Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 551/NQ-UBTVQH13 | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2012 |
THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2009-2012”
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 34/NQ-QH về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013;
Căn cứ Kế hoạch số 292/KH-UBTVQH13 ngày 20/12/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2013,
QUYẾT NGHỊ:
2. Đoàn giám sát được mời đại diện một số cơ quan trung ương tham gia các hoạt động của Đoàn; mời một số chuyên gia của các cơ quan hữu quan để giúp Đoàn trong công tác giám sát.
Nội dung, kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Văn phòng Quốc hội tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2009-2012”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 551/NQ-UBTVQH13 ngày 26/12/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
1. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Trưởng đoàn;
2. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn, Tổ trưởng Tổ Biên tập;
3. Đồng chí Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn;
4. Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn;
5. Đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn;
6. Đồng chí Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, thành viên;
7. Đồng chí Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
8. Đồng chí Đặng Thuần Phong, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
9. Đồng chí Lê Thị Nguyệt, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
10. Đồng chí Bùi Ngọc Chương, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
11. Đồng chí Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy ban tài chính, ngân sách, thành viên;
12. Đồng chí Hoàng Thị Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, thành viên;
13. Đồng chí Bùi Nguyên Súy, Phó Trưởng Ban dân nguyện, thành viên;
14. Đồng chí Trương Minh Hoàng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, thành viên;
15. Đồng chí Phạm Đức Châu, thành viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
16. Đồng chí Hồ Thị Thủy, thành viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
17. Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, thành viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
18. Đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi giám sát, thành viên.
II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Đại diện Bộ Y tế;
2. Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
3. Đại diện Bộ Tài chính;
4. Một số chuyên gia về y tế, pháp luật.
III. TỔ TỔNG HỢP, THAM MƯU GIÚP VIỆC ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Đại diện Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội.
2. Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
3. Đại diện lãnh đạo, chuyên viên một số Vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội (Vụ các vấn đề xã hội, Vụ tổng hợp và Cục quản trị).
4. Cán bộ, chuyên viên một số bộ, ngành hữu quan.
5. Một số chuyên gia liên quan đến lĩnh vực giám sát.
“VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ, GIAI ĐOẠN 2009-2012”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 551/NQ-UBTVQH13 ngày 26/12/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
Thực hiện Nghị quyết số 34/2012/QH13 ngày 15/11/2012 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013 về nội dung giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật hiểm y tế (BHYT), giai đoạn 2009-2012”.
1. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật (CS, PL) về BHYT trong giai đoạn 2009-2012, những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và một số kinh nghiệm thực tiễn.
2. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện CS, PL về BHYT, đề xuất nội dung sửa đổi Luật BHYT và pháp luật có liên quan.
III. Thời gian và hình thức giám sát
1. Thời gian: Từ tháng 01/2013 - 10/2013.
2. Hình thức giám sát
- Nghe Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012, tổ chức 1 số Đoàn của Quốc hội đi giám sát tại địa phương, cơ sở y tế, cơ quan BHXH để tìm hiểu thực tế về thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.
- Hướng dẫn các Đoàn ĐBQH địa phương tổ chức giám sát.
- Tổ chức 2 phiên giải trình và một số hội thảo chuyên đề về BHYT.
1. Phạm vi giám sát
- Thực hiện CS, PL về BHYT trong giai đoạn 2009-20121.
2. Đối tượng giám sát
2.1. Giám sát tại các bộ, ngành trung ương
- Đoàn giám sát của Quốc hội nghe Chính phủ và bộ ngành liên quan báo cáo lần thứ nhất (trước khi đi giám sát tại địa phương), lần thứ 2 (sau khi đã tổ chức các đoàn giám sát ở các địa phương).
- Tổ chức 2 phiên giải trình về: Chuyển tuyến bệnh nhân BHYT và Quản lý, sử dụng quỹ BHYT (kết dư, bội chi và phân cấp quản lý); tổ chức một số Hội thảo, hội nghị chuyên gia, nghiên cứu thực tế về thực hiện CS, PL về BHYT (giao Ủy ban về các vấn đề xã hội chủ trì).
2.2. Giám sát tại một số địa phương
- Thời gian: tháng 3 và 4/2013.
* Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
- Dự kiến tổ chức 4 Tổ giám sát, mỗi Tổ có từ 10 đến 12 người, trong đó có 5-7 Đại biểu Quốc hội.
- Địa điểm giám sát: tại 9 tỉnh/thành phố, gồm Hà Nội, t/p Hồ Chí Minh, Điện Biên, Nam Định, Nghệ An, Đắc Lắc, Bình Dương, Ninh Thuận, Kiên Giang.
* Các Đoàn đại biểu Quốc hội: Tổ chức giám sát tại địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội (trừ tỉnh đã có đoàn giám sát của Quốc hội đến làm việc).
3. Nội dung giám sát
3.1. Kết quả ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện Luật BHYT: đánh giá về đảm bảo đủ số lượng, tiến độ, nội dung, tính phù hợp với thực tế.
3.2. Tổ chức, triển khai thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012.
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHYT: hình thức, đối tượng, hiệu quả; cơ chế vận động để mở rộng đối tượng tham gia BHYT...
b) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước: thanh tra, kiểm tra, xử lý kỷ luật, bảo đảm ngân sách hỗ trợ tham gia BHYT.
d) Tổ chức giám định KCB BHYT.
đ) Quản lý, sử dụng Quỹ BHYT.
e) Cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện CS, PL về BHYT (văn bản hướng dẫn, cơ chế phối hợp, kết quả thực tế...).
3.3. Khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện CS, PL về BHYT.
3.4. Đánh giá chung, nguyên nhân chủ quan, khách quan trong việc thực hiện CS, PL về BHYT.
3.5. Kiến nghị về tổ chức thực hiện Luật BHYT; sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
- Trước 10/01/2013: gửi công văn và nội dung giám sát đến các cơ quan liên quan.
- Trước 15/01/2013: Đoàn giám sát của Quốc hội lần thứ nhất để thống nhất về Kế hoạch giám sát.
- Tháng 2/2013: Đoàn giám sát nghe Chính phủ báo cáo lần thứ nhất.
- Tháng 3-4/2013: Tổ giám sát đi giám sát tại các địa phương và tổ chức giải trình về BHYT.
- Tháng 5/2013: Kết thúc giám sát tại các địa phương để gửi kết quả về cho đoàn giám sát.
- Đầu tháng 7/2013: Đoàn giám sát nghe Chính phủ báo cáo lần thứ hai và tổ chức các hội thảo liên quan.
- Cuối tháng 7/2013: Hoàn thành dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012.
- Tháng 8/2013: Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT giai đoạn 2009-2012.
- Tháng 10-11/2013: Trình Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện CS, PL về BHYT giai đoạn 2009-2012.
1. Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
a) Tổ chức một số Đoàn công tác (Tổ giám sát) để tiến hành giám sát tại địa phương.
b) Tổ chức hội thảo, hội nghị đánh giá kết quả giám sát, hoàn chỉnh Báo cáo giám sát.
c) Báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban về các vấn đề xã hội
- Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết thành lập đoàn giám sát, Kế hoạch giám sát; phối hợp với Văn phòng Quốc hội trong việc chuẩn bị và triển khai kế hoạch giám sát, dự kiến thành viên tham gia các đoàn giám sát tại địa phương.
- Chủ trì, điều phối, tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát.
- Cử các thành viên Ủy ban tham gia Đoàn giám sát.
- Làm Đầu mối tiếp nhận báo cáo, ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, Đoàn đại biểu Quốc hội, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát.
3. Thường trực Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội
- Cử thành viên tham gia Đoàn giám sát.
- Tham dự các buổi làm việc của Đoàn giám sát.
- Tham gia ý kiến vào báo cáo của Đoàn giám sát.
- Khi xét thấy cần thiết, có thể có báo cáo riêng của cơ quan, cụ thể hơn về những nội dung có liên quan đến việc thực hiện CS, PL về BHYT để gửi đến Đoàn giám sát.
4. Văn phòng Quốc hội
- Xin ý kiến các thành viên Ủy ban thường vụ quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội; phối hợp tiếp thu, hoàn chỉnh văn bản, trình ký và gửi đến các cơ quan hữu quan; chuẩn bị các điều kiện và liên hệ các cơ quan liên quan để phục vụ Đoàn giám sát.
- Tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
5. Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Chính phủ:
- Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thuộc đối tượng giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát.
- Chuẩn bị Báo cáo gửi Đoàn giám sát (qua Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội).
b) Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, các cơ quan hữu quan:
- Cử đại diện tham gia một số hoạt động giám sát theo đề nghị của Đoàn giám sát.
- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Quốc hội (qua Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội) theo nội dung cụ thể do Đoàn giám sát yêu cầu.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát và thực hiện các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn giám sát.
- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Quốc hội (qua Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội). Các địa phương có Đoàn giám sát đến làm việc gửi báo cáo cho Đoàn giám sát 10 ngày trước khi Đoàn đến theo kế hoạch giám sát.
6. Các Đoàn đại biểu Quốc hội
- Phối hợp với Đoàn giám sát khi Đoàn đến giám sát tại địa phương; cử thành viên tham gia khi Đoàn giám sát đến địa phương làm việc.
- Tổ chức giám sát tại địa phương, gửi Đoàn giám sát Báo cáo kết quả giám sát về Đoàn giám sát (qua Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội) để tổng hợp chung (trừ các tỉnh Đoàn giám sát đến làm việc).
- 1Quyết định 3745/QĐ-BYT năm 2012 về Quy trình và Nội dung thanh tra thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Nghị quyết 564/NQ-UBTVQH13 thành lập Đoàn giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công, viên chức do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết 68/2013/QH13 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân do Quốc hội ban hành
- 4Nghị quyết 822/NQ-UBTVQH13 năm 2014 thành lập Đoàn giám sát Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003
- 4Luật bảo hiểm y tế 2008
- 5Quyết định 3745/QĐ-BYT năm 2012 về Quy trình và Nội dung thanh tra thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Nghị quyết 34/2012/QH13 về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013
- 7Nghị quyết 564/NQ-UBTVQH13 thành lập Đoàn giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công, viên chức do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 8Nghị quyết 68/2013/QH13 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân do Quốc hội ban hành
- 9Nghị quyết 822/NQ-UBTVQH13 năm 2014 thành lập Đoàn giám sát Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết 551/NQ-UBTVQH13 năm 2012 thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, giai đoạn 2009-2012" do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 551/NQ-UBTVQH13
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/12/2012
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra