Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2006/NQ-HĐND | Tam Kỳ, ngày 04 tháng 5 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số: 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Thông tư số: 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 1044/TTr-UBND ngày 20/4/2006 kèm theo Báo cáo số: 38/BC-UBND ngày 20/4/2006 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế & Ngân sách và ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Thống nhất thông qua nội dung Báo cáo số 38/BC-UBND ngày 20/4/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam “Về một số giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”, HĐND tỉnh nhấn mạnh các nội dung chính sau đây:
Quán triệt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các chính sách xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo môi trường thu hút đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xây dựng Quảng Nam sớm trở thành tỉnh công nghiệp.
Công tác tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, phù hợp với thực tiễn và đúng pháp luật nhằm bảo đảm hài hòa các mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ giữa nhân dân - nhà đầu tư - nhà nước. Đời sống nhân dân tái định cư nơi ở mới phải ổn định lâu dài và tốt hơn nơi ở cũ.
II. Một số giải pháp:
2- Công tác quy hoạch, xây dựng, tái định cư:
Trong công tác quy hoạch phải tính đến việc bố trí quỹ đất để phục vụ cho tái định cư, đất sản xuất nông nghiệp, đất để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đất nghĩa địa, đất xây dựng các công trình công cộng, các thiết chế văn hóa, đất an ninh quốc phòng. Tiến hành sắp xếp bố trí lại dân cư, gắn với tái định cư nhân dân các vùng dự án; quy hoạch chi tiết phân lô đất tái định cư đa dạng với nhiều loại diện tích khác nhau phù hợp với khả năng, điều kiện của nhân dân để chọn lựa diện tích lô đất hợp lý đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước và có điều kiện để xây dựng nhà ở, phát triển kinh tế gia đình.
Có chính sách khuyến khích các hộ gia đình tự lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp với quy hoạch.
3- Phương thức bồi thường đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, cây cối, vật kiến trúc:
Đối với những hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi từ một hay nhiều dự án với trên 30% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đất đang sử dụng ổn định không tranh chấp; không bao gồm đất thuê) thì bồi thường bằng đất sản xuất nông nghiệp, nếu không còn đất nông nghiệp để bồi thường thì thực hiện phương án góp vốn liên doanh với nhà đầu tư bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc bồi thường bằng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (giao đất có thu tiền sử dụng đất) để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, theo hướng: 100m2 đất nông nghiệp bị thu hồi được giao lại 10m2 đất SXKD phi nông nghiệp. Mức đất SXKD tối thiểu giao cho hộ chính đối với khu vực I là 50m2, khu vực II: 100m2, khu vực III: 150m2; mức tối đa cho các khu vực tùy thuộc vào quỹ đất của địa phương do UBND tỉnh quy định cụ thể.
4- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và trợ cấp do mất đất sản xuất:
Thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề và trợ cấp cho người lao động do không có đất sản xuất nông nghiệp để bồi thường; không có đất để giao làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh; không góp vốn liên doanh với nhà đầu tư, cụ thể như sau: Các đối tượng trong độ tuổi nữ từ 18 đến 35 tuổi, nam từ 18 đến 40 tuổi mức hỗ trợ 3.300.000đ/người. Thực hiện trợ cấp 01 lần cho đối tượng trên 35 tuổi đối với nữ và trên 40 tuổi đối với nam để ổn định đời sống, mức trợ cấp 5.000.000đ/người. Những hộ nông dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp (đất sử dụng ổn định, không tranh chấp, không bao gồm đất thuê), còn được hỗ trợ thêm một khoản tiền tính trên diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định.
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất và sống chủ yếu bằng nông nghiệp (nông, lâm, nuôi trồng thủy sản, làm muối) bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp từ 15% diện tích trở lên được hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống (áp dụng cho tất cả nhân khẩu trong hộ), thời gian và mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định.
Trường hợp được bồi thường đất nông nghiệp bằng đất sản xuất kinh doanh (có thu tiền sử dụng đất) thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các đối tượng từ 18 tuổi đến 35 tuổi đối với nữ, từ 18 đến 40 tuổi đối với nam, mức hỗ trợ 3.300.000đ/người.
Lao động bị mất đất sản xuất được ưu tiên xuất khẩu lao động; tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong vùng dự án; được vay vốn ưu đãi để giải quyết việc làm.
5- Hỗ trợ tái định cư (nơi đến):
Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải tái định cư thì việc bố trí tái định cư gắn với tạo việc làm, chuyển đổi nghề. Các hộ gia đình, cá nhân có mức sống thuộc diện nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố) được hỗ trợ vượt nghèo, thời gian hỗ trợ tối thiểu 03 năm và tối đa không quá 10 năm.
Ngoài ra, UBND tỉnh quy định việc hỗ trợ tái định cư nơi đến bao gồm: hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ cho các trường hợp có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang thuê nhà của Nhà nước nay phải di chuyển do Nhà nước thu hồi đất; hỗ trợ di chuyển, thuê chỗ ở, tái định cư tại chỗ, hoặc di chuyển đến nơi ở mới; hỗ trợ cho các hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, già yếu, neo đơn.
Đối với những dự án lớn phải di chuyển cả một cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội thì ngoài chính sách tái định cư, bồi thường, hỗ trợ theo quy định, còn có chính sách đầu tư hỗ trợ theo quy định riêng như: khai hoang, cải tạo đồng ruộng; trợ cấp về đời sống và sản xuất...cho các đối tượng trong vùng dự án.
6- Về chính sách tái định cư, bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng: khai thác và dịch vụ nghề biển, đánh bắt thuỷ sản trên sông, các ngành nghề khác bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, UBND tỉnh quy định cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
7- Nguồn vốn để thực hiện công tác tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Ngân sách nhà nước đảm bảo đủ kinh phí cho công tác tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án do ngân sách nhà nước trực tiếp chi trả, theo nguyên tắc chưa phê duyệt phương án tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi chưa bố trí được nguồn vốn. Trường hợp đặc biệt chưa được bố trí vốn thì xem xét khả năng đảm bảo nguồn tạm ứng ngân sách. Đối với Khu kinh tế mở Chu Lai cần dành phần lớn nguồn vốn để thực hiện; các nơi khác tùy vào nhu cầu cần bố trí tái định cư mà bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm, nguồn thu từ quỹ đất, tiền sử dụng đất tại các khu tái định cư, vốn ứng trước của các nhà đầu tư, tạm ứng tồn ngân kho bạc, vay quỹ hỗ trợ phát triển và phát hành trái phiếu công trình của tỉnh nhằm đảm bảo cho việc thực hiện. Đồng thời, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để tạo nguồn thu từ quỹ đất, từng bước hình thành thị trường bất động sản.
Hằng năm, ngân sách bố trí vốn bổ sung cho vay để giải quyết việc làm (ưu tiên cho các đối tượng bị mất đất sản xuất); đồng thời, mở rộng đối tượng và tạo điều kiện cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để các đối tượng mất đất sản xuất trong vùng thực hiện dự án khó khăn về kinh tế có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Thành lập quỹ đào tạo, trợ cấp việc làm từ các nguồn vốn: ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm và nguồn vốn đào tạo nghề của các doanh nghiệp để có điều kiện thực hiện.
8. Công tác chỉ đạo, quản lý điều hành:
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân để có sự đồng thuận, nhất trí cao trong việc tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khơi dậy tinh thần yêu quê hương đất nước và phát huy hơn nữa sự lãnh đạo, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tham gia giải quyết kịp thời những vướng mắc, kiến nghị của nhân dân trong vùng dự án. Tiếp tục thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đối với các dự án cần có sự đóng góp của nhân dân như điện, giao thông, xây dựng trường lớp học, các công trình công cộng…
Quản lý tốt mặt bằng hiện trạng sau khi đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết của cấp có thẩm quyền, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiến độ tổ chức thực hiện; không để tình trạng lấn chiếm, xây dựng cơi nới, chuyển nhượng đất trái pháp luật....Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm và biện pháp chế tài đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ đầu tư khi không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác quy hoạch, thời gian xây dựng, tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nhân dân trong vùng dự án. Rà soát các dự án đã cấp giấy phép, đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không đầu tư vốn để thi công thực hiện dự án theo đúng cam kết, để có biện pháp xử lý hữu hiệu, nhằm khắc phục tình trạng bao chiếm đất.
Thường xuyên đối thoại với nhân dân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, các khiếu kiện của công dân.
Điều 2. HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện cụ thể Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, kỳ họp lần thứ 8 thông qua ngày 04 tháng 5 năm 2006.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2015
- 2Quyết định 737/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, kỳ 2014-2018
- 1Nghị quyết 54/2012/NQ-HĐND điều chỉnh Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND thực hiện chính sách tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2015
- 3Quyết định 737/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 6Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
Nghị quyết 52/2006/NQ-HĐND thực hiện chính sách tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VII, kỳ họp thứ 8 ban hành
- Số hiệu: 52/2006/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 04/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Văn Sỹ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra