Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2011/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 09 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Sau khi xem xét Tờ trình số 98/TTr-UB ngày 25/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 -2020; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-VHXH ngày 01/12/2011 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát :

Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ và trẻ em giữa các vùng miền, thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo vệ trẻ em và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể :

a. Dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản và từng bước tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao một cách bình đẳng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn cho trẻ, giảm thiểu tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi.

b. Giáo dục: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các loại hình giáo dục phù hợp và bình đẳng, tăng số trẻ em đi học mẫu giáo, tiểu học đúng độ tuổi; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn miền núi. Đẩy mạnh giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV và trẻ em rối nhiễu tâm trí.

c. Bảo vệ trẻ em: Bảo vệ trẻ em tránh khỏi các hình thức ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đảm bảo mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị tổn hại được trợ giúp, tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển bình đẳng.

d. Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em: Tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, bổ ích phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc thù của các vùng miền. Tăng cường giáo dục trẻ em về bản sắc văn hóa, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt coi trọng các trò chơi truyền thống mang tính giáo dục và tiết kiệm chi phí. Chú trọng việc đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí ở các địa bàn nông thôn, nhất là miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa trẻ em nông thôn và trẻ em thành thị. Hạn chế tình trạng trẻ em tiếp xúc với các ấn phẩm văn hóa mang tính bạo lực và khiêu dâm.

đ. Sự tham gia của trẻ em: Tạo cơ hội cho trẻ em được tiếp cận với thông tin, được tham gia vào các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em thông qua các diễn đàn trẻ em ở tất cả các cấp và các cuộc đối thoại giữa trẻ em với các cơ quan quản lý, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Các chỉ tiêu chính của Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2020 (có Phụ lục kèm theo).

4. Đối tượng và phạm vi

Đối tượng: Trẻ em dưới 16 tuổi, đối với nhóm có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng đến dưới 18 tuổi.

Phạm vi: Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2020 được triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến 2020.

6. Nội dung hoạt động và các giải pháp thực hiện

- Nhất trí với những nội dung hoạt động và các giải pháp thực hiện được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trong Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2020.

7. Kinh phí thực hiện:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho những huyện mà điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, thu ngân sách không đủ chi để thực hiện các chính sách, chương trình các mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương nhằm giảm bớt sự chênh lệch trong việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.

- Hàng năm trích 5 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh cho Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011-2020, bao gồm: Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh; Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh giai đoạn 2011-2015; Chương trình xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và các hoạt động của các chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em khác.

- Ngoài ra các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện

Nghị quyết. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cho Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

PHỤ LỤC

CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số:51/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua)

(Đơn vị tính: %,%o)

STT

Các chỉ tiêu

2011

2015

2020

I

Dinh dưỡng, sức khoẻ nước sạch và vệ sinh môi trường

1.

Tỷ lệ tử vong sơ sinh

17%o

14%o

10%o

2.

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

24%o

20%o

15%o

3.

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

29%o

25%o

20%o

4.

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân)

18%

15%

12%

5.

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể thấp còi)

31%

25%

20%

6.

Tỷ lệ tử vong mẹ trên 100.000 trẻ sinh ra sống

49

45

40

7.

Tỷ lệ người dân nông thôn ñược tiếp cận với nước hợp vệ sinh

87%

95%

100%

8.

Tỷ lệ người dân thành thị (thành phố, thị trấn) ñược tiếp cận với nước sạch

52%

70%

90%

9.

Tỷ lệ hộ gia ñình ở nông thôn sử dụng thiết bị vệ sinh

57%

65%

70%

10.

Tỷ lệ hộ gia ñình ở thành thị sử dụng thiết bị vệ sinh

90%

93%

97%

II

Giáo dục

11.

Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ñi mẫu giáo

100%

100%

100%

12.

Tỷ lệ ñi mẫu giáo của trẻ em từ 3 ñến dưới 5 tuổi

76%

78%

80%

13.

Tỷ lệ trẻ em ñi học ñúng ñộ tuổi (không tính số TE khuyết tật)

100%

100%

100%

14.

Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp tiểu học

100%

100%

100%

15.

Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp phổ thông cơ sở

90%

92%

94%

16.

Tăng tỷ lệ trẻ em khuyết tật ñược giáo dục hòa nhập

5%

10%

15%

17.

Tăng tỷ lệ trẻ em khuyết tật ñược giáo dục chuyên biệt

5%

10%

15%

III

Bảo vệ trẻ em

18.

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

76%

80%

85%

19.

Tỷ lệ trẻ em có HCĐB so với tổng số trẻ em

6%

5,5%

5%

20.

Tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên 10.000 người chưa thành niên

8

7

6

21.

Tỷ lệ trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên 10.000 trẻ em

12

10

8

22.

Tỷ lệ trẻ em lang thang trên 10.000 trẻ em

9

7

5

23.

Đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 5 tuổi

90%

95%

100%

IV

Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

24.

Tỷ lệ xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em

60%

70%

80%

25.

Tỷ lệ số giờ truyền hình dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm

10%

15%

20%

26.

Tỷ lệ số giờ phát thanh dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm

10%

15%

20%

V

Sự tham gia của trẻ em và đầu tư cho trẻ em

27.

Tỷ lệ huyện tổ chức Diễn đàn trẻ em hàng năm

30%

50%

80%

28.

Xã phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em

60%

67%

75%

29.

Giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích

4%o

3,5%o

3%o