Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2016/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐẾN NĂM HỌC 2020 - 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 04 tháng 12 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

Căn cứ Thông tư số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Xét Tờ trình số 147/TTr-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy định mức thu và sử dụng học phí trong các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo thẩm tra số 800/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức thu và sử dụng học phí trong các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nội dung như sau:

1. Mức thu học phí đối với học sinh mầm non, phổ thông công lập

a) Mức thu học phí năm học 2016 - 2017:

Đơn vị tính: nghìn đồng/học sinh /tháng

TT

Mức thu học phí theo vùng tại địa phương

Đối tượng thu học phí

Mức thu học phí

1

Học sinh: Mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn các phường thuộc thành phố, thị xã.

Nhà trẻ, mẫu giáo:

 

- Không bán trú

150

- Có bán trú

195

THCS, Bổ túc THCS

120

THPT, Bổ túc THPT

155

2

Học sinh: Mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn các xã thuộc thành phố, thị xã và các xã, thị trấn huyện miền xuôi

Nhà trẻ, mẫu giáo:

 

- Không bán trú

60

- Có bán trú

80

THCS, Bổ túc THCS

50

THPT, Bổ túc THPT

65

3

Học sinh: Mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn các xã, thị trấn huyện miền núi

Nhà trẻ, mẫu giáo:

 

- Không bán trú

30

- Có bán trú

40

THCS, Bổ túc THCS

25

THPT, Bổ túc THPT

30

b) Từ năm học 2017-2018 trở đi, căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập cho phù hợp với thực tế.

2. Mức thu học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập

a) Mức thu đối với đào tạo trình độ đại học:

Đơn vị tính: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Năm học

Khối ngành, chuyên ngành đào tạo

Mức thu học phí

2016-2017

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

470

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

550

Y, dược

680

2017-2018

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

520

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch

610

Y, dược

750

2018-2019

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

565

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

670

Y, dược

825

2019-2020

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

625

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

740

Y, dược

910

2020-2021

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

685

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

820

Y, dược

1.000

Đối với sinh viên ngành Sư phạm áp dụng mức thu nhóm ngành khoa học xã hội để tính kinh phí cấp bù miễn giảm học phí.

b) Mức thu học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được xác định bằng mức học phí mới của bậc đại học được quy định tại điểm a mục 2 nhân (x) hệ số sau đây:

TT

Trình độ đào tạo

Hệ số so với đại học

1

Đào tạo trình độ thạc sĩ

1,5

2

Đào tạo trình độ tiến sĩ

2,5

c) Mức thu học phí đối với đào tạo cao đẳng:

Đơn vị tính: nghìn đồng/sinh viên/tháng

Năm học

Nhóm ngành, nghề

Mức thu học phí

2016-2017

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

270

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

315

Y, dược

390

2017-2018

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

295

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

350

Y, dược

430

2018-2019

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

325

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

385

Y, dược

470

2019-2020

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

355

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

425

Y, dược

520

2020-2021

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

390

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

470

Y, dược

570

d) Mức thu đối với đào tạo trung cấp:

Đơn vị tính: nghìn đồng/Sinh viên/tháng

Năm học

Nhóm ngành, nghề

Mức thu học phí

2016-2017

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

235

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

275

Y, dược

340

2017-2018

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

260

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

305

Y, dược

375

2018-2019

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

285

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

335

Y, dược

415

2019-2020

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

310

Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

370

Y, dược

455

2020-2021

Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

345

Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

410

Y, dược

500

Đối với sinh viên ngành Sư phạm áp dụng mức thu nhóm ngành khoa học xã hội theo trình độ đào tạo để tính kinh phí cấp bù miễn giảm học phí.

đ) Học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên và đào tạo kỹ năng: được các cơ sở đào tạo chủ động tính toán và quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở đào tạo, bảo đảm tính công khai, minh bạch.

e) Học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở đào tạo và người học. Không áp dụng chính sách miễn, giảm học phí đối với người học theo phương thức giáo dục thường xuyên và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.

h) Học phí đào tạo theo tín chỉ: Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đạo tạo và tổng số tín chỉ theo công thức sau:

Học phí tín chỉ

=

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = Mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học.

3. Chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

Thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Thông tư số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu học phí

Cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó:

a) Trích 40% nguồn thu từ học phí để chi cho thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương.

b) Bổ sung 60% thu từ nguồn học phí cùng với ngân sách nhà nước cấp để chi cho hoạt động ở các trường và các cơ sở giáo dục đào tạo như:

- Chi cho công tác hành chính: mua dụng cụ, công cụ, văn phòng phẩm, điện sáng, điện thoại, nước sinh hoạt, bảo vệ, lao công...

- Chi cho hoạt động chuyên môn: hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác phí, làm thêm giờ của giáo viên, cán bộ nhân viên và các bộ phận liên quan, chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể.

- Chi cho tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập như: sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng nhỏ các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá học sinh - sinh viên; mua sắm, thuê mướn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác có liên quan.

5. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

6. Các nội dung khác có liên quan không quy định trong Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Thông tư số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết và các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức thực hiện.

Từ năm học 2017-2018 trở đi, căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh để điều chỉnh mức học phí đối với cơ sở giáo dục, đào tạo công lập cho phù hợp với thực tế.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp.
- Thường trực Tỉnh ủy; HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND về quy định mức thu và sử dụng học phí trong cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021

  • Số hiệu: 41/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Trịnh Văn Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản