- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 2060/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/NQ-HĐND | Tiền Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
Xét Tờ trình số 327/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2022 - 2026; Báo cáo thẩm tra số 88/BC-HĐND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
a) Huy động và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kiềm giảm tai nạn giao thông dần qua các năm; phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% so với năm trước, giảm cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương) trên cả hai lĩnh vực đường bộ và đường thủy nội địa; không để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài trên 30 phút trong giờ cao điểm và các điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 60, khu vực cầu Rạch Miễu;
b) Triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý, tổ chức giao thông; xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2026, bảo đảm phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn địa phương, hiệu lực và hiệu quả;
c) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông; xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; bảo đảm 100% các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định; các công trình xây dựng khi kết nối trực tiếp ra đường đô thị, quốc lộ, đường tỉnh phải bảo đảm các điều kiện về an toàn giao thông, không gây gia tăng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông;
d) Nâng cao kỹ năng, kiến thức, nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, hình thành văn hóa giao thông an toàn của người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh;
đ) Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông; công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông;
e) Nâng cao chất lượng hệ thống cấp cứu, điều trị và công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân bị tai nạn giao thông.
2. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
a) Phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của Nhân dân; nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông các cấp, ngành có liên quan để quản lý và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, bất cập trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
b) Thường xuyên tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn kết hợp với công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong toàn dân; đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, chú trọng tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng tránh tai nạn, kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn, hậu quả của tai nạn giao thông do vi phạm về tốc độ cho phép, vi phạm nồng độ cồn...; tiếp tục đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng của tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên;
c) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, các điều kiện về bảo đảm trật tự an toàn giao thông... theo quy hoạch, đề án, chiến lược về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các trục giao thông chính, các tuyến đường trọng yếu, nâng cấp các cầu thép, cầu gỗ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh gắn với duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm đạt các điều kiện an toàn cao cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông; thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định đối với các tuyến đường tỉnh, đường huyện; kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và chống tái lấn chiếm phạm vi phần đất dành cho đường bộ, đặc biệt là phần đất đã được đền bù giải phóng mặt bằng trên tất cả các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện;
Hàng năm, tăng cường nguồn kinh phí ngân sách tỉnh, cấp huyện, cấp xã và phân bổ nguồn ngân sách thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, tập trung xử lý kịp thời điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; ưu tiên đầu tư hệ thống chiếu sáng, hệ thống đèn tín hiệu giao thông (tại các nút giao), các điều kiện về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, tuyến đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao, phức tạp về trật tự an toàn giao thông, tuyến đường qua khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
d) Tăng cường kêu gọi đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng; ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe cố định trong toàn tỉnh và liên tỉnh để thu hút hành khách đi lại bằng dịch vụ công cộng, từng bước hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân trong khu vực đô thị và các vùng lân cận, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường;
đ) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng, máy trưởng; quản lý chặt chẽ đội ngũ sát hạch viên, xử lý nghiêm nếu xảy ra tiêu cực; tăng cường công tác tập huấn, bổ sung kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cho lái xe trong đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh;
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện chiến dịch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề, như: vi phạm nồng độ cồn, tốc độ, quá tải trọng, đi sai làn đường..., đặc biệt tập trung vào các đối tượng là lái xe tải, xe Container, xe khách; các hành vi tổ chức đua xe mô tô trái phép; chú trọng tuần tra lưu động trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn giao thông; xử lý nghiêm các lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông;
Tiếp tục hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia;
g) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ cho lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở; bảo đảm khả năng tiếp cận, ứng dụng thành công, hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong thi hành công vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
h) Phát triển mô hình đội, nhóm tình nguyện sơ cứu tai nạn giao thông bằng mô tô, xe gắn máy trên các tuyến quốc lộ; nâng cao năng lực các Trạm Y tế cấp xã dọc tuyến quốc lộ, đảm bảo khả năng cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông theo quy định; tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường;
i) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện đường thủy nội địa; tự động nhận diện phát hiện lỗi vi phạm về trật tự an toàn giao thông; xây dựng hệ thống cấp cứu 115; xây dựng cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông ở cấp tỉnh và cấp huyện trong phạm vi toàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hàng năm sơ kết việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa X, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3858/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Kế hoạch 2170/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 87/KH-UBND về bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2022 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 3858/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 7Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Kế hoạch 2170/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 2060/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 87/KH-UBND về bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2022 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Nghị quyết 42/NQ-HĐND năm 2021 về biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2022-2026
- Số hiệu: 42/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Võ Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết