia, rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Sản xuất nông lâm nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; khai thác vật liệu xây dựng. Là vùng sử dụng đất hạn chế, mật độ cực thấp.
6.2. Phân bố các khu, cụm sản xuất, cơ sở kinh tế
- Toàn tỉnh quy hoạch khoảng 2.581 ha diện tích đất cho các khu, cụm công nghiệp, phù hợp với quy hoạch công nghiệp được tỉnh phê duyệt.
- Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, phân phối hiện đại, cải tạo và xây dựng mới hệ thống chợ tại khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các thị trấn và các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung của tỉnh. Thực hiện đồng bộ các chương trình phát triển chợ nông thôn, kết hợp xây dựng các kho hàng, các trung tâm phân phối phù hợp, tại khu vực nông thôn và vùng núi.
- Gìn giữ và phát triển 5 không gian du lịch trọng điểm là: Hồ Núi Cốc; ATK Định Hóa; Không gian du lịch thành phố Thái Nguyên và phụ cận; Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng; Vườn Quốc gia Tam Đảo. Gắn kết với các tuyến du lịch liên kết và các trung tâm dịch vụ du lịch (đô thị Thái Nguyên, Núi Cốc, Phổ Yên, Chợ Chu và Đình Cả).
- Bảo vệ và gìn giữ tài nguyên rừng, phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu cân bằng sinh thái. Định hướng sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch nông nghiệp đã được tỉnh phê duyệt.
- Các trọng điểm đầu tư phát triển: Tổ hợp đô thị công nghiệp Yên Bình với hạt nhân là dự án Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung-Thái Nguyên; phát triển du lịch Hồ Núi Cốc, gắn với việc hình thành đô thị du lịch; khai thác khoáng sản ở huyện Đại Từ và huyện Đồng Hỷ góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội; phát triển, mở rộng thành phố Thái Nguyên xứng tầm vị thế, ảnh hưởng trong vùng; Hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao tại Yên Bình và tại các khu vực ngoại thành của thành phố Thái Nguyên, các khu vực phụ cận thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công.
7. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn
7.1. Tổ chức hệ thống đô thị
Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống đô thị các cấp là:
- 04 đô thị trung tâm vùng tỉnh là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, đô thị Phổ Yên, đô thị Núi Cốc.
- 06 đô thị trung tâm hành chính huyện (huyện lỵ) là Hùng Sơn huyện Đại Từ, Hương Sơn huyện Phú Bình, Chùa Hang - Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ, Đình Cả huyện Võ Nhai, Đu huyện Phú Lương, Chợ Chu huyện Định Hóa.
- 03 đô thị thuộc huyện là Giang Tiên huyện Phú Lương, Trại Cau và Sông Cầu huyện Đồng Hỷ.
- 05 đô thị mới là Yên Bình huyện Phổ Yên và Phú Bình, La Hiên - Quang Sơn huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, Cù Vân, Yên Lãng huyện Đại Từ, Trung Hội huyện Định Hóa.
a) Tính chất của các đô thị tỉnh Thái Nguyên
TT | Tên đô thị | Trực thuộc | Tính chất |
1 | Thành phố Thái Nguyên | Tỉnh | Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - thể dục thể thao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế của quốc gia và quốc tế; là một cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội; là cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. |
2 | Thành phố Sông Công | Tỉnh | Là một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. |
3 | Thị xã Núi Cốc | Tỉnh | Là đô thị du lịch của quốc gia, khai thác hiệu quả lợi thế du lịch sinh thái khu vực hồ Núi Cốc và sườn Đông dãy Tam Đảo. |
4 | Thị xã Phổ Yên | Tỉnh | Là trung tâm tiếp nhận, chuyển giao và lan tỏa công nghệ hiện đại của tỉnh. Xây dựng đồng bộ đô thị văn minh, hiện đại. |
5 | Đô thị Yên Bình | Tỉnh | Đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại. |
6 | Thị trấn Hương Sơn | Huyện Phú Bình | Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Phú Bình. |
7 | Thị trấn Đu | Huyện Phú Lương | Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Phú Lương; là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên |
8 | Thị trấn Giang Tiên | Huyện Phú Lương | Là đô thị dịch vụ, thương mại. |
9 | Thị trấn Trại Cau | Huyện Đồng Hỷ | Là đô thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại. |
10 | Thị trấn Sông Cầu | Huyện Đồng Hỷ | Là đô thị dịch vụ, thương mại. |
11 | Đô thị Chùa Hang - Hóa Thượng | Huyện Đồng Hỷ | Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Đồng Hỷ. |
12 | Thị trấn Hùng Sơn | Huyện Đại Từ | Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Đại Từ; trung tâm tiểu vùng phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên. |
13 | Đô thị Yên Lãng | Huyện Đại Từ | Là đô thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại. |
14 | Đô thị Cù Vân | Huyện Đại Từ | Là đô thị dịch vụ, thương mại. |
15 | Thị trấn Chợ Chu | Huyện Định Hóa | Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Định Hóa; là cửa ngõ quan trọng của huyện giao lưu với thành phố Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. |
16 | Đô thị Trung Hội | Huyện Định Hóa | Là đô thị dịch vụ, thương mại. |
17 | Thị trấn Đình Cả | Huyện Võ Nhai | Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Võ Nhai. |
18 | Đô thị La Hiên - Quang Sơn | Huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ | Là đô thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại. |
b) Quy mô, cấp loại đô thị toàn tỉnh Thái Nguyên theo các giai đoạn quy hoạch
TT | Tên đô thị | Năm 2020 | Năm 2025 | Năm 2030 | Năm 2035 | ||||
Loại đô thị | Dân số | Loại đô thị | Dân số | Loại đô thị | Dân số | Loại đô thị | Dân số | ||
1 | Thành phố Thái Nguyên | I | 400.000 | I | 450.000 | I | 500.000 | I | 600.000 |
2 | Thành phố Sông Công | II | 150.000 | II | 155.000 | II | 160.000 | II | 165.000 |
3 | Thị xã Núi Cốc | IV | 75.000 | IV | 80.000 | IV | 85.000 | III | 100.000 |
4 | Thị xã Phổ Yên | IV | 120.000 | IV | 130.000 | IV | 150.000 | III | 155.000 |
5 | Đô thị Yên Bình | V | 70.000 | IV | 80.000 | IV | 90.000 | IV | 100.000 |
6 | Thị trấn Hương Sơn | IV | 25.000 | IV | 31.000 | IV | 37.000 | IV | 43.000 |
7 | Thị trấn Đu | IV | 25.000 | IV | 31.000 | IV | 37.000 | IV | 43.000 |
8 | Thị trấn Giang Tiên | V | 5.000 | V | 6.000 | V | 7.000 | IV | 25.000 |
9 | Thị trấn Trại Cau | V | 5.000 | V | 5.500 | V | 7.000 | IV | 25.000 |
10 | Thị trấn Sông Cầu | V | 4.500 | V | 5.000 | V | 6.000 | V | 7.000 |
11 | Đô thị Chùa Hang - Hóa Thượng | IV | 25.000 | IV | 31.000 | IV | 35.000 | IV | 40.000 |
12 | Thị trấn Hùng Sơn | IV | 25.000 | IV | 32.000 | IV | 39.000 | IV | 45.000 |
13 | Đô thị Yên Lãng |
| 0 | V | 3.000 | V | 4.000 | V | 5.000 |
14 | Đô thị Cù Vân | V | 4.000 | V | 5.000 | V | 6.000 | V | 7.000 |
15 | Thị trấn Chợ Chu | V | 6.500 | V | 7.000 | V | 8.000 | IV | 25.000 |
16 | Đô thị Trung Hội |
| 0 | V | 3.000 | V | 4.000 | V | 5.000 |
17 | Thị trấn Đình Cả | V | 5.004 | V | 6.340 | V | 7.000 | IV | 25.000 |
18 | Đô thị La Hiên - Quang Sơn | V | 5.000 | V | 7.000 | V | 8.983 | IV | 25.000 |
| Tổng cộng |
| 950.004 |
| 1.067.840 |
| 1.190.983 |
| 1.440.000 |
7.2. Tổ chức khu dân cư nông thôn
Hệ thống các điểm dân cư nông thôn được bố trí trên cơ sở các định hướng về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế toàn tỉnh cũng như hiện trạng phân bố dân cư. Địa điểm xây dựng các khu dân cư nông thôn phải hạn chế tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, thuận tiện trong kết nối giao thông, phù hợp với tập quán sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng yêu cầu theo các tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các trung tâm hành chính - chính trị, hệ thống các công trình giáo dục - đào tạo, công trình y tế, văn hóa- thể dục thể thao, thương mại - dịch vụ được thực hiện theo các quy hoạch chuyên ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt.
9. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng
9.1. Giao thông
a) Hệ thống giao thông quốc gia: Từng bước xây dựng hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy trong vùng theo chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia, quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 - Vùng thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt.
- Đường bộ: Các tuyến nâng cấp cải tạo gồm có Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B. Tiếp tục hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn. Các tuyến xây mới gồm tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên; tuyến vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên - Vĩnh Phúc. Nâng cấp đường tỉnh lộ 269 lên thành Quốc lộ 17 kết nối với tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
- Đường sắt: Nâng cấp cải tạo hai tuyến đường sắt hiện có là tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Kép - Lưu Xá. Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái để kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; tuyến đường sắt nội vùng Hà Nội kết nối từ ga Bắc Hồng đến trung tâm thành phố Thái Nguyên.
- Đường thủy: Đầu tư mở rộng cụm cảng Đa Phúc theo quy hoạch được duyệt; duy tu, nạo vét luồng lạch thường xuyên đạt tiêu chuẩn sông cấp III từ ngã ba sông Cầu, sông Công về đến các cảng trong cụm cảng Đa Phúc. Nâng cấp cảng Núi Cốc để phục vụ du lịch.
- Bến xe: Xây mới 3 bến xe khách liên tỉnh, đạt bến xe loại I.
b) Hệ thống giao thông vùng tỉnh: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện hiện có; đầu tư xây mới một số tuyến đường tỉnh trên cơ sở tuyến đường huyện hiện có. Hệ thống đường đô thị được thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn của các đô thị xây dựng mới. Các khu vực đô thị nâng cấp, cải tạo yêu cầu đảm bảo lộ giới tối thiểu phù hợp với từng cấp đường, đồng thời bám sát hiện trạng. Đảm bảo mỗi huyện sẽ có ít nhất 1 - 2 bến xe đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên.
9.2. Chuẩn bị kỹ thuật
a) Các khu vực cấm và hạn chế xây dựng
- Các khu vực trong hành lang thoát lũ và khu vực đệm. Khu đệm (30m) giữa chỉ giới xây dựng và chỉ giới thoát lũ, chỉ khai thác xây dựng đường quản lý quy hoạch kết hợp giao thông ven sông hoặc tạo hành lang xanh.
- Không xây dựng công trình trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện, hành lang an toàn đê điều.
- Không xây dựng khu vực ven núi đất có khả năng bị lở, trượt, khu vực thường xuyên bị lũ quét. Di dân ra khỏi các khu vực đã bị lũ quét và có nguy cơ bị lũ quét như các khu vực ven sườn núi cao và ven thung lũng suối.
b) Giải pháp phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai
- Tăng cường bảo vệ và đẩy mạnh tốc độ trồng mới rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn; tổ chức quản lý khai thác hợp lý, có hiệu quả lưu vực sông Công, sông Cầu.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống đê ngăn lũ; xây dựng thêm các hồ phía thượng nguồn; cải tạo nâng cấp các hồ đập hiện có.
- Xây dựng bổ sung các trạm bơm cho những khu vực không thể thoát nước tự nhiên, cải tạo nâng cấp các trạm bơm cũ đã xuống cấp và thiếu công suất.
- Nạo vét luồng lạch lòng sông, cải tạo hệ thống cầu cống dọc các tuyến đường đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh.
c) Định hướng thoát nước mưa tại các đô thị
- Xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống thoát nước các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên đạt từ 60 ÷ 100% đường giao thông nội thị có cống thoát nước mưa.
- Trong các khu phố cũ, cải tạo hệ thống thoát nước thành hệ thống nửa riêng; các khu vực xây dựng mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
d) Định hướng nền xây dựng cho các đô thị: Giải pháp quy hoạch cao độ nền cần bảo vệ khu vực xây dựng đô thị không ngập lụt bởi mực nước tính toán theo tần suất được quy định tại QCVN 01:2008, theo từng giai đoạn quy hoạch.
9.3. Cấp nước:
a) Nhu cầu dùng nước: Dự báo tổng nhu cầu cấp nước toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025: 312.700 m3/ngđ, đến năm 2035: 464.000 m3/ngđ.
b) Toàn tỉnh được chia ra làm 3 vùng cấp nước chính:
- Vùng I (Vùng thành phố Thái Nguyên) được cấp nước từ 04 Nhà máy nước hiện có với tổng công suất là 44.500 m3/ngđ và 03 nhà máy nước xây dựng mới là: Núi Cốc 1 (90.000-100.000 m3/ngđ); Bình Thuận (4.500 m3/ngđ); Núi Cốc 2 (50.000 m3/ngđ). Trạm bơm tăng áp Cù Vân (500-1.000 m3/ngày); Nguồn nước cấp vùng I chủ yếu là nước mặt hồ Núi Cốc và một phần nước ngầm tại thành phố Thái Nguyên.
- Vùng II (Vùng Nam Thái Nguyên) được cấp nước từ 04 Nhà máy nước trong đó: Nhà máy nước Sông Công I cải tạo mở rộng nâng công suất từ 15.000 lên 40.000 m3/ngđ; xây dựng Nhà máy nước Sông Công II công suất 20.000 m3/ngđ; xây dựng mới Nhà máy nước Yên Bình công suất 65.000 - 120.000 m3/ngđ; cải tạo trạm cấp nước Hương Sơn thành trạm bơm tăng áp công suất 5.500 - 7.500 m3/ngđ với nguồn nước từ Nhà máy nước Sông Công II. Nguồn nước thô cấp cho vùng II được lấy từ sông Công và được điều tiết qua hồ Núi Cốc và hồ điều hòa Yên Bình.
- Vùng III (các đô thị còn lại trong tỉnh) được cấp nước từ 10 Nhà máy nước với tổng công suất 17.500 - 38.000 m3/ngđ, trong đó: Nâng cấp cải tạo mở rộng 06 Nhà máy nước hiện có và xây mới 06 Nhà máy nước với công suất mỗi Nhà máy nước từ 300 - 7.500 m3/ngđ. Nguồn nước cấp cho vùng III chủ yếu là nước ngầm tại chỗ và một phần từ nguồn nước mặt sông Công.
Khu vực nông thôn: Các xã vùng ven đô có thể sử dụng hệ thống cấp nước tập trung của đô thị. Khu vực nông thôn miền núi sử dụng nước từ các hồ chứa nước, các khe suối thông qua các công trình cấp nước tự chảy, các công trình cấp nước tập trung ven đô. Tiếp tục phát triển các dự án thuộc chương trình và mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
9.4. Cấp điện
- Tổng nhu cầu cấp điện toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 khoảng 828MW, đến năm 2025 khoảng 1.100MW, đến năm 2035 khoảng 1.500MW.
- Nguồn điện đến năm 2025: Điện cấp cho phụ tải tỉnh Thái Nguyên vẫn từ 2 nguồn cấp: Nguồn điện mua Trung Quốc (mua đến hết năm 2017) và nguồn điện Việt Nam (Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy nhiệt điện An Khánh và thủy điện Hồ Núi Cốc; Trạm 220kV Thái Nguyên 2x250MVA; Trạm 220kV Sóc Sơn qua đường dây 110kV Sóc Sơn - Gò Đầm; Trạm 220kV Lưu Xá).
- Các trạm, lưới điện 110kV phát triển theo tổng sơ đồ VII đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và được điều chỉnh theo nhu cầu công suất thực tiễn.
- Nguồn điện đến năm 2035: Dự kiến xây dựng Trạm 500kV Thái Nguyên; các trạm 220kV (Thái Nguyên, Lưu Xá, Phú Bình); Trạm 500kV sẽ được xem xét cụ thể về vị trí cũng như công suất trạm trong giai 2025 - 2035.
- Các trạm, lưới điện 220, 110kV phát triển theo định hướng Tổng sơ đồ VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn 2025 - 2035.
9.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a) Thoát nước thải
- Các đô thị đã có hệ thống thoát nước chung sẽ cải tạo thành hệ thống thoát nước hỗn hợp. Xây dựng bổ sung các tuyến cống bao giếng tách thu gom nước thải về trạm xử lý tập trung.
- Đối với các đô thị mới và khu đô thị mới, xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Toàn bộ nước thải được tập trung và đưa về các khu xử lý, dưới các hình thức: Trạm xử lý hoặc tận dụng các ao hồ sẵn có để làm sạch sinh học.
- Khu vực dân cư nông thôn: Sử dụng hệ thống thoát nước chung. Xây dựng nhà vệ sinh hợp quy cách.
- Nước thải công nghiệp, bệnh viện xây dựng riêng biệt theo dự án.
b) Quản lý chất thải rắn:
- Khu xử lý cấp vùng tỉnh sẽ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý chất thải rắn y tế, công nghiệp nguy hại cho toàn tỉnh, quy mô khu xử lý khoảng 20 - 50 ha.
- Khu xử lý cấp vùng huyện, (liên đô thị): Quy mô khu xử lý khoảng 5-30ha, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, kinh tế địa phương.
c) Nghĩa trang:
- Nghĩa trang nhân dân cấp vùng liên tỉnh: Nghĩa trang Thiên Đường Xanh thuộc xã Thành Công, huyện Phổ Yên có quy mô khoảng 138 ha, có đủ các chức năng với dây truyền an táng hiện đại.
- Nghĩa trang nhân dân cấp vùng tỉnh: Nghĩa trang thành phố Thái Nguyên thuộc xã Tích Lương hiện có 42,6ha; nghĩa trang Ngân Hà Viên 54,6 ha thuộc xã Thịnh Đức.
- Mỗi đô thị xây dựng 1 nghĩa trang tập trung riêng, quy mô khoảng 5 - 10ha.
- Các điểm dân cư nông thôn: Mỗi xã quy hoạch nghĩa trang nhân dân tập trung riêng, quy mô khoảng 0,5 - 1ha.
9.6. Định hướng bảo vệ môi trường
- Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, hồ lớn như: Sông Cầu, sông Công, hồ Núi Cốc.
- Đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch, khuyến khích các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường và phòng tránh biến đổi khí hậu.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản: Kiểm soát sử dụng đất, khoanh vùng bảo vệ tránh làm ô nhiễm đất và các nguồn nước. Đầu tư công nghệ khai thác tiên tiến. Thực hiện đúng luật khai thác khoáng sản.
- Các đô thị và trung tâm du lịch: Cần xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm áp lực lên môi trường sống.
- Các vùng chịu ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên và địa chất: Xây dựng các hồ chứa trên các lưu vực sông để điều hòa bảo vệ hồ chứa; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường nước ở từng địa phương.
- Đối với các khu vực bảo vệ nguồn nước: Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước mặt, tránh sử dụng kiệt về lưu lượng và gây suy thoái về chất lượng.
- Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch chuyên ngành, các chương trình dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
10. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo danh mục được ban hành kèm theo Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Chính sách quản lý phát triển
- Chính sách kiểm soát phát triển vùng: Kiểm soát sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động và phân bố dân cư hợp lý. Kiểm soát việc hình thành và phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, du lịch dịch vụ,… phù hợp với quy hoạch phát triển.
- Chính sách kiểm soát đầu tư xây dựng: Lựa chọn đầu tư hợp lý, đúng hướng, đúng tính chất, mục đích, đầu tư xây dựng có hiệu quả.
- Chính sách kiểm soát đất đai: Việc sử dụng đất đai cho phát triển cần thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
- Chính sách tạo môi trường đầu tư hấp dẫn: Có chính sách ưu đãi đầu tư từng khu vực đặc thù, tạo điều kiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và xã hội, có hành lang pháp lý công khai, rõ ràng, minh bạch, hỗ trợ nhà đầu tư về mặt thủ tục để dễ dàng trong việc triển khai xây dựng, quản lý, khai thác.
- Chính sách tạo và phân bổ vốn: Đa dạng nguồn vốn, phân bổ đầu tư hợp lý theo từng khu vực đặc thù để có chính sách thích hợp, có chương trình đặc biệt thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước./.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
- 1Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030
- 2Nghị quyết 141/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050
- 3Nghị quyết 15/2014/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 235/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- 5Nghị quyết 147/2015/NQ-HĐND thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 3Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 03/2008/QĐ-BXD quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 8Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030
- 9Luật Xây dựng 2014
- 10Nghị quyết 141/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050
- 11Nghị quyết 15/2014/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 12Quyết định 260/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 235/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- 14Nghị quyết 147/2015/NQ-HĐND thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Nghị quyết 67/2015/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035
- Số hiệu: 67/2015/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Vũ Hồng Bắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực