Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/NQ-HĐND | Hà Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Xét Tờ trình số 153/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Báo cáo thẩm tra số 51/BC-BPC ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Mục đích, yêu cầu
a) Mục đích: Quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức có sử dụng lao động và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
b) Yêu cầu: Triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở; Bảo đảm nguyên tắc dân chủ được thực hiện tốt và thực hiện thường xuyên, nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao chỉ số quản trị và hành chính công của tỉnh theo Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 24/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
a) Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tổ chức chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững về chuyên môn, nghiệp vụ, có tư duy triển khai thực hiện pháp luật, có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ cơ sở.
- Xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng về thực hiện dân chủ ở cơ sở để tổ chức quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn hằng năm.
- Cán bộ, công chức, viên chức chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện bản lĩnh chính trị, hiện thực tốt đường lối chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong thực thi nhiệm vụ.
b) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương đa dạng hình thức tổ chức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo yêu cầu thực tiễn, đảm bảo thực chất, hiệu quả tạo sức lan tỏa trong Nhân dân.
- Tăng cường công tác truyền thông về những nỗ lực, kết quả của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống tham nhũng; thực hiện quy chế dân chủ tới người dân, tăng thời lượng và tần suất truyền thông tới cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố, hộ gia đình bằng các hình thức thông tin như truyền hình, sách, báo, đài phát thanh, pano, khẩu hiệu, tờ rơi...; tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi họp, hội nghị, tiếp xúc cử tri, tiếp xúc đối thoại, họp thôn, họp tổ dân phố...; kết hợp sử dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội..., khuyến khích phát triển các ứng dụng chuyên dùng để tuyên truyền đến các nhóm đối tượng phù hợp.
- Tăng cường tuyên truyền về các nội dung Nhân dân bàn và quyết định; hình thức Nhân dân bàn và quyết định được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở để Nhân dân nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ đó nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là giữa cơ quan Tư pháp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu nắm chắc đặc điểm, tình hình của từng địa bàn, đối tượng cần được tuyên truyền pháp luật để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở: xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; các xã, phường, thị trấn và các tổ chức có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiểu biết, để thực hiện tốt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thực tiễn.
c) Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Người đứng đầu tổ chức cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm kiến nghị, phản ánh chính đáng trong phạm vi lãnh đạo, quản lý. Tăng cường tổ chức các buổi đối thoại với người dân, mở rộng, đa dạng hóa các chủ đề đối thoại để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp xúc với chính quyền nhiều hơn, tạo sự đồng thuận, tham gia, ủng hộ, cải thiện đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh.
- Chống quan liêu và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; phát huy, mở rộng dân chủ đi đối với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương. Kịp thời xử lý việc lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, đảm bảo cho nhân dân được tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân hàng năm.
- Hàng năm, xem xét kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; UBND cấp huyện, cấp xã để làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cơ quan, cán bộ quản lý.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương.
d) Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Bổ sung quy định tiêu chuẩn, tiêu chí gương điển hình việc thực hiện dân chủ ở cơ sở khi quy định gương điển hình tiên tiến ở một số phong trào thi đua và lĩnh vực cụ thể; xây dựng, triển khai kế hoạch phát hiện, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng và tổ chức tôn vinh điển hình tiên tiến bằng các hình thức biểu dương phù hợp.
- Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan tuyên giáo, thông tin, truyền thông, báo chí làm tốt công tác phát hiện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tàng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của các phong trào thi đua và tuyên truyền gương điển hình tiên tiến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Chú trọng công tác giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, gắn với thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;
đ) Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Vận dụng, phát huy ưu thế của mạng nội bộ, Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng của công chức, người thực hiện chuyên trách, kiêm nhiệm công nghệ thông tin ở các cơ quan, đơn vị, địa phương đi đối với việc bồi dưỡng, nâng cao khả năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn mới.
Điều 2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí bảo đảm để triển khai thực hiện Nghị quyết được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 51/NQ-HĐND năm 2023 biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Nghị quyết 49/NQ-HĐND năm 2023 về biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Nghị quyết 179/NQ-HĐND năm 2023 biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Nghị quyết 93/NQ-HĐND năm 2023 quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
- 5Quyết định 346/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 51/NQ-HĐND năm 2023 biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Nghị quyết 49/NQ-HĐND năm 2023 về biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Nghị quyết 179/NQ-HĐND năm 2023 biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 9Nghị quyết 93/NQ-HĐND năm 2023 quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2023 quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 50/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Thào Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra