Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2013/NQ-HĐND | Tiền Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2013 |
VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm theo Tờ trình số 183/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra số 179/BC-HĐND ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch
- Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang, tổng diện tích tự nhiên là 2.508,6 km2, bao gồm: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông). Quy mô dân số năm 2012 là 1.692.457người. Ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Đông: Giáp biển Đông.
+ Phía Tây: Giáp tỉnh Đồng Tháp.
+ Phía Nam - Tây Nam: Giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long.
- Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh và quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Cụ thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tích hợp các quy hoạch chuyên ngành. Liên kết không gian vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Định hướng phát triển không gian toàn vùng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 bao gồm không gian xây dựng đô thị, dân cư nông thôn, không gian công nghiệp tập trung, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, không gian cảnh quan. Xây dựng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 cơ bản sẽ trở thành tỉnh công nghiệp, phát triển cân bằng và bền vững.
- Làm công cụ quản lý phát triển kiểm soát không gian toàn vùng. Tạo cơ hội đầu tư.
- Hiện trạng năm 2012: dân số toàn tỉnh là 1.692.457 người, trong đó dân số đô thị là 249.452 người, tỷ lệ đô thị hóa là 14,74%.
- Dự báo dân số toàn tỉnh:
STT | Chỉ tiêu | Năm 2020 | Năm 2030 | Năm 2050 |
1 | Tổng dân số (người) | 1.800.000÷ 1.850.000 | 1.900.000 ÷ 2.000.000 | 2.100.000 ÷ 2.200.000 |
2 | Dân số đô thị (người) | 550.000 ÷ 650.000 | 900.000 ÷ 1.000.000 | 1.000.000÷ 1.100.000 |
3 | Tỷ lệ đô thị hóa (%) | 30 ÷ 35% | 40 ÷ 45% | 45÷ 50% |
- Dự báo đất xây dựng đô thị:
STT | Chỉ tiêu | Năm 2020 (ha) | Năm 2030 (ha) | Năm 2050 (ha) |
1 | Đất xây dựng đô thị | 7.500 ÷ 8.500 | 14.000÷ 15.000 | 17.000 ÷ 18.000 |
2 | Đất xây dựng công nghiệp tập trung | 2.500 ÷ 2.700 | 4.200 ÷ 4.400 | 5.000 ÷ 5.200 |
3 | Đất xây dựng khu dân cư nông thôn | 13.000 ÷ 14.000 | 15.000 ÷ 16.000 | 16.000 ÷ 17.000 |
4. Tính chất và chức năng vùng
- Có vị trí kết nối giao thương giữa vùng thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối vùng sông Mê Kông mở rộng ra biển Đông.
- Là vùng kinh tế động lực của cả nước về nông sản, thủy sản chất lượng cao, trung tâm kinh tế phía Tây Nam của vùng thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng phát triển công nghiệp tập trung chuyên ngành chế biến, công nghiệp cảng, công nghiệp phụ trợ, trung tâm thương mại - dịch vụ cấp tiểu vùng phía Tây Nam của vùng thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đầu mối giao thông quan trọng có vai trò trung chuyển về đường bộ, đường thủy, đường sắt.
- Vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh trái cây, nông nghiệp công nghệ cao của quốc gia, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vùng du lịch sinh thái sông nước, vườn cây ăn trái đặc trưng và du lịch văn hóa lịch sử vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng.
5. Định hướng phát triển không gian vùng
a) Định hướng
- Đến năm 2030, cơ bản sẽ trở thành tỉnh công nghiệp, phát triển cân bằng và bền vững.
- Trung tâm đô thị - công nghiệp chuyên ngành, trung tâm thương mại - dịch vụ cấp tiểu vùng phía Tây Nam của vùng thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh lúa và trái cây cấp quốc gia.
- Tiền Giang sẽ đóng vai trò kết nối giao thương giữa vùng thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông với quốc tế.
- Trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp tiểu vùng phía Tây Nam của vùng thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng phát triển có bản sắc văn hóa truyền thống, có cảnh quan sinh thái đa dạng dọc sông Tiền, ngập mặn; là vùng có chất lượng cuộc sống tốt.
b) Cấu trúc không gian vùng
- Cấu trúc khung giao thông
Khung phát triển gồm các trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia như sau:
+ Trục bản lề của các trục hành lang kinh tế (Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao) kết nối trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Trục hành lang kinh tế - đô thị quốc gia Quốc lộ 50.
+ Trục hành lang kinh tế - đô thị quốc gia Quốc lộ 60.
+ Trục hành lang kinh tế - đô thị quốc gia Quốc lộ 30.
+ Trục hành lang kinh tế đường thủy quốc gia: hệ thống giao thông thủy sông Soài Rạp, sông Tiền.
- Cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp tập trung
- Vùng phát triển đô thị - công nghiệp trung tâm của vùng tỉnh (đô thị động lực là thành phố Mỹ Tho bán kính ảnh hưởng 20km), bao gồm: các đô thị Mỹ Tho, Chợ Gạo, Vĩnh Kim, Long Định, Tân Hiệp, Bến Tranh. Các khu, cụm công nghiệp tập trung ở thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành.
- Vùng phát triển đô thị - công nghiệp phía Đông, bao gồm: hạt nhân là thị xã Gò Công, các đô thị Tân Hòa, Vĩnh Bình, Đồng Sơn, Long Bình,Vàm Láng và Tân Phú Đông. Phát triển công nghiệp, cảng ven sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (huyện Gò Công Đông) với các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp cơ khí, thiết bị dầu khí, dịch vụ cảng Logistics.
- Vùng phát triển đô thị phía Tây, bao gồm: hạt nhân là thị xã Cai Lậy, các đô thị Cái Bè, Hòa Khánh, Bình Phú, Mỹ Thành Nam, Mỹ Phước, Phú Mỹ, Long Trung, Thiên Hộ, An Hữu. Vùng công nghiệp tập trung Đông Nam Tân Phước với các ngành công nghiệp chủ đạo là chế biến nông sản (lúa gạo, trái cây…), công nghiệp sạch, công nghệ sinh học và dược phẩm, dệt may, da giày, hóa chất, cơ khí….
- Cấu trúc không gian vùng cảnh quan và không gian mở
Bao gồm biển Đông, sông Soài Rạp, sông Tiền, sông Vàm Cỏ, kênh Chợ Gạo, sông Bảo Định, sông Gò Công, sông Tra, rạch Cái Bè, kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Trương Văn Sanh… phục vụ vận tải, cấp nước, thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng tạo yếu tố bản sắc riêng cho tỉnh Tiền Giang.
Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười tại xã Thạnh Tân huyện Tân Phước, vùng cảnh quan rừng ngập mặn ven biển Đông, cảnh quan sông - kênh - rạch. Vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp trồng lúa, vườn cây ăn trái đặc trưng, các cồn trên sông Tiền và đan xen giữa các vùng đô thị - công nghiệp tạo phát triển cân bằng.
c) Phân bố các vùng chức năng
- Phân vùng phát triển kinh tế
Vùng tỉnh Tiền Giang được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế như sau:
- Vùng kinh tế - đô thị trung tâm: Bao gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành. Trong đó thành phố Mỹ Tho vừa là đô thị trung tâm vùng tỉnh Tiền Giang, vừa là đô thị vệ tinh cực phát triển phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh, cực phát triển phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thế mạnh của vùng: Phát triển đô thị, giáo dục đào tạo, y tế cấp tiểu vùng phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng tỉnh; phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản, thương mại - dịch vụ, du lịch sinh thái cù lao trên sông Tiền, du lịch văn hóa, lịch sử cấp quốc gia; phát triển nông nghiệp công nghệ cao trồng hoa cây cảnh, rau an toàn.
- Vùng kinh tế - đô thị phía Đông: gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông; là vùng phát triển năng động thứ 2 của tỉnh Tiền Giang, trong đó thị xã Gò Công là đô thị hạt nhân.
Thế mạnh của vùng: Phát triển công nghiệp cơ khí, dịch vụ cảng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn. Sau năm 2020, sẽ hình thành khu kinh tế biển.
- Vùng kinh tế - đô thị phía Tây: gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước, trong đó thị xã Cai Lậy là đô thị hạt nhân.
Thế mạnh của vùng: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản (lúa gạo, trái cây); nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại dịch vụ chợ đầu mối nông sản; du lịch sinh thái cảnh quan vườn cây ăn trái và vùng Đồng Tháp Mười.
- Phân vùng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn
+ Dự báo phát triển đô thị
* Năm 2015: có 15 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Mỹ Tho), 1 đô thị loại III (thị xã Gò Công), 2 đô thị loại IV (thị xã Cai Lậy, thị trấn Cái Bè) và 11 đô thị loại V trên cơ sở nâng cấp mở rộng 6 đô thị hiện có (Tân Hiệp, Chợ Gạo, Mỹ Phước, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Vàm Láng), xây dựng mới 5 đô thị (Bình Phú, Vĩnh Kim, Long Định, An Hữu, Thiên Hộ).
* Năm 2020: có 16 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Mỹ Tho), 2 đô thị loại III (thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy), 3 đô thị loại IV (Tân Hiệp, Cái Bè, Vàm Láng) và 10 đô thị loại V (Bình Phú, Vĩnh Kim, Long Định, Chợ Gạo, Bến Tranh, Mỹ Phước, An Hữu, Thiên Hộ, Vĩnh Bình, Tân Hòa).
* Năm 2030: có 24 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Mỹ Tho), 1 đô thị loại II (thị xã Gò Công), 1 đô thị loại III (thị xã Cai Lậy), 5 đô thị loại IV (Tân Hiệp, Chợ Gạo, Cái Bè, An Hữu, Vàm Láng) và 16 đô thị loại V (Bình Phú, Long Trung, Mỹ Thành Nam, Vĩnh Kim, Long Định, Bến Tranh, Mỹ Phước, Phú Mỹ, Thiên Hộ, Hòa Khánh, Vĩnh Bình, Đồng Sơn, Long Bình, Tân Tây, Tân Hòa, Tân Phú Đông).
* Năm 2050: 24 đô thị hiện hữu được tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Phân bố hệ thống đô thị theo tính chất và chức năng
- Hệ thống đô thị trung tâm vùng tỉnh và trung tâm các tiểu vùng: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy, trong đó:
+ Thành phố Mỹ Tho đóng vai trò vừa là đô thị hạt nhân của vùng tỉnh Tiền Giang vừa là đô thị vệ tinh vùng đô thị hạt nhân cực phát triển phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh, cực phát triển phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển đô thị có bản sắc đặc trưng sông nước ven sông Tiền, bảo vệ sinh thái cồn Thới Sơn, cồn Tân Long.
+ Thị xã Gò Công là trung tâm vùng phía Đông của tỉnh, trung tâm công nghiệp chế biến thủy sản, trung tâm du lịch văn hóa cấp tiểu vùng. Phát triển theo mô hình khu đô thị tập trung và các khu đô thị kết nối theo các trục hướng tâm và đường vành đai mở, gắn kết vùng sản xuất nông nghiệp.
+ Thị xã Cai Lậy là trung tâm vùng phía Tây của tỉnh, đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển đô thị dọc theo Quốc lộ 1 và ven sông Ba Rài, bảo vệ sinh thái vùng trồng cây ăn trái.
- Hệ thống đô thị phân theo tính chất chức năng tổng hợp: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy, các thị trấn: Chợ Gạo, Cái Bè, Mỹ Phước, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Tân Phú Đông, Bình Phú, Long Định.
- Hệ thống đô thị chuyên ngành, đô thị mới cấp huyện:
+ Đô thị du lịch, thương mại dịch vụ: bao gồm các thị trấn An Hữu, Long Trung, Mỹ Thành Nam, Vĩnh Kim, Bến Tranh, Thiên Hộ, Hòa Khánh, Phú Mỹ, Tân Tây, Long Bình.
+ Đô thị công nghiệp, dịch vụ, bao gồm các thị trấn: Vàm Láng, Đồng Sơn, Tân Hiệp.
+ Phân vùng điểm dân cư nông thôn
* Quy hoạch xây dựng xã theo mô hình nông thôn mới, hình thành các vùng chuyên canh lớn cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Nâng cao chất lượng sống của người dân, giảm dần khoảng cách với cuộc sống đô thị. Phát huy thế mạnh riêng của từng vùng để phát triển mô hình kinh tế nông thôn khác nhau của từng vùng huyện thị, từng khu vực.
* Hình thái dân cư nông thôn của tỉnh chủ yếu là cụm - điểm dân cư tại thị tứ, trung tâm xã; tuyến dân cư dọc đường giao thông, sông, kênh rạch lớn và dạng hình thái rải rác trong khu vực chuyên canh lúa, ở đan xen vườn cây ăn trái, gắn kết các hình thái dân cư này với mô hình du lịch cộng đồng.
* Sắp xếp, tổ chức dân cư theo mô hình tập trung tại trung tâm xã và các điểm dân cư tập trung, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, hạn chế sử dụng đất canh tác, cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới, bảo vệ môi trường bền vững. Phát huy nội lực của nhân dân, tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng nông thôn mới.
* Di dời và xây dựng các khu dân cư, đô thị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
- Phân vùng phát triển công nghiệp
+ Vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước, khu vực phía Tây: phát triển công nghiệp chế biến nông sản (lúa gạo, trái cây…), thức ăn chăn nuôi, công nghệ sinh học và dược phẩm, cơ khí, dệt may, da giày, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hóa chất…
+ Vùng công nghiệp tập trung phía Đông: phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị dầu khí, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, điện tử, thuốc đông dược, dịch vụ cảng…
+ Vùng công nghiệp khu vực trung tâm (thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành): phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản, hàng tiêu dùng… Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường.
- Phân vùng phát triển du lịch
+ Vùng du lịch thành phố Mỹ Tho là trung tâm du lịch cấp vùng thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và vùng tỉnh. Phát triển du lịch vui chơi giải trí, mua sắm, du lịch MICE, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cù lao Thới Sơn, Tân Long, dọc sông Tiền; tham quan vườn cây ăn trái, đờn ca tài tử, du lịch Homestay. Tham quan các di tích văn hóa lịch sử, trại rắn Đồng Tâm, nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, du lịch bằng du thuyền.
Vùng cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên: Bảo vệ nghiêm ngặt Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (Tân Phước). Bảo tồn cảnh quan đặc trưng sông nước dọc sông Tiền, cù lao vườn cây ăn trái tại Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy và đa dạng sinh học rừng phòng hộ ngập mặn ven biển Đông.
+ Cụm du lịch cấp vùng tỉnh
* Cụm du lịch Gò Công: du lịch sinh thái biển dọc biển Đông và Cồn Ngang, tham quan di tích lăng Trương Định, lễ hội Nghinh Ông, khu làng yến Gò Công, nhà Đốc Phủ Hải… Sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái biển gắn tham quan nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa.
* Cụm du lịch Cai Lậy - Cái Bè: Du lịch sinh thái dọc sông Tiền, du lịch cộng đồng, du lịch lịch sử - văn hóa, lễ hội tâm linh, bảo tồn và phát triển làng cổ (Đông Hòa Hiệp)… Sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái gắn tham quan làng nghề truyền thống và du lịch văn hóa.
* Cụm du lịch Tân Phước: Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười phục vụ tham quan nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học; Khu tâm linh “Trúc Lâm Thiền viện” phục vụ tham quan, văn hóa tín ngưỡng của khách du lịch.
* Cụm du lịch An Hữu: Tham quan đình thần An Hữu, đình Mỹ Lương, chợ đầu mối trái cây An Hữu…
- Phân vùng nông, lâm nghiệp, thủy sản
+ Vùng nông nghiệp: phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, áp dụng GAP trong sản xuất. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, xây dựng thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu.
* Vùng chuyên canh trồng lúa chất lượng cao tập trung ở huyện Cai Lậy, Cái Bè phục vụ xuất khẩu. Vùng chuyên canh nếp bè đặc sản ở phía Tây kênh Chợ Gạo (huyện Chợ Gạo).
* Vùng chuyên canh trồng cây ăn trái đặc sản: thanh long (Chợ Gạo); xoài cát Hòa Lộc, cam mật Cái Bè, bưởi long Cổ Cò, bưởi da xanh, cam sành (Cái Bè); sầu riêng Ngũ Hiệp, chôm chôm Tân Phong, nhãn Nhị Quý, bưởi da xanh (Cai Lậy); vú sữa Lò Rèn (Vĩnh Kim), sapôchê (Châu Thành, Gò Công); sơri, dưa hấu (Gò Công Đông, thị xã Gò Công); khóm Tân Lập (Tân Phước), mãng cầu xiêm (Tân Phú Đông)…
* Vùng trồng rau an toàn ở huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, thị xã Gò Công. Thí điểm vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 550 ha ở huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, thị xã Gò Công.
* Vùng trồng hoa cây cảnh ở ngoại vi thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Chợ Gạo phục vụ nhu cầu trong tỉnh và khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
* Vùng trồng dừa khoảng 11.000 ha tập trung ở huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, là nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu.
* Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao 100 ha ở xã Long Định (huyện Châu Thành); Sản phẩm sinh học, nông nghiệp công nghệ cao: vùng trồng nấm làm thuốc và nấm ăn như nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm mèo… tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
* Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, hướng tới đạt tiêu chuẩn GAP, trong đó vùng chăn nuôi heo, gà quy mô lớn tập trung ở huyện Tân Phước, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô vừa ở huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông. Ngoài ra, phát triển mô hình chăn nuôi cút và heo, mô hình kết hợp vịt - cá - lúa, các loài đặc sản như ba ba, cá sấu, nhím… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Vùng lâm nghiệp: bảo vệ rừng ngập mặn ven biển Gò Công, rừng tràm nguyên sinh Tân Phước, tăng dần độ che phủ rừng. Phát triển hệ thống rừng sản xuất, mở rộng diện tích rừng phòng hộ ven biển. Triển khai dự án kè mềm gây bồi đê biển Gò Công. Gắn định cư với việc khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc rừng. Tăng cường quản lý, bảo vệ phòng chống cháy rừng và chặt phá rừng; đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển.
+ Vùng thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung với các mô hình nuôi trồng thủy sản công nghiệp và bán công nghiệp, gồm:
. Nuôi trồng thủy sản trên sông Tiền, các cồn, bãi bồi ven biển Đông. Vùng nuôi cá tra, cá basa ở Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành phục vụ chế biến xuất khẩu.
. Duy trì đánh bắt xa bờ kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng, hạn chế khai thác thủy sản gần bờ. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ đầu mối thủy sản, trung tâm sản xuất giống…
- Định hướng phát triển dịch vụ hạ tầng xã hội vùng
+ Phân bố hệ thống đào tạo vùng
* Trung tâm giáo dục đào tạo cấp tiểu vùng phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành.
* Trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng tỉnh tại 3 phân vùng chính
. Vùng trung tâm tỉnh (thành phố Mỹ Tho, huyện: Châu Thành, Chợ Gạo), tập trung phần lớn ở thành phố Mỹ Tho, gồm các trường Đại học, Cao đẳng.
. Vùng phía Tây: các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề ở thị xã Cai Lậy, huyện Cái Bè, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, phân hiệu trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (huyện Tân Phước) phục vụ vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước.
. Vùng phía Đông: các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề tại thị xã Gò Công.
+ Phân bố hệ thống y tế vùng
* Trung tâm y tế cấp tiểu vùng phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Xây dựng mới bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trung tâm chẩn đoán kỹ thuật cao tại xã Phước Thạnh - thành phố Mỹ Tho.
* Trung tâm y tế cấp vùng tỉnh: Nâng cấp bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hiện hữu. Xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa và các bệnh viện tư.
* Trung tâm y tế cấp tiểu vùng tỉnh ở thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy quy mô 300 - 500 giường. Nâng cấp bệnh viện trung tâm các huyện, thị quy mô 100 - 150 giường.
+ Phân bố hệ thống văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao vùng
* Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao cấp vùng tỉnh tại thành phố Mỹ Tho: Nâng cấp cải tạo các công trình văn hóa - thể dục thể thao hiện hữu. Xây dựng mới Khu liên hợp thể dục thể thao.
* Xây dựng mới Trung tâm văn hóa, Trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Mỹ Tho.
* Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao cấp tiểu vùng tỉnh tại thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy.
* Nâng cấp các trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, nhà thiếu nhi, thư viện tại thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và các huyện.
* Trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
+ Phân bố hệ thống dịch vụ thương mại
* Trung tâm thương mại - dịch vụ chất lượng cao cấp tiểu vùng phía Tây Nam vùng Hồ Chí Minh, phía Bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng tỉnh tại thành phố Mỹ Tho.
* Các trung tâm thương mại - dịch vụ cấp tiểu vùng tỉnh tại các trung tâm thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy.
* Bảo tồn phát triển chợ nổi Cái Bè. Phát triển Trung tâm thương mại trái cây quốc gia Tiền Giang tại đô thị Hòa Khánh (huyện Cái Bè), chợ đầu mối nông sản tại thành phố Mỹ Tho, huyện Cái Bè, chợ đầu mối thủy sản tại cảng Vàm Láng. Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, chợ trung tâm huyện, chợ nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa.
6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Chuẩn bị kỹ thuật
- Nền xây dựng
+ Cao độ khống chế nền xây dựng của các đô thị phải đảm bảo đô thị không bị ngập lụt, không bị ảnh hưởng của triều cường, tác động của biến đổi khí hậu.
+ Khu vực phía Tây Bắc nằm trên đường tỉnh 865 bị ngập do lũ, cần san nền cục bộ đối với khu vực hiện hữu, san lấp tập trung kết hợp đê bao tại khu vực xây dựng mới đảm bảo cốt xây dựng lớn hơn cốt khống chế. Khu vực phía Đông và phía Nam bị ngập do triều cường, cần san nền cục bộ đối với khu vực hiện hữu, san lấp tập trung tại khu vực xây dựng mới, xây dựng các bờ kè, van ngăn triều để chống xâm nhập triều vào khu vực xây dựng.
+ Đối với các đô thị hiện hữu, tại khu vực đã xây dựng mật độ cao có địa hình thấp hơn cao độ ngập lụt, cần tôn nền cục bộ kết hợp đê bao chống ngập. Đối với khu vực phát triển mới mật độ cao sẽ san đắp nền tới cao độ khống chế.
- Công tác phòng chống lũ
+ Tiếp tục chỉnh trị dòng sông, các cửa sông, các hành lang thoát lũ; nạo vét các lòng sông, kênh rạch, các cửa sông thoát ra biển. Thêm các trạm bơm tiêu lũ cho khu vực xây dựng sử dụng đê bao.
+ Xây dựng, bảo vệ hệ thống đê kè sông, kênh rạch để chống sạt lở bờ sông. Tu bổ, hoàn chỉnh và nâng cấp đê bờ thủy lợi, công trình kè, cống dưới đê để tránh gây ngập úng cục bộ, tiêu thoát nước tràn lan.
+ Xây dựng hồ chứa, hồ điều hòa kết hợp hồ cảnh quan trong đô thị. Bảo tồn và phát triển trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển để chống sạt lở, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên vùng tỉnh Tiền Giang.
- Thoát nước mưa
+ Đối với các khu đô thị mới, xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng. Đối với khu vực đô thị cũ, cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước chung và chọn giải pháp cống bao có hố tách dòng để thu gom nước thải dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị.
+ Các thị trấn, các đô thị nhỏ có thể có hệ thống thoát nước riêng hoặc chung nhưng phải có biện pháp thu gom nước thải để xử lý trước khi xả ra môi trường.
+ Lưu vực thoát nước chính của tỉnh: sông Tiền, Vàm Cỏ, Bảo Định, Salliset, rạch Kỳ Hôn, Vàm Giồng, kênh Chợ Gạo, Nguyễn Văn Tiếp….
b) Thủy lợi
- Quy hoạch hệ thống thủy lợi
+ Xây dựng dự án kè sông Tiền đi qua thành phố Mỹ Tho, thị trấn Cái Bè; hệ thống đê kênh Chợ Gạo.
+ Hoàn thiện dự án ngọt hóa Gò Công và nâng cấp các tuyến đê huyện Gò Công Đông (kể cả đê biển Gò Công Đông) nhằm ngăn mặn, triều cường, tạo nguồn tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt. Xây dựng các tuyến đê huyện Tân Phú Đông nhằm giảm thiệt hại do triều cường, nước dâng do bão và nước biển dâng trong tương lai.
+ Thực hiện dự án thủy lợi Bảo Định (giai đoạn 2): ổn định điều kiện sản xuất cho 64.164 ha vùng dự án thuộc tỉnh Tiền Giang, Long An. Ngăn lũ, ngăn mặn cho một phần huyện Châu Thành, thành phố Mỹ Tho. Ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu lũ cho một phần huyện Chợ Gạo và một phần huyện Châu Thành (Long An).
+ Hoàn thiện các ô bao bảo vệ vườn cây ăn trái các huyện phía Tây.
+ Nâng cấp đê bao bảo vệ vùng khóm Tân Phước.
+ Xây dựng và nâng cấp hệ thống đê bao, cống dưới đê để kiểm soát lũ cho vụ hè thu các huyện phía Tây và phục vụ bơm tác để gieo sạ sớm vụ Đông Xuân.
c) Giao thông
- Giao thông đường bộ
+ Giao thông đối ngoại
* Đường cao tốc: đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ: quy mô 6 làn xe, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành.
* Quốc lộ: xây dựng mới và nâng cấp các tuyến: Quốc lộ 1 (tiêu chuẩn đường cấp I), Quốc lộ 50 (tiêu chuẩn đường cấp III), Quốc lộ 50A (tiêu chuẩn đường cấp III), Quốc lộ 50B (tiêu chuẩn đường cấp III), Quốc lộ 62B (tiêu chuẩn đường cấp III), Quốc lộ 62C (tiêu chuẩn đường cấp II), Quốc lộ dự kiến (đường liên tỉnh Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp, tiêu chuẩn đường cấp III), Quốc lộ 30 (tiêu chuẩn đường cấp II), Quốc lộ 30B (tiêu chuẩn đường cấp III), Quốc lộ 60 (tiêu chuẩn đường cấp II), tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh dài 44km.
+ Giao thông trong tỉnh
* Tỉnh lộ, huyện lộ, giao thông đô thị, nông thôn: nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị hiện có kết hợp xây dựng mới, đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, được nhựa hóa 100%. Phát triển giao thông nông thôn kết hợp với quy hoạch thủy lợi, dân cư, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn. Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường hướng tâm và đường tránh thành phố Mỹ Tho. Xây dựng thành phố thành trung tâm đầu mối giao thông của tỉnh.
* Vận tải công cộng: tổ chức các tuyến xe buýt liên tỉnh đi từ Tiền Giang đi Long An - thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Tây Ninh và tuyến xe buýt đi lại giữa các đô thị trong tỉnh.
* Công trình phục vụ vận tải: xây dựng bến xe khách mới thành phố Mỹ Tho tại ngã 3 Trung Lương; 1 bến hàng hóa tại chợ đầu mối trái cây Trung Lương. Các bến xe đối ngoại tại thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy là đầu mối của các tuyến đối ngoại liên tỉnh. Tại trung tâm đô thị, khu vực có các công trình tập trung đông người... có các bãi đậu xe phù hợp.
- Giao thông đường sắt
- Đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ: nghiên cứu xây dựng mới, kết nối với đường sắt Bắc - Nam tại ga An Bình, phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách.
- Giao thông đường thủy
* Tuyến chính trong vùng đồng bằng sông Cửu Long: có 2 hành lang trong 5 hành lang giao thông chính trong vùng đi qua địa bàn tỉnh Tiền Giang là hành lang thành phố Hồ Chí Minh - tỉnh Long An (sông Bến Lức - kênh Thủ Thừa - kênh Rạch Chanh) - tỉnh Tiền Giang (kênh Nguyễn Văn Tiếp) - tỉnh Đồng Tháp (Phong Mỹ) - tỉnh Hậu Giang (Cái Dầu - Tri Tôn) và hành lang thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Trà Vinh - Cà Mau - Rạch Sỏi.
* Tuyến sông quốc gia: sông Tiền (cấp I), kênh Chợ Gạo (cấp II) kênh Nguyễn Văn Tiếp (cấp II).
* Tuyến sông cấp tỉnh: nhánh cù lao Tân Long (cấp I); nhánh sông Cồn Tròn và Cồn Quy (cấp II); sông Cái Thia, Trà Lọt, Ba Rài, sông Lưu, Rạch Gầm (cấp III); kênh Nguyễn Văn Tiếp B, rạch Ruộng, kênh 5, kênh 7, kênh 6 - Bằng Lăng, rạch Bà Đắc, kênh 8, kênh Đường Nước, kênh 10, kênh 12, kênh Xáng, kênh Cũ, sông Trà Tân, rạch Rau Răm, sông Bảo Định, kênh Năng (cấp IV); sông Mỹ Thiện, rạch Bà Đắc, kênh Mỹ Long - Bà Kỳ, Rạch Mù U, sông Bảo Định, rạch Bến Chùa, kênh Lộ Mới, kênh Bắc Đông, kênh Tràm Mù, kênh Hai Hạt - Trương Văn Sanh, rạch Gò Gừa (cấp V).
* Tuyến sông cấp huyện: khai thác 55 tuyến kênh do huyện quản lý.
- Hệ thống cảng: khu bến Gò Công trên sông Soài Rạp, bến chuyên dùng cho tàu khách, tàu hàng tại cảng Mỹ Tho và các cảng tổng hợp vệ tinh nhỏ trên sông Soài Rạp, sông Tiền; các cảng du lịch; khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Đèn Đỏ (xã Tân Thành); khu neo đậu tránh bão cửa sông Soài Rạp (thị trấn Vàm Láng), bến phà Tân Long; các bến đường thủy nội địa.
d) Cấp nước
- Nguồn nước
Nguồn cấp nước: nguồn cấp nước cho vùng chủ yếu là nguồn nước mặt từ sông Tiền. Ngoài ra có nguồn nước ngầm ở các huyện phía Tây và một phần phía Đông của tỉnh, bổ sung cho nguồn cấp nước sạch của tỉnh.
- Dự báo tổng hợp nhu cầu dùng nước
+ Nhu cầu dùng nước đô thị đến năm 2020: Q= 96.000 m³/ngày đêm, đến năm 2030: Q = 190.800 m³/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước nông thôn đến năm 2020: Q= 79.400 m³/ngày đêm, đến năm 2030: Q= 78.600 m³/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp và cụm công nghiệp - TTCN đến năm 2020: Q= 69.300 m³/ngày đêm, năm 2030: Q= 107.300 m³/ngày đêm.
- Giải pháp cấp nước
+ Nghiên cứu phân vùng cấp nước, khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các nhà máy nước cho từng đô thị trong giai đoạn đầu và có định hướng cho giai đoạn sau; cần cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn nước mặt sông Tiền và nguồn nước ngầm ở phía Tây, một phần khu vực phía Đông của tỉnh.
+ Nâng cấp các nhà máy nước: BOO Đồng Tâm công suất 170.000 m3/ngày đêm, thị xã Cai Lậy công suất 10.000 m3/ ngày đêm, thị trấn Cái Bè công suất 8.000 m3/ ngày đêm.
+ Theo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng nhà máy nước cấp vùng sử dụng nguồn nước mặt sông Tiền tại khu vực Cái Bè có công suất đợt đầu Q= 200.000 m3/ ngày đêm phục vụ cho khu vực phía Bắc sông Tiền, hành lang ven biển Đông và 1 phần cấp cho vùng thành phố Hồ Chí Minh.
- Nâng cấp và xây dựng mới nhà máy nước tại các đô thị, khu công nghiệp.
đ) Cấp điện
- Nguồn điện: Nguồn điện lưới quốc gia qua các tuyến và trạm biến thế 500kV, 220kV, 110kV. Nguồn điện tại chỗ dự kiến là 02 nhà máy điện đốt trấu (Tân Phước), 01 nhà máy điện than 1200 MW (Gò Công Đông), 01 nhà máy nhiệt điện khí 1200 MW (Tân Phước hoặc Gò Công Đông).
- Nhu cầu dùng điện: Tổng công suất điện yêu cầu toàn tỉnh đến năm 2020 là 722,84 MW, năm 2030 là 1.084,56 MW.
- Lưới điện: nâng cấp, xây dựng mới các trạm biến thế và các tuyến 500kV, 220kV, 110kV phù hợp nhu cầu phụ tải; xây dựng trạm 500/220kV Mỹ Tho, nâng cấp trạm 220/110kV 220/110kV Cai Lậy, Mỹ Tho, xây dựng trạm 220/110kV Gò Công, nâng cấp và xây dựng các trạm 110/22kV hiện hữu; xây dựng mới tuyến 500kV Nhà Bè - Mỹ Tho - Ô Môn, Mỹ Tho - Đức Hòa, Mỹ Tho - Trà Vinh, Sông Hậu - Mỹ Tho; các tuyến 220kV, 110kV hiện hữu và dự kiến.
e) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
- Thoát nước thải
+ Đối với thành phố Mỹ Tho và các đô thị đang sử dụng hệ thống cống chung thì xây dựng hệ thống thoát nước chung một nửa (xây dựng hệ thống cống bao tách nước thải và trạm xử lý nước thải, các hố ga kỹ thuật tách dòng để thu gom nước thải về trạm xử lý). Đối với các khu vực xây dựng mới phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thoát nước thải.
+ Thành phố Mỹ Tho dự kiến xây dựng 2 trạm xử lý nước thải với tổng công suất 47.500 m3/ngày đêm, thị xã Gò Công công suất 16.600 m3/ngày đêm, thị xã Cai Lậy công suất 10.600 m3/ngày đêm. Xây dựng các trạm xử lý cho các đô thị, các khu, cụm công nghiệp (theo dự án riêng).
- Xử lý chất thải rắn: xây dựng khu xử lý chất thải rắn xã Thạnh Hòa (huyện Tân Phước) quy mô 30 ha, xã Bình Xuân (thị xã Gò Công) quy mô 15 ha và xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông) quy mô 2 ha. Chất thải rắn công nghiệp độc hại được đưa về xử lý tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Thủ Thừa, tỉnh Long An.
- Nghĩa trang: Xây dựng nghĩa trang cấp vùng tỉnh theo mô hình công viên nghĩa trang bao gồm nghĩa trang xã Thạnh Tân (Tân Phước) quy mô 50 ha, Bắc Gò Công (xã Tân Trung, thị xã Gò Công) quy mô 40 ha, công nghệ chủ yếu là địa táng và hỏa táng. Xây dựng nghĩa trang cấp vùng huyện, liên đô thị: nghĩa trang xã Phước Mỹ Tây (Cai Lậy) 20 ha phục vụ huyện Cai Lậy, Cái Bè. Ngoài ra tại các thị trấn khác: tùy theo nhu cầu của từng thị trấn có thể xây dựng nghĩa trang riêng, chủ yếu là địa táng 1 lần.
g) Định hướng bảo vệ môi trường
- Việc phát triển vùng phải gắn với bảo vệ môi trường ven biển Đông, hệ thống sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Bảo Định, kênh Chợ Gạo…
- Bảo tồn sinh thái rừng và đa dạng sinh học của Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước), khu rừng phòng hộ ven biển Gò Công (rừng ngập mặn huyện Gò Công Đông). Xây dựng kè mềm gây bồi đê biển Gò Công.
- Tăng cường các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu từ khu vực bến cảng Soài Rạp và Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp.
- Tăng cường kiểm soát, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
7. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn vốn thực hiện
a) Danh mục dự án đầu tư
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy, thị trấn Cái Bè. Xây dựng thị trấn: Bình Phú, Vĩnh Kim, Long Định, An Hữu, Thiên Hộ.
- Phát triển vùng công nghiệp trọng điểm Đông Nam Tân Phước và Gò Công.
- Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển, cù lao Thới Sơn, Tân Long. Phát triển du lịch tham quan trên sông Tiền, du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước), nâng cấp công viên văn hóa Vĩnh Tràng.
- Đầu tư các khu nông nghiệp công nghệ cao theo Phân vùng nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó sớm hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao 100 ha ở xã Long Định - huyện Châu Thành.
- Hạ tầng xã hội
+ Xây dựng Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang, Trụ sở khu làm việc các Sở, ngành tỉnh. Xây dựng hoàn thành Trường Đại học Tiền Giang, Trường THPT chuyên Tiền Giang, xây dựng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (Tân Phước).
+ Xây dựng bệnh viện đa khoa cấp tiểu vùng phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trung tâm chẩn đoán kỹ thuật cao tại xã Phước Thạnh - thành phố Mỹ Tho.
+ Thành lập Bệnh viện Sản - Nhi, Chấn thương - Chỉnh hình, Tim mạch - Lão khoa, Da liễu. Xây dựng Trung tâm Giám định Pháp y, Trung tâm Giám định Y khoa, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện thành phố Mỹ Tho, các trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao, các bệnh viện tư. Nâng cấp các Bệnh viện đa khoa thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy, bệnh viện đa khoa cấp huyện, các trung tâm chuyên khoa.
+ Nâng cấp cải tạo các công trình văn hóa - thể dục thể thao hiện hữu cấp tỉnh. Xây dựng mới Khu liên hợp thể dục thể thao. Xây dựng mới Trung tâm văn hóa, Trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Mỹ Tho.
+ Xây dựng Trung tâm thương mại - dịch vụ chất lượng cao cấp tiểu vùng phía Tây Nam vùng thành phố, phía Bắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng tỉnh tại thành phố Mỹ Tho. Trung tâm thương mại - siêu thị ở thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy; Trung tâm chế biến, kinh doanh lúa gạo ở Cái Bè phục vụ cho huyện Cai Lậy, Cái Bè. Phát triển chợ đầu mối nông sản ở thành phố Mỹ Tho, huyện Cái Bè, chợ đầu mối thủy sản tại cảng Vàm Láng. Bảo tồn chợ nổi Cái Bè kết hợp phát triển du lịch.
- Hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông:
. Phối hợp với Trung ương để xây dựng hoàn thành đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; nâng cấp quốc lộ: 1, 50, 30, 60, 62C; nâng cấp và xây dựng mới quốc lộ 62B; xây dựng tuyến quốc lộ 50 nối thẳng qua tỉnh Bến Tre; nâng cấp ĐH 28, ĐT 865, ĐT 847 thành quốc lộ (đường liên tỉnh Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp); nâng cấp ĐT 863 thành quốc lộ 30B; xây dựng đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho.
. Hoàn thành dự án đường và kè sông Tiền khu vực thành phố Mỹ Tho, đường ĐT 878 (đường kênh Năng) vào vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước, đường ĐT 871B vào khu kinh tế phía Đông, đường Cần Đước - Chợ Gạo, ĐT 876, 877B.
. Xây dựng khu bến cảng Gò Công trên sông Soài Rạp, các cảng du lịch dọc trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ… Nâng cấp, mở rộng cảng Mỹ Tho. Hoàn thành Khu neo đậu tránh bão cửa sông Soài Rạp, bến phà Tân Long.
+ Thủy lợi: xây dựng đê kênh Chợ Gạo, đầu tư dự án ngọt hóa Gò Công, thủy lợi Bảo Định (giai đoạn 2), dự án bảo vệ vườn cây ăn trái Ba Rài - Phú An, nâng cấp đê biển Gò Công. Xây dựng các tuyến đê huyện Tân Phú Đông.
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật khác: Cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị trong vùng trung tâm và các đô thị trung tâm các tiểu vùng. Xây dựng kè sông Tiền (thành phố Mỹ Tho, thị trấn Cái Bè).
+ Cấp nước: xây dựng tuyến phân phối nước qua hệ thống ống dẫn nước từ nhà máy BOO Đồng Tâm về Gò Công. Nâng cấp nhà máy nước thị xã Cai Lậy công suất 5.000 m3/ngày đêm (2020) - 10.000 m3/ngày đêm (2030).
+ Cấp điện
. Xây dựng 02 nhà máy điện đốt trấu tại huyện Tân Phước công suất mỗi nhà máy 10MW, nhà máy điện than công suất 1200MW (Gò Công Đông).
. Xây dựng trạm 500kV Mỹ Tho, 220kV Gò Công, 110kV Chợ Gạo và một số trạm 110kV cấp điện cho các khu công nghiệp. Nâng công suất trạm 220kV Mỹ Tho, Cai Lậy, một số trạm 110kV hiện hữu. Xây dựng, cải tạo các tuyến cao thế đồng bộ với việc xây dựng các trạm biến thế. Cải tạo, mở rộng lưới phân phối trung thế.
+ Thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
. Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải của thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy.
. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn quy mô 30ha và nghĩa trang quy mô 50ha tại huyện Tân Phước.
+ Bảo vệ môi trường: bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, rừng phòng hộ ven biển Gò Công.
b) Nguồn vốn thực hiện
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.
- Nguồn vốn FDI, ODA, tín dụng Nhà nước, vốn của doanh nghiệp và của người dân.
Nghị quyết này làm cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh có chương trình, kế hoạch cụ thể trong tổ chức triển khai, thực hiện Quy hoạch theo từng giai đoạn, thời kỳ.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VIII kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 243-CT năm 1991 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới Đức Liễu tỉnh Sông Bé do Chủ tịch bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư liên bộ 26-TT/LB năm 1981 hướng dẫn chính sách đầu tư xây dựng các vùng kinh tế lâm nghiệp theo Quyết định 95-CP do Bộ Lâm nghiệp - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 243-CT năm 1991 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới Đức Liễu tỉnh Sông Bé do Chủ tịch bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư liên bộ 26-TT/LB năm 1981 hướng dẫn chính sách đầu tư xây dựng các vùng kinh tế lâm nghiệp theo Quyết định 95-CP do Bộ Lâm nghiệp - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 6Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 17/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Quy hoạch đô thị 2009
Nghị quyết 64/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 64/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra