- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2012/NQ-HĐND | Buôn Ma Thuột, ngày 06 tháng 7 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc Hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg , ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 51/TTr-UBND, ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 33/BC-HĐND ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:
1. Quan điểm:
a) Phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, sinh thái.
b) Tăng cường liên kết và hợp tác phát triển trong mối quan hệ liên vùng, Tây Nguyên, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và các nước theo hành lang kinh tế Đông - Tây, khu vực ASEAN.
c) Tập trung các nguồn lực để tạo bước đột phá, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch; khai thác tối đa thế mạnh và tính độc đáo của địa phương, tạo sản phẩm đặc thù làm thế mạnh cạnh tranh của tỉnh trên thị trường du lịch.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu: Phấn đấu đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh vào năm 2020. Định hướng đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
b) Chỉ tiêu cụ thể:
- Về Khách du lịch: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đạt 13,68%/năm (giai đoạn 2011 - 2015); 15,05%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 9,75%/năm (giai đoạn 2021 - 2030)
- Thu nhập du lịch: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,82%/năm (giai đoạn 2011 - 2015), đạt 25,93%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và đạt 13,21%/năm (giai đoạn 2021 - 2030).
3. Định hướng phát triển du lịch:
Thị trường nước ngoài thu hút khách từ thị trường khách Trung Quốc; thị trường khách khối ASEAN; từng bước mở rộng đến các thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…) và thị trường Châu Âu, đặc biệt là du khách Pháp.
Thị trường trong nước: Chú trọng thu hút phân khúc thị trường dành cho khách là đối tượng thu nhập thấp và trung bình; đồng thời từng bước đầu tư, thu hút đối tượng khách có thu nhập cao.
b) Định hướng sản phẩm du lịch:
- Từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch gắn với Voi, gắn với Không gian văn hóa cồng chiêng và Sử thi Tây Nguyên; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng mô hình du lịch gắn với cà phê.
- Định hướng đến năm 2030, phát triển thêm các sản phẩm, loại hình du lịch gắn với phát huy hệ thống di tích lịch sử và di tích lịch sử cách mạng của tỉnh; ưu tiên phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
c) Định hướng phát triển không gian du lịch:
- Từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư phát triển các không gian trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, với lợi thế của sân bay Buôn Ma Thuột; không gian phía Bắc với công tác bảo tồn và phát triển đàn voi nhà để duy trì sản phẩm đặc thù của du lịch Đắk Lắk.
- Định hướng đến năm 2030, phát triển thêm không gian phía Nam với sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng sinh thái cao cấp; không gian phía Đông với thế mạnh về trang trại, đồng cỏ trên cao nguyên M’Drăk.
d) Các điểm du lịch quan trọng:
- Từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư phát triển các điểm du lịch Buôn Đôn
- du lịch Voi; hồ Lắk - điểm du lịch nghỉ dưỡng; các điểm tham quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc như Bảo tàng tỉnh, buôn Ako Dhong; buôn M’Liêng; buôn Triết.
- Định hướng đến năm 2030, phát triển thêm các điểm du lịch Vườn quốc gia Yok Đôn, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, các Khu bảo tồn thiên nhiên với loại hình du lịch dã ngoại, nghiên cứu khoa học.
e) Các tuyến du lịch chính: Phát triển đồng bộ các tuyến du lịch trên cơ sở khai thác kết quả đầu tư, phát triển các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch.
Tuyến du lịch đường bộ theo trục dọc của tỉnh, trên cơ sở Quốc lộ 14, kết nối Đắk Lắk với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh; theo trục ngang trên cơ sở Quốc lộ 26, quốc lộ 29 mới, kết nối Đắk Lắk với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ; theo quốc lộ 27, kết nối Đắk Lắk với Lâm Đồng.
Tuyến du lịch đường không kết nối với các cửa khẩu hàng không quốc tế tại Việt Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội… và xa hơn là một số cảng hàng không quốc tế trong khu vực.
g) Định hướng cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Từ nay đến năm 2020 khuyến khích phát triển các khách sạn từ 1 đến 3 sao và hạng đạt tiêu chuẩn (khoảng 500 - 600 buồng); chưa ưu tiên phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 4 - 5 sao; đồng thời xem xét, phát triển hình thức nhà ở có phòng cho thuê (homestay) ở các khu du lịch, điểm du lịch, nhất là một số buôn, làng đồng bào dân tộc.
- Định hướng đến năm 2030 phát triển thêm hệ thống khách sạn từ 4 - 5 sao để phục vụ nhu cầu của loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE).
g.2) Cơ sở vui chơi giải trí:
Phát triển cơ sở vui chơi giải trí gắn với tự nhiên, vui chơi giải trí về đêm, các loại hình vui chơi giải trí khác mang tính truyền thống, các trò chơi dân gian mang bản sắc văn hóa của Đắk Lắk - Tây Nguyên …
g.3) Cơ sở dịch vụ thể thao:
Xây dựng Trung tâm thể thao vùng Tây Nguyên để thu hút nhiều hoạt động thể thao cấp quốc gia và quốc tế tổ chức tại Đắk Lắk.
Cơ sở thể thao cao cấp như sân golf, đua ngựa…, được tập trung phát triển ở khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, đồng cỏ cao nguyên M’Drắk.
4. Định hướng đầu tư phát triển du lịch:
a) Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, khu vực ưu tiên đầu tư du lịch
Ưu tiên đầu tư phát triển đối với cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ; phát triển nguồn nhân lực du lịch Đắk Lắk; bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch Đắk Lắk; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu cho du lịch Đắk Lắk.
b) Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
- Nhu cầu vốn đầu tư đến 2030 là 12.360 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn 2011-2020 là 3.160 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2030 là 9.200 tỷ đồng.
- Cơ cấu nguồn vốn, từ nay đến năm 2020 ngân sách 25 %, ngoài ngân sách 75 %. Định hướng đến năm 2030 ngân sách 20 %, ngoài ngân sách 65-70 %, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh 10-15 %.
5. Giải pháp tổ chức thực hiện:
a) Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là dân cư sinh sống tại các điểm du lịch; xây dựng và triển khai hệ thống các quầy thông tin du lịch miễn phí tại các đầu mối giao thông quan trọng như: Sân bay; khách sạn, bảo tàng; tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để xúc tiến quảng bá du lịch Đắk Lắk có hiệu quả.
b) Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường ...; nghiên cứu, xây dựng những chính sách phù hợp, thiết thực và thật sự hấp dẫn để thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển du lịch.
c) Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cùng với đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương đã được đề xuất, nhất là mô hình du lịch cộng đồng gắn với việc bảo tồn và phát triển các Buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; mô hình du lịch, dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh những ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần.
d) Giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng liên kết vùng và hợp tác quốc tế về du lịch, từng bước hội nhập du lịch Đắk Lắk với phát triển du lịch ở khu vực và thế giới.
e) Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý và kỹ năng nghiệp vụ; có chính sách thu hút lao động có tay nghề, chuyên môn cao; thành lập Khoa Du lịch tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh.
g) Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch, khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái trong tương lai.
h) Giải pháp về thu hút vốn đầu tư:
Nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương có thể áp dụng được đối với Đắk Lắk theo hướng ưu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém...); hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.
i) Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực điều hành, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động du lịch, đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch của tỉnh. Củng cố bộ máy, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết để bố trí nhiệm vụ trong ngành du lịch. Kiện toàn tổ chức Hiệp hội Du lịch tỉnh.
Khẩn trương đầu tư xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết, thực hiện quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp.
Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khoá VIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2012./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2012 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 1557/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030
- 4Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề cương và dự toán chi phí điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Nghị quyết 11/2009/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 6Nghị quyết 10/2013/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030
- 7Nghị quyết 29/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng 2030
- 8Nghị quyết 24/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 8Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2012 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 1557/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030
- 10Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề cương và dự toán chi phí điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 11Nghị quyết 11/2009/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 12Nghị quyết 10/2013/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030
- 13Nghị quyết 29/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng 2030
- 14Nghị quyết 24/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Nghị quyết 59/2012/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 59/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 06/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Niê Thuật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/07/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực