- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 6Nghị quyết 24/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 8Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2022/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 30 tháng 8 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 9 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 1278/TTr-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn, huy động vốn và tỷ lệ dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn vốn và tỷ lệ dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVII Kỳ họp thứ 9 (chuyên đề) thông qua ngày 30 tháng 8 năm 2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 9 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ CƠ CHẾ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN, HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN VÀ TỶ LỆ DỰ ÁN THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 54/2022/NQ-HĐND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định này quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn vốn và tỷ lệ dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025.
1. Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc huy động nguồn vốn và thực hiện các dự án theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn
1. Lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện.
2. Đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án; giảm thiểu sự chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn.
3. Quá trình lồng ghép phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn.
4. Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các huyện nghèo; xã, xóm đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
5. Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương.
Điều 4. Quy định các nguồn vốn thực hiện lồng ghép
Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép như sau:
1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương:
a) Nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025;
b) Các nguồn vốn khác do Trung ương hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực quản lý;
c) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài;
d) Các nguồn vốn vay tín dụng thực hiện đầu tư trên địa bàn các huyện và các xã của tỉnh.
2. Nguồn vốn ngân sách địa phương
a) Nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã thực hiện đầu tư trên địa bàn các xã nhằm đạt các mục tiêu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của huyện, xã tại địa phương;
b) Các nguồn vốn vay ưu đãi của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đầu tư trực tiếp vào địa bàn các xã của tỉnh.
3. Nguồn vốn huy động
a) Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư;
b) Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
c) Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
d) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;
đ) Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 5. Nội dung thực hiện lồng ghép các nguồn vốn
Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác quy định tại khoản 2, Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ được cụ thể như sau:
1. Các dự án đầu tư
a) Lồng ghép hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Công trình giao thông nông thôn; công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai; công trình giáo dục; công trình văn hóa; công trình cấp nước sinh hoạt; xây mới, sửa chữa, nâng cấp Trạm y tế xã; cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; hệ thống lưới điện nông thôn; xây mới, sửa chữa, nâng cấp Trạm y tế xã; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư; hạ tầng thương mại nông thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản; cải tạo cảnh quan nông thôn và các dự án khác.
b) Khi thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên các dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
2. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất cộng đồng, phát triển sản xuất theo nhiệm vụ) thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
3. Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn tập huấn, thông tin, tuyên truyền để tránh việc nhiều chương trình, cơ quan, đơn vị cùng tổ chức lớp tập huấn, hoạt động thông tin, tuyên truyền về một nội dung, chuyên đề, chủ đề trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm đối tượng.
4. Lồng ghép các hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện ở các cấp của các chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Lồng ghép theo phân loại các dự án, kết hợp với lồng ghép theo địa bàn; lồng ghép các nguồn vốn nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Điều 6. Một số quy định khi thực hiện lồng ghép vốn
1. Việc lồng ghép các nguồn vốn thực hiện với các dự án cần thiết phải đầu tư, mà nguồn vốn một chương trình không đáp ứng khả năng về nguồn vốn nhằm bảo đảm mục tiêu làm tăng hiệu quả dự án so với khi chưa lồng ghép.
2. Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn của 03 chương trình.
3. Một nội dung, hoạt động, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được mục tiêu, bao gồm: nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và nguồn vốn huy động hoặc huy động sự tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát của Nhân dân trên địa bàn, trong đó:
a) Nếu cùng một địa bàn đầu tư: Lấy mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới và mục tiêu thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn làm trọng tâm, thực hiện rà soát các tiêu chí chưa đạt, cần hỗ trợ đầu tư thuộc các đối tượng đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì ưu tiên thực hiện và lồng ghép từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các tiêu chí không thuộc đối tượng đầu tư của 2 chương trình mục tiêu quốc gia này thì thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Nội dung, hoạt động, dự án đầu tư: cần phân định rõ được tỉ lệ, cơ cấu theo hạng mục, khối lượng đối với từng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lắp. Cơ cấu các nguồn vốn lồng ghép phải thể hiện cụ thể trong hồ sơ dự án, làm cơ sở để tham mưu cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án và bố trí vốn.
Công tác lồng ghép nguồn vốn được thực hiện đồng thời với các bước lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, lập dự toán hằng năm và trung hạn ở các cấp ngân sách, cụ thể:
1. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới: Các địa phương từ xã, huyện, thành phố khi tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần xác định được tổng thể nhu cầu đầu tư ở tất cả các lĩnh vực để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư cấp xã: Căn cứ vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, vào thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm, Ủy ban nhân dân các xã căn cứ tổng thể nhu cầu đầu tư đã được xác định ở bước lập quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới, xây dựng và lập kế hoạch đầu tư, trong đó xác định cụ thể các nhóm hoạt động, dự án ưu tiên thuộc đối tượng đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia cần được lồng ghép vốn và phương án lồng ghép, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/5 hằng năm.
Việc lập Kế hoạch đầu tư cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hằng năm để xác định các nguồn lực đầu tư ngay từ bước đầu, tạo cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo của quá trình lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư cấp huyện: Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân các xã và các đơn vị, Ủy ban nhân dân huyện giao các phòng, ban chuyên môn cấp huyện thực hiện và phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan rà soát danh mục đầu tư, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn lồng ghép trong kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng kế hoạch 5 năm và hằng năm của từng chương trình gửi phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời gửi các cơ quan chủ trì Chương trình có liên quan. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6 hằng năm.
4. Lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh: Các cơ quan chủ trì chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan rà soát nội dung hoạt động, dự kiến mức vốn, cơ cấu nguồn vốn, xây dựng kế hoạch 5 năm và dự kiến mức vốn bố trí, nội dung hoạt động, danh mục dự án đầu tư đối với kế hoạch hằng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Thời gian hoàn thành trước ngày 20/7 hằng năm.
Điều 8. Thanh toán, quyết toán nguồn vốn được lồng ghép
1. Đối với nguồn vốn sử dụng vốn Ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
2. Đối với các nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng.
3. Đối với nguồn vốn của các nhà tài trợ, đóng góp: Trường hợp nhà tài trợ có quy định về phương thức thanh toán, quyết toán thì thực hiện theo quy định của nhà trợ; trường hợp nhà tài trợ không có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Điều 9. Các nguồn vốn huy động
1. Nguồn vốn tín dụng: Gồm vốn cho vay của ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng, vốn ngân sách nhà nước các cấp ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội.
2. Nguồn vốn hợp pháp khác: Nguồn vốn đóng góp tự nguyện của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Huy động nguồn vốn tín dụng
1. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi để vay thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Thực hiện chính sách huy động nguồn vốn tín dụng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 11. Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác
1. Nội dung, tỷ lệ huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai dự án, hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Huy động, thu hút tối đa các nguồn lực hợp pháp từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân, người dân tham gia các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Việc huy động vốn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân, người dân bảo đảm phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật; phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, mức độ khó khăn của từng địa phương, được bàn bạc dân chủ, được sự đồng tình và nhất trí của người dân, tuyệt đối không được yêu cầu nhân dân đóng góp bắt buộc.
4. Đóng góp của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân, người dân có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền và phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích; được tính đầy đủ trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý; không hạch toán vào thu, chi Ngân sách Nhà nước.
5. Việc huy động nguồn lực gắn với các dự án chỉ sử dụng một nguồn vốn hoặc dự án lồng ghép có chung mục tiêu, đối tượng trên địa bàn phải dựa trên cơ sở thỏa thuận rõ về sự tham gia vào quá trình thẩm định, phê duyệt, thủ tục hạch toán, đối ứng, quản lý tài chính đối với phần vốn góp của các bên đóng góp để khuyến khích góp vốn chung. Giá trị huy động các nguồn lực khác phải được thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt dự án, dự toán và phải được theo dõi, đánh giá.
TỶ LỆ DỰ ÁN THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ
Điều 12. Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện cơ chế đặc thù
Thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 13. Mức hỗ trợ cụ thể dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù
1. Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư.
2. Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn khác thực hiện theo Quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND, ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 14. Quy định tỷ lệ dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù
1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ủy ban nhân dân các xã lựa chọn tối thiểu 30% số dự án trong số dự án đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo phân cấp để thực hiện theo cơ chế đặc thù.
2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Ủy ban nhân dân các huyện nghèo căn cứ nhu cầu từ các xã, giao cho Ủy ban nhân dân các xã làm chủ đầu tư tối thiểu 20% số dự án trong số dự án đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 của huyện để thực hiện theo cơ chế đặc thù.
3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Ủy ban nhân dân các xã lựa chọn tối thiểu 30% số dự án trong giai đoạn 2021 - 2025 do Ủy ban cấp xã quản lý theo phân cấp để thực hiện theo cơ chế đặc thù./.
- 1Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2025
- 2Nghị quyết 29/2022/NQ-HĐND quy định Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
- 3Nghị quyết 62/2022/NQ-HĐND quy định Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 64/2022/QĐ-UBND quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 5Nghị quyết 117/2022/NQ-HĐND quy định về lồng ghép nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 35/2022/QĐ-UBND quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép; phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 7Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND về quy định cơ chế lồng ghép nguồn Vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 9Nghị quyết 69/2022/NQ-HĐND quy định bổ sung nội dung, mức chi và mức hỗ trợ cụ thể từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 10Nghị quyết 183/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025
- 11Nghị quyết 184/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết 24/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 8Nghị quyết 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 9Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 13Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 14Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2025
- 15Nghị quyết 29/2022/NQ-HĐND quy định Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025
- 16Nghị quyết 62/2022/NQ-HĐND quy định Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 17Quyết định 64/2022/QĐ-UBND quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 18Nghị quyết 117/2022/NQ-HĐND quy định về lồng ghép nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 19Quyết định 35/2022/QĐ-UBND quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép; phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 20Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND về quy định cơ chế lồng ghép nguồn Vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 21Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 22Nghị quyết 69/2022/NQ-HĐND quy định bổ sung nội dung, mức chi và mức hỗ trợ cụ thể từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 23Nghị quyết 183/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025
- 24Nghị quyết 184/2022/NQ-HĐND Quy định cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Nghị quyết 54/2022/NQ-HĐND quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn vốn và tỷ lệ dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Số hiệu: 54/2022/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 30/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Triệu Đình Lê
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết